Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Kì II

Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Kì II

CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG I

THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC

I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG:

- Giúp cho HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.

- Rèn luyện hành vi ứng xử phát huy văn hoá dân tộc.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG :

• Học sinh xây dựng tiểu phẩm dựa trên những tình huống xoay quay nội dung của chủ đề.

1. Giáo viên đưa ra tình huống:

Tân và Nga tốt nghiệp đại học xong thì đã xin được việc làm. Được sự đồng ý của gia đình, hai cô cậu định tổ chức đám cưới. Một ngày đẹp trời, họ đi chơi và bàn đám cưới. Tân nói với Nga: "Anh nghĩ mình nên bỏ bớt những thủ tục lễ vấn danh, lễ nạp tài, đám hỏi. Chúng mình cưới ở nhà hàng cho đỡ tốn thời gian và tiền bạc về những thủ tục rườm rà không đáng đó. Này nhé, đám cưới ở thành phố chẳng có trầu cau đâu nhé. Các cụ bây giờ tân tiến lắm, chẳng có ai ăn trầu cau gì đâu.". Nghe Tân nói, Nga thoáng buồn nhưng cô ta nhỏ nhẹ thuyết phục người yêu.

Yâu cầu thảo luận:

Theo bạn, Nga sẽ dùng lời lẽ gì để thuyết phục người tổ chức đám cưới theo phong tục cổ truyền, đúng với ước nguyện của cô và gia đình? Thái độ của Nga xử sự với người yêu?

2. Một số câu hỏi thảo luận:

a. Hãy cho biết ý nghĩa của mâm trầu cau trong lễ cưới?

b. Theo bạn, có nên bỏ bớt những thủ tục trong đám cưới như lễ vấn danh, lễ nạp tài, lễ hỏi không?

c. Bạn nghĩ gì về thái độ của cô Nga?

 

