Giáo án Hình học Lớp 11 - Bài: Hai mặt phẳng vuông góc (Tiết 2) - Trường Trung học Phổ thông Chí Linh
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: Nắm được định nghĩa của các hình lăng trụ đặc biệt, hình chóp đều và hình chóp cụt đều.
2. Kĩ năng: Vẽ được các hình lăng trụ đặc biệt, hình chóp đều và hình chóp cụt đều.
3. Tư duy, thái độ: Biến lạ thành quen, thích thú với hình khối .
II. Chuẩn bị:
1. Chuẩn bị của Gv: Bảng phụ , đồ dùng dạy học.
2. Chuẩn bị của Hs:SGK
III. Phương pháp dạy học: thuyết trình kết hợp với gợi mở vấn đáp.
IV. Tiến trình lên lớp:
1.Ổn định lớp.
2.Kiểm tra bài cũ:
- Câu hỏi 1: Nêu định nghĩa góc giữa hai mặt phẳng ?
- Cầu hỏi 2: Nêu điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ?
3. Bài mới:
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 11 - Bài: Hai mặt phẳng vuông góc (Tiết 2) - Trường Trung học Phổ thông Chí Linh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT CHÍ LINH Họ tên GV hướng dẫn : NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG Tổ chuyên môn :Toán Họ tên giáo sinh : VŨ THUỲ LINH. Môn dạy : Toán SV của trường đại học : ĐH Sư phạm Hà Nội 2 Năm học : 2021-2022 Ngày soạn : Thứ/ngày lên lớp : Tiết dạy : tiết 2 Lớp dạy : 11P BÀI SOẠN: HAI MẶT PHẲNG VUÔNG GÓC (tiết 2). Mục tiêu: 1. Kiến thức: Nắm được định nghĩa của các hình lăng trụ đặc biệt, hình chóp đều và hình chóp cụt đều. 2. Kĩ năng: Vẽ được các hình lăng trụ đặc biệt, hình chóp đều và hình chóp cụt đều. 3. Tư duy, thái độ: Biến lạ thành quen, thích thú với hình khối . Chuẩn bị: 1. Chuẩn bị của Gv: Bảng phụ , đồ dùng dạy học. 2. Chuẩn bị của Hs:SGK Phương pháp dạy học: thuyết trình kết hợp với gợi mở vấn đáp. Tiến trình lên lớp: 1.Ổn định lớp. 2.Kiểm tra bài cũ: - Câu hỏi 1: Nêu định nghĩa góc giữa hai mặt phẳng ? - Cầu hỏi 2: Nêu điều kiện để đường thẳng vuông góc với mặt phẳng ? 3. Bài mới: A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG Mục tiêu: giúp học sinh nhớ lại kiến thức về hình lăng trụ sau đó giáo viên dẫn dắt vào bài mới Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động GV đưa chiếu hình ảnh lên máy chiếu và đưa ra yêu cầu quan sát và nêu nhận xét về đặc điểm chung của viên gạch lục lăng Giáo viên dẫn dắt: đây là một phần kiến thức trong bài học ngày hôm nay của chúng ta. Chúng ta cùng vào bài ngày hôm nay: hai mặt phẳng vuông góc( tiết 2) Các mặt bên của hình đều là hình chữ nhật Các cạnh bên của hình song song và bằng nhau Hai đáy của hình là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và bằng nhau. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC HTKT 1. Hình lăng trụ đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương Định nghĩa 1. Mục tiêu: biết được định nghĩa hình lăng trụ đứng, các đặc điểm của hình lập phương, hình hộp chữ nhật. Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động - GV yêu cầu học sinh hãy nhắc lại khái niệm hình lăng trụ đã học? - Và sau đó hình thành định nghĩa về hình lăng trụ đứng -Yêu cầu học sinh phát biểu về đặc điểm của các loại hình lăng trụ, hình hộp đứng, hình hộp chữ nhật, hình lập phương -GV cho học sinh củng cố lại kiến thức vừa học thông qua tính toán bằng bài toán Bài toán:. Tính độ dài đường chéo của hình hộp chữ nhật khi biết độ dài ba cạnh xuất phát từ một đỉnh là a, b, c (a, b, c gọi là ba kích thước của hình hộp chữ nhật). A B A' B' D C D'CD'''C' C' GV cho học sinh trình bày cách giải sau đó quan sát và nhận xét -Luyện tập tương tự với bài toán tính độ dài đường chéo của hình lập phương có độ dài cạnh bằng a Đặc điểm: Hình lăng trụ là một đa diện gồm có hai đáy là hai đa giác bằng nhau và nằm trên hai mặt phẳng song song, các mặt bên là hình bình hành, các cạnh bên song song hoặc bằng nhau Định nghĩa: Hình lăng trụ đứng là hình lăng trụ có các cạnh bên vuông góc với các mặt đáy. Độ dài các