Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 11 - Chủ đề tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 11 - Chủ đề tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC:

 Sau chủ đề này học sinh cần:

- Hiểu rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Xác định được vai trò, nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức.

- Định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực, nhu cầu và điều kiện của bản thân.

II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:

 - Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN .

- Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên , thể hiện ở sự đóng góp trong việc bảo vệ vững chắc độc lập , chủ quyền , thống nhất , toàn vẹn lãnh thố ; bảo vệ an ninh quốc gia , trật tự an toàn xã hội ; bảo vệ chế độ chính trị , bảo vệ Đảng , bảo vệ chính quyền , bảo vệ nhân dân , bảo vệ thành quả của cách mạng do cha ông đã hi sinh để xây đắp nên .

 - Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc : xác định việc học tập , rèn luyện là quyền và bổn phận của bản thân ; định hướng nghề nghiệp đúng , phù hợp với năng lực của bản thân ; luôn phấn đấu học hỏi không ngừng để làm giàu tri thức , rèn luyện đạo đức tư cách tốt ; xác định trách nhiệm đi bất cứ nới đâu , làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần .

 

doc 7 trang huemn72 95042
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Hoạt động ngoài giờ Lớp 11 - Chủ đề tháng 12: Thanh niên với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG NGOÀI GIỜ LÊN LỚP KHỐI 11
CHỦ ĐỀ THÁNG 12
THANH NIÊN VỚI SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC
I. MỤC TIÊU GIÁO DỤC: 
	Sau chủ đề này học sinh cần:
- Hiểu rõ quyền và trách nhiệm của thanh niên học sinh trong học tập, rèn luyện để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Xác định được vai trò, nhiệm vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từ đó tích cực, chủ động và sẵn sàng tham gia các hoạt động xây dựng và bảo vệ Tổ quốc do nhà trường, địa phương tổ chức.
- Định hướng nghề nghiệp đúng đắn theo năng lực, nhu cầu và điều kiện của bản thân.
II. NỘI DUNG HOẠT ĐỘNG:
	- Vai trò của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN . 
- Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên , thể hiện ở sự đóng góp trong việc bảo vệ vững chắc độc lập , chủ quyền , thống nhất , toàn vẹn lãnh thố ; bảo vệ an ninh quốc gia , trật tự an toàn xã hội ; bảo vệ chế độ chính trị , bảo vệ Đảng , bảo vệ chính quyền , bảo vệ nhân dân , bảo vệ thành quả của cách mạng do cha ông đã hi sinh để xây đắp nên . 
 - Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc : xác định việc học tập , rèn luyện là quyền và bổn phận của bản thân ; định hướng nghề nghiệp đúng , phù hợp với năng lực của bản thân ; luôn phấn đấu học hỏi không ngừng để làm giàu tri thức , rèn luyện đạo đức tư cách tốt ; xác định trách nhiệm đi bất cứ nới đâu , làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần .
III. CHUẨN BỊ:
1. Chuẩn bị của Giáo viên: 
- Tài liệu liên quan đến hoạt động
- Giới thiệu HS tìm hiểu điều 29 công ước liên hiệp quốc về quyền trẻ em để HS xác định quyền của mình để thực hiện trong quá trình chuẩn bị và tiến hành
- Họp BCS lớp, BCH CĐ, phân công trách nhiệm và công việc cụ thể trong tổ chức
- Định hướng cho HS tìm hiểu các bài hát theo từng chặng đường lịch sử
- Thời gian và địa điểm học hoạt động này
2. Chuẩn bị của Học sinh:
- Cán bộ lớp, BCH Chi đoàn xây dựng kế hoạch , chương trình tổng thể cho diễn đàn ; Phân công các tổ chuẩn bị thực hiện theo từng nội dung cụ thể : Trang trí , chuẩn bị các tiết mục văn nghệ cho diễn đàn , cử người dẫn chương trình , mời đại biểu . |
 - Chuẩn bị câu hỏi và nội dung giao lưu theo gợi ý của giáo viên
 -Thiết kế chương trình giao lưu, chuẩn bị câu hỏi, ý kiến
 - Các tiết mục văn nghệ, các bài hát cách mạng theo từng chặng đường lịch sử
 - Thống nhất chọn 2 người dẫn chương trình
- Mỗi học sinh tự chuẩn bị ý kiến của mình theo các nội dung nêu trên để tham gia diễn đàn một cách sôi nổi , có chất lượng tốt .
