Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 11 - Chủ đề tháng 2: Thanh niên với lí tưởng cách mạng - Huỳnh Thị Như Lan

Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 11 - Chủ đề tháng 2: Thanh niên với lí tưởng cách mạng - Huỳnh Thị Như Lan

I. Mục tiêu hoạt động.

- Sau khi thực hiện xong chủ đề này, học sinh có nhận thức đúng đắn về lý tưởng cách mạng mà Đảng đã vạch ra: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và xác định được trách nhiệm của bản thân là phải góp phần thực hiện lý tưởng cách mạng đó.

- Có thái độ tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng cách mạng mà Đảng đã chỉ ra, tích cực tham gia các hoạt động nhăm thực hiện lí tưởng đó.

- Có hoài bão, ước mơ cho tương lai của mình, có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu để thực hiện ước mơ đó.

- Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực tự khẳng định, tự hoàn thiện bản thân.

- Liên hệ bản thân để có sự phấn đấu trong học tập và tu dưỡng.

II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động:

Hoạt động 1: Tóm tắt cuộc đời và hoạt động cách mạng của Bác Hồ.

Hoạt động 2: Giải ô chữ cách mạng.

Hoạt động 3: Hái hoa dân chủ.

Hoạt động 4: Trò chơi “ ai nhanh hơn”.

 

