Giáo án Hình học Lớp 11 - Bài: Hai mặt phẳng vuông góc (Tiết 1) - Năm học 2020-2021 - Vũ Thuỳ Linh
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Kiến thức trọng tâm: HS cần nắm được:
- Định nghĩa góc giữa hai mặt phẳng
- Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng cắt nhau
- Diện tích hình chiếu của một đa giác.
- Định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc
- Các định lí và hệ quả của nó.
2. Kỹ năng: Giúp cho học sinh biết được:
+ Phương pháp chứng minh hai mặt phẳng vuông góc.
+ Xác định và tính góc giữa hai mặt phẳng.
3. Tư tưởng, thực tế:
+ Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, tích cực tham gia xây dựng bài.
+ Rèn luyện tư duy logic, sáng tạo.
II. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC:
- Phương pháp dạy học: Phương pháp diễn giải và gợi mở, vấn đáp.
- Đồ dùng dạy học: Sách giáo khoa, giáo án, phấn, thước.
III. CHUẨN BỊ
1. Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước.
2. Chuẩn bị của học sinh: - Xem trước bài mới, ôn lại bài cũ.
- Sách giáo khoa, thước.
TRƯỜNG THPT CHÍ LINH Họ tên GV hướng dẫn : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG Tổ chuyên môn :Toán Họ tên giáo sinh : VŨ THUỲ LINH. Môn dạy : Toán SV của trường đại học : ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Năm học : 2021-2022 Ngày soạn : 25/03/2021 Thứ/ngày lên lớp : Tiết dạy : tiết 2 Lớp dạy : 11P BÀI DẠY: HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC (tiết 1) MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU Kiến thức trọng tâm: HS cần nắm được: Định nghĩa góc giữa hai mặt phẳng Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng cắt nhau Diện tích hình chiếu của một đa giác. Định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc Các định lí và hệ quả của nó. Kỹ năng: Giúp cho học sinh biết được: + Phương pháp chứng minh hai mặt phẳng vuông góc. + Xác định và tính góc giữa hai mặt phẳng. Tư tưởng, thực tế: + Có thái độ nghiêm túc trong giờ học, tích cực tham gia xây dựng bài. + Rèn luyện tư duy logic, sáng tạo. PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: Phương pháp dạy học: Phương pháp diễn giải và gợi mở, vấn đáp. Đồ dùng dạy học: Sách giáo khoa, giáo án, phấn, thước. III. CHUẨN BỊ Chuẩn bị của giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa, phấn, thước. Chuẩn bị của học sinh: - Xem trước bài mới, ôn lại bài cũ. - Sách giáo khoa, thước. IV. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC Ổn định tình hình lớp: Ổn định trật tự, kiểm tra sỉ số lớp. Kiểm tra bài cũ: * Câu hỏi: Nêu cách xác định góc giữa hai đường thẳng a và b bất kì trong không gian? * Đáp án: Lấy điểm O bất kì thuộc a, qua O vẽ đường thẳng a’ song song với b. Khi đó: (a,b)=(a, a'). 3. Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: dùng hình ảnh để kích thích trí tưởng tượng và hứng thú của HS về góc giữa hai đường thẳng. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động Cho học sinh quan xát các hình ảnh dưới đây Đây là những hình ảnh về góc giữa hai mặt phẳng Học sinh tưởng tượng khái quat ra được góc giữa hai mặt phẳng B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HTKT 1. Góc giữa hai mặt phẳng: Định nghĩa 1. Mục tiêu: học sinh nắm được góc giữa hai mặt phẳng là gì Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - GV vẽ hình và nêu định nghĩa sau đó gọi một HS đọc định nghĩa. - Khi αvà β song song hoặc trùng nhau thì góc giữa chúng là bao nhiêu? ĐN: Góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa hai đường thẳng lần lượt vuông góc với hai mặt phẳng đó. KH: