Giáo án Hóa học Lớp 11 - Tiết 8: Luyện tập "Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li"
A MỤC TIÊU:
1.Kiến thức: Củng cố cho HS kiến thức về axit, bazơ và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li
*Trọng tâm:
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng
- Vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để giải bài toán tính nồng độ ion, khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí
2.Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng
- Vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để giải bài toán tính nồng độ ion, khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí
3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy của học sinh, tinh thần học tập tích cực
4. Năng lực cần hình thành
- Năng lực hợp tác
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
- Năng lực làm việc độc lập.
- Năng lực tính toán hóa học.
Ngày soạn: Tiết 08: Bài 5: LUYỆNTẬP: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI A MỤC TIÊU: 1.Kiến thức: Củng cố cho HS kiến thức về axit, bazơ và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li *Trọng tâm: - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng - Vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để giải bài toán tính nồng độ ion, khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí 2.Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng - Vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để giải bài toán tính nồng độ ion, khối lượng kết tủa hoặc thể tích khí 3.Thái độ: Phát huy khả năng tư duy của học sinh, tinh thần học tập tích cực 4. Năng lực cần hình thành - Năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học. - Năng lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống. - Năng lực làm việc độc lập. - Năng lực tính toán hóa học. B. CHUẨN BỊ 1.Phương pháp: dạy học theo hợp đồng 2.Thiết bị: - Giáo viên: hợp đồng, máy chiếu - Học sinh: Ôn bài trước ở nhà C. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Ổn định lớp: Lớp Ngày dạy Tiết/ngày Sĩ số HS vắng Có phép Không phép 11A2 11A4 11A5 11A6 2. Kiểm tra bài cũ: Viết phương trình phân tử và ion thu gọn của phản ứng: AlCl3 + KOH; FeS + HCl 3. Bài mới: Hoạt động 1( 3 phút) : Hoạt động khởi động Mục tiêu: Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập. Học sinh tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực ,hiệu quả. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập: Cô và các em tìm hiểu lí thuyết về phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li. Hôm nay chúng ta cùng nhau ôn tập lại các dạng bài tập để khắc sâu hơn kiến thức lí thuyết chúng ta đã học * Thưc hiện nhiệm vụ học tập Tập trung, tái hiện kiến thức * Báo cáo kết quả và thảo luận * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh; phân tích, nhận xét, đánh giá kết quả; chốt kiến thức Hoạt động 2: ( 25 phút): Hoạt động hình thành kiến thức Mục tiêu: - Củng cố cho HS kiến thức về axit, bazơ và điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li - Rèn luyện kĩ năng viết phương trình ion thu gọn của các phản ứng - Vận dụng điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li để giải bài toán - Phát triển năng lực tính toán hóa học; năng lực hợp tác. Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập -Giới thiệu hợp đồng: HĐ có 5 nhiệm vụ (3 nhiệm vụ bắt buộc và 2 nhiệm vụ tự chọn). - Phát bản hợp đồng - Nêu các yêu cầu về nhiệm vụ trong hợp đồng học tập. -Theo dõi và trao đổi thêm khi thật cần thiết. - Trong quá trình theo dõi và tương tác, GV có thể nghiệm thu từng phần mà HS đã hoàn thành. - GV lưu ý : HS chọn 1 trong 2 nhiệm vụ tự chọn Thanh lí hợp đồng -Yêu cầu HS trình bày sản phẩm theo từng nhiệm vụ (theo thứ tự) - Mời HS tham gia nhận xét, đánh giá - Khai thác các sản phẩm để rút ra kiến thức bài học - Đưa ra đáp án 4 nhiệm vụ bắt buộc. - Hỏi có bao nhiêu HS hoàn thành 4 NV bắt buộc. - Mời các nhóm hoàn thành nhiệm vụ tự chọn trình bày. - Đưa ra đáp án các nhiệm vụ tự chọn. Nghiên cứu, kí kết hợp đồng -Lắng nghe, quan sát, suy nghĩ, ghi nhận các nội dung trong HĐ -Trao đổi với GV và thống nhất nhiệm vụ * Thực hiện nhiệm vụ học tập Thực hiện hợp đồng - Thực hiện 3 nhiệm vụ bắt buộc trong HĐ. - HS có thể thực hiện nhiệm vụ nào trước cũng được. - HS chọn nhiệm vụ tự chọn * Báo cáo kết quả và thảo luận -Trình bày kết quả thực hiện nhiệm vụ. -Ghi nhận, đối chiếu; phản hồi tích cực, đánh giá nhận xét kết quả của bạn. - HS đối chiếu đáp án để tự đánh giá (hoặc đổi bài cho bạn đánh giá) - Đại diện các nhóm trình bày kết quả nhiệm vụ tự chọn. -HS ghi kết quả vào bản hợp đồng và nộp lại cho GV. * Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV tổng kết số lượng HS hoàn thành NV bắt buộc và tự chọn . 