Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 2: Sự điện li - Năm học 2018-2019
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Trình bày được :
Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li.
. Trọng tâm
Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản)
Viết phương trình điện li của một số chất.
2.Kĩ năng
- Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li.
- Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
- Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu.
3. Thái độ
- Tạo hứng thú học tập, lòng say mê khoa học , phát huy khả năng tư duy của học sinh
4. Định hướng năng lực hình thành
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực tính hóa hóa học.
Ngày soạn: 24 / 08 / 2018 Tiết 2: BÀI 1: SỰ ĐIỆN LI A MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Trình bày được : Khái niệm về sự điện li, chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. . Trọng tâm - Bản chất tính dẫn điện của chất điện li (nguyên nhân và cơ chế đơn giản) - Viết phương trình điện li của một số chất. 2.Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Phân biệt được chất điện li, chất không điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. - Viết được phương trình điện li của chất điện li mạnh, chất điện li yếu. 3. Thái độ - Tạo hứng thú học tập, lòng say mê khoa học , phát huy khả năng tư duy của học sinh 4. Định hướng năng lực hình thành - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực hợp tác, làm việc theo nhóm. - Năng lực thực hành hóa học. - Năng lực tính hóa hóa học. B. CHUẨN BỊ 1.Phương pháp: Dạy học nhóm; kĩ thuật mảnh ghép 2.Thiết bị: *Giáo viên: Hình 1.1(sgk) để mô tả thí nghiệm hoặc chuẩn bị dụng cụ và hoá chất để biểu diễn TN sự điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu. Máy chiếu *Học sinh: Xem lại hiện tượng dẫn điện đã học ở chương trình vật lí lớp 7 C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp: Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số HS vắng Có phép Không phép 11A2 11A4 11A5 11A6 2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra trong giờ 3. Bài mới: Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Vì sao nước tự nhiên có thể dẫn điện được, nước cất thì không? Để tìm hiểu về điều này chúng ta sẽ tìm hiểu về nguyên nhân dẫn điện của các chất * Thưc hiện nhiệm vụ học tập Tập trung, tái hiện kiến thức * Báo cáo kết quả và thảo luận * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức Hoạt động 2 ( 35 phút): Hoạt động hình thành kiến thức Hiện tượng điện li Mục tiêu: - Quan sát thí nghiệm, rút ra được kết luận về tính dẫn điện của dung dịch chất điện li. - Phát triển năng lực thực hành hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 4 nhóm: + Nhóm 1,3: Làm thí nghiệm tính dẫn điện với các chất: nước cất, NaCl khan, dd NaCl, + Nhóm 2,4: Làm thí nghiệm tính dẫn điện với các chất: ddHCl, dd NaOH, dd saccarozo Trả lời câu hỏi: Những chất làm bóng đèn sang chứng tỏ điều gì? * GV: quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên. * Báo cáo kết quả và thảo luận GV: Gọi thành viên bất kì của một nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Chia lớp thành nhóm, Nhóm 1,3: Trả lời câu hỏi phiếu học tập số 1:+ Khái niệm dòng điện? + Giải thích hiện tượng xảy ra ở thí nghiệm trên? Từ đó tìm hiểu Tại sao dd này dẫn điện được mà dd khác lại không dẫn điện được? Nhóm 2,4: Trả lời câu hỏi phiếu học tập số 2:+ Thế nào là ion? Phân loại ion? + Khái niệm sự điện li, chất điện li, biểu diễn phương trình điện li? Viết phương trình điện li của NaCl, HCl, NaOH. * Báo cáo kết quả và thảo luận: GV: Gọi thành viên bất kì của một nhóm lên trình bày kết quả trả lời của nhóm 1. Thí nghiệm * Thực hiện nhiệm vụ học tập: 4 nhóm làm thí nghiệm, quan sát hiện tượng thu được và ghi lại kết quả vào vở HS: Báo cáo kết quả thí nghiệm nhóm Kết quả: + Các chất: nước cất, NaCl khan, dd saccarozo ® bóng đèn không sáng. + Các chất: dd NaCl, ddHCl, dd NaOH ® bóng đèn sáng. Chứng tỏ dd HCl (axit), ddNaOH (bazơ), ddNaOH (muối) dẫn điện HS: Lắng nghe và ghi chép bài 2. Nguyên nhân tính dẫn điện của các dung dịch axit, bazo và muối trong nước HS:* Thực hiện nhiệm vụ học tập Thảo luận và tìm ra câu trả lời HS: Đại diện nhóm lên trình bày kết quả thảo luận Nhóm 1 (3) - Dòng điện là dòng chuyển dời có hướng của các hạt tích điện - Các chất: dd NaCl, ddHCl, dd NaOH ® bóng đèn sáng chứng tỏ trong các dd muối, axit, bazo và muối có chứa các hạt tích điện. + Nhóm 3 (1): Bổ sung Nhóm 2 (4): - Các tiểu phân mang điện tích (hay tích điện) và chuyển động tự do gọi là ion, các ion do chất tan phân li ra. - Quá trình (sự) điện li là quá trình phân li các chất trong nước thành ion - Những chất khi tan trong nước phân li thành các ion được gọi là chất điện li. Chất điện li: NaCl, HCl, NaOH ( axit, bazơ và muối) PT điện li: NaCl ® Na+ + Cl- HCl ® H+ + Cl- NaOH ® Na+ + OH- Nhóm khác thảo luận bổ sung - Lắng nghe và ghi chép * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức. II. Mục tiêu: Khái niệm về chất điện li, chất điện li mạnh, chất điện li yếu, cân bằng điện li. