Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 47, Bài 35: Benzen và đồng đẳng của Benzen một số Hiđrocacbon thơm khác

Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 47, Bài 35: Benzen và đồng đẳng của Benzen một số Hiđrocacbon thơm khác

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức: Biết được :

Định nghĩa, công thức chung, đặcđiểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp.

 Tính chất vật lí : Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất trong dãy đồng đẳng benzen.

 Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc thế).

2. Kĩ năng:

 Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng.

 Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng.

 Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.

Trọng tâm:

Cấu trúc phân tử của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng.

3. Năng lực và phẩm chất

Học sinh phát triển một số năng lực

- Năng lực tự chủ và tự học

- Năng lực giao tiếp và hợp tác

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo

- Năng lực tính toán

- Năng lực tìm hiểu tự nhiên

Phẩm chất

 - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.

 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.

 

docx 5 trang huemn72 8550
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 47, Bài 35: Benzen và đồng đẳng của Benzen một số Hiđrocacbon thơm khác", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Ngày giảng
B5............................
Chương 7.
HIĐROCACBON THƠM. NGUỒN HIĐROCACBON THIÊN NHIÊN.
HỆ THỐNG HÓA VỀ HIĐROCACBON
Tiết 47 . Bài 35
BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG CỦA BENZEN
MỘT SỐ HIĐROCACBON THƠM KHÁC (Tiết 1)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức: Biết được :
-Định nghĩa, công thức chung, đặcđiểm cấu tạo, đồng phân, danh pháp.
- Tính chất vật lí : Quy luật biến đổi nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi của các chất 	trong dãy đồng đẳng benzen.
- Tính chất hoá học : Phản ứng thế (quy tắc thế).
2. Kĩ năng:
- Viết được công thức cấu tạo của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng.
- Viết được các phương trình hoá học biểu diễn tính chất hoá học của benzen, vận dụng quy tắc thế để dự đoán sản phẩm phản ứng.
- Xác định công thức phân tử, viết công thức cấu tạo và gọi tên.
Trọng tâm:
Cấu trúc phân tử của benzen và một số chất trong dãy đồng đẳng.
3. Năng lực và phẩm chất
Học sinh phát triển một số năng lực 
- Năng lực tự chủ và tự học 
- Năng lực giao tiếp và hợp tác 
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo 
- Năng lực tính toán 
- Năng lực tìm hiểu tự nhiên 
Phẩm chất
 - Rèn luyện thái độ làm việc khoa học, nghiêm túc.
 - Xây dựng tính tích cực, chủ động, hợp tác, có kế hoạch và tạo cơ sở cho các em yêu thích môn hóa học.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Giáo viên:
Ống nghiệm, cặp ống nghiệm, đũa thủy tinh. Benzen, H2SO4 đặc, HNO3 đặc, nước lạnh, dd Br2/CCl4. Mô hình phân tử benzen.
2. Học sinh: đọc trước bài.
III. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG
1. Kiểm tra bài cũ: Trong giờ học
2. Bài mới:
A. Hoạt động khởi động ( 2 phút)
a. Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra chủ đề nghiên cứu, chia lớp ra thành nhóm nhỏ, các nhóm hoạt động độc lập. Gọi đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS, sản phẩm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
GV cho HS nghiên cứu phần mở đầu và rút ra các nhận xét:
GV hỏi: Hiđrocacbon thơm là gì?
HS nghiên cứu phần mở đầu trả lời: Hiđrocacbon thơm là những hiđrocacbon trong phân tử chứa một hay nhiều vòng benzen.
GV: Hiđrocacbon thơm được chia thành mấy loại?
HS: Hiđrocacbon thơm được chia thành hai loại: Loại có một vòng benzen, loại có nhiều vòng benzen và có nhiều ứng dụng trong công nghiệp hoá chất.
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
(SGK tr 149 -150)
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
B. Hình thành kiến thức: Đồng đẳng, đồng phân,danh pháp, cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học. (35 phút)
a. Mục tiêu: Nắm được:
- Đồng đẳng, đồng phân,danh pháp, cấu tạo, tính chất vật lí, tính chất hóa học.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra chủ đề nghiên cứu, chia lớp ra thành nhóm nhỏ, các nhóm hoạt động độc lập. Gọi đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS, sản phẩm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Họat động 1: Tìm hiểu về đồng đẳng, đồng phân, danh pháp.
GV: các em thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
1. Tham khảo hình 7.1 SGK và nêu nhận xét ?
HS: trả lời
2. Viết các đồng đẳng của benzen và đưa ra CT chung của dãy đồng đẳng này ?
HS: trả lời
