Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 18: Axit Photphoric và muối Photphat - Năm học 2017-2018

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 18: Axit Photphoric và muối Photphat - Năm học 2017-2018

1.Kiến thức

Trình bày được:

- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.

- Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng.

Hiểu được H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc.

Trọng tâm:

- Viết được phương trình phân li theo từng nấc của axit H3PO4 là axit ba nấc.

- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của axit H3PO4 : tính axit, tác dụng với dd kiềm tạo ra 3 loại muối tùy theo lượng chất tác dụng.

- Tính chất của muối photphat. Nhận biết ion photphat

2.Kĩ năng:

- Viết các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat.

- Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học.

- Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, % muối photphat trong hỗn hợp.

3.Thái đô

- Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực tính toán hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học

 

doc 6 trang Đoàn Hưng Thịnh 4900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 18: Axit Photphoric và muối Photphat - Năm học 2017-2018", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: .23/10/2017
Tiết 18 	AXIT PHOTPHORIC VÀ MUỐI PHOTPHAT	
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
Trình bày được: 
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng.
Hiểu được H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc.
Trọng tâm:
- Viết được phương trình phân li theo từng nấc của axit H3PO4 là axit ba nấc.
- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của axit H3PO4 : tính axit, tác dụng với dd kiềm tạo ra 3 loại muối tùy theo lượng chất tác dụng.
- Tính chất của muối photphat. Nhận biết ion photphat
2.Kĩ năng:
- Viết các PTHH dạng phân tử hoặc ion rút gọn minh hoạ tính chất của axit H3PO4 và muối photphat.
- Nhận biết được axit H3PO4 và muối photphat bằng phương pháp hoá học.
- Tính khối lượng H3PO4 sản xuất được, % muối photphat trong hỗn hợp.
3.Thái đô
- Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả.
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Hợp tác nhóm, kĩ thuật khăn trải bàn
2.Thiết bị: 
GV: ống nghiệm, ống hút nhỏ giọt, đũa thủy tinh.
-Hóa chất: nước cất, muối Na3PO4, AgNO3, NaCl, NaNO3, Ca3(PO4)2, NaH2PO4, H3PO4, NaOH ; giấy A2
HS: Hoc bài và chuẩn bị bài ở nhà
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:	
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ:
- So sánh tính chất vật lí của 2 dạng thù hình?
- Viết phương trình hoá học chứng minh tính chất hoá học của photpho?
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV chiếu một số hình ảnh một số hợp chất liên quan đến ứng dụng của axit photphoric. Yêu cầu HS dự đoán
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 : ( 35 phút) Hoat động hình thành kiến thức
A. Axít photphoric
Mục tiêu: Trình bày được: 
- Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu, tính tan), ứng dụng, cách điều chế H3PO4 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Hiểu được H3PO4 là axit trung bình, axit ba nấc.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
- + Hãy viết CTCT phân tử H3PO4
+ Bản chất giữa các liên kết ngtử trong ngtử là gì ?
+ Trong hợp chất này SOXH của photpho là bao nhiêu?
- Cho hs quan sát lọ đựng H3PO4 kết hợp SGK để rút ra nhận xét về: Trạng thái, màu sắc, nhiệt độ nóng chảy, tính tan, tính bay hơi của H3PO4 rắn.
Gv: Bổ sung H3PO4 tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào là do sự taọ thành liên kết hiđro giữa các phân tử H3PO4 với các phân tử H2O.
III. Tính chất hoá học:
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên chia lớp thành 5 nhóm
- Thảo luận và cho biết các số oxi hóa của P. Từ đó dự đoán tính chất hóa học của axit photphoric. Viết ptpu minh họa.