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: GV chia lớp thành 4 nhóm và yêu cầu lam thí nghiệm tính dẫn điện với 2 dd: HCl 0,10M và CH3COOH 0,10M. Nhận xét độ sáng của 2 bóng đèn và nhận xét kết quả thu được? - Quan sát, giúp đỡ HS gặp khó khăn khi làm TN * Báo cáo kết quả và thảo luận: GV: Gọi thành viên bất kì của một nhóm lên trình bày kết quả thí nghiệm của nhóm * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức. - Như vậy có chất điện li mạnh có chất điện li yếu. * Chuyển giao nhiệm vụ học tập Chia lớp thành 4 nhóm Nhóm 1,3: Trả lời phiếu học tập số 3: 1. Thế nào là chất điện li mạnh? Phương trình điện li được biểu diễn ntn? 2. Hãy lấy ví dụ về các chất điện li mạnh? 3.Tính nồng độ của ion Na+ và CO32- trong dd Na2CO3 0,1M Nhóm 2,4: Trả lời phiếu học tập số 4: 1. Thế nào là chất điện li yếu? Phương trình điện li được biểu diễn ntn? 2. Hãy lấy ví dụ về các chất điện li yếu? 3. Nêu đặc điểm của quá trình thuận nghịch và từ đó cho hs liên hệ với quá trình điện li. * Báo cáo kết quả và thảo luận: GV: Gọi thành viên bất kì của một nhóm lên trình bày kết quả trả lời của nhóm 1. Thí nghiệm * Thực hiện nhiệm vụ học tập: - HS làm thí nghiệm theo nhóm, quan sát và ghi hiện tượng thu được - Báo cáo kết quả thí nghiệm nhóm Kết quả: - Bóng đèn ở dd HCl 0,10M sáng hơn ở dd CH3COOH 0,10M - Chứng tỏ nồng độ ion ở dd HCl 0,10M nhiều hơn dd CH3COOH 0,10M ® HCl là chất điện li mạnh hơn CH3COOH 2. Chất điện li mạnh, chất điện li yếu * Thực hiện nhiệm vụ học tập: Thảo luận theo nhóm và trả lời câu hỏi trong phiếu học tập Đại diện nhóm lên trình bày Nhóm 1 (3) : a) Chất điện li mạnh - Định nghĩa: Chất điện li mạnh là chất khi tan trong nước, các phân tử hoà tan đều phân li ra ion. - Phương trình biểu diễn bằng mũi tên -Gồm: + Các axít mạnh HCl, HNO3, H2SO4 + Các bazơ mạnh:NaOH, KOH, Ba(OH)2 + Hầu hết các muối. Nhóm 2 ,4 : b) Chất điện li yếu - Khái niệm: Chất điện li yếu là chất khi tan trong nước, chỉ có 1 phần số phân tử hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại dưới dạng phân tử trong dung dịch. - Pt điện li: CH3COOH D CH3COO- + H+ - Gồm: + Các axít yếu: H2S , HClO, CH3COOH, HF, H2SO3, HNO2, H3PO4, H2CO3, ... + Bazơ yếu: Mg(OH)2, Bi(OH)3... * Quá trình phân li của chất điện li yếu là quá trình cân bằng động, tuân theo nguyên lí Lơ Satơliê. Nhóm khác thảo luận, bổ sung * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức. 4. Củng cố: * Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng giải bài tập + Phát triển năng lực tính toán hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1.Bài tập 3/SGK,7 : Viết PTĐL của những chất sau : a)Các chất điện li mạnh : Ba(NO3)2 0,1M; HNO3 0,02M ; KOH 0,01M ; Tính nồng độ mol của từng ion trong các dd trên ? b) Các chất điện li yếu : HClO ; HNO2 . 2. Hòa tan 14,2 gam Na2SO4 trong nước thu được dd A chứa số mol ion SO42- là: A. 0,1 mol. B. 0,2 mol. C. 0,3 mol. D. 0,05 mol. 3. Trong dd CH3COOH có cân bằng sau: CH3COOH CH3COO- + H+ Độ điện li sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vài giọt dd HCl vào dd CH3COOH. A. tăng. B. giảm. C. không thay đổi. D. không xác định được 4. Hòa tan hoàn toàn m gam Al2(SO4)3 vào nước thu được dung dịch A chứa 0,6 mol Al3+ A. 102,6 gam B. 68,4 gam. C. 34,2 gam. D. 51,3 gam - Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. - Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 5. Hướng dẫn về nhà: * Hoạt động vận dụng, tìm tòi, mở rộng - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn + Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tại sao khi cầm dây điện để cắm hoặc rút khỏi nguồn điện ta cần lau tay khô ? - Tại sao khi sử dụng xong đồ dùng bằng kim loại hay hợp kim ta phải rửa sạch và để nơi khô ráo - Tại sao dung dịch đổ vào bình ác quy lại dùng dd H2SO4 loãng ? - Tại sao khi điện phân dd CuSO4 để tăng hiệu suất của quá trình điện phân người ta lại nhỏ vào đó vài giọt dd axit H2SO4 loãng ? - Tại sao các chất điện li rắn khan không dẫn điện mà ở trạng thái nóng chảy hoặc dd của chúng lại dẫn điện ? - Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: - Vì tay tay ướt có dính nước, nước tự nhiên là chất dẫn điện nên dễ bị điện giật - hạn chế sự ăn mòn kim loại ( đồ dùng kim loại không bị gỉ và bền ) Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức - Làm bài tập 1,2,3,4,5 (SGK trang 7) - Soạn bài “Axit, bazơ và muối” Ngày tháng năm TỔ TRƯỞNG CM
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_2_su_dien_li_nam_hoc_2018_2019.doc