 - Người dẫn chương trình phải hiểu được nội dung , mục đích của diễn đàn để hướng các bạn tham gia vào các vấn đề chính .
 IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG: 
Người thực hiện
Nội dung 
Phương tiện
Dẫn chương trình
Dẫn chương trình
Lần lượt các tổ cho ý kiến thảo luận. 
GVCN
Dẫn chương trình
GVCN
Dẫn chương trình
Các tổ
Tất cả học sinh
Ban giám khảo
Dẫn chương trình
GVCN
Dẫn chương trình
Ban giám khảo
GVCN sơ kết
- Hát bài hát tập thể: “Như có BÁC HỒ trong ngày vui đại thắng”
- Nêu mục tiêu chủ đề tháng 12
- Tuyên bố lý do buổi hoạt động: 
“Để có được ngày vui đại thắng như lời bài hát trên, ông cha ta đã đổ bao xương máu, các bà mẹ đã biết bao lần tiễn những người con của mình ra đi mãi mãi không về, thậm chí có những đứa con chưa bao giờ biết đến khuôn mặt của người cha của mình như thế nào, chưa bao giờ và sẽ không bao giờ được nằm trong vòng tay yêu thương, chưa từng đựơc gọi cha ơi, mẹ ơi một lần. chúng ta là những người của thế hệ sau – những người rất may mắn được sống trong hòa bình, sống trong 1 chế độ xã hội chủ nghĩa độc lập – tự do – hạnh phúc mà ông cha ta đã cố công xây dựng, cũng như Bác đã nói: “ Vua Hùng đã có công dựng nước”
 “ Bác cháu ta cùng nhau giữ nước”
Dựng nước đã khó, nhưng giữ nước lại càng khó hơn. Vì thế, ngày hôm nay chúng ta hãy điểm lại và trao đổi xem thanh niên, học sinh chúng ta có vai trò, trách nhiệm và quyền lợi trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc”
Chúng em rất hân hạnh được chào đón 
- Diễn đàn thảo luận - Vấn đề 1: Học sinh phải làm gì để góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
+ Trong trường học.
+ Trong gia đình.
+ Ngoài xã hội.
+ Định hướng nghề nghiệp.
- Gợi ý trả lời.
+ Trong trường học: chăm chỉ học tập thật tốt, rèn luyện thể chất và tinh thần.
+ Trong gia đình: vâng lời cha mẹ, giúp đỡ công việc gia đình.
+ Ngoài xã hội: phấn đấu là một người có đạo đức và có ích cho xã hội.
+ Định hướng nghề nghiệp: Chọn nghề phù hợp và đúng đắn, làm tốt công việc cũng là góp phần xây dựng đất nước.
Thảo luận vấn đề 2 : Diễn đàn thanh niên : Vai trò của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc 
Câu 1 : Vai trò của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp Xây Dựng Và Bảo Vệ Tổ Quốc là gì ?
Câu 2 : Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên, học sinh trong sự nghiệp Xây Dựng Và Bảo Vệ Tổ Quốc 
Câu 3 : Trong xã hội ngày nay, sự bùng nổ thông tin đã đem lại cho ta rất nhiều mặt tích cực, bên cạnh đó không không những mặt trái của nó, đó là những mặt tích cực và mặt tiêu cực nào ? Theo em cần phải làm gì để phát huy mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực trong sự nghiệp Xây Dựng Và Bảo Vệ Tổ Quốc. Là một học sinh, em cần phải làm gì để góp phần vào sự nghiệp Xây Dựng Và Bảo Vệ Tổ Quốc ở nhà trường và địa phương ?
Câu 4 : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến, tự do tìm kiếm và tiếp cận các loại thông tin liên quan đến phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở địa phương hay không ? Vì sao ? 
Gợi ý trả lời : 
Câu 1 : Bảo vệ Tổ quốc là quyền và nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi thanh niên, thể hiện ở sự đóng góp trong việc bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ chế độ chính trị, bảo vệ Đảng, bảo vệ chính quyền, bảo vệ nhân dân, bảo vệ thành quả của cách mạng do cha anh đã hy sinh để xây đắp nên.
Câu 2 : Trách nhiệm và nghĩa vụ của thanh niên học sinh trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc: xác định việc học tập, rèn luyện là quyền và bổn phận của bản thân, định hướng nghề nghiệp đúng, phù hợp với năng lực của bản thân, luôn phấn đấu học hỏi không ngừng để làm giàu tri thức, rèn luyện tư cách đạo đức tốt, xác định trách nhiệm đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì khi Tổ quốc cần.
Câu 3 : Học sinh tự suy nghĩ
Câu 4 : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến, tự do tìm kiếm và tiếp cận các loại thông tin liên quan đến phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội ở địa phương. Vì theo điều 13, điều 17 của công ước Liên Hiệp Quốc về quyền trẻ em