doc 19 trang lexuan 7240
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ lên lớp 11 - Kì II", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ HOẠT ĐỘNG THÁNG I 
THANH NIÊN VỚI VIỆC GIỮ GÌN BẢN SẮC VĂN HOÁ DÂN TỘC
I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG:
- Giúp cho HS hiểu được nội dung và ý nghĩa của việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Rèn luyện hành vi ứng xử phát huy văn hoá dân tộc.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG : 
Học sinh xây dựng tiểu phẩm dựa trên những tình huống xoay quay nội dung của chủ đề.
1. Giáo viên đưa ra tình huống:
Tân và Nga tốt nghiệp đại học xong thì đã xin được việc làm. Được sự đồng ý của gia đình, hai cô cậu định tổ chức đám cưới. Một ngày đẹp trời, họ đi chơi và bàn đám cưới. Tân nói với Nga: "Anh nghĩ mình nên bỏ bớt những thủ tục lễ vấn danh, lễ nạp tài, đám hỏi. Chúng mình cưới ở nhà hàng cho đỡ tốn thời gian và tiền bạc về những thủ tục rườm rà không đáng đó. Này nhé, đám cưới ở thành phố chẳng có trầu cau đâu nhé. Các cụ bây giờ tân tiến lắm, chẳng có ai ăn trầu cau gì đâu...". Nghe Tân nói, Nga thoáng buồn nhưng cô ta nhỏ nhẹ thuyết phục người yêu...
Yâu cầu thảo luận:
Theo bạn, Nga sẽ dùng lời lẽ gì để thuyết phục người tổ chức đám cưới theo phong tục cổ truyền, đúng với ước nguyện của cô và gia đình? Thái độ của Nga xử sự với người yêu?
2. Một số câu hỏi thảo luận:
a. Hãy cho biết ý nghĩa của mâm trầu cau trong lễ cưới?
b. Theo bạn, có nên bỏ bớt những thủ tục trong đám cưới như lễ vấn danh, lễ nạp tài, lễ hỏi không?
c. Bạn nghĩ gì về thái độ của cô Nga?
* Đáp án gợi ý:
a. Người xưa thường ăn trầu với cau, có cau thì sẽ có trầu. Trầu cau như vợ như chồng. Vì vậy trầu cau mang ý nghĩa tình cảm vợ chồng keo sơn gắn bó, không thể tách rời nhau được. Vì nó có ý nghĩa trong tình cảm vợ chồng như thế, nên từ ngàn xưa đến nay đám cưới luôn có mâm trầu cau.
b. Đám hỏi, lễ nạp tài... là phong tục tập quán của người Việt Nam đã có từ ngàn năm. Mỗi một lễ đều mang ý nghĩa riêng của nó, và nó cũng thể hiện bản sắc văn hoá của dân tộc Việt Nam, của con người Việt Nam. Đám cưới có ý nghĩa lớn trong cuộc đời của mỗi con người, nên bất cứ người nào cũng không muốn bỏ bớt một thủ tục nào trong lễ cưới. Xét về góc độ xã hội, chúng ta cần phải giữ gìn những phong tục tập quán tốt đẹp, đậm đà bản sắc dân tộc.
c. Cô Nga không đồng tình với cách nghĩ của người yêu, nhưng cô không phản ứng gay gắt mà nhỏ nhẹ khuyên, thuyết phục anh chàng Tân, là cách xử sự tế nhị có văn hoá. Sự thuyết phục của cô Nga không nên bỏ những thủ tục cưới hỏi thể hiện cô là người sâu sắc, biết giữ gìn truyền thống văn hoá tốt đẹp của dân tộc.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Chuẩn bị sẵn tình huống với hình thức gợi ý.
- Chuẩn bị một số câu hỏi thảo luận.
- Chọn 2 - 4 HS đóng vai theo tình huống giả định.
- Chọn 1 em dẫn chương trình.
2. Học sinh:
- Chuẩn bị trò chơi khởi động.
- Mời một cố vấn chuyên môn dạy môn GDCD đến dự.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Hoạt động 1:
Giới thiệu và sắm vai:
- Dẫn chương trình làm việc.
- Trò chơi khởi động 
+ Làm theo hành động"
- Dẫn chương trình đọc tình huống gợi ý, chia nhóm.
+ Các nhóm lần lượt cử đại diện 2 học sinh sắm vai (5 -7 phút/nhóm).
2. Hoạt động 2: Thảo luận.
- Dẫn chương trình nêu câu hỏi thảo luận, chia nhóm thảo luận.
- Sau khi trình bày thảo luận 5 - 10 phút. Dẫn chương trình mời lần lượt đại diện các nhóm trình bày.
3. Hoạt động 3: Văn nghệ.
10 phút - 15 phút/ 2 tiết mục.
4. Hoạt động 4: Kết thúc
- Dẫn chương trình mời cố vấn hoặc đại diện cố vấn phát biểu ý kiến.
- Dẫn chương trình nhận xét kết quả hoạt động của lớp và nhắc nhở học sinh chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
Tháng 2: THANH NIÊN VỚI LÍ TƯỞNG CÁCH MẠNG
I. MỤC ĐÍCH HOẠT ĐỘNG:
- Kiến thức: Hiểu được lý tưởng là mục tiêu cao đẹp, là lẽ sống, là khát vọng của tuổi. Hiểu học sinh có quyền bày tỏ quan điểm của mình về lý tưởng của người thanh niên trong giai đoạn hiện nay.
- Thái độ: Tôn trọng những hoài bão, ước mơ của bản thân và bạn bè, tích cực học tập, rèn luyện và phấn đấu để thực hiện ước mơ, lý tưởng cao đẹp đó.
- Kỹ năng: Có thể trình bày ước mơ, hoài bão của bản thân trước tập thể. Biết xây dựng kế hoạch và có trách nhiệm thực hiện kế hoạch để thực hiện ước mơ, lý tưởng đó.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG : 
1. Nội dung:
