Giáo án Hoạt động ngoại giờ lên lớp Lớp 11 - Chương trình cả năm

Giáo án Hoạt động ngoại giờ lên lớp Lớp 11 - Chương trình cả năm

I. Mục tiêu hoạt động

 - Học sinh hiểu được vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

 - Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.

 - Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung.

II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động

 - Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

- Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT.

 - Thi hát hoa dân chủ tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục.

III. Công tác chuẩn bị

 1. Giáo viên

 - Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận

 - Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. Đồng thời, nghiên cứu, vận dụng các Điều 12, 13, 27, 29 trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.

 - Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động.

 - Phân công nhiệm vụ cho học sinh.

 - Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận

 2. Học sinh

 - Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động.

 - Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui thay đổi bầu không khí giữa các tiết hoạt động.

 

doc 119 trang Đoàn Hưng Thịnh 6105
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoại giờ lên lớp Lớp 11 - Chương trình cả năm", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết chương trình: 1 & 2
Chủ đề hoạt động tháng 9
THANH NIÊN HỌC TẬP, RÈN LUYỆN VÌ SỰ NGHIỆP 
CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC
 (2 tiết)
I. Mục tiêu hoạt động
	- Học sinh hiểu được vai trò của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước, xác định được quyền và trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
	- Biết xây dựng kế hoạch học tập và rèn luyện để có thể thực hiện được bổn phận của thanh niên học sinh, phấn đấu trở thành những công dân có ích cho tương lai.
	- Tích cực, chủ động, tự giác trong học tập và rèn luyện, sẵn sàng tham gia các hoạt động thể hiện vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp chung.
II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động
	- Thảo luận nhóm tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
- Thảo luận, giao lưu, tọa đàm trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT.
	- Thi hát hoa dân chủ tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục.
III. Công tác chuẩn bị
	1. Giáo viên
	- Định hướng nội dung cho học sinh thảo luận 
	- Chuẩn bị các tài liệu có liên quan đến nội dung hoạt động để cung cấp cho học sinh. Đồng thời, nghiên cứu, vận dụng các Điều 12, 13, 27, 29 trong Công ước Liên hợp quốc về Quyền trẻ em để hướng dẫn học sinh tìm hiểu, liên hệ việc thực hiện các quyền nói trên trong thực tế.
	- Chuẩn bị các câu hỏi gợi ý dưới dạng hỏi – đáp hoặc xử lý tình huống, hướng dẫn học sinh khai thác nội dung hoạt động.
	- Phân công nhiệm vụ cho học sinh.
	- Duyệt kế hoạch cho học sinh trước khi tiến hành thảo luận 
	2. Học sinh
	- Xây dựng chương trình hoạt động, chuẩn bị tốt nội dung hoạt động.
	- Phân công người dẫn chương trình, chuẩn bị tiết mục văn nghệ, trò chơi, đố vui thay đổi bầu không khí giữa các tiết hoạt động.
IV: Tổ chức tiến hành các hoạt động
Tên hoạt động
Nội dung hoạt động
Người thực hiện
-Khởi động.
-Tuyên bố lý do, giới.thiệu đại biểu,.tên chủ đề hoạt động.tháng.9 (5 phút).
*Hoạt động 1: Tìm hiểu vị trí, vai trò của người thanh niên học sinh THPT trong sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước (30 phút). 
*Hoạt động 2: Trao đổi về phương pháp học tập tích cực ở trường THPT (20 phút).
*Hoạt động 3: Thi tìm hiểu về những vấn đề cơ bản của Luật Giáo dục (30 phút)
- Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên. VD bài hát “Nối vòng tay lớn” (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn), hoặc “Thanh niên làm theo lời Bác” (Nhạc và lời: Hoàng Hòa).
- Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình giáo dục ngoài giờ lên lớp chủ đề tháng 9: “Thanh niên học tập, rèn luyện vì sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”.
- Xin giới thiệu đại biểu: thầy Luyến.
- Vỗ tay 
- Nêu và giải quyết các câu hỏi thảo luận đã được giáo viên gợi ý ở phần chuẩn bị:
1) Có thể xây dựng và phát triển đất nước dựa vào nền sản xuất nông nghiệp như hiện nay được không? Vì sao?
 Đáp: Không! Vì sẽ không theo kịp các nước trong khu vực và thế giới về kinh tế, tạo nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với các nước trong khu vực và thế giới.
2) Vậy, phải làm gì để đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của nước ta?
Đáp: Phải công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
3) Công nghiệp hóa là gì?
 Đáp: Công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động kinh tế - xã hội từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến, hiện đại để đạt năng suất lao động cao hơn.
4) Tại sao công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa ở nước ta hiện nay?
Đáp: Vì nước ta đi lên từ nước nông nghiệp lạc hậu nên phải công nghiệp hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, và muốn phát triển nhanh theo kịp các nước thì công nghiệp hóa phải gắn liền với hiện đại hóa (phải biết đi tắt, đón đầu).
5) Hiện đại hóa là gì?
Đáp: Hiện đại hóa là quá trình dựa vào điều kiện của đất nước, ứng dụng và trang bị những phát minh, những thành tựu khoa học và công nghệ mới nhất vào sản xuất, kinh doanh và quản lý.
6) Con người sống trong thời đại công nghiệp hóa, hiện đại hóa sẽ như thế nào?
Đáp: Năng động hơn, có tác phong và lối sống công nghiệp 
7) Công nghiệp hóa, hiện đại hóa có vai trò như thế nào trong quá trình xây dựng và phát triển đất nước?
Đáp: Đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, giữ vững quốc phòng an ninh 
8) Để thực hiện công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước cần những điều kiện nào?
Đáp: Vốn, khoa học công nghệ, cơ sở hạ tầng, con người (quyết định nhất).
9) Có quan điểm cho rằng: “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là cơ hội ngàn vàng cho đoàn viên thanh niên nước ta rèn luyện, cống hiến và nhanh chóng trưởng thành”. Các bạn có đồng ý với nhận định trên không? Tại sao?
Đáp: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhiều nhân tài (đủ đức, đủ tài, đủ kinh nghiệm), nên nếu phấn đấu rèn luyện thì có việc làm tốt, cống hiến nhiều cho đất nước, có cơ hội phát huy tài năng, đoàn viên thanh niên do rèn luyện mà nhanh chóng trưởng thành.
10) Để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần có những điều kiện, đòi hỏi gì ở con người?
Đáp: Người lao động phải vừa hồng (đạo đức), vừa chuyên (tài năng, chuyên môn nghiệp vụ).
11) Muốn có con người đáp ứng được yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa, chúng ta phải làm thế nào?
Đáp: Đầu tư cho giáo dục để giáo dục thực hiện nhiệm vụ của mình.
12) Học sinh đang đi học nhưng có quyền và có thể tham gia vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa không? Bằng cách nào?
Đáp: học tốt, chuẩn bị mọi điều kiện, rèn luyện tốt để sau này góp phần công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
13) Vai trò, trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa là gì?
Đáp: Học tập, rèn luyện, sẵn sàng xông pha cống hiến. 
=> GV nhận xét, đánh giá kết quả thảo luận. 
- Trao đổi một số vấn đề liên quan đến phương pháp học tập và tác dụng của phương pháp học tập tích cực:
1) Có bạn cho rằng cứ học như cũ vừa đỡ mệt mà vẫn có hiệu quả. Các bạn có nhất trí với ý kiến trên không?
Đáp: Cần phải học tập theo phương pháp tích cực, hữu hiệu, giúp ta nắm bắt thông tin, thu nạp kiến thức nhanh nhất, hiệu quả nhất trong thời đại mới.
2) Theo các bạn, thế nào là phương pháp học tập tích cực?