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
- Gv: Yêu cầu hs đọc sgk và trả lời: Trong CN H3PO4 được sản xuất bằng cách nào?
Hs: Trả lời.
- Gv: Yêu cầu hs đọc và tóm tắt thông tin từ sgk về ứng dụng của H3PO4.
Thực hiện nhiệm vụ học tập
*Báo cáo kết quả và thảo luận
I. Cấu tạo phân tử:
CTCT của phân tử H3PO4
 H – O 
 H – O – P = O 
 H – O
 → P có số OXH +5
II. Tính chất vật lý:
Là chất rắn , trong suốt không màu , háo nước tan nhiều trong nước .
- Không bay hơi , không độc , t0 = 42,30C .
- Dung dịch đặc sánh , có nồng độ 80% .
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thành viên các nhóm thảo luận, trao đổi.
* Báo cáo kết quả thảo luận
III. Tính chất hoá học:
1. Tính axít:
-Trong nước H3PO4 phân li theo 3 nấc:
H3PO4 DH+ + H2PO4-
H2PO4- DH+ + HPO4 2-
HPO4 2- D H+ + PO4 3- 
-Dung dịch H3PO4 có tính chất chung của 1 axít và có độ mạnh TB: Nấc 1 > nấc 2 > nấc 3
2. Tác dụng với bazơ:
-Tuỳ theo tỉ lệ chất tham gia phản ứng mà H3PO4 sinh ra muối axít hoặc muối trung hoà:
H3PO4 + NaOH → NaH2PO4 + H2O (1)
H3PO4 + 2 NaOH → Na2HPO4+ 2H2O (2)
H3PO4 + 3 NaOH → Na3PO4 + 3H2O (3)
3. H3PO4 không có tính oxy hóa
IV. Điều chế:
* Từ quặng photphorit hoặc apatit:
 Ca3(PO4)2 + 3 H2SO4 (đ) → 2H3PO4 + 3CaSO4
→ H3PO4 thu được không tinh khiết. 
* Từ photpho:
4 P + 5O2 → 2 P2O5
 P2O5 + 3 H2O → 2 H3PO4
→ PP này H3PO4 có độ tinh khiết và nồng độ cao hơn.
V. Ứng dụng: sgk
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
- Gv: Giúp hs dựa vào tỉ lệ số mol giữa H3PO4 và kiềm để xác định muối sinh ra.
Đặt : a = 
Nếu a 1 → NaH2PO4 (1)
Nếu a = 2 → Na2HPO4 (2)
Nếu a 3→Na3PO4 (3)
Nếu 1<a< 2 xảy ra (1) và (2)
Nếu 2<a<3 xảy ra (2) và (3) 
- Gv: Thông báo: Mặc dù p có SOXH cao nhất + 5 nhưng H3PO4 không có tính oxy hoá như HNO3 vì trong ion PO4 3- rất bền vững .
Hs kết luận: H3PO4 là axít 3 nấc có độ mạnh trung bình và không có tính oxy hoá.
Hoạt động hình thành kiến thức
B. Muối photphat:
Mục tiêu: Trình bày được: 
- Tính chất của muối photphat (tính tan, tác dụng với axit, phản ứng với dung dịch muối khác), ứng dụng.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
B. Muối photphat:
* Hoạt động chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 5 nhóm, yêu cầu cùng thảo luận:;
1. Tính tan
2. Cách nhận biết ion photphat
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
Thành viên các nhóm thảo luận, trao đổi.
* Báo cáo kết quả thảo luận
I. Tính tan:
- Muối trung hoà và muối axit của kim loại Na, K đều tan trong nước
- Với các kim loại khác: Chỉ muối đihiđrophotphat tan, còn lại đều không tan hoặc ít tan
II. Nhận biết ion photphat:
- Thuốc thử: Dung dịch AgNO3
- Hiện tượng: Kết tủa màu vàng
- PTHH:
3Ag+ + PO4 3- à Ag3PO4 (màu vàng)
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1: cho 44 g dd NaOH 10% tác dụng với 10 g dd H3PO4 39,2%. Muối nào sau đây được tạo thành sau phản ứng?
	a. Na2HPO4	b. NaH2PO4	c. Na2HPO4 và NaH2PO4 d. Na3PO4 và Na2HPO4
Câu 2: đổ dd có chứa 11,76 g H3PO4 vào dd có chứa 16,8 g KOH. Khối lượng các muối thu được là;
a. 10,44 g KH2PO4, 8,5 g K3PO4	
b. 10,44 g K2HPO4, 12,72 g K3PO4.
c. 10,24 g K2HPO4, 13,5 g KH2PO4 
d. 10,2 g K2HPO4, 13,5 gKH2PO4, 8,5 g K3PO4.
Câu 3: cho 1 dd có chứa 3,94 g Ba(OH)2 vào 6 ml dd H3PO4 0,05M thì tổng khối lượng muối thu đựoc là;
	a. 0,591 g	b. 0,195 g	c. 0,915 g	d. Đáp án khác
 Câu 4: cho 6 g P2O5 vào 15 ml dd H3PO4 6% d= 1,03 g/ml nông độ % của H3PO4 trong dd thu được là?
	a. 41%	b. 42%	c. 43%	d. 45%
Câu 5: axit photphoric và axit nitric phản ứng được với nhóm chất nào sau đây?
	a. MgO, KOH, CuSO4, NH3.	b. CuCl2, KOH, Na2CO3, NH3.
	c. NaCl, KOH, Na2CO3, NH3.	d. KOH, K2O, NH3, Na2CO3.
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà: 
Học bài, làm bài tập SGK, chuẩn bị bài “Phân bón hoá học”; một số mẫu phân bón hoá học

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_18_axit_photphoric_va_muoi_photp.doc