Thảo luận để học sinh có cơ hội thể hiện quyền được bày tỏ khát vọng, ước mơ, lý tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay về các vấn đề cơ bản sau:
+ Khát vọng về độc lập dân tộc:
- Giữ vững được bản sắc văn hoá dân tộc để hoà nhập mà không bị hoà tan.
- Có hoài bão và ý chí vươn lên, quyết không cam chịu "nghèo - hèn", không bị "nô lệ về mặt tinh thần, tư tưởng", không vọng ngoại, chuộng ngoại và sùng ngoại quá mức. Đặc biệt, bản thân phải biết tụ "đề kháng" để không sa vào cạm bẫy của "âm mưu diễn tiến hoà bình" và các tệ nạn xã hội...
+ Ước mơ vươn tới một lối sống toàn diện: chân - thiện - mĩ:
- Có hoài bão, sáng tạo.
- Có tình bạn, tình yêu chân chính, tự khẳng định mình trong tập thể và trong xã hội.
- Biết tiêu dùng hợp lý các sản phẩm của xã hội.
Thảo luận để học sinh bày tỏ ý chí quyết tâm và kế hoạch hành động của mình để đạt được ước mơ của mình.
2. Hình thức: 
Tổ chức thảo luận
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc các Điều 12, 13 trong công ước LHQ về Quyền trẻ em.
- Gợi ý một số câu hỏi để học sinh chuẩn bị ý kiến và chủ động tham gia thảo luận. ví dụ:
+ Theo bạn, lý tưởng của thanh niên trong thời đại ngày nay là gì? Lý tưởng của bạn là gì?
+ Ý nghĩa của việc xác định được lí tưởng sống đối với cuộc đời của mỗi con người như thế nào?
+ Nêu biểu hiện của một người sống không có lý tưởng. Hậu quả của việc sống không có lý tưởng là gì?
+ Chúng ta có quyền yêu cầu Nhà nước, các đoàn thể xã hội, nhà trường và gia đình tạo điều kiện cần thiết để giúp thanh niên học sinh thực hiện ước mơ, lý tưởng không? Nếu có, theo bạn, đó là những yêu cầu gì?
+ Bạn đã và sẽ làm gì để thực hiện được ước mơ, lý tưởng của mình?
- Gợi ý cho cán bộ lớp về cách tổ chức thảo luận và giao nhiệm vụ cụ thể cho cán bộ lớp phụ trách từng phần việc.
- Hướng dẫn người chủ trì thiết kế chương trình thảo luận.
- Kiểm tra công việc chuẩn bị của học sinh.
2. Học sinh:
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung thảo luận chuyên đề, phân công một số bạn chuẩn bị ý kiến để thảo luận theo câu hỏi gợi ý của giáo viên.
- Giao cho các tổ chuẩn bị thảo luận ở tổ. Cử thư ký ghi biên bản.
- Mỗi học sinh đều phải chuẩn bị ý kiến để trình bày những suy nghĩ của mình về chủ đề thảo luận.
- Yêu cầu các tổ sưu tầm những mẫu chuyện, những tấm gương tiêu biểu trong sách báo hoặc ở địa phương, ở trong trường hoặc ở lớp đã vượt qua mọi khó khăn thử thách để sống có lý tưởng.
- Chuẩn bị một số bài hát, bài thơ, tranh vẽ hoặc hình ảnh minh hoạ về những khát vọng, ước mơ, lý tưởng cao đẹp của tuổi trẻ.
- Trang trí lớp theo yêu cầu của hoạt động, chuẩn bị 4 tờ giấy A0, 4 bút dạ đầu.
- Mời giáo viên chủ nhiệm làm cố vấn.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Tiết 1: Thảo luận theo tổ
- Tổ chức thảo luận chuyên đề theo tổ học tập do các tổ trưởng chủ trì.
- Thư ký ghi biên bản.
- Tổ trưởng nêu câu hỏi đã gợi ý để các bạn bày tỏ sự hiểu biết của bản thân về lý tưởng và ước mơ của thanh niên hiện nay Tổ trưởng mời các bạn phát biểu về ước mơ của bản thân hiện nay và về những biện pháp để thực hiện những ước mơ đó.
- Gợi ý để các bạn tranh luận, trao đổi với nhau về các biện pháp cụ thể để thực hiện ước mơ, lý tưởng của mình, không nên mơ ước viễn vông, xa rời thực tế.
- Khuyến khích các bạn kể những câu chuyện và tấm gương tiêu biểu về ý chí vươn lên để đạt được ước mơ, lý tưởng. Qua đó, mỗi cá nhân có thể xác định được ý chí quyết tâm học tập, rèn luyện để thực hiện ước mơ, lý tưởng của bản thân.
- Tổ trưởng nêu câu hỏi đã gợi ý để các bạn bày tỏ sự hiểu biết của bản thân về và những biểu hiện của người sống không có lý tưởng không có ước mơ và hậu quả của lối sống đó đối với bản thân và xã hội.
- Tổng kết lại các ý kiến phát biểu, đề nghị các bạn suy nghĩ thêm để chuẩn bị cho tiết thảo luận tuần sau của lớp.
Tiết 2: Thảo luận theo lớp
- Người chủ trì điều khiển thảo luận:
+ Giới thiệu thư ký ghi biên bản.
+ Lần lượt mời đại diện các tổ trình bày khái quát kết quả thảo luận ủa tổ mình về nội dung của chủ đề thảo luận. Nêu thắc mắc hoặc các tình huống mà tổ đặt ra.
+ Nêu vấn đề để cả lớp cùng thảo luận sâu hơn những nội dung mà các tổ chưa đề cập tới hoặc thảo luận chưa rõ.
+ Gợi ý để các bạn biết liên hệ những ước mơ với thực tế cuộc sống, tránh mơ ước viễn vông, chung chung hoặc giúp các bạn nhận ra những khó khăn cản trở việc thực hiện ước mơ đó để có biện pháp vượt qua.
+ Trò chơi đoán: "DANH NHÂN VÀ LÝ TƯỞNG CỦA HỌ"