3. Viết các đồng phân cấu tạo của phân tử C8H12 và gọi tên ?
HS: trả lời
Hoạt động 2: Tìm hiểu về tính chất vật lí.
GV: Nêu các tính chất vật lí của hidrocacbon thơm ?
HS: trả lời
Họat động: Tìm hiểu về tính chất hóa học.
GV hướng dẫn HS phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử benzen và đồng đẳng từ đó xác định được hai trung tâm phản ứng là vòng benzen và mạch nhánh ankyl.
GV biểu diễn thí nghiệm như hướng dẫn SGK trang153. Chú ý dùng giấy quì tẩm ướt để trên ống nghiệm để phát hiện HBr.
GV hỏi: Benzen có phản ứng với brom không? Nếu có, phản ứng xảy ra trong điều kiện nào?
HS phân tích đặc điểm cấu tạo phân tử benzen và đòng đẳng từ đó xác định được hai trung tâm phản ứng là vòng benzen và mạch nhánh ankyl
HS quan sát, nhận xét hiện tượng và trả lới câu hỏi:
(Benzen có phản ứng với brom không? Nếu có, phản ứng xảy ra trong điều kiện nào?)
Dưới sự hướng dẫn của GV:
HS viết các phản ứng của benzen, toluen với brom.
HS quan sát, nhận xét hiện tượng phản ứng
GV biểu diễn thí nghiệm benzen phản ứng với axit nitric ( như hình vẽ trên)
GV cho HS đọc qui tắc thế trong SGK trang 154.
HS viết PTHH của phản ứng giữa benzen và toluen với HNO3
HS nhận xét sản phẩm của phẩm phản ứng của toluen với brom và HNO3 từ đó rút ra quy tắc thế.
GV gợi ý HS viết PTHH của phản ứng thế nguyên tử H trong mạch nhánh của các ankylbenzen tương tự ankan:
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
A. BENZEN VÀ ĐỒNG ĐẲNG
I. Đồng đẳng, đồng phân, danh pháp và cấu tạo:
1. Cấu tạo của benzen: Tham khảo hình 7.1.
- 12 nguyên tử của benzen nằm trên một mặt phẳng.
- Có 3 liên kết đôi liên hợp.
- CTCT: hoặc
2. Dãy đồng đẳng của benzen:	
* C6H6, C7H8, C8H10...
* CT chung : CnH2n - 6 với n ≥ 6.
3. Đồng phân và danh pháp:
- Tham khảo bảng 7.1.
- Từ C8H10 trở đi bắt đầu có đồng phân : vị trí nhóm ankyl và cấu tạo mạch cacbon.
- Tên hệ thống : số chỉ vị trí + nhóm ankyl + benzen.
II. Tính chất vật lí :
 (SGK).
III. Tính chất hóa học:
Có tính chất của vòng và nhóm ankyl.
1. Phản ứng thế:
a) Thế ở nguyên tử H của vòng benzen.
* Phản ứng với halogen.
Đối với toluen.
*Phản ứng với axit nitric
Trong điều kiện trên toluen ( hoặc các ankylbenzen ) thế chủ yếu ở vị trí ortho và para so với vị trí nhóm ankyl.
Đối với toluen:
Qui tắc thế: Các ankylbenzen dễ tham gia p/ứ thế nguyên tử H của vòng benzen hơn benzen và sự thế ưu tiên vị trí ortho và para so với vị trí nhóm ankyl.
b)Thế ở nguyên tử H của mạch nhánh.
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
C. Hoạt động luyện tập (5 phút)
a. Mục đích
Học sinh thực hành vận dụng trực tiếp những kiến thức vừa học được ở phần trên để giải quyết câu hỏi liên quan đến thực tiễn về benzen.
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra chủ đề nghiên cứu, chia lớp ra thành nhóm nhỏ, các nhóm hoạt động độc lập. Gọi đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động của GV
Hoat động của HS, sản phẩm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Câu 114: Chât cấu tạo như sau có tên gọi là gì ?
A. o-xilen.	B. m-xilen.	
C. p-xilen.	D. 1,5-đimetylbenzen.
Câu 115: CH3C6H2C2H5 có tên gọi là:
A. etylmetylbenzen.B. metyletylbenzen.	
C. p-etylmetylbenzen.D. p-metyletylbenzen.
Câu 116: (CH3)2CHC6H5 có tên gọi là:
A. propylbenzen.	B. n-propylbenzen.	
C. iso-propylbenzen.D. đimetylbenzen.
Câu 117: Cấu tạo của 4-cloetylbenzen là:
A. 	B. 	
C. 	D. 
Câu 118: Ankylbenzen là hiđrocacbon có chứa :
A. vòng benzen.
B. gốc ankyl và vòng benzen.
C. gốc ankyl và 1 benzen
D. gốc ankyl và 1 vòng benzen.
Câu 119: Gốc C6H5-CH2- và gốc C6H5- có tên gọi là:
A. phenyl và benzyl.	B. vinyl và anlyl.	
C. anlyl và Vinyl.	D. benzyl và phenyl.
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
HS: Chọn phương án trả lời
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
D. Vận dụng, mở rộng ( 3 phút)
a. Mục đích
Nhằm khuyến khích học sinh hình thành ý thức và năng lực thường xuyên vận dụng những điều đã học về benzenđể giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. 	
b. Phương thức tổ chức hoạt động:
- GV đưa ra chủ đề nghiên cứu, chia lớp ra thành nhóm nhỏ, các nhóm hoạt động độc lập. Gọi đại diện một nhóm lên trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung ý kiến.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS, sản phẩm
* Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Em hãy cho biết mặt tác hại của việc lạm dụng hương liệu trong ngành thực phẩm.
* Thưc hiện nhiệm vụ học tập
Tập trung, tái hiện kiến thức
* Báo cáo kết quả và thảo luận
* Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức
Bài tập về nhà: Làm bài tập 1,2,3 SGK , học và soạn bài mới cho tiết sau.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_47_bai_35_benzen_va_dong_dang_cu.docx