Đáp: Học sinh làm trung tâm của quá trình dạy học, đó là quá trình dạy (của giáo viên) – tự học (của học sinh). Học sinh vừa bị chỉ đạo bởi người dạy vừa là tự chỉ đạo trong quá trình dạy học, tự nghiên cứu, tự thể hiện, tự kiểm tra, tự điều chỉnh, luôn chủ động tự tìm hiểu tri thức, phát hiện và giải quyết vấn đề trên cơ sở tự giác, tự do, tích cực, tự lực, sáng tạo. Giáo viên giữ vai trò chỉ đạo, là người hướng dẫn, tổ chức, điều khiển, điều chỉnh, trọng tài, cố vấn, kết luận, kiểm tra , luôn tạo điều kiện cho học sinh phải làm việc tích cực, luôn làm việc nhiều. Hoạt động chỉ đạo của thầy là giúp người học tự nhận thức, tự phát triển, tự thực hiện, tự kiểm tra và đánh giá, tự hoàn thiện mình. Đối với phương pháp học tập tích cực, nó đòi hỏi học sinh ý thức tự nghiên cứu nội dung bài học trước và sau khi đến lớp, có gì không hiểu thì trao đổi với thầy, với bạn.
3) Theo bạn, phương pháp học tập tích cực có tác dụng như thế nào?
Đáp: Giúp học sinh khắc sâu kiến thức, nắm vững bài học, vận dụng tốt, góp phần phát triển trí lực, rèn luyện tính năng động, sáng tạo.
4) Theo bạn, muốn thực hiện được phương pháp học tập tích cực cần phải có những yêu cầu và điều kiện nào?
Đáp: Học sinh phải có ý thức tự giác học tập, mạnh dạn bày tỏ ý kiến, có tài liệu, phương tiện học tập đầy đủ; giáo viên phải biết tổ chức hoạt động học tập cho học sinh.
5) Khi thực hiện việc học bằng phương pháp tích cực, bạn có gặp phải những khó khăn gì không?
Đáp: Khó khăn về thay đổi nề nếp, thói quen, tác phong, phương pháp học tập và điều kiện học tập 
- GV: Nhận xét, đánh giá câu trả lời của các bạn.
- Học sinh giỏi chia sẻ kinh nghiệm học tập với các bạn.
- GVCN: Trao đổi với học sinh về việc sử dụng phương pháp học tập tích cực trong môn GDCD ở một tiết học cụ thể (45 phút).
- GV: Nêu đặc điểm môn học, đặc điểm, yêu cầu của một tiết học cụ thể.
- HS: Thảo luận, chỉ ra cách học mà các em cho là tích cực đối với tiết học cụ thể đó.
- GV: Nhận xét kết quả thảo luận, khẳng định nội dung đúng, bổ sung 
- Thực hiện thi hái hoa dân chủ, trả lời câu hỏi dạng trắc nghiệm. Người dẫn chương trình giới thiệu thể lệ cuộc thi, quy định thời lượng tiến hành cuộc thi trong vòng 30 phút. Thí sinh trả lời đúng câu hỏi sẽ được quyền yêu cầu bất kỳ học sinh nào trong lớp hát tặng mình một đoạn bài hát hoặc phải thực hiện một trò chơi phạt vui với vai trò là người bị phạt, đây xem như là món quà dành cho người chiến thắng. Nếu thí sinh trả lời câu hỏi sai, thì thí sinh đó sẽ bị phạt bằng cách thực hiện một trò chơi phạt vui.
Hết thời gian quy định, sẽ ngừng cuộc thi, không mở tiếp các câu hỏi còn lại. Học sinh về nhà tự tìm hiểu thêm nội dung của Luật Giáo dục để bổ sung thêm kiến thức cho bản thân.
1) “Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân” được ghi ở điều mấy, chương mấy trong Luật Giáo dục?
a. Điều 7, chương I 
b. Điều 10, chương I c. Điều 12, chương I
2) Giáo dục phổ thông gồm:
a. Giáo dục tiểu học và giáo dục THCS
b. Giáo dục THCS và giáo dục THPT
c. Giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và giáo dục THPT
3) Câu mở đầu của điều 10, chương I là câu nào trong 3 câu sau đây?
a. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục
b. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số 
c. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân
4) Trong chương II, mục 2, điều 27 của Luật Giáo dục nói về: 
a. Phương pháp giáo dục phổ thông
b. Chương trình giáo dục phổ thông
c. Mục tiêu của giáo dục phổ thông
5) Trong chương II, mục II, điều 28 của Luật Giáo dục nói về:
a. Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục phổ thông
b. Chương trình giáo dục phổ thông, sách giáo khoa
c. Cơ sở giáo dục phổ thông
6) Trong chương 3, mục 1, điều 48, nhà trường trong hệ thống giáo dục quốc dân được tổ chức theo các loại hình nào sau đây?
a. Trường công lập và trường dân lập
b. Trường công lập, trường bán công và trường dân lập
c. Trường công lập, trường dân lập và trường tư thục
7) Chương V, điều 83 trong Luật Giáo dục nói về:
a. Người học b. Học viên c. Giáo viên
8) Chương V, điều 83 trong Luật Giáo dục, đã nêu người học bao gồm:
a. Trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non và học sinh của cơ sở giáo dục phổ thông, lớp dạy nghề, trung tâm dạy nghề, trường trung cấp, trường dự bị đại học.