cạnh bên được gọi là chiều cao của hình lăng trụ đứng Hình lăng trụ đứng có đáy là tam giác, tứ giác, ngũ giác được gọi là hình lăng trụ đứng tam giác, hình lăng trụ đứng tứ giác, hình lăng trụ đứng ngũ giác Hình lăng trụ đứng có đáy là một đa giác đều được gọi là hình lăng trụ đều. Ta có các loại lăng trụ đều như hình lăng trụ tam giác đều, hình lăng trụ tứ giác đều, hình lăng trụ ngũ giác đều Hình lăng trụ đứng có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp đứng. Hình lăng trụ đứng có đáy là hình hộp chữa nhật được gọi là hình hộp chữ nhật. Hình lăng trụ đứng có đáy là hình vuông và các mặt bên đều là hình vuông được gọi là hình lập phương. -Lời giải: Đường chéo là BD’, nối D’ với B’ Tính B’D’ theo định lý Pytago: BD’=a2+b2 Tam giác BB’D’ vuông tại B’ Tính BD’ theo định lí Pytago: BD’=a2+b22+c2= a2+b2+c2 -Ta có kết quả Độ dài đường chéo của hình lập phương cạnh a bằng Nhận xét -GV cho học sinh nêu nhận xét trong sgk -Các mặt bên của hình lăng trụ đứng luôn luôn vuông góc với mặt phẳng đáy và là những hình chữ nhật. HTKT 2. Hình chóp đều và hình chóp cụt đều: Hình chóp đều Mục tiêu: biết được khái niệm và đặc điểm của hình chóp đều Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động -GV cho học sinh nhắc lại khái niệm của hình chóp đã học? -GV chiếu hình lên máy chiếu thông qua đó nêu định nghĩa và nhận xét - Hình chóp là một hình không gian gồm có một đa giác gọi là mặt đáy, các tam giác chung đỉnh gọi là mặt bên, đỉnh chung của các mặt bên đó gọi là đỉnh của hình chóp - Khái niệm: một hình chóp được gọi là hình chóp đều nếu nó có đáy là một đa giác đều và có chân đường cao trùng với tâm của đa giác đáy - Nhận xét: Hình chóp đều có các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau. Các mặt bên tạo với mặt đáy các góc bằng nhau. Các cạnh bên của hình chóp đều tạo với mặt đáy các góc bằng nhau. Hình chóp cụt đều: Mục tiêu: học sinh biết được khái niệm và đặc điểm của hình chóp cụt. -GV giới thiệu trên máy chiếu để học sinh quan sát sau đó nêu khái niệm và rút ra những đặc điểm của hình chóp cụt - Khái niệm: một hình chóp được gọi là hình chóp đều nếu nó có đáy là một đa giác đều và có chân đường cao trùng với tâm của đa giác đáy - Nhận xét: các mặt bên của hình chóp cụt đều là những hình thang cân và các cạnh bên của hình chóp cụt đều có độ dài bằng nhau. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP Mục tiêu: giúp học sinh củng cố kiến thức thông qua một số câu hỏi đáp nhanh và những bài tập chứng minh Nội dung, phương thức tổ chức hoạt động học tập của học sinh Dự kiến sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động -GV đưa ra một số câu hỏi sau bài học để củng cố CH 1:Trong hình lăng trụ đứng em hãy nêu mối quan hệ giữa cạnh bên và mặt đáy? CH 2 : Hình chóp tứ giác đều có đáy là hình gì? CH 3 : Phân biệt hình chóp tam giác đều và hình tứ diện đều? -Bài toán chứng minh hoạt động 6 sgk trang 112 Chứng minh rằng hình chóp đều có các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau? HS liên hệ với kiến thức vừa học để trả lời câu hỏi HS liên hệ các kiến thức vừa học để chứng minh bài toán Lời giải: -Xét trường hợp Hình chóp tứ giác đều -Ta có đáy là hình vuông ABCD -Tâm hình vuông ABCD là O (giao điểm 2 đường chéo) -Gọi M là trung điểm BC ⇒ OM // AB hay OM ⊥ BC -Theo định nghĩa hình chóp đều, SO ⊥ (ABCD) ⇒ SO ⊥ BC ⇒ BC ⊥(SO,OM) ⇒ BC⊥(SOM) ⇒ BC⊥SM -Tam giác SBC có SM vừa là đường cao vừa là trung tuyến ⇒ SBC cân tại S -Chứng minh tương tự ⇒ Các mặt bên là những tam giác cân bằng nhau -Trường hợp hình chóp đều khác, chứng minh tương tự D. Dặn dò: - Ôn tập lại các khái niệm và đặc điểm của các hình - Làm bài tập từ 5 đến 11 trong sgk - Đọc trước bài mới khoảng cách
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hinh_hoc_lop_11_bai_hai_mat_phang_vuong_goc_tiet_2_t.docx