(sáu câu hỏi, và hình ảnh về sáu danh nhân: Hai bà Trưng, Nguyễn Trãi, Vua Quang Trung, Bác Hồ, Trần Đại Nghĩa,Tôn Thất Tùng).
+ Yêu cầu các tổ cử đại diện lên liệt kê trên tờ giấy A0 những biện pháp cần thiết mà một thanh niên học sinh lớp 11 cần làm để biến ước mơ trở thành hiện thực (treo sẵn giấy A0 lên bảng hoặc trên tường, các tổ liệt kê trong 5 phút).
+ Mời các bạn bổ sung, cùng thống nhất về những biện pháp vừa nêu và tổng hợp lại, viết thành chương trình hành động của cả lớp.
+ Mời đại diện các tổ ký cam kết thi đua cùng hành động để biến ước mơ, lý tưởng thành hiện thực.
- Mời giáo viên chủ nhiệm phát biểu ý kiến.
- Thư ký đọc ý kiến tổng hợp kết quả thảo luận.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
Tháng 3: THANH NIÊN VỚI VẤN ĐỀ LẬP NGHIỆP
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Nhận thức đúng đắn về lý tưởng Cách mạng mà Đảng đã vạch ra: Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ, văn minh...
- Có hoài bão, mơ ước cho tương lai của bản thân, biết xây dựng kế hoạch phấn đấu để thực hiện điều đó.
- Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực tự khẳng định, tự hoàn thiện bản thân.
II. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Khách mời:
Đoàn thanh niên.
2. Tổ chức:
- Kết thúc hoạt động 1, hướng dẫn cho học sinh bốc thăm chọn chủ đề và về chuẩn bị, 4 chủ đề cho 4 tổ.
a. Lý tưởng Cách mạng.
b. Lý tưởng đạo đức.
c. Lý tưởng nghề nghiệp.
d. Lý tưởng thẩm mỹ.
- Chọn MC (2 HS: 1 nam, 1 nữ).
- Phân công HS trang trí phòng.
- Hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu, cách viết bài.
- Chuẩn bị một số ca khúc cách mạng (Thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, Thanh niên làm theo lời Bác, Nam bộ kháng chiến...).
- Chọn Ban giám khảo, mỗi tổ một người và ra thang điểm.
- Chuẩn bị phần thưởng (4 giải trích ra từ tiền quỹ lớp).
III. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
1. MC tuyên bố lý do, giới thiệu khách mời, giới thiệu nội dung, thành phần Ban giám khảo (2').
2. Ban giám khảo công bố thể lệ cuộc thi (1').
3. Mỗi tổ cử đại diện báo cáo một chuyên đề (20') (mỗi đội không quá 5 phút).
4. Trò chơi. (7').
Xin
hát
về
mẹ
Tổ quốc
ơi
a.
Là 
lời
mẹ
ru con
đêm đêm 
b. 
c
Giáo án
em
vẫn mỡ
cho 
ánh sao
bay vào
5. Trò chơi ô chữ:
M
A
T
U
Ý
N
G
U
Y
Ễ
N
T
H
Ị
T
H
Ứ
N
G
H
Ệ
A
N
Đ
Ồ
N
G
L
Ộ
C
V
Õ
T
H
Ị
S
Á
U
L
Ý
T
Ự
T
R
Ọ
N
G
T
H
U
Y
Ề
N
V
À
B
I
Ể
N
M
E
N
Đ
Ê
L
Ê
E
P
N
I
U
T
Ơ
N
Hoạt động 3: BIỂU DIỄN VĂN NGHỆ
MỪNG ĐẢNG MỪNG XUÂN
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Kiến thức: Củng cố, tăng thêm niềm tin yêu Đảng, niềm tin tự hào về quê hương, đất nước, về mùa xuân của dân tộc.
- Thái độ: Phấn khởi, lạc quan, yêu đời, tích cực học tập và rèn luyện tốt hơn để lập thành tích mừng Đảng, mừng xuân.
- Kỹ năng: Rèn luyện tác phong tổ chức, hoạt động tập thể.
II. NỘI DUNG VÀ HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dung:
- Ca ngợi công lao to lớn của Đảng đối với sự nghiệp Cách mạng vĩ đại của dân tộc ta. Ca ngợi quê hương đất nước, ca ngợi vẻ đẹp của mùa xuân.
- Tình cảm, trách nhiệm của tuổi trẻ đối với Đảng, với quê hương, đất nước.
2. Hình thức:
- Thi "ô chữ".
- Hát những bài hát có từ: "Đất nước", "Mùa xuân", "Đảng", "Quê hương".
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Cùng học sinh xây dựng kế hoạch và chuẩn bị hoạt động.
- Họp với cán bộ lớp và BCH chi đoàn, nêu yêu cầu hoạt động, kế hoạch và thời gian tiến hành. hướng dẫn học sinh sư tầm hoặc sáng tác các bài hát, điệu múa về Đảng, quê hương, đất nước.
- Đề cử người dẫn chương trình.
- Kiểm tra công tác chuẩn bị của các em và sẵn sàng tư vấn khi cần thiết.
2. Học sinh:
- Cán bộ lớp phổ biến nội dung và hình thức hoạt động, phát động đợt thi đua tìm hiểu về Đảng, đất nước, mùa xuân của dân tộc qua việc sưu tầm, sáng tác bài hát... cho học sinh chuẩn bị và luyện tập.
- Gợi ý một số bài hát chuẩn bị:
+ Chào mừng Đảng cộng sản Việt Nam (nhạc và lời: Đỗ Minh).
+ Đảng cho ta cả một mùa xuân (nhạc và lời: Phạm Tuyên).
+ Đảng là cuộc sống của tôi (nhạc và lời: Nguyễn Đức Toàn).
+ Việt Nam quê hương tôi (nhạc và lời: Đỗ Nhuận).
+ Mùa Xuân trên Thành phố Hồ Chí Minh (nhạc và lời: Xuân Hồng).
- Cử Ban giám khảo và thư ký.
- Chuẩn bị băng nhạc cần thiết.
- Chuẩn bị biểu điểm.
- Chuẩn bị phần thưởng và mời đại biểu (nếu có).
- Trang trí lớp học theo hoạt động.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
- Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động:
+ Tuyên bố lý do và giới thiệu đại biểu.
+ Giới thiệu chương trình văn nghệ mừng Đảng, mừng Xuân.
+ Giới thiệu Ban giám khảo và thư ký làm việc.
+ Giới thiệu hình thức chơi và cách cho điểm của Ban giám khảo.
+ Mời các đội ra mắt Ban giám khảo và các bạn trong lớp.
- Người dẫn chương trình điều khiển hoạt động theo 2 hình thức hoạt động sau:
Hoạt động thứ nhất: Lật ô chữ
Hát một đoạn bài hát có từ trong ô đã lật: 10đ (nếu lật trúng ô màu xanh, nếu vào ô đỏ thì mất quyền cho đội tiếp theo).
Lật ô chữ cho đến khi có đội đoán được bài hát gốc: 40đ.
+ Sau khi thi xong, Ban giám khảo tổng kết điểm của các đội qua hoạt động 1.
Hoạt động thứ nhất: Thi hát
Các đội lần lượt hát các bài hát có từ "Đảng", "quê hương", "mùa xuân", "đất nước" (mỗi bài hát đúng và không trùng được 10đ). Qua 4 vòng, Ban giám khảo công bố điểm trong hoạt động 2 của mỗi đội.
- Kết thúc chương trình: Ban giám khảo tổng kết điểm của các đội qua 2 hoạt động và trao giải thưởng.
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Đại diện các đội nhận xét kết quả hoạt động, GVCN phát biểu ý kiến.
- Cán bộ lớp nhắc nhở công việc chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
Tháng 4:THANH NIÊN VỚI HOÀ BÌNH, HỮU NGHỊ VÀ HỢP TÁC
Hoạt động 1: "HOÀ BÌNH VÀ VAI TRÒ CỦA THANH NIÊN HỌC SINH" 
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Hiểu ý nghĩa của hoà bình đối với mỗi người, mỗi gia đình, nhà trường, mỗi cộng đồng, dân tộc và nhân loại. Hiểu quyền tự do trong tư tưởng, quan điểm về hoà bình.
- Tham gia các hoạt động và giữ gìn, bảo vệ hoà bình.
- Có thái độ đúng đán và yêu hoà bình, ủng hộ cái thiện, phản đối chiến tranh, bạo lực.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
1. Nội dụng:
- Hoà bình là sự tôn trọng, hợp tác, là sự thân thiện, giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ, cùng phát triển. Hoà bình trái với chiến tranh, trái với xung đột, khủng bố. Hoà bình mang lại hạnh phúc cho mọi người, chiến tranh, xung đột, khủng bố là bất hạnh, là chết chóc, là sự phá hoại cuộc sống của con người.
- Hoà bình là điều kiện, là môi trường thuận lợi cho mỗi người được phát triển và góp phần xây dựng một xã hội văn minh hạnh phúc.
- Người Việt Nam thấm thía ý nghĩa của hoà bình vì phải đấu tranh bằng xương máu suốt mất chục năm chống lại chiến tranh xâm lược để có hoà bình, độc lập, tự do và như vậy mới có cơ hội để thực hiện mục tiêu: dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Hoà bình phải được giữ gìn, bảo vệ bằng mọi giá, là trách nhiệm của mọi người, của cả dân tộc. Thế hệ trẻ là lực lượng hùng hậu, là sức mạnh của đất nước, do đó học sinh cần phát huy truyền thống cha ông, góp phần bảo vệ, duy trì hoà bình.
2. Hình thức:
- Thảo luận, tranh luận.
- Văn nghệ xen kẽ.
- Thi kiến thức và hát.
- Trò chơi âm nhạc.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Nêu mục đích, yêu cầu haọt động cho cả lớp nhằm giúp HS định hướng đúng và sẵn sàng tham gia.
- Cung cấp cho HS những kiến thức chủ yếu về nội dung và ý nghĩa của hoà bình cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp. Hướng dẫn học sinh tìm đọc thêm sách báo, thu nhập thêm thông tin ở các phương tiện thông tin đại chúng khác. Đồng thời yêu cầu liên hệ trong cuộc sống hàng ngày, ở nhà trường, ở gia đình và cộng đồng về các quan hệ ứng xử liên quan đến sự hợp tác, thân thiện hoặc xung đột, mâu thuẫn và cách giải quyết...
- Hướng dẫn học sinh tìm đọc cách điều 12, 13, 15 trong Công ước Liên hiệp quốc về quyền trẻ em để tham gia thảo luận.
- Gợi ý một số câu hỏi, vấn đề thảo luận.
- Giao cho cán bộ lớp và BCH chi đoàn tổ chức hoạt động và bổ sung thêm các câu hỏi thảo luận.
- Liên hệ GV bộ môn GDCD phối hợp cùng chủ nhiệm làm cố vấn cho hoạt động của học sinh.
2. Học sinh:
- Cán bộ lớp và BCH chi đoàn chuẩn bị, phân công tổ chức hoạt động.
- Hoàn thiện hệ thống câu hỏi thảo luận.
- Phân công người điều khiển chương trình thảo luận, trò chơi.
- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ.
- Phân công trang trí, chuẩn bị dụng cụ, phương tiện.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Người thực hiện
Nội dung 
Phương tiện
Thời gian
Dẫn chương trình
Dẫn chương trình
Lần lượt các tổ chức ý kiến thảo luận
GV cố vấn tổng kết, tóm tắt vấn đề.
Dẫn chương trình
lớp chia làm 2 đội
BGK tổng kết điểm từng đội
Dẫn chương trình
2 đội thi
BGK, thư ký
- Hát tập thể và trò chơi khởi động.
- Tuyên bố lý do buổi hoạt động và mục đích yêu cầu.