b. Sinh viên của trường cao đẳng, trường đại học, học viên của cơ sở đào tạo thạc sĩ, nghiên cứu sinh của cơ sở đào tạo tiến sĩ, học viên theo học chương trình giáo dục thường xuyên.
c. Bao gồm cả a và b
9) Chương V, điều 85, Luật Giáo dục đã nêu nhiệm vụ của người học là:
a. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của trường; phát huy truyền thống của nhà trường.
b. Tôn trọng cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường; tham gia lao động, hoạt động xã hội, giữ gìn bảo vệ tài sản của trường.
c. Gồm cả a và b
Câu 10: Chương V, điều 85, Luật Giáo dục đã nói về:
a. Nhiệm vụ của người học
b. Quyền của người học
c. Các hành vi người học không được làm
Câu 11: Ở chương V, điều 85 của Luật Giáo dục, khi nói về nhiệm vụ của người học, nhiệm vụ nào được đề cập đầu tiên trong các nhiệm vụ sau:
a. Học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của trường
b. Tôn trọng cán bộ, giáo viên, công nhân viên của trường
c. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của trường
Câu 12: Ở chương V, điều 86 của Luật Giáo dục, đã đề cập đến nội dung nào sau đây:
a. Quyền của người học
b. Nghĩa vụ của người học
c. Quyền và nghĩa vụ của người học
Câu 13: Ở chương V, điều 86 của Luật Giáo dục, đã đề cập đến mấy quyền cơ bản của người học?
a. 5 quyền b. 6 quyền c. 7 quyền
Câu 14: Người học có quyền “được nhà trường, cơ sở giáo dục khác tôn trọng và đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về việc học tập, rèn luyện của mình” được ghi ở khoản mấy trong điều 86, chương V của Luật Giáo dục?
a. Khoản 1 b. Khoản 2 c. Khoản 3
Câu 15: Câu “Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập” được trích trong điều mấy, chương mấy của Luật Giáo dục?
a. Điều 10, chương I
b. Điều 28, chương II
c. Điều 48, chương III
Câu 16: Trong điều 27, chương II của Luật Giáo dục, đã đề cập tới mấy mục tiêu cơ bản của giáo dục phổ thông?
a. 4 b. 5 c. 6
Câu 17: Trong điều 28, chương II của Luật Giáo dục, câu: “Nội dung giáo dục phổ thông phải đảm bảo tính phổ thông, cơ bản, toàn diện, hướng nghiệp và có hệ thống ” được ghi ở khoản mấy?
a. Khoản 1 b. Khoản 2 c. Khoản 3
Câu 18: Trong điều 85, chương V của Luật Giáo dục, người học có mấy nhiệm vụ cơ bản?
a. 5 b. 6 c. 7
Câu 19: Trong điều 86, chương V của Luật Giáo dục, người học “được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian thực hiện chương trình ” được nêu ở khoản mấy?
a. Khoản 1 b. Khoản 2 c. Khoản 3
- GV: nhận xét, đánh giá.
-Phó phong trào
-NDCT
-Cả lớp
-NDCT
-HS thảo luận và phát biểu ý kiến (đại diện nhóm hoặc cá nhân phát biểu)
-NDCT nêu câu hỏi. HS thảo luận và phát biểu ý kiến
-NDCT: Mời một bạn học giỏi trong lớp lên chia sẻ kinh nghiệm học tốt cho các bạn.
-NDCT: Dẫn chương trình cuộc thi, thưởng cho mỗi bạn trả lời đúng một món quà tượng trưng. 
V. Kết thúc hoạt động (5 phút)
	- MC đại diện phát biểu ý kiến kết thúc hoạt động.
	- GVCN nhận xét kết quả hoạt động: nêu ưu, khuyết điểm, rút kinh nghiệm, kết thúc hoạt động; thông báo và hướng dẫn học sinh một số nội dung cụ thể để chuẩn bị cho chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp 10 của tháng 10: “Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình”./.
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết chương trình: 3 & 4
Chủ đề hoạt động tháng 10
THANH NIÊN VỚI TÌNH BẠN, TÌNH YÊU VÀ GIA ĐÌNH 
(2 tiết)
I. Mục tiêu hoạt động:
	- Nhận thức rõ hơn giá trị của tình bạn, tình yêu và gia đình; học sinh có quyền được kết giao bạn bè, được tôn trọng sự kết giao đó; đồng thời các em cũng phải xác định rõ trách nhiệm của bản thân trong quan hệ bạn bè, trong tình yêu và gia đình.
	- Rèn luyện các kỹ năng ứng xử phù hợp trong tình bạn, tình yêu và gia đình.
	- Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, gắn bó với gia đình.
	- Tôn trọng và thân thiện với bạn bè; sẵn sàng hợp tác với bạn bè trong học tập và trong cuộc sống.
