Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 26: Hợp chất của Cacbon (Tiếp theo)

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 26: Hợp chất của Cacbon (Tiếp theo)

1.Kiến thức

 Trình bày được: Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).

Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.

Trọng tâm:

- Muối cacbonat có tính chất nhiệt phân, tác dụng với axit. Cách nhận biết muối cacbonat

2.Kĩ năng

- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của muối cacbonat.

- Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ;

3.Thái đô:

.Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả.

4. Định hướng năng lực cần hình thành

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.

- Năng lực làm việc độc lập.

- Năng lực tính toán hóa học.

- Năng lực thực hành hóa học

 

doc 4 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 5920
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 26: Hợp chất của Cacbon (Tiếp theo)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
	Ngày soạn: ..../ / 
Tiết 26:	HỢP CHẤT CỦA CACBON (TIẾT 2) 	
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức
 Trình bày được: Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).
Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
Trọng tâm:
- Muối cacbonat có tính chất nhiệt phân, tác dụng với axit. Cách nhận biết muối cacbonat
2.Kĩ năng
- Viết các PTHH minh hoạ tính chất hoá học của muối cacbonat.
- Tính thành phần % muối cacbonat trong hỗn hợp ; 
3.Thái đô:
.Rèn luyện tính cẩn thận, lòng yêu thích môn hóa và phương pháp học tập có hiệu quả.
4. Định hướng năng lực cần hình thành
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
- Năng lực thực hành hóa học
B. CHUẨN BỊ
1.Phương pháp: Thảo luận nhóm
2.Thiết bị: Máy chiếu, bảng phụ
C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC:
1. Ổn định lớp:
Lớp
Ngày dạy
Tiết/ngày
Sĩ số
HS vắng
Có phép
Không phép
11A2
11A4
11A5
11A6
2. Kiểm tra bài cũ:
Tính chất hóa học của CO? Viết pthh minh họa.
Tính chất hóa học của CO2? Viết pthh minh họa.
3. Bài mới:
Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động
Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Ở bài trước cô và các e tìm hiểu vè oxit của Cacbon. Vậy axit cacbonic và muối cacbonat có những tính chất như thế nào và ứng dụng ra sao? Chúng ta tìm hiểu vào bài ngày hôm nay nhé
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Hoạt động 2 : ( 37 phút): Hoạt động hình thành kiến thức
Mục tiêu: Trình bày được: Tính chất vật lí, tính chất hóa học của muối cacbonat (nhiệt phân, tác dụng với axit).
Cách nhận biết muối cacbonat bằng phương pháp hoá học.
Hoạt động của GV 
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV chia lớp thành 4 nhóm:
- Nhóm 1,3: Nghiên cứu tìm hiểu axit cacbonic
+ Tính chất vật lí
+ Tính chất hóa học
- Nhóm 2,4: Nghiên cứu tìm hiểu về muois cacbonat
+ Tính chất vật lí
+ Tính chất hóa học
- quan sát, phát hiện kịp thời những khó khăn của học sinh và hỗ trợ cho học sinh, không có học sinh bị bỏ quên.
- Gọi đại diện nhóm lên trình bày kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Các thành viên ở các nhóm thảo luận, ghi kết quả
* Báo cáo kết quả học tập
- Đại diện nhóm lên trình bày kết quả
C. Axít cacbonic và muối cacbnat:
Nhóm 1, 3:
I. Axít cacbonic:
* H2CO3 là axít 2 nấc rất yếu, kém bền phân huỷ thành CO2 và H2O.
H2CO3 D H+ + HCO3-
HCO3- D H+ + CO3 2-
* Tác dụng với dd kiềm à muối
 Trung hoà: Na2CO3, CaCO3 
 Axít: NaHCO3, Ca(HCO3)2 
Nhóm 2,4:
II. Muối cacbonat:
1. Tính chất:
a./ Tính tan: 
muối của KLK (trừ Li2CO3), amoni và đa số các muối hidrocacbonat dễ tan trong nước (trừ NaHCO3)
Muối còn lại không tan
b. Tác dụng với axít: (Nhận biết muối cacbonat)
NaHCO3 + HCl à NaCl + CO2 + H2O
HCO3- + H+ àCO2 + H2O
Na2CO3 + 2HCl àNaCl+CO2 + H2O
CO32- + 2H+ à CO2 + H2O
c. Tác dụng với dd kiềm:
Muối hidrocacbonat tác dụng với dd kiềm.
NaHCO3 + NaOH à Na2CO3 + H2O
HCO3- + OH- à CO32- + H2O
d. Phản ứng nhiệt phân:
* Muối cacbonat tan: Không bị nhiệt phân.
* Muối cacbonat ko tan oxít kim loại + CO2.
VD: Mg CO3(r) MgO(r) + CO2(k)
* Muối hidrocacbonat CO32- + CO2 + H2O.
VD: 2 NaHCO3(r) Na2CO3(r) + CO2 + H2O
2. Ứng dụng: 
CaCO3 tinh khiết: làm chất độn trong một số nghành công nghiệp.
Na2CO3 khan : dùng trong công nghiệp thủy tinh, đồ gốm....
NaHCO3 : dùng làm thuốc giảm đau dạ dày.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức.
4. Củng cố:
* Hoạt động luyện tập, vận dụng, tìm tòi, mở rộng
- Mục tiêu: 
+ Rèn luyện kĩ năng giải bài tập
+ Phát triển năng lực tính toán hóa học
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Câu 1/. Thêm chậm (lắc đều) dung dịch chứa 0,3mol HCl vào dung dịch chứa 0,2mol Na2CO3. thể tích CO2 (đktc) thu được là 	
A. 2,24 lít 	 	B. 3,36 lít 	
C. 4,48 lít 	 	D. 6,72 lít
Câu 2/. 42,9g tinh thể Na2CO3.xH2O tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 0,3 mol HCl tạo thành muối trung hòa. Giá trị x là 	A. 5 	B. 8 	C. 10 	D. 12
Câu 3/. Nhiệt phân hoàn toàn muối M(HCO3)2 (M là kim loại) thu được 17,92 lít khí (đktc) và 32g rắn. Kim loại M tạo muối là 
A. Cu 	B. Mg 	
C. Mn 	D. Ba
Câu 4/. Phân biệt 3 mẫu chất rắn: CaCO3, Na2CO3, KNO3 bằng cách dùng 
A. dung dịch HCl 	B. dung dịch H2SO4 	
C. CO2 và H2O 	D. dung dịch Ca(OH)2
- Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn.
- Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả
* Thực hiện nhiệm vụ học tập 
+ Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ 
+ Chuẩn bị lên báo cáo
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận:
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
 Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức
5. Hướng dẫn về nhà: 
Làm các BT trong SGK và SBt
Ngày 13 tháng 11 năm 20
TỔ TRƯỞNG CM

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_26_hop_chat_cua_cacbon_tiep_theo.doc