Điều 13 : Trẻ em có quyền bày tỏ ý kiến, tiếp nhận và phổ biến tất cả các loại thông tin và tư tưởng không kể biên giới hoặc qua truyền miệng, bản viết tay hay bản in, dưới hình thức nghệ thuật hay bất kì phương tiện truyền thông nào khác mà trẻ em lựa chọn 
Điều 17 : các quốc gia thành viên công nhận chức năg quan trọng của các phương tiện thông tin đại chúng và phải đảm bảo rằng trẻ em được tiếp cận thông tin và tư liệu từ nhiều nguồn quốc gia và quốc tế khác nhau, đặc biệt là những thông tin tư liệu nhằm mục đích thúc đẩy lợi ích xã hội, tinh thần và đạo đức cũng như sức khỏe về thể chất và tinh thần của trẻ em. Nhằm mục đích này các quốc gia thành viên phải : 
a) Khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng phổ biến những thông tin và tư liệu có lợi về xã hội và văn hóa cho trẻ em phù hợp với tinh thần của điều 29
b) Khuyến khích hợp tác quốc tế trong việc sản xuất, trao đổi, phổ biến những thông tin và tư liệu như thế từ nhiều nguồn văn hóa khác nhau và quốc tế đa dạng khác nhau
c) Khuyến khích việc sản xuất và phổ biến sách cho trẻ em
d) Khuyến khích các cơ quan thông tin đại chúng đặc biệt lưu ý đến nhu cầu về ngôn ngữ của trẻ em thuộc nhóm thiểu số hoặc người bản địa 
e) Khuyến khích phát trểin những hướng dẫn tổng hợp cho bảo vệ trẻ em, chống lại những thông tin và tư liệu có hại cho phúc lợi của các em , có lưu ý đến những khoảng được nêu trong các điều 13 và 18
- Bắt giọng bài hát tập thể
- Tồ chức kỉ niệm ngày quốc phòng toàn dân
Trò chơi ô chữ: Mỗi tổ chọn 1 hàng ngang. Tìm từ gốc. Trả lời đúng từ hàng ngang được 10 điểm, sai tổ khác đoán được điểm. Từ gốc được 30 điểm, đoán từ gốc sau khi gợi ý được 20 điểm.
Đ
Ấ
T
N
Ư
Ớ
C
Q
U
Ố
C
T
Ử
G
I
Á
M
H
Ò
N
Đ
Ấ
T
T
H
Ă
N
G
L
O
N
G
T
Ì
N
H
N
G
U
Y
Ệ
N
V
Õ
N
G
U
Y
Ê
N
G
I
Á
P
R
È
N
L
U
Y
Ệ
N
Q
Đ
N
D
V
N
 1. Bài hát của Phạm Minh Tuấn có người mẹ 2 lần tiễn con ra trận.
2. Trường Đại học đầu tiên của Việt Nam.
 3. Quê hương của chị Sứ.
4. Vua Lý Công Uẩn đổi tên thành Đại La sang tên gì?
5. Hoạt động tiêu biểu của thanh niên Việt Nam vào dịp hè.
6. Ai là người đứng ra thành lập đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân
7. Nhiệm vụ khác của học sinh bên cạnh nhiệm vụ học tập.
8. Ngày 22 tháng 12 là kỷ niệm ngày gì ?
Từ gốc: Là thanh niên phải cho Tổ Quốc
Tổng kết điểm qua 2 trò chơi và phát thưởng.
- Diễn đàn thảo luận - Vấn đề 2: Tốt nghiệp lớp 12 nhưng lại không có điều kiện để tiếp tục học đại học, tham gia tập trung nghĩa vụ quân sự, có được xem là đóng góp trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc không? Vì sao? Ta cần có thái độ như thế nào trong tình huống này?
- Gợi ý: Nghĩa vụ quân sự là một hoạt động thiết thực để góp phần xây dựng và bảo vệ đất nước. Thể hiện sự sẵn sàng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, có mặt khi Tổ quốc cần. Nghĩa vụ quân sự thể hiện sự quan tâm đến vận mệnh quốc gia và cũng là một ngành nghề đúng đắn không chỉ cho nam giới mà cả nữ giới. Thái độ đúng đắn là tích cực tham gia và chấp hành mọi sự phân công của địa phương hoặc đơn vị.
- Thi hát liên khúc những bài hát Cách mạng xuyên suốt chiều dài lịch sử
- Chọn ban giám khảo : Mỗi nhóm cử ra 1 bạn
- Gợi ý bài hát : trường sơn đông – trường sơn tây, tiểu đoàn 307, bác đang cùng chúng cháu hành quân, thời hoa đỏ, màu hoa đỏ, hành khúc ngày và đêm, hát mãi khúc quân hành, khát vọng, khát vọng tuổi trẻ, tự nguyện, huyển thoại mẹ, thanh niên tình nguyện, mùa hè xanh, 
- Tổng kết cuộc thi và trao thưởng
- Nhận xét 
Giấy A4
Các lá thăm
Ô chữ
Giải quyết tình huống
Hát 
V. KẾT THÚC HOẠT ĐỘNG:
- Giáo viên chủ nhiệm đánh giá, nhận xét và tổng kết.
- Phát biểu của đại biểu (nếu có).
- Ý kiến của HS (Nếu có)
- Nhắc nhở công việc cho các hoạt động chủ đề tháng 1: “ Thanh niên với việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc”.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_hoat_dong_ngoai_gio_lop_11_chu_de_thang_12_thanh_nie.doc