- Giới thiệu giáo viên chủ nhiệm, đại biểu, thành phần BGK, thư ký.
- Thảo luận: Nêu lần lượt các câu hỏi và vấn đề. Các nhóm có 4 phút để thảo luận. Lần lượt mỗi nhóm trả lời và các nhóm khác tranh luận. xen kẽ 2, 3 câu hỏi là các tiết mục văn nghệ.
+ Như thế nào là hoà bình? Ý nghĩa của hoà bình?
+ Hậu quả của chiến tranh?
+ Vì sao chúng ta phải bảo vệ hoà bình?
+ Cần phải làm gì để bảo vệ hoà bình? (trong gia đình, trong trường học, ngoài xã hội...).
+ Sự đối lập giữa hoà bình và chiến tranh?
+ Biểu hiện của lòng yêu hoà bình?
- Trò chơi âm nhạc: Gồm 3 vòng thi. Chia lớp thành 2 đội. Vòng 1 gồm 6 ô chữ trong đó có 2 ô chữ đỏ, tìm bài hát gốc. Khi lật phải ô tô mất quyền lựa chọn. Lật được từ gì sẽ trình bày một bài hát có từ đó. Vòng 2 gồm 5 ô chữ trong đó có 2 ô chữ đỏ, tìm bài hát gốc. Vòng 3 có 6 ô chữ, 2 đội lật từng ô và đoán bài hát gốc.
+ Vòng 1: 
Quả bóng 
Xanh 
Bay 
Giữa 
Trời 
Xanh 
 Bài hát gốc: Trái đất này là của chúng mình - Trương Quang Lục.
+ Vòng 2:
Bồ câu
Tung 
Cánh 
Giữa 
Trời 
Bài hát gốc: Em như chim Bồ câu trắng - Trần Ngọc.
+ Vòng 3: 
Cùng 
Muôn 
Trái tim
Ngất 
Say 
Hoà bình
Bài hát gốc: Tự nguyện - Trương Quốc Khánh.
- Thi đua: Vẫn là 2 đội như trò chơi âm nhạc. Gồm 2 vòng thi.
+ Vòng 1: Mỗi đội lần lượt trả lời đúng hay sai cho 5 câu hỏi. Đúng được 10 điểm. Sai bị trừ 10 điểm.
. Xây dựng mối quan hệ hợp tác giữa các quốc gia trên thế giới được xem là bảo vệ hoà bình.
. Trong vài thập kỉ tới ít có khả năng xảy ra chiến tranh thế giới.
. Xung đột vũ trang, xung đột tôn giáo, dân tộc là để tiến tới hoà bình.
. Giao lưu văn hoá giữa các nước là góp phần bảo vệ hoà bình.
. Thân thiện, tôn trọng giữa người và người là bảo vệ hoà bình.
. Chạy đua vũ trang, lật đổ chính quyền, khủng bố vẫn còn xảy ra.
. Hoà bình, hợp tác, phát triển là xu thế hiện nay.
. Tham gia các hoạt động tích cực do lớp, trường, địa phương tổ chức là bảo vệ hoà bình.
. Phát triển các lò hạt nhân, nguyên tử, phát triển vũ khí là để bảo vệ hoà bình.
. Đấu tranh chống chiến tranh là nhiệm vụ của nhà nước và quân đội.
+ Vòng 2: Mỗi đội thể hiện một bài hát về hoà bình.
- Tổng kết điểm 2 đội qua 2 trò chơi và phát thưởng.
Poster câu hỏi
Ô chữ
Phần thưởng 
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, nhận xét và tổng kết.
- Nhắc nhỡ công việc cho các hoạt động tới.
- Bài hát tập thể kết thúc.
Tháng 5: THANH NIÊN VỚI BÁC HỒ
TÌM HIỂU VỀ CUỘC ĐỜI HOẠT ĐỘNG CÁCH MẠNG
CỦA BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Sau hoạt động này, học sinh cần:
- Hiểu sâu sắc về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ cũng như sự quan tâm về tình cảm của Bác đối với thế hệ, đặc biệt trong việc bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em.
- Tự hào, kính trọng và biết ơn công lao của Bác đối với dân tộc.
- Tích cực học tập, rèn luyện theo tấm gương Bác Hồ.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Những nội dung chủ yếu HS cần tìm hiểu:
- Nguyên nhân nào thôi thúc Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước. Phân tích để thấy được sự hy sinh, lòng quyết tâm của Bác đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc.
- Những Văn kiện, Chỉ thị, Nghị quyết, Quyết định của Đảng và Bác Hồ với những thời điểm lịch sử làm nên những kỳ tích mà cả thế giới phải khâm phục: Đánh đuổi hai đế quốc to lớn Pháp và Mỹ, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Những lời dạy của Bác Hồ với thanh niên, thiếu niên và HS, liên hệ với việc thực hiện Công ước của Liên hiệp quốc về Quyền trẻ em của xã hội ta.
- Bác đã hi sinh cả cuộc đời cho độc lập, thống nhất đất nước, cho no ấm hạnh phúc của nhân dân.
2. Hình thức hoạt động:
- Tổ chức cuộc thi kể chuyện với chủ đề "Bác Hồ với thiếu nhi".
- Hái hoa dân chủ thông qua việc trả lời câu hỏi về cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
- Tổ chức thi vẽ tranh về cuộc đời hoạt động của Bác.
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
- Phát động cuộc thi tìm hiểu về cuộc đời hoạt động của Bác đầu tháng 5.
- Gợi ý cho HS về các nội dung của hoạt động để các em chủ động bàn bạc, cho biết hình thức hoạt động.
- Gợi ý cho HS kế hoạch, thời gian và tiến độ triển khai hoạt động.
- Giới thiệu tham khảo, liên hệ với giáo viên bộ môn lịch sử, giáo dục công dân, ngữ văn, tìm hiểu các Điều 6, 12, 13, 31 của Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em.
- Tham dự cuộc hợp với cán bộ lớp và ban chấp hành Đoàn thanh niên triển khai kế hoạch.
