Giáo án Hình học Lớp 11 - Tiết 21, Bài 3: Hai mặt phẳng song song

Giáo án Hình học Lớp 11 - Tiết 21, Bài 3: Hai mặt phẳng song song

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nắm vững các tính chất của hai mặt phẳng song song , định lí Ta- let trong không gian, một số khái niệm và tính chất của hình hộp và hình lăng trụ

2. Kĩ năng

- Vận dụng định lí Ta-lét trong không gian để chứng minh được hai đường thẳng thuộc hai mặt phẳng song song . Dựng và nêu được tính chất của hình chóp, hình chóp cụt và hình lăng trụ.

3. Thái độ

- Cẩn thận, chính xác, khoa học.

4. Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt môn Toán: Rèn luyện năng lực thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học (bên cạnh ngôn ngữ thông thường).

II. Chuẩn bị

- Giáo viên: giáo án, SGK, phấn,.

- Học sinh: SGK, vở ghi, đọc trước bài học.

III. Tiến trình dạy học

1. Kiểm tra bài cũ: (5p)

Câu hỏi: Nêu điều kiện để mp() // ( )

2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (35p)

 

doc 2 trang huemn72 3470
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hình học Lớp 11 - Tiết 21, Bài 3: Hai mặt phẳng song song", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy
Ngày dạy
Tiết 21:
§3. HAI MẶT PHẲNG SONG SONG (tiếp)
I. Mục tiêu
1. Kiến thức
- Nắm vững các tính chất của hai mặt phẳng song song , định lí Ta- let trong không gian, một số khái niệm và tính chất của hình hộp và hình lăng trụ 
2. Kĩ năng
- Vận dụng định lí Ta-lét trong không gian để chứng minh được hai đường thẳng thuộc hai mặt phẳng song song . Dựng và nêu được tính chất của hình chóp, hình chóp cụt và hình lăng trụ.
3. Thái độ
- Cẩn thận, chính xác, khoa học.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: Phát triển năng lực tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và tư duy sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt môn Toán: Rèn luyện năng lực thực hiện các phép tính, sử dụng ngôn ngữ toán học (bên cạnh ngôn ngữ thông thường).
II. Chuẩn bị
- Giáo viên: giáo án, SGK, phấn,...
- Học sinh: SGK, vở ghi, đọc trước bài học.
III. Tiến trình dạy học
1. Kiểm tra bài cũ: (5p) 
Câu hỏi: Nêu điều kiện để mp(a) // (b )
2. Hoạt động hình thành kiến thức mới: (35p)
Nội dung, phương thức 
thực hiện
Sản phẩm
Hoạt động 1: Tìm hiểu định lí Ta-lét(10p)
GV: Yêu cầu Hs quan sát hình 2.56 trong sgk trang 68 và giới thiệu định lí Thalès.
HS: Ghi nhận kiến thức.
III. ĐỊNH LÍ THA - LET ( THALÈS)
Định lí 4(Định lí Thalès): Ba mặt phẳng đôi một song song chắn trên hai cát tuyến bất kỳ những đoạn thẳng tương ứng tỉ lệ.
Hoạt động 2: Tìm hiểu hình lăng trụ và hình hộp (15p)
GV: Yêu cầu Hs quan sát hình 2.57 trong sgk trang 69 và giới thiệu định nghĩa hình lăng trụ và hình hộp.
HS: Ghi nhận kiến thức.
IV. HÌNH LĂNG TRỤ VÀ HÌNH HỘP
* Hình lăng trụ:
+ Đáy của hình lăng trụ là hai đa giác bằng nhau và nẳm trên hai mặt phẳng song song + Cạnh bên là các đoạn thẳng song song và bằng nhau
+ Mặt bên là các hình bình hành
+ Đỉnh là tất cả các đỉnh của hai đa giác
* Hình lăng trụ có đáy là hình tam giác được gọi là hình lăng trụ tam giác.
* Hình lăng trụ có đáy là hình bình hành được gọi là hình hộp.
Hoạt động 3: Tìm hiểu hình chóp cụt (10p)
GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.60 trong sgk trang 70 và giới thiệu định nghĩa hình chóp cụt.
HS: Ghi nhận kiến thức.
V. HÌNH CHÓP CỤT (SGK - 70)
Hình chóp cụt: 
+ Hình chóp cụt có đáy là hình tam giác được gọi là hình chóp cụt tam giác.
+ Hình chóp cụt có đáy là tứ giác được gọi là hình chóp cụt tứ giác.
* Tính chất :
+ Hai đáy là hai đa giác có các cạnh tương ứng song song và các tỉ số các cặp cạnh tương ứng bằng nhau.
+ Các mặt bên là những hình thang.
+ Các đường thẳng chứa các cạnh bên đồng quy tại một điểm.
3. Hoạt động củng cố, mở rộng, hướng dẫn về nhà (5p)
Câu 1: Chọn mệnh đề đúng trong các mệnh đề sau:
Cho đường thẳng d và mặt phẳng (P) ta có các vị trí tương đối sau:
d cắt ( P ); d chéo (P), d song song với (P) 
d trùng với (P), d cắt (P), d song song với (P).
d cắt (P), d song song với (P), d nằm trong (P)
Câu B và C đúng
Câu 2: Điền vào chổ trống để được mệnh đề đúng:
A. B. C.
Đáp án: a) b) d//d’ c) d//d’
Câu 3: (α) // (β) và (α) // (γ) thì:
a) (γ) // (β)
b) (γ) ⊥ (β)
c) (γ) ⊥ (α)
d) Đáp án khác.
* Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà.
- Làm bài tập 3,4 SGK trang 71, chuẩn bị ôn tập cuối học kì I.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hinh_hoc_lop_11_tiet_21_bai_3_hai_mat_phang_song_son.doc