Giáo án Hóa học Lớp 11 - Chương 8: Dẫn xuất Halogen. Ancol. Phenol - Tiết 56, Bài 40: Ancol (Tiếp theo)
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
Biết được:
- Tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm OH (thế H, thế OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy.
- Phưương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol.
- Ứng dụng của etanol
- Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2).
2. Kĩ năng
- Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể.
- Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol ( như phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH, phản ứng thế nhóm –OH, phản ứng tách nước và phản ứng oxi hóa của ancol).
- Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học.
- Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol.
- Tiến hành thí nghiệm và hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và giải thích hiện tượng thí nghiệm
3. Thái độ
- Say mê hứng thú học tập, yêu khoa học
- Sử dụng hiệu qủa và tiết kiệm hóa chất, thiết bị thí nghiệm.
- Ứng dụng ancol vào mục đích phục vụ đời sống con người.
4. Định hướng các năng lực được hình thành.
Năng lực chuyên biệt môn Hóa học
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống
- Năng lực tính toán qua việc giải thích các bài tập hóa học.
Chương 8: DẪN XUẤT HALOGEN – ANCOL - PHENOL Bài 40, tiết 56: ANCOL (tiếp theo) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: Biết được: - Tính chất hoá học: Phản ứng của nhóm -OH (thế H, thế -OH), phản ứng tách nước tạo thành anken hoặc ete, phản ứng oxi hoá ancol bậc I, bậc II thành anđehit, xeton; Phản ứng cháy. - Phương pháp điều chế ancol từ anken, điều chế etanol từ tinh bột, điều chế glixerol. - Ứng dụng của etanol - Công thức phân tử, cấu tạo, tính chất riêng của glixerol (phản ứng với Cu(OH)2). 2. Kĩ năng - Dự đoán được tính chất hoá học của một số ancol đơn chức cụ thể. - Viết được phương trình hoá học minh hoạ tính chất hoá học của ancol và glixerol ( như phản ứng thế nguyên tử H của nhóm –OH, phản ứng thế nhóm –OH, phản ứng tách nước và phản ứng oxi hóa của ancol). - Phân biệt được ancol no đơn chức với glixerol bằng phương pháp hoá học. - Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của ancol. - Tiến hành thí nghiệm và hợp tác nhóm, rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích và giải thích hiện tượng thí nghiệm 3. Thái độ - Say mê hứng thú học tập, yêu khoa học - Sử dụng hiệu qủa và tiết kiệm hóa chất, thiết bị thí nghiệm. - Ứng dụng ancol vào mục đích phục vụ đời sống con người. 4. Định hướng các năng lực được hình thành. Năng lực chuyên biệt môn Hóa học - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hoá học. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống - Năng lực tính toán qua việc giải thích các bài tập hóa học. Các năng lực chung - Năng lực tự học. - Năng lực giao tiếp, hợp tác trong hoạt động nhóm. - Năng lực sáng tạo, năng lực tư duy, giải quyết vấn đề. - Năng lực sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông. - Năng lực sử dụng ngôn ngữ: diễn đạt trình bày ý kiến nhận định của bản thân. II. Trọng tâm bài học: - Tính chất hoá học và phương pháp điều chế ancol. III. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 1. Giáo viên: - Mô hình lắp ghép phân tử ancol để minh hoạ tính chất hóa học của ancol. - Dụng cụ thí nghiệm: ống nghiệm, kẹp ống nghiệm, giá thí nghiệm. - Hóa chất: C2H5OH, Na, CuSO4, NaOH, Cu(OH)2, glyxerol. 2. Học sinh: - Ôn lại các bài đã học có liên quan: rượu etylic (lớp 9). - Nghiên cứu trước bài ancol, tìm hiểu phương pháp điều chế và những ứng dụng của ancol trong công nghiệp và đời sống. IV. Phương pháp dạy học: - Dạy học nêu vấn đề - Đàm thoại. - Thí nghiệm biểu diễn. V. Mô tả các mức độ nhân thức và câu hỏi bài tập kiểm tra đánh giá. 1. Bảng mô tả các mức độ nhân thức. Nội dung Loại CH/BT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao Ancol CH/BT định tính Nêu được - Tính chất hóa học chung của ancol. - Các phương pháp điều chế, ứng dụng của ancol. - Minh họa tính chất hóa học của ancol -Vận dụng kiến thức suy luận được tính chất hóa học của ancol - Phân biệt được ancol đơn chức glixerol, và các loại hợp chất hữu cơ khác bằng phương pháp hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức để giải quyết vấn đề. -Tìm hiểu các ứng dụng của ancol trong thực tế trong công nghiệp và cơ sở ứng dụng của nó. CH/BT định lượng - Tính toán các đại lượng m, hiệu suất -Tính toán các đại lượng m, hiệu suất (ở mức độ cao hơn) Các bài tập yêu cầu HS phải sử dụng kiến thức, kỹ năng tổng hợp để giải quyết BT thực hành/thí nghiệm -Mô tả và nhận biết được các hiện tượng thí nghiệm. Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm Giải thích được các hiện tượng thí nghiệm mang tính thực tiễn. -Phát hiện được một số hiện tượng trong thực tiễn và sử dụng kiến thức hóa học để giải thích, giải quyết một số bài tập liên quan đến thực tế. VI. Tổ chức các hoạt động dạy học. 1. Ổn định lớp: 2. Nội dung bài giảng: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ Mục tiêu: Kiểm tra kiến thức HS đã học ở bài trước và kiến thức thực tế về ancol mà HS đã biết Năng lực đạt được: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học GV chia lớp thành 4 nhóm với tên gọi của các ancol. GV đặt câu hỏi để HS trả lời tên gọi của nhóm mình. Nhóm 1: Ancol này còn được gọi là cồn gỗ Nhóm 2: Ancol này có ứng dụng để sản xuất bia rượu Nhóm 3: Ancol đa chức chứa 2 nguyên tử C. Nhóm 4: Ancol đa chức có tính giữ nước chống khô là thành phần trong kem giữ ẩm. GV tổ chức tiết dạy dưới hình thức là thi đua giữa các nhóm. Sau mỗi nội dung bài học sẽ có phiếu học tập dưới 2 hình thức: - Nghiên cứu SGK và trình bày theo yêu cầu (sử dụng bảng phụ) - Trắc nghiệm khách quan (Sử dụng các chữ cái A, B, C, D để thể hiện câu trả lời) Nhóm nào trả lời sớm và đúng sẽ nhận được điểm. Nhóm 1: Metanol Nhóm 2: Etanol Nhóm 3: Etylenglicol Nhóm 4: Glyxerol Hoạt động 2: Khái quát về tính chất hoá học của ancol Mục tiêu: Nắm tổng quát về tích chất hoá học của ancol Năng lực đạt được: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực quan sát. - GV cho HS quan sát mô hình cấu trúc phân tử của ancol etylic và đặt câu hoi: Dựa vào độ âm điện của C, O, H cho biết trong phân tử ancol có các liên kết nào phân cực mạnh. Từ đó suy luận tính chất hóa học của ancol. HS: -Liên kết O-H, C-O phân cực về phía O - Do sự phân cực của các liên kết C-O và OH nên các phản ứng hóa học của ancol xảy ra chủ yếu ở nhóm chức-OH * Phản ứng thế nguyên tử H ở nhóm OH * Phản ứng thế nhóm OH * Phản ứng tách nhóm