II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động:
- Thi hái hoa dân chủ, hỏi đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình.
- Trò chơi “Trúc xanh” tìm hiểu ca dao về tình bạn, tình yêu và gia đình hoặc thi đọc một số câu ca dao về tình yêu để cảm nhận được tình yêu trong sáng, sâu đằm, thủy chung của người bình dân Việt Nam, hay thi hát đối đáp liên khúc giữa hai đội thi với nhau, với những bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề, trong sáng, lành mạnh, phù hợp lứa tuổi, được phép lưu hành.
- Hội thi hóa trang thành người của các dân tộc Việt Nam và biểu diễn thời trang, dạng thi hoa hậu, có trả lời câu hỏi xử lý tình huống trong giao tiếp, ứng xử, có lời giới thiệu, thuyết minh cho từng trang phục với chủ đề: Những người bạn gái đáng mến (kèm theo phần thi ứng xử - xử lý tình huống trong giao tiếp, ứng xử).
III. Công tác chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
	- Xây dựng thể lệ cuộc thi, các nội dung và yêu cầu của cuộc thi để phổ biến cho học sinh chuẩn bị.
	- Cung cấp cho học sinh những tài liệu cần thiết để các em tham khảo và soạn ra các tình huống và đáp án; cung cấp cho học sinh những tài liệu cần thiết về giới tính và các vấn đề liên quan đến vị thành niên.
	- Chuẩn bị một số câu hỏi kiểm tra kiến thức và câu hỏi tình huống để hỏi học sinh 
	2. Học sinh:
	- Tham khảo các tài liệu do giáo viên chủ nhiệm giới thiệu, liên quan đến chủ đề hoạt động, chọn lọc các kiến thức cần thiết và tiến hành trả lời các câu hỏi giáo viên chủ nhiệm đã cung cấp.
	- Suy nghĩ cách tiến hành dàn dựng chương trình, trang trí, chuẩn bị tặng phẩm 
	- Phân công các tổ chuẩn bị theo nội dung, hình thức của cuộc thi.
	- Học sinh đại diện cho đội thi hùng biện phải soạn câu hỏi và có sự tập dợt chu đáo.
	- Học sinh chuẩn bị tốt cho phần thi hóa trang thành người của các dân tộc Việt Nam (khuyến khích học sinh tự sáng tạo, làm ra trang phục của các dân tộc dựa vào các chất liệu dùng để thiết kế trang phục như giáo viên đã gợi ý), hoặc cho tiết mục biểu diễn thời trang, chuẩn bị lời giới thiệu, thuyết minh cho từng trang phục.
	- Sưu tầm và xây dựng các tình huống giao tiếp xảy ra trong quan hệ bạn bè (cùng giới và khác giới), quan hệ với anh chị em trong gia đình, quan hệ với các thầy, cô giáo 
	- Sáng tác các tiểu phẩm, chọn diễn viên và tập trình diễn các tiểu phẩm.
IV: Tổ chức tiến hành các hoạt động:
Tên hoạt động
Nội dung hoạt động
Người thực hiện
-Khởi động, tuyên bố lý do, gới thiệu đại biểu, tên chủ đề hoạt động tháng 10 (5 phút)
*Hoạt động 1: Thi hái hoa dân chủ, hỏi - đáp về tình bạn, tình yêu và gia đình (55 phút)
*Hoạt động 2: Hội thi hóa trang và biểu diễn thời trang với chủ đề: Những người bạn gái đáng mến, kèm theo phần thi ứng xử - xử lý tình huống trong giao tiếp, ứng xử (25 phút).
- Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên. VD bài hát “Nối vòng tay lớn” (Nhạc và lời: Trịnh Công Sơn), hoặc “Thanh niên làm theo lời Bác” (Nhạc và lời: Hoàng Hòa).
- Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình GDNGLL chủ đề tháng 10: “Thanh niên với tình bạn, tình yêu và gia đình”.
- Xin giới thiệu đại biểu: thầy Luyến.
- Vỗ tay 
- Chia lớp thành hai đội, tiến hành cho hai đội tham gia cuộc thi hái hoa dân chủ dựa trên các câu hỏi mà GVCN đã gợi ý ở phần chuẩn bị, xoay quanh những vấn đề cơ bản của nhận thức về các chủ đề tình bạn, tình yêu và gia đình. Cách tiến hành: Mỗi đội lần lượt thay phiên nhau cử một đại diện của đội mình lên bốc thăm câu hỏi và trả lời trực tiếp sau 30 giây suy nghĩ (không được hội ý với các thành viên còn lại của đội mình). Cứ thế, các đội tiến hành trả lời các câu hỏi cho đến khi hết thời gian quy định dưới sự dẫn dắt chương trình của người dẫn chương trình. Ban Giám khảo sẽ cho điểm đội có câu trả lời đúng, hợp lý nhất.
- Hai đội bắt đầu lần lượt bốc thăm và trả các câu hỏi xoay quanh chủ đề tình bạn, tình yêu và gia đình với các nội dung sau:
1). Thế nào là tình bạn chân chính? Vai trò của bạn bè trong cuộc sống của con người?