4. Củng cố: * Hoạt động luyện tập - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng giải bài tập + Phát triển năng lực tính toán hóa học Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Dung dịch nào dưới đây có môi trường trung tính: A. NaOCl B. NH4Cl C. Na2CO3 D. KBr 2. Dãy chất nào dưới đây gồm các chất khi tan trong nước đều có khả năng thủy phân A. Na3PO4; Ba(NO3)2; KCl; K2SO4 B. Mg(NO3)2; NaNO3; KBr; Ba(NO3)2 C. AlCl3; Na3PO4; K2SO3; Ca(HCO3)2 D. KI; K2SO4; K3PO4; NaHSO4 3. Phương trình H+ + OH- ↔ H2O là phương trình ion thu gọn của phản ứng hóa học: A. HCl + NaOH → H2O + NaCl B. NaOH + NaHCO3 → H2O + Na2CO3 C. Ba(HCO3)2+Ba(OH)2→2H2O + 2BaCO3 D. 3HCl + Fe(OH)3 → FeCl3 + 3H2O 4. Có bốn dung dịch chứa trong các lọ mất nhãn: AlCl3; NH4NO3; K2CO3; NH4HCO3. Có thể dùng một thuốc thử duy nhất để phân biệt bốn dung dịch trên. Dung dịch thuốc thử đó là: A. Ba(OH)2 B. HCl C. AgNO3 D. Quỳ tím - Bao quát, quan sát, giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. - Gọi 1 học sinh bất kì của nhóm lên báo cáo kết quả * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức 5. Hướng dẫn về nhà: * Hoạt động vận dụng tìm tòi, mở rộng: - Mục tiêu: + Rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức hóa học vào thực tiễn + Phát triển năng lực giải quyết vấn đề Hoạt động của GV Hoạt động của HS * Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Tại sao rửa cặn bám trong ruột phích bằng cách ngâm dấm ăn - Giúp đỡ học sinh khi gặp khó khăn. * Thực hiện nhiệm vụ học tập + Tiến hành giải quyết các nhiệm vụ + Chuẩn bị lên báo cáo * Báo cáo kết quả và thảo luận HS báo cáo sản phẩm ,kết quả thực hiện nhiệm vụ, Hs khác cùng tham gia thảo luận: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập Nhận xét về kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của HS Thông qua mức độ hoàn thành yêu cầu nhiệm vụ học tập ;phân tích ,nhận xét ,đánh giá kết quả thực hiện và những ý kiến thảo luận của HS rồi chốt kiến thức - Làm các bài tập 2,5,6 (SGK 22/23). Chuẩn bị bài thực hành số 1 (SGK 24) Ngày tháng năm TỔ TRƯỞNG CM HỢP ĐỒNG BÀI “ LUYỆN TẬP: PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CÁC CHẤT ĐIỆN LI” Họ và tên học sinh: Thời gian : 20 phút Nhiệm vụ Nội dung Lựa chọn ¸ P Đáp án C D Tự đánh giá Ñ @ i 1 Câu 1: Nêu điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li? Cho ví dụ? Bắt buộc 2 Câu 2: Nêu ý nghĩa của phương trình iion rút gọn?Các bước viết phương trình ion rút gon? Bắt buộc 3 Câu 3: Làm bài tập 4 (SGK 22) Bắt buộc 4 Câu 4: Làm bài tập 3 (SGK 22) Tự chọn 5 Câu 5: Làm bài tập 7 (SGK 23) Tự chọn Em xin cam kết thực hiện đúng những điều đã ghi trong hợp đồng. Xác nhận của GV Học sinh Ghi chú: P Đã hoàn thành i Bài làm sai. < Tiến triển tốt = Khó Tự đánh giá: J Nhiệm vụ rất hay L Nhiệm vụ chán ngắt K Bình thường @ Bài làm chưa chính xác hoàn toàn với đáp án của giáo viên. ¸ Thời gian tối đa hoặc thời gian ước tính Ñ Bài làm chính xác với đáp án của giáo viên PHỤ LỤC: ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRONG HỢP ĐỒNG Câu 1: Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau: - Chất kết tủa - Chất điện li yếu ( nước, axit yếu) - Chất khí Ví dụ: Na2CO3 + Ba(OH)2 → BaCO3 ↓ + 2NaOH HCl + KOH → KCl + H2O NaHCO3 + HCl → NaCl + H2O + CO2 Câu 2: - Ý nghĩa của phương trình ion rút gọn: cho biết bản chất của phản ứng trong dung dịch các chất điện li - Các bước viết pt ion rút gọn: Bươc 1: Viết phương trình phản ứng mà các chất tham gia và sản phẩm dưới dạng phân tử (nhớ cân bằng phương trình). - Bước 2: Các chất điện li mạnh được viết dưới dạng ion; các chất không tan, khí, điện li yếu được viết dưới dạng phân tử => phương trình ion đầy đủ. - Bước 3: Lược bỏ các ion giống nhau ở hai vế => phương trình ion rút gọn. Câu 3: Bài tập4 (SGK 22): Phương trình ion rút gọn: a. Ca2+ + CO32- à CaCO3 $ b. Fe2- + 2OH- à Fe(OH)2 $ c. HCO3- + H+ à CO2 # + H2O. d. HCO3- + OH+ à H2O + CO32- e. Không có g. Pb(OH)2 (r) + 2H+ à Pb2+ + 2H2O h. H2PbO2 (r) + 2OH- à PbO22- + 2H2O i. Cu2+ + S2- à CuS $ Câu 4: Bài tập 3 (SGK22): pH = 9.0 thì [H+] = 10-9M [OH-] = 10-14/10-9 = 10-5M pH > 7 à Môi trường kiềm. à Phenolphtalein không màu Câu 5: Bài tập 7 (SGK 23): CrCl3 + 3KOH ® Cr(OH)3 + 3KCl Cr3+ + 3OH- ® Cr(OH)3 Al(NO3)3 + 3NaOH ® Al(OH)3 + 3NaNO3 Al3+ + 3OH- ® Al(OH)3 NiSO4 + 2KOH ® Ni(OH)2 + 2K2SO4 Ni2+ + 2OH- ® Ni(OH)2
Tài liệu đính kèm:
- giao_an_hoa_hoc_lop_11_tiet_8_luyen_tap_phan_ung_trao_doi_io.doc