OH cùng với H trong gốc hiđrocacbon(loại H2O). * Ngoài ra, ancol còn tham gia phản ứng oxi hóa. Hoạt động 3: Phản ứng thế nguyên tử H của nhóm OH (7 phút) Mục tiêu: Biết và viết được phản ứng thế của ancol với Na, phản ứng đặc trưng nhận biết glixerol Năng lực đạt được: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực quan sát. - Năng lực thực hành hóa học. - GV làm thí nghiệm của C2H5OH với Na yêu cầu HS nêu hiện tượng quan sát được và giải thích bằng phương trình hóa học. -Yêu cầu HS làm thí nghiệm Cu(OH)2 điều chế từ CuSO4 và NaOH trang 183(SGK) Cho vào 2 ống nghiệm, mỗi ống 3-4 giọt dung dịch CuSO4 và 2-3 ml dug dịch NaOH 10% lắc nhẹ. - Nhỏ vào ống thứ nhất 3-4 giọt etanol - Nhỏ vào ống thứ hai 3-4 glyxerol. Lắc nhẹ cả hai ống nghiệm quan sát và nêu hiện tượng phản ứng. - Giới thiệu và hướng dẫn HS viết phản ứng tạo dung dịch màu xanh lam của muối đồng (II) glyxerat 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 " [C3H5(OH)2O]2Cu + H2O Đồng (II) glixerat (Màu xanh lam) Phiếu học tập số 1 (Câu hỏi trắc nghiệm) Cho các hợp chất sau : (a) HOCH2CH2OH. (b) HOCH2CH2CH2OH. (c) HOCH2CH(OH)CH2OH. (d) CH3CH(OH)CH2OH. (e) CH3CH2OH. (f) CH3OCH2CH3. Các chất đều tác dụng được với Na, Cu(OH)2 là A. (a), (b), (c). B. (c), (d), (f). C. (a), (c), (d). D. (c), (d), (e). HS trả lời: C2H5OH + Na"C2H5ONa + 1/2H2 Cả 2 ống nghiệm xuất hiện kết tủa xanh của Cu(OH)2 CuSO4 + 2NaOH " Cu(OH)2 + Na2SO4 Ống 1: Không có hiện tượng gì sau khi cho etanol Ống 2: Kết tủa tan tạo dung dịch màu xanh lam. C IV. Tính chất hóa học. 1. Phản ứng thế H của nhóm OH. a) Tính chất chung của ancol. Tác dụng với kim loại kiềm (Na, K) C2H5OH + Na"C2H5ONa + H2 Tổng quát: R(OH)n + nNa"R(ONa)n + H2 * Lưu ý: ancol không phản ứng với NaOH. b) Tính chất đặc trưng của glixerol. 2C3H5(OH)3 + Cu(OH)2 Màu xanh "[C3H5(OH)2O]2Cu + 2H2O Đồng (II) glixerat (Màu xanh lam) Phân biệt ancol đơn chức với ancol đa chức (có các nhóm OH liền kề). Hoạt động 3: Phản ứng thế nhóm OH Mục tiêu: Biết và viết được phản ứng thế của nhóm OH với axit vô cơ Năng lực đạt được: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực tính toán đơn giản. Phiếu học tập số 2 Với axit vô cơ Với ancol R’OH Điều kiện phản ứng Ví dụ minh họa Dấu hiệu nhận biết phản ứng xảy ra Phương trình tổng quát với ancol đơn chức ROH Phiếu học tập số 3 Tách hỗn hợp 2 ancol CH3OH, C2H5OH ở nhiệt độ 140oC, xúc tác H2SO4 thì thu được bao nhiêu ete? Viết PTPƯ. HS trình bày Với axit vô cơ Với ancol Điều kiện phản ứng Đặc, đun nóng H2SO4, 140oC Ví dụ minh họa C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O C2H5OH + C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O Dấu hiệu nhận biết phản ứng xảy ra Phân tách hai lớp Có mùi đặc trưng của ete Phương trình tổng quát với ancol đơn chức ROH R-OH + HX " R –X + H2O ROH + R’OHROR’ + H2O C2H5OH + C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O CH3OH + CH3OH CH3OCH3 + H2O CH3OH + C2H5OH CH3OC2H5 + H2O 2. Phản ứng thế nhóm OH. a)Phản ứng với axit vô cơ. C2H5OH + HBr → C2H5Br + H2O TQ: R-OH + HX " R –X + H2O b) Phản ứng với ancol. TQ: R -OH + H -O-R’ROR’ + H2O C2H5OH + C2H5OH C2H5OC2H5 + H2O Hoạt động 4: Phản ứng tách nước Mục tiêu: Biết và viết được phương trình tách nước tạo nối đôi C=C GV hỏi HS hình vẽ được chiếu trên bảng mô tả thí nghiệm gì đã