α,β=(a,b) Ta có: 0°≤α,β≤90° 2.Cách xác định góc giữa hai mặt phẳng cắt nhau: Mục tiêu: HS biết được các bước để xác định góc giữa hai mặt phẳng cắt nhau -GV đưa ra yêu cầu quan sát hai mặt phẳng αvà β cùng cắt nhau theo giao tuyến c. Dựng a,b cùng vuông góc với c như trong hình. Có nhận xét gì về góc giữa 2 mp αvà β? -Trên cơ sở câu trả lời của học sinh GV đưa ra cách xác định góc giữa hai mặt phẳng cắt nhau. -HS quan sát và trả lời. (góc giữa hai mặt phẳng là góc giữa a và b). -Các bước xác định góc giữa hai mặt phẳng cắt nhau Bước 1: Tìm giao tuyến c của α và β. Bước 2: Trong α, dựng a⊥c tại I. Trong β, dựng b⊥c tại I, với I∈c bất kì. Bước 3: α,β=(a,b) 3.Diện tích hình chiếu của một đa giác (tự học có hướng dẫn) HTKT 2. Hai mặt phẳng vuông góc Định nghĩa: Mục tiêu: học sinh biết được hai mặt phẳng vuông góc với nhau là như thế nào. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động -GV đưa ra nhận xét: - Nếu góc giữa hai mặt phẳng là 900 thì hai mặt phẳng đó vuông góc với nhau. - Và yêu cầu học sinh phát biểu định nghĩa trong sgk -ĐN: Hai mặt phẳng gọi là vuông góc nếu góc giữa hai mặt phẳng đó là góc vuông. Kí hiệu: α⊥β Các định lí: Mục tiêu: HS biết được điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng vuông góc các hệ quả và định lí 2 để áp dụng làm các bài tập liên qua -GV yêu cầu học sinh Phát biểu định lí 1, diễn đạt nội dung theo kí hiệu toán học ? -Hướng dẫn chứng minh định lí (tự học có hướng dẫn) -GV gọi học sinh phát biểu hệ quả 1, hệ quả 2 và định lí 2 sgk trang 109 và trình bày bằng kí hiệu -GV hướng dẫn hs chứng minh định lí 2 (tự học có hướng dẫn) * Định lý 1: Điều kiện cần và đủ để hai mặt phẳng vuông góc với nhau là mặt phẳng này chứa một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng kia. KH: α⊥β⇔a⊂αa⊥β * Hệ quả 1: Nếu hai mặt phẳng vuông góc với nhau thì bất cứ đường thẳng nào nằm trong mặt phẳng này và vuông góc với giao tuyến thì vuông góc với mặt phẳng kia. α⊥βα∩β=ca∈αa⊥c ⇒a⊥β * Hệ quả 2: cho hai mặt phẳng α và β vuông góc với nhau. Nếu từ một điểm thuộc mặt phẳng α ta dựng một đường thẳng vuông góc với mặt phẳng β thì đường thẳng này nằm trong mặt phẳng α. α⊥βI ∈αa∋Ia ⊥β ⇒ a⊂(α) * Định lý 2: Nếu hai mặt phẳng cắt nhau và cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba thì giao tuyến của chúng vuông góc với mặt phẳng thứ ba đó α∩β=dα⊥γβ⊥(γ) ⇒d⊥(γ) d γ) C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: giúp học sinh củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng xác định góc giữa hai mặt phẳng Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động -GV cho hs phát biểu lại định nghĩa góc giữa hai mặt phẳng, định nghĩa hai mặt phẳng vuông góc, các định lí và hệ quả của chúng -GV đưa ra bài tập để củng cố thêm kiến thức, yêu cầu học sinh trình bày và sau đó nhận xét, sửa chữa cho học sinh. Bài tập củng cố: Cho hình chóp S.ABCD có đáy là hình vuông, SA ⊥ (ABCD). Chứng minh rằng: a, (SAC) ⊥ (ABCD). b, (SAC) ⊥ (SBD). -HS phát biểu và trính bày lại bằng kí hiệu như đã học -HS suy nghĩ và vận dụng các kiến thức đã hocj để giải bài toán GIẢI: a,SA ⊂ (SAC) SA ⊥ (ABCD) ⇨ (SAC) ⊥ (ABCD) b, Gọi O là giao của BD và AC SA ⊥ (ABCD) ⇨ SA ⊥ BD Lại có: AC ⊥ BD Suy ra: BD ⊥ (SAC) ⇨ (SAC) ⊥ (SBD) D. Dặn dò: - Ôn tập lại kiến thức về các định nghĩa, định lí và các hệ quả trong bài học. - Làm bài tâpk 1, 2, 3, 4 sgk - Đọc và chuẩn bị trước phần hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương, hình chóp đều và hình chóp cụt đều.
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_11_bai_hai_mat_phang_vuong_goc_tiet_1_n.docx