Đáp: Tình bạn chân chính là tình bạn hoàn toàn xứng với tên gọi tốt đẹp, đúng nghĩa của nó, có những biểu hiện: vô tư, cao thượng, vì bạn quên mình, không cần báo đáp. Vai trò của bạn bè trong cuộc sống: tâm sự, an ủi, chia sẻ những vui buồn cùng nhau, động viên, giúp đỡ nhau vượt qua những khó khăn, vất vả trong cuộc sống thường nhật, trong học tập, công tác: “Có thêm một người bạn là bớt đi một kẻ thù”, “niềm vui sẽ được nhân đôi và nỗi buồn sẽ giảm đi một nửa” 
2) Có tình bạn khác giới hay không? Tuổi học sinh có nên có bạn khác giới không? Có tình bạn giữa những người khác xa nhau về tuổi tác không?
- Đáp: Có tình bạn giữa hai (những) người khác giới với nhau: bạn học, bạn chung đường, bạn thanh mai trúc mã Nếu là bạn khác giới mà vẫn giữ tình bạn trong sáng thì nên. Ngược lại, nếu tình bạn ấy để tiến “xa hơn”, trên mức tình bạn ở lứa tuổi học trò thì không nên. Có tình bạn giữa những người khác xa nhau về tuổi tác (bạn vong niên).
3) Tình bạn giúp cho bản thân mỗi chúng ta những gì trong học tập và trong cuộc sống? Nếu không có bạn bè, cuộc sống sẽ ra sao? 
- Đáp: Trong học tập, bạn bè có thể chia sẻ kinh nghiệm, giúp nhau vượt khó (Học thầy không tày học bạn). Trong cuộc sống, bạn bè có thể an ủi, chia sẻ, giúp nhau khi khó khăn, hoạn nạn. Nếu không có bạn bè thì cuộc sống sẽ trở nên vô vị, tẻ nhạt:
 “Một ngôi sao chẳng sáng đêm
Một bông lúa chín chẳng nên mùa vàng
 Một người đâu phải nhân gian
Sống chăng một đốm lửa tàn mà thôi” (Tố Hữu)
4) Khi muốn làm quen với một bạn nào đó, mình phải làm như thế nào?
- Đáp: Chào và hỏi thăm xả giao rồi đề nghị kết bạn 
5) Có một bạn khác giới muốn làm quen và kết bạn với bạn, bạn nên xử sự thế nào?
- Được thôi nếu là tình bạn bình thường và trong sáng, nếu đối phương là người tốt, vì thêm một người bạn là bớt đi một kẻ thù, niềm vui sẽ được nhân đôi và nỗi buồn sẽ giảm đi một nửa.
6) Nếu có một bạn khác giới trong lớp rủ bạn đi chơi riêng thì bạn có đi không? Tại sao? Nếu không đi thì bạn từ chối như thế nào?
- Đáp: Không đi vì sợ bị “hiểu lầm” và không nên. Cái cớ để từ chối như: ba mẹ không cho đi, bận học bài, bận đi làm công việc gì đó (có chủ định hay đột xuất).
7) Nếu bạn vô tình nghe được chuyện riêng của hai người bạn cùng lớp, bạn có đem câu chuyện đó kể cho các bạn khác nghe không? Tại sao?
Đáp: Không! Vì tôn trọng chuyện riêng tư, bí mật của các bạn và vì lịch sự.
8) Một lần, là người về sau cùng của lớp, em nhìn thấy cuốn sổ của ai đó để quên trong ngăn bàn. Mở ra xem thì đó là nhật kýcủa một bạn cùng lớp. Bạn có đọc tiếp không? Tại sao?
- Đáp: Không đọc tiếp, vì tôn trọng bí mật, đời tư của bạn.
9) Tình yêu là gì?
- Đáp: tình yêu là sự rung cảm, quyến luyến sâu sắc giữa hai người khác giới. Ở họ có sự phù hợp về nmhiều mặt làm cho họ có nhu cầu gần gũi, gắn bó với nhau, nguyện sống vì nhau và sẵn sàng hiến dâng cho nhau cuộc sống của mình.
10) Mình thích người đó, có phải là yêu không?
- Đáp: Thích thì chưa là yêu vì theo “nguyên tắc” của tình yêu phải hội đủ 3 yếu tố: sự gần gũi, đam mê và cam kết.
11) Thế nào là tình yêu chân chính?
Đáp: Là tình yêu trong sáng, lành mạnh, phù hợp với quan niệm đạo đức tiến bộ của xã hội.
12) Có nên yêu quá sớm ở lứa tuổi 16- 17 không? Vì sao?
Đáp: Không nên, vì: 
.Tâm, sinh lý chưa ổn định
.Chưa đủ kinh nghiệm để hiểu bạn khác giới
.Sao nhãng việc học, ảnh hưởng đến tương lai
.Dễ mắc sai lầm, đau khổ
13) Gia đình là gì?
Đáp: Là một cộng đồng người chung sống và gắn bó với nhau bằng quan hệ hôn nhân và quan hệ huyết thống.
14) Gia đình có vai trò như thế nào trong việc giáo dục con cái, đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân?
Đáp: Giáo dục gia đình có vai trò rất quan trọng đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của cá nhân vì con người từ lúc mới sinh ra đến khi trưởng thành luôn gần giũ, gắn bó với gia đình. Giáo dục gia đình là trường học đầu tiên để con người có thể trở thành người. Vai trò giáo dục “gia đình- nhà trường - xã hội” ngày nay được chú trọng, phối hợp.