học. Viết phương trình phản ứng. GV giới thiệu quá trình tách nước từ OH và H của C bên cạnh để hình thành liên kết C=C. Phiếu học tập số 4 Sản phẩm của quá trình tách nước từ ancol butan-2-ol (xúc tác: H2SO4, 170oC) là gì? Viết PTPƯ. Hình vẻ mô tả thí nghiệm điều chế etilen trong phòng thí nghiệm. CnH2n +1OH CnH2n + H2O 3. Phản ứng tách nước. Hoạt động 5: Phản ứng oxi hoá Mục tiêu: Biết phản ứng oxi hoá không hoàn toàn tạo các sản phẩm của ancol bậc I, II. Ancol bậc III không phản ứng khi tham gia phản ứng với CuO. Năng lực đạt được: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học. - Năng lực quan sát. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn - Cho HS quan sát đoạn thí nghiệm phản ứng giữa dây Cu đốt nóng trong không khí rồi cho vào ancol etylic. Hiện tượng thí nghiệm? Vậy màu đen của dây đồng khi bị đốt nóng và màu đỏ khi nhúng trong chất lỏng là những chất gì? GV hướng dẫn HS cách viết phản ứng: H / OH và H / C gắn vào nhóm OH kết hợp với O / CuO để sinh ra nước. Học sinh theo nhóm trả lời hai câu hỏi trắc nghiệm Phiếu học tập số 5. Câu 1: Đun nóng ancol propan-2-ol với CuO thu được sản phẩm là A. CH3COCH3 B. CH3CH2CHO C. CH3CH2CH2CHO D. Phản ứng không xảy ra Câu 2: Đun nóng ancol 2-metylpropan-2-ol với CuO thu được sản phẩm là A. (CH3)2CHCHO B. CH3CH2CH2CHO C. CH3COCH2CH3 D. Phản ứng không xảy ra GV tóm tắt thành sơ đồ: -GV trình bày phản ứng oxi hóa hoàn toàn là phản ứng đốt cháy. Vậy đốt cháy hoàn toàn ancol etylic thì thu được sản phẩm gì? - GV giới thiệu thêm thông tin về xăng sinh học (E5, E10, E85...) (Liên hệ thực tế) Dây đồng chuyển sang màu đen khi bị đốt nóng Khi nhúng vào ancol etylic thì phần chạm chất lỏng chuyển sang màu đỏ. Màu đen: CuO Màu đỏ: Cu A D C2H5OH + 3O2 2CO2 +3H2O + Q 4. Phản ứng oxi hoá a) Phản ứng oxi hoá không hoàn toàn. b) Phản ứng oxi hoá hoàn toàn: Sản phẩm là CO2 và H2O C2H5OH + 3O2 2CO2 +3H2O + Q Hoạt động 5: Điều chế - ứng dụng Mục tiêu: Biết phản ứng oxi hoá không hoàn toàn tạo các sản phẩm của ancol bậc I, II. Ancol bậc III không phản ứng khi tham gia phản ứng với CuO. Năng lực đạt được: - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực quan sát. - Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống - GV yêu cầu HS quan sát đoạn phim về ứng dụng và điều chế ancol etylic. Và trả lời phiếu học tập số 6. Phiếu học tập số 6 1. Ứng dụng của ancol etylic. 2. Điều chế Phương pháp...... Phương pháp........ Nguyên liệu PTPƯ điều chế V. Ứng dụng – Điều chế. 1. Ứng dụng. - Nhiên liệu động cơ - Dung môi - Rượu uống - Mỹ phẩm, phẩm nhuộm - Dược phẩm 2. Điều chế. a. Phương pháp tổng hợp C2H4 + H2O C2H5OH b. Phương pháp sinh hóa. (C6H10O5)+ nH2O nC6H12O6 VII. Tài liệu tham khảo. 1. Nguyễn Đình Độ, Nguyễn Ngô Hoà, 2009. Giải nhanh trắc nghiệm khách quan Hoá Học. NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội 2. Lê Ngọc Sáng, 2009. Các đề thi thử trắc nghiệm khách quan Hoá Học. NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội 3. Trang web: 4. Trang web: 5. Một số tài liệu về phương pháp dạy học. VII. Rút kinh nghiệm, bổ sung. Huế, ngày 17/11/2016 Giáo viên giảng dạy Võ Anh Tú
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_chuong_8_dan_xuat_halogen_ancol_pheno.doc
- Huong dan mo noi dung bai Ancol.docx
- Bài giảng ANCOL.pptx
- ANCOL.pptx