docx 12 trang huemn72 74823
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 11 - Chủ đề tháng 2: Thanh niên với lí tưởng cách mạng - Huỳnh Thị Như Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
Trường Huỳnh Văn Nghệ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Họ và tên sinh viên thực tập: HUỲNH NHƯ NHỊ LAN Khoa: KHXH&NV
Trường thực tập: TRƯỜNG THPT HUỲNH VĂN NGHỆ Lớp chủ nhiệm: 11.8
Họ và tên giáo viên hướng dẫn: Cô NGUYỄN THỊ HỮU TUYỀN
GIÁO ÁN SINH HOẠT HƯỚNG NGHIỆP
CHỦ ĐỀ THÁNG 2
“THANH NIÊN VỚI LÝ TƯỞNG CÁCH MẠNG”
(12/3/2020)
I. Mục tiêu hoạt động.
- Sau khi thực hiện xong chủ đề này, học sinh có nhận thức đúng đắn về lý tưởng cách mạng mà Đảng đã vạch ra: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” và xác định được trách nhiệm của bản thân là phải góp phần thực hiện lý tưởng cách mạng đó.
- Có thái độ tin tưởng tuyệt đối vào lí tưởng cách mạng mà Đảng đã chỉ ra, tích cực tham gia các hoạt động nhăm thực hiện lí tưởng đó.
- Có hoài bão, ước mơ cho tương lai của mình, có kế hoạch và quyết tâm phấn đấu để thực hiện ước mơ đó.
- Tích cực, chủ động trong học tập và rèn luyện, phát triển năng lực tự khẳng định, tự hoàn thiện bản thân.
- Liên hệ bản thân để có sự phấn đấu trong học tập và tu dưỡng.
II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động:
Hoạt động 1: Tóm tắt cuộc đời và hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
Hoạt động 2: Giải ô chữ cách mạng.
Hoạt động 3: Hái hoa dân chủ.
Hoạt động 4: Trò chơi “ ai nhanh hơn”.
III. Công tác chuẩn bị:
1. Giáo viên:
Giáo viên chuẩn bị các tài liệu liên quan đến lịch sử Đảng Cộng Sản Việt Nam, về tuổi trẻ và hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
 Chuẩn bị ô chữ, quà, bài hát.
2. Học sinh:
Chuẩn bị các tài liệu liên quan đến nội dung buổi sinh hoạt. Chuẩn bị các bài hát ca ngợi Đảng, ca ngợi Bác Hồ như: 
- Ca ngợi Đảng:
+ Ca ngợi Đảng Cộng sản Việt Nam.
+ Chào mừng Đảng Lao động Việt Nam – Nhạc và lời: Đỗ Minh, sáng tác 1951.
+ Đảng cho ta một mùa xuân – Nhạc và lời: Phạm Tuyên, sáng tác năm 1957.
- Ca ngợi Bác Hồ:
+ Như có Bác Hồ trong ngày vui đại thắng – Nhạc và lời: Phạm Tuyên.
+ Bên lăng Bác Hồ.
+ Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người (có đĩa bán ở nhà sách) – Trần Kiết Tường, sáng tác năm 1962.
+ Người sống mãi trong lòng miền Nam – Nguyễn Đồng Nai (1969).
+ Mùa xuân trên thành phố Hồ Chí Minh – Nhạc và lời: Xuân Hồng.
- Ca ngợi Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh:
+ Tiến lên thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh – Văn Ký (1971).
+ Thanh niên làm theo lời Bác – Hoàng Hòa.
+ Lên đàng – Lưu Hữu Phước – Huỳnh Văn Tiểng.
+ Khát vọng tuổi trẻ - Nhạc và lời: Vũ Hoàng.
+ Tuổi trẻ thế hệ Bác Hồ - Nhạc và lời: Triều Dâng.
+ Dấu chân tình nguyện – Nhạc và lời: Vũ Hoàng.
+ Mùa hè xanh – Nhạc và lời: Vũ Hoàng.
+ Bài ca thanh niên tình nguyện. Nhạc và lời: Nguyễn Thành An.
+ Hành trình nối vòng tay lớn - Nhạc và lời: Nguyễn Văn Hiên.
Học sinh phân công người sưu tầm tài liệu và các bài hát theo chủ đề quy định. 
IV. Tiến hành hoạt động:	
Nội dung và hình thức hoạt động
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Khởi động
Cả lớp hát bài “Nối vòng tay lớn”.
- Yêu cầu lớp phó văn nghệ bắt nhịp cho học sinh hát.
- Giới thiệu cho học sinh bốn hoạt động sẽ diễn ra trong buổi sinh hoạt ngày hôm nay.
Hát tập thể
Hoạt động 1