- Tiến hành trò chơi “Trúc xanh” tìm hiểu ca dao về tình bạn, tình yêu và gia đình hoặc thi đọc một số câu ca dao về tình yêu để cảm nhận được tình yêu trong sáng, sâu đằm, thủy chung của người bình dân Việt Nam, hay thi hát đối đáp liên khúc giữa hai đội thi với nhau, với những bài hát có nội dung phù hợp với chủ đề, trong sáng, lành mạnh, phù hợp lứa tuổi, được phép lưu hành.
- Thí sinh của các đội tiến hành phần hội thi hóa trang thành người của các dân tộc Việt Nam và biểu diễn thời trang, dạng thi hoa hậu, có trả lời câu hỏi xử lý tình huống trong giao tiếp, ứng xử, có lời giới thiệu, thuyết minh cho từng trang phục với chủ đề những người bạn gái đáng mến.
* Gợi ý một số tình huống cần xử lý liên quan đến vấn đề giao tiếp, ứng xử trong quan hệ với bạn bè cùng giới, khác giới, với người lớn tuổi, với thầy cô giáo để thí sinh bốc thăm trả lời:
1) Thời nay, nữ sinh có cần rèn luyện tính tự tin, mạnh mẽ, quyết đoán không? Tại sao?
2) Thời đại ngày nay, quan niệm “công, dung, ngôn, hạnh” còn phù hợp không?
3) Vẻ đẹp của người con gái Việt Nam xưa và nay?
4) Bạn phát hiện nhật ký của mình bị ai đó lấy ra đọc. Hành vi đó đã vi phạm quyền bí mật đời tư của bạn. Bạn sẽ xử lý như thế nào?
5) Một tốp các bạn gái đang nói chuyện ở sân trường thì mấy bạn trai đi qua giả vờ đùa nhau để xô vào các bạn gái đó. Nếu là một trong số các bạn gái đó, bạn sẽ nói gì với các bạn trai? Nếu là con trai, khi nhìn thyấy các bạn mình làm như vậy, bạn sẽ nói gì với các bạn mình?
6) Đi trên đường, tình cờ bạn nghe thấy hai bạn đi trước đang nói xấumột người mà bạn cũng quen. Bạn xử lý như thế nào?
7) Bạn mang theo một bó hoa và một món quà tìm và tặng cho thầy giáo đang dạy mình nhân ngày 20 - 11. Nhưng đến nơi lại gặp một thầy giáo cũ đang ngồi chơi ở đó. Bạn sẽ xử lý tình huống này như thế nào?
8) Bạn làm bài kiểm tra giống hệt người ngồi bên cạnh, nhưng khi trả bài, bài của bạn được điểm thấp hơn. Bạn sẽ phản ứng thế nào?
9) Nếu bạn không đồng ý với cách cư xử của bố mẹ đối với mình vì bạn cho rằng bố mẹ quá khắt khe, bạn sẽ phản ứng thế nào?...
- Văn nghệ (trong khi chờ đợi Ban Giám khảo tổng kết phần điểm của hai đội thi). Chia lớp thành hai đội thi hát cùng một chủ đề: mưa, học trò, trường, chiều, đêm 
-Phó phong trào hoặc Bí thư chi đoàn lớp hướng dẫn.
-NDCT
-NDCT
-Cả lớp
-NDCT, BGK và 2 đội
-NDCT hỗ trợ, dẫn dắt chương trình. BGK chấm điểm cho hai đội.
-NDCT, BGK, các đội thi, khán giả bình chọn
-BTCĐ dẫn dắt cuộc thi 
V. Kết thúc hoạt động (5 phút)
- GVCN đại diện Ban Giám khảo công bố kết quả thi, phát phần thưởng cho hai đội thi và khán giả có lời bình chọn đúng; nhận xét chung về điểm mạnh, điểm yếu của lớp và của từng đội khi tham gia các hoạt động, thực hiện chủ đề; khẳng định lại những ưu, nhược điểm trong cách xử lý các tình huống giao tiếp của học sinh, tuyên dương những em có khả năng ứng xử tốt.
- GVCN khẳng định rằng trẻ em có quyền được tự do kết giao trong tình bạn, tình yêu, chống lại mọi hình thức bóc lột và lạm dụng tình dục. 
- GVCN nêu một số hướng dẫn cụ thể để học sinh chuẩn bị tốt cho chủ đề hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp tháng 11: “Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”./.
RÚT KINH NGHIỆM
Tiết chương trình: 5 & 6
Chủ đề hoạt động tháng 11
THANH NIÊN VỚI TRUYỀN THỐNG HIẾU HỌC 
VÀ TÔN SƯ TRỌNG ĐẠO 
(2 tiết)
I. Mục tiêu hoạt động:
	- Hiểu được nội dung và giá trị của truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo, xác định được trách nhiệm của thanh niên, học sinh trong việc giữ gìn và phát huy truyền thống đó.
	- Biết cách cư xử đúng mực với thầy, cô giáo trong mọi tình huống.
	- Kính trọng, yêu quý thầy, cô giáo; tích cực, tự giác học tập để phát huy truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo của dân tộc.
II. Nội dung và hình thức tổ chức hoạt động:
- Chương trình “Gặp nhau cuối tuần”, giao lưu, tọa đàm với các học sinh tiêu biểu của lớp.
- Nói chuyện chuyên đề về công ơn của thầy, cô, về ngày Nhà giáo Việt Nam.