2. Học sinh:
- Cán bộ lớp họp với Ban chấp hành chi đoàn thảo về nội dung thích hợp nhất. Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ và giao nhiệm vụ cho các nhóm sưu tầm tài liệu, các loại, tư liệu, tranh ảnh phục vụ cho cuộc thi.
- Các nhóm họp bàn việc thực hiện nhiệm vụ được giao, phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng cá nhân.
- Liên hệ với các giáo viên bộ môn văn, sử, GDCD cung cấp thêm kiến thức.
- Phân công trang trí.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Người phụ trách
Nội dung hoạt động
Phương tiện
Thời gian
BCS
Dẫn chương trình
Dẫn chương trình cùng với BGK
Dẫn chương trình 
* Hoạt động mở đầu:
- Ban tổ chức trang trí trên bảng, sắp xếp bàn ghế theo tổ, phân bố các dụng cụ theo đúng vị trí.
- Dán các bức tranh của các tổ lên bảng.
* Hoạt động 1:
- Người dẫn chương trình giới thiệu các bạn tham gia một số tiết mục văn nghệ "Những bài ca dâng Bác".
1. Lời Bác dặn trước lúc đi xa.
2. Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người.
3. Viếng lăng Bác.
Phản ánh tình cảm, thái độ của thế hệ trẻ đối với Bác Hồ kính yêu.
- Bí thư chi đoàn nêu lí do, giới thiệu đại biểu và chương trình hoạt động.
- Giới thiệu Ban giám khảo gồm: GVCN, LT, BT đoàn.
* Hoạt động 2: Hái Hoa dân chủ
- Bí thư chi đoàn nêu thể lệ thi, mỗi câu 10 điểm. Nội dung về cuộc đời hoạt động của Bác từ 1911 đến khi Bác mất.
- Các tổ lần lượt cử 2 bạn lên hái hoa dân chủ.
- BGK nhận xét, cho điểm.
* Hoạt động 3: Kể chuyện
 - Bí thư chi đoàn trình bày những nội dung cơ bản cần được trình bày và thông báo thể lệ thi, thang điểm 10 (nội dung : 6 điểm, hình thức: 4 điểm).
- Đại diện các nhóm lên thi
* Hoạt động 4: Trò chơi đoán tranh
- Bức tranh "Bác Hồ đọc tuyên ngôn độc lập ở Quảng trường Ba Đình).
- Bức tranh gồm 4 ô: mỗi ô gồm bài hát hoặc đọc thơ phù hợp với ô chữ.
* Hoạt động 5: Xem tranh
- Mỗi nhóm lên giới thiệu bức tranh vẽ của nhóm mình, nói lên mục đích ý nghĩa của bức tranh.
- BGK cho điểm: đẹp 5 điểm, ý nghĩa 5 điểm
* Hoạt động 6: Kết quả hoạt động
BGK nhận xét ưu khuyết điểm của các nhóm về các cuộc thi, thông báo kết quả, cho điểm các nhóm, phát thưởng.
Phấn màu, giấy màu, keo dán, tranh
Học sinh hát
Dùng dây thông có gắn các câu hỏi là những bông hoa.
Có tranh ảnh 
Dụng cụ
V. ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét ưu khuyết điểm trong giờ sinh hoạt
- Dặn dò cho buổi học tới.
Hoạt động 2: 
VĂN NGHỆ MỪNG SINH NHẬT BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
- Khắc sâu tình cảm, lòng kính trọng và biết ơn đối với Bác Hồ của thế hệ trẻ VN.
- Rèn luyện kỹ năng, trau dồi đức tình tự tin và ý thức tích cực sẵn sàng tham gia vào các hoạt động văn hoá, văn nghệ của lớp, của trường.
- Tăng thêm lòng tự hào được sống trong thời đại Hồ Chí Minh.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Ca ngợi công lao của Đảng, của Bác Hồ đối với dân tộc, với sự nghiệp vẻ vang của đất nước:
Lựa chọn những bài hát, bài thơ của nhiều tác giả ca ngợi công lao của Đảng và Bác Hồ đối với dân tộc Việt Nam. Thông qua các bài thơ, bài hát đó, thế hệ trẻ thể hiện lòng tôn kính đối với lãnh tụ vĩ đại, người anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá thế giới là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
2. Tình cảm của Bác dành cho thế hệ trẻ Việt Nam:
- Chọn những bài hát, bài thơ thể hiện tình cảm của Bác đối với thế hệ trẻ, thể hiện niềm tin của thể hệ đối với tư tưởng của Người.
- Hoạt động văn nghệ, hát các bài: Bác đang cùng chúng cháu hành quân, Hát mãi khúc quân hành, Lời ca dâng Bác..., để cảm nhận tình thương yêu bao la của Bác đối với tuổi trẻ Việt Nam và qua đó thể hiện lòng biết ơn, thái độ kính trọng đối với Bác Hồ.
3. Tổ chức các hoạt động "Tháng 5 nhớ Bác" thông qua các hình thức: dâng hoa lên tượng Bác, lễ báo công dâng Bác, xem phim về cuộc đời hoạt động của Bác Hồ, sinh hoạt truyền thống để thể hiện quyết tâm của tuổi trẻ Việt Nam: "sống chiến đấu, lao dộng và hoạt động học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại".
III. CÔNG TÁC CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
Định hướng nội dung hoạt động cho học sinh, ca ngợi Đảng, Bác Hồ.
- Nêu mục đích, yêu cầu của hoạt động văn hoá, văn nghệ "Mừng sinh nhật Bác Hồ" để học sinh có ý thức chuẩn bị.
- Giao nhiệm vụ cho cán bộ lớp, cán bộ đoàn thiết kế nội dung chương trình, lựa chọn phương án thích hợp, có tính khả thi cao.
2. Học sinh:
- Cán bộ lớp với cán bộ đoàn họp để phân công chuẩn bị các việc cụ thể.
- Quyết định về thời gian, địa điểm, số lượng tiết mục, thể loại các tiết mục và chương trình hoạt động.
- Mỗi tổ chuẩn bị 4, 5 tiết mục văn nghệ với các thể loại khác nhau: hát, đọc thơ, ngâm thơ, kể chuyện, múa, hoạt cảnh truyền thống...
- Thành lập Ban giám khảo gồm: những em có năng khiếu hoặc hiểu biết về nghệ thuật, biết cảm thụ nghệ thuật, số lượng nêu từ 3 đến 5 người.
- Thống nhất 1 số tiết mục chung cho cả lớp, lựa chọn 1 số em tập "phút sinh hoạt truyền thống" trước khi vào buổi diễn, ôn lại các bài hát Quốc ca, lãnh tụ ca và dâng hoa lên tượng Bác.
IV. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG:
Sinh hoạt văn nghệ được tiến hành theo đơn vị lớp với thời gian là 1 tiết. Theo chương trình kế hoạch đã được chuẩn bị, tổ chức hoạt động sao cho phù hợp với thời gian, điều kiện của lớp, của trường. Sau đây là những ý về chương trình sinh hoạt văn nghệ "Bác đang cùng chúng cháu hành quân".
1. Hoạt động thứ nhất: Phút tưởng niệm truyền thống 
- Phút tưởng niệm truyền thống (dâng hoa lên tượng Bác, mở băng phát lời nói của Bác Hồ...) khi mọi người đứng yên lặng có thể đọc câu: "Trong giờ phút thiêng liêng và xúc động này, toàn thể các bạn học sinh lớp 11... xin hứa với Bác sẽ ra sức học tập và rèn luyện để thực hiện tốt những điều Bác dạy".
2. Hoạt động thứ hai: Khai mạc hội diễn.
- Bí thư chi đoàn tuyên bố khai mạc Hội diễn.
- Đọc danh sách ban giám khảo và mời Ban giám khảo vào vị trí của mình. Một đại diện Ban giám khảo nêu yêu cầu và tiêu chuẩn chấm điểm.
- Có thể chấm điểm theo thang điểm.
+ STT.
+ Đơn vị (cá nhân).
+ Chủ đề (2 điểm).
+ Nội dung (3 điểm).
+ Kỹ thuật biểu diễn (3 điểm).
+ Tự biên (2 điểm).
+ Tổng cộng:
Chấm điểm xong có thể xếp loại A, B, C.
3. Hoạt động thứ ba: Biểu diễn văn nghệ
Theo thứ tự bốc thăm, người dẫn chương trình cá nhân và các tổ lên trình bày tiết mục của mình. Yêu cầu mỗi tiết mục không quá 3 phút. Đảm bảo tính liên tục trong quá trình biểu diễn.
- Sau mỗi tiết mục, Ban giám khảo nên cho điểm công khai, thư ký ghi chép để công bố điểm của các tổ vào phần bế mạc.
- Các đơn vị và cá nhân trình bày xong, người dẫn chương trình có thể tổ chức 1 trò chơi tập thể để thay đổi không khí biểu diễn.
- Người dẫn chương trình công bố kết quả xếp loại. Mời giáo viên chủ nhiệm lên trao giải thưởng cho tập thể và cá nhân theo thứ tự từ giải ba, giải nhì, giải nhất.
V. ĐÁNH GIÁ KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Giáo viên chủ nhiệm nhận xét đánh giá.
Hoạt động 3: 
THI SÁNG TÁC THƠ CA VỀ BÁC HỒ
I. MỤC TIÊU HOẠT ĐỘNG:
Giúp học sinh nhận thức được công lao to lớn của Bác Hồ với dân tộc.
+ Thể hiện tình cảm và bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với lãnh tụ kính yêu của dân tộc.
+ Khắc sâu trong trái tim mình hình ảnh của vị anh hùng dân tộc và danh nhân văn hoá thế giới.
+ Thể hiện lòng tự hào, kính trọng và biết ơn Bác Hồ qua các tác phẩm, bài viết của mình.
+ Tích cực học tập, rèn luyện để trở thành người công dân có ích cho xã hội.
+ Rèn luyện theo gương Bác Hồ vĩ đại.
II. NỘI DUNG, HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG:
1. Viết bài ca ngợi công lao to lớn của Bác đối với dân tộc:
- Yêu cầu câu văn diễn đạt trong sáng, rõ ràng, thể hiện được tình cảm sâu sắc và lòng biết ơn của thanh niên học sinh đối Bác Hồ.
- Thông qua bài viết, các em thể hiện sự hiểu biết về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Bác Hồ, tự do trình bày ý kiến cá nhân.
- Phân tích nhân cách lớn của Bác Hồ thông qua những câu chuyện cảm động về sự ứng xử tinh tế, văn hoá, lịch lãm của Bác trong quan hệ đối ngoại cũng như cử chỉ ân cần, chu đáo của Bác Hồ với đồng bào và thanh thiếu niên.
- Ghi nhớ những lời căn dặn của Bác đối với tuổi trẻ Việt Nam.
- Bằng những từ ngữ trong sáng, rõ ràng, thể hiện được sự ngưỡng mộ, tôn kính, lòng biết ơn và tình cảm chân thành của thế hệ trẻ Việt Nam đối với lãnh tụ kính yêu của nhân dân ta.
- Người đã đưa dân tộc ta thoát khỏi ách thống trị tàn bạo của đế quốc thực dân, mở ra một kỉ nguyên mới trong lịch sử dân tộc, đó là kỉ nguyên của độc lập, dân chủ và tiến lên CNXH.
2. Sáng tác thơ ca nói lên tình cảm, sự yêu thương, kính trọng đối với Bác Hồ:
Thơ, các sáng tác, bài viết về Bác Hồ cần được diễn đạt bằng những từ ngữ trong sáng,, rõ ràng, thể hiện được sự ngưỡng mộ, 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_11_ki_ii.doc