Nói về cuộc đời và hoat động của Bác. 
Hoạt động 2
Chơi ô chữ
Luật chơi: Chia lớp thành 4 đội. Có 8 hàng ngang. Lần lượt từng đội chọn 1 hàng ngang bất kỳ, trả lời đúng thì được 5 điểm, sai thì các đội khác giơ tay giành lượt trả lời. Sau khi 4 hàng ngang được mở ra, các đội được quyền đoán từ khóa, nếu trả lời sai thì bị loại khỏi trò chơi. Trả lời đúng từ khóa được 20 điểm. Từ khóa là từ gồm 8 chữ cái được tô đỏ ở mỗi ô hàng ngang, sắp xếp không theo trật tự, liên quan đến chủ đề ngày hôm nay.
(xem phụ lục 1)
Hoạt động 3: 
Kiểm tra kiến thức của học sinh qua những câu hỏi trắc nghiệm liên quan đến lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, tuổi trẻ và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác Hồ.
( Xem phụ lục 2)
 Hoạt động 4:
Trò chơi “ Ai nhanh hơn”
Luật chơi: Mỗi đội cử hai đại diện, một người sẽ bị bịt mắt và đút sữa chua cho người còn lại trong vòng 1 bài hát. Đội nào nhanh nhất thì được 20 điểm, về nhì 15 điểm, về ba 10 điểm, về tư 5 điểm. 
GV: Dẫn dắt lớp vào chủ đề sinh hoạt. Đặt vài câu hỏi liên quan tới Bác cho học sinh trả lời, như:
+ Đố các em biết ai là người lãnh đạo tổ chức Cách mạng tháng Tám thắng lợi và sáng lập ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (1930-1945)?
+ Các em có biết Bác sinh vào ngày tháng năm nào? Quê ở đâu?
+ Bác ra đi tìm đường cứu nước vào năm nào? Ở đâu? 
Giáo viên tóm tắt tiểu sử và cuộc đời hoạt động cách mạng của Bác.
Sau đó giáo viên hỏi học sinh: “Nghe qua cuộc đời của Bác và sự hiểu biết của các em, vậy cho cô biết Bác là người như thề nào?”.
Rút ra kết luận khuyên các em sống và học tập theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Giới thiệu thể lệ trò chơi 
Đọc câu hỏi cho học sinh
Giáo viên cho đại diện mỗi tổ bốc thăm câu hỏi trắc nghiệm, đọc nội dung câu hỏi lên cho cả lớp nghe và đại diện tổ đó phải trả lời nhanh, trả lời đúng được 5 điểm, nếu trả lời sai thì tổ đó không có điểm, 3 tổ còn lại được giành quyền trả lời, trả lời đúng được 5 điểm, sai thì không có điểm. 
Có 13 lá thăm chứa nội dung câu hỏi trắc nghiệm. Trong đó, có một lá thăm may mắn, tổ nào bốc được lá thăm này sẽ được cộng 5 điểm mà không cần trả lời câu hỏi.
- Điều khiển trò chơi
Lắng nghe
Nghe câu hỏi và trả lời.
-Mỗi tổ lần lượt chọn 1 ô hàng ngang bất kì chờ giáo viên đọc xong câu hỏi, hội ý và trả lời.
- Cử đại diện mỗi tổ lên trả lời lần lượt.
- Hai đại diện mỗi tổ thực hiện trò chơi
V. Kết thúc hoạt động:
- Tổng kết điểm và trao thưởng.
- Kết thúc các hoạt động, giáo viên hỏi xem cảm nghĩ của học sinh về tiết sinh hoạt này.
Qua đó, giáo viên hỏi ngẫu nhiên một vài em về bổn phận và trách nhiệm của học sinh phải làm gì để góp sức mình vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước vì dân giàu, nước mạnh, xã hộicông bằng, dân chủ, văn minh; vì hạnh phúc, vì tương lai tươi sáng của tuổi trẻ.
Phụ lục 1:
	Ô chữ: bổ sung từ khóa và giáo án
Đ
Ặ
N
G
T
H
Ù
Y
T
R
Â
M
T
I
E
N
Q
U
A
N
C
A
T
O
H
U
U
B
A
C
H
O
T
R
U
O
N
G
S
O
N
T
R
A
N
P
H
U
M
U
A
H
E
X
A
N
H
N
G
U
Y
E
N
V
A
N
T
H
A
C
Câu 1: (Hàng ngang gồm 12 chữ cái) “Đừng đốt trong đó có lửa” lời nói ấy nói về cuốn nhật ký của ai ? 
Câu 2: (Hàng ngang gồm 10 chữ cái) Bài “Quốc ca” của nước Việt Nam có tên gọi khác là gì? 
Câu 3: (Hàng ngang gồm 5 chữ cái) 
 “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ 
 Mặt trời chân lý chói qua tim 
 Hồn tôi là một vườn hao lá 
 Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
 Tác giả đoạn thơ trên là ai ? 
Câu 4: (Hàng ngang gồm 5 chữ cái) “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập dân ta được hoàn toàn tự do,đồng bào ai cũng có cơm ăn ,áo mặc , ai cũng được học hành” . 
 Câu nói trên của ai ? 
Câu 5: (Hàng ngang gồm 9 chữ cái) con đường này là mạng lưới giao thông quân sự chiến lược chạy từ lãnh thổ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào tới lãnh thổ Việt Nam Cộng hòa, hệ thống này lấy tên một dãy núi chạy dọc miền trung Việt Nam, đây là dãy núi dài nhất nước ta.
Câu 6: (hàng ngang gồm 7 chữ cái) là một nhà cách mạng Việt Nam. Ông là Tổng Bí Thư đầu tiên của Việt Nam khi mới 26 tuổi.
Câu 7: (hàng ngang gồm 9 chữ cái) tên một chiến dịch tình nguyện, tình nguyện viên sẽ tham gia các công việc ở địa bàn khác chủ yếu hỗ trợ người dân đại phương và tạo ra một phong trào về các hoạt động Đoàn ở địa phương.
Câu 8: (hàng ngang gồm 13 chữ cái) cuốn sách “mãi mãi tuổi hai mươi của tác giả nào”.
Từ khóa là từ “ Cách mạng”.
Phụ lục 2:
Câu 1: Ai là tổng bí thư đầu tiên của Đảng?
 Hồ Chí Minh b. Trần Văn Cung	c. Trần Phú
Câu 2: Đảng Cộng sản Việt Nam chính thức ra đời vào ngày tháng năm nào?
2/3/1930 b. 3/2/1930	c. 3/2/1929
Câu 3: Đại hội Đảng lần thứ hai đã bầu ai làm Tổng Bí thư đảng lao động Việt Nam?
 Hồ Chí Minh b. Trần Phú	c. Trường Chinh
Câu 4: Ai đã được cử làm Bí thư Đảng ủy kiêm Tư lệnh chiến dịch Điện Biên Phủ?
 a.Võ Nguyên Giáp b. Phạm Văn Đồng	c. Hoàng Văn Thái
Câu 5: Tại Đại hội nào của Đảng coi giáo dục là quốc sách hàng đầu?
Đại hội lần thứ V. b. Đại hội lần thứ VI	c. Đại hội lần thứ VII
Câu 6: Sự kiện nào được Nguyễn Ái Quốc đánh giá “là một bước ngoặt vô cùng quan trọng trong lịch sử Cách mạng Việt Nam ta”?
 Sự thành lập Đảng Cộng sản Pháp.
 Sự thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
 Sự thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
Câu 7: Tác phẩm nào của Nguyễn Ái Quốc đã vạch rõ âm mưu và thủ đoạn của chủ nghĩa đế quốc che dấu tội ác dưới cái vỏ bọc “khai hóa văn minh”?
 Bản án chế độ thực dân Pháp.
 Đường cách mệnh.
 Nhật kí trong tù.
Câu 8: Bác Hồ ra đi tìm đường cứu nước vào ngày tháng năm nào?
 5/6/1910 b. 5/6/1911 	c. 6/5/1911
Câu 9: “Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tih thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy.” Lời khẳng định này được Bác nêu trong:
a. Câu mở đầu của bản Tuyên ngôn độc lập.
b. Câu cuối của bản Tuyên ngôn độc lập.
c. Di chúc
Câu 10: “ việc gì khó có thanh niên, ở đâu khó có thanh niên”. Khẩu hiệu trên được Bác Hồ nêu ra tại:
a.Hội nghị cán bộ Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam. (1959)
b.Trong thư gửi toàn thể Thanh niên xung phong. (1969)
c.Hội nghị đại biểu những người tích cực nhất trong phong trào văn hóa quần chúng(1960).
Câu 11: Lá cờ cách mạng tung bay trên tòa nhà phủ Tổng thống Ngụy-báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử vào lúc:
10 giờ 30p b. 11 giờ 15p 	c. 11 giờ 30p
Câu 12: Đầu năm 1910, Bác Hồ dừng chân dạy học ở đâu:
 a.Trường Dục Thanh, Phan Thiết 
 b. Trường Phan Bội Châu, Phan Thiết 
 c. Trường Phan Chu Trinh, Phan Thiết
RÚT KINH NGHIỆM
Tân Uyên, ngày .tháng .năm 2020
Giáo viên hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)
 Sinh viên
 (Ký và ghi rõ họ tên)

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_lop_11_chu_de_thang_2_thanh_nien.docx