- Cuộc thi đọc thơ, ngâm thơ tự sáng tác hoặc hát những bài hát nói về công ơn của thầy, cô giáo.
- Báo cáo kết quả tìm hiểu truyền thống tôn sư trọng đạo, thi hái hoa dân chủ và tổ chức lễ kỷ niệm chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam.
III. Công tác chuẩn bị:
	1. Giáo viên:
	* Hoạt động 1:
	- Chọn một học sinh tiêu biểu của lớp để giao lưu với tư cách là người tiêu biểu, dặn học sinh này chuẩn bị phần báo cáo của mình về phương pháp học tốt, giáo viên nhận xét, góp ý thêm.
	- Xây dựng yêu cầu, nội dung giao lưu và gợi ý cách thức giao lưu để học sinh chuẩn bị ý kiến của mình.
	- Giao cho cán bộ lớp xây dựng chương trình giao lưu.
	* Hoạt động 2:
	- Nghiên cứu kỹ nội dung hoạt động 2, tự điều chỉnh để xây dựng nội dung hoạt động cho phù hợp với đặc điểm học sinh của lớp mình.
	- Định hướng những nội dung hoạt động đã xây dựng để học sinh chuẩn bị viết những dòng cảm xúc của bản thân về thầy, cô giáo (gợi ý những chủ đề cụ thể).
	- Giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp chủ động thiết kế chương trình buổi sinh hoạt.
	- Duyệt lần cuối cùng các thiết kế của học sinh.
	* Hoạt động 3:
	- Định hướng nội dung hoạt động 3 cho học sinh chuẩn bị, giao nhiệm vụ cho đội ngũ cán bộ lớp tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam.
	2. Học sinh:
	* Hoạt động 1: Chuẩn bị những vấn đề cần hỏi và tranh luận trong giao lưu.
	* Hoạt động 2: Cán bộ lớp thảo luận cách thực hiện hoạt động này, những công việc cần phải chuẩn bị, dự kiến phân công tiến hành chuẩn bị các việc trên, cụ thể:
	+ Phát động toàn lớp ai cũng có bài viết hoặc bài sưu tầm theo gợi ý nội dung ở trên.
	+ Tập hợp các bài viết, bài sưu tầm, phân loại theo từng dạng khác nhau để phục vụ cho việc làm báo tường.
	+ Hình thành hai đội thi giới thiệu và trình bày “Những dòng cảm xúc của mình”.
+ Thống nhất hình thức và chương trình hoạt động “Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo” (tọa đàm trao đổi trong toàn lớp, thi đọc thơ, ngâm thơ tự sáng tác hoặc hát những bài hát nói về công ơn của thầy, cô giáo ).
* Hoạt động 3: Cán bộ lớp và Bí thư chi đoàn lớp họp bàn để xây dựng kế hoạch, chương trình cho hoạt động kỷ niệm này.
+ Báo cáo tìm hiểu về truyền thống Tôn sư trọng đạo và ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam (thi trả lời câu hỏi).
+ Các hoạt động cho lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam: phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng tổ học sinh; thành lập Ban tổ chức hoạt động kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam; chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ và sắp xếp thành chương trình biểu diễn.
IV: Tổ chức tiến hành các hoạt động:
Tên hoạt động
Nội dung hoạt động
Người thực hiện
-Khởi động, tuyên bố lý do, giới thiệu đại biểu, tên chủ đề hoạt động tháng 11 (5 phút)
*Hoạt động 1: Giao lưu, tọa đàm với học sinh tiêu biểu của lớp (25 phút)
* Hoạt động 2: Những dòng cảm xúc về thầy, cô giáo (35 phút)
* Hoạt động 3: Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20 – 11 (20 phút)
- Hát một bài hát thường dùng trong sinh hoạt tập thể của đoàn viên thanh niên hoặc chơi một trò chơi.
- Kính thưa quí vị đại biểu, quí thầy cô cùng các bạn. Chúng ta lại gặp nhau trong chương trình GDNGLL chủ đề tháng 11: “Thanh niên với truyền thống hiếu học và tôn sư trọng đạo”.
- Xin giới thiệu đại biểu: thầy Luyến.
- Vỗ tay 
- Tiến hành thực hiện giao lưu, tọa đàm với một học sinh tiêu biểu của lớp về chủ đề phương pháp học tốt, trình bày một vài “bí quyết” của mình để đạt được thành tích tốt trong học tập và rèn luyện:
+ Học sinh tiêu biểu của lớp báo cáo kinh nghiệm về quá trình phấn đấu của mình, đặc biệt trong học tập.
+ Học sinh của lớp đặt câu hỏi với học sinh tiêu biểu của lớp được mời để giao lưu về các vấn đề đã gợi ý: 
+ Những băn khoăn của bản thân về phương thức hành động để đạt được kết qu

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_len_lop_11_chuong_trinh_ca_nam.doc