Giáo án môn Vật lí Lớp 11 - Chủ đề: Khúc xạ ánh sáng

Giáo án môn Vật lí Lớp 11 - Chủ đề: Khúc xạ ánh sáng

1. Khởi động (5 phút)

 Mục tiêu hoạt động:

[1.1]. Phát hiện được vấn đề (đặt ra được câu hỏi: “Hãy quan sát thí nghiệm chiếc đũa cắm vào cốc nước, nêu hiện tượng và giải thích?

 Cách thức tổ chức:

- Cho HS quan sát thí nghiệm

 Dự kiến sản phẩm:

- HS nêu được hiện tượng chiếc đũa bị gãy khúc ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.

 Đánh giá hoạt động

Câu trả lời của HS thông qua quan sát, tìm hiểu hiện tượng thí nghiệm.

2. Hình thành kiến thức. ( 60 phút)

Hoạt động 1: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng. (15 phút)

 (1) Mục tiêu:

- Nêu được định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.

- Phát biểu được nội dung, biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng.

 (2) Phương pháp/Kĩ thuật.

- Nghiên cứu, khai thác tài liệu .

- Hoạt động nhóm.

- Vấn đáp, gợi mở

- Trực quan, tìm tòi

 (3) Phương tiện dạy học.

- Máy chiếu.

- Phiếu học tập

 

docx 14 trang huemn72 8900
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án môn Vật lí Lớp 11 - Chủ đề: Khúc xạ ánh sáng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHỦ ĐỀ: KHÚC XẠ ÁNH SÁNG
(Thời lượng dự kiến: 2 tiết)
Xác định các nội dung chính và các năng lực mà chủ đề có thể góp phần phát triển trong tổ chức dạy học
Yêu cầu cần đạt
Góp phần phát triển phẩm chất, năng lực
Nội dung chính
Phẩm chất năng lực chung
Năng lực đặc thù
Khúc xạ ánh sáng
– Thảo luận để thiết kế phương án, chọn phương án, thực hiện phương án để tìm hiểu về:
 + Hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
+ Khái niệm chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối.
+ Tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
[I]; [II] [III]
- Tự chủ và tự học.
- Giao tiếp và hợp tác.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
[1.1] Phát biểu được định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
[1.1];[1.4]; Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của định luật này. 
 [1.1] [1.3] Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì.
[1.1]; [1.2]; Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.
- Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Nội dung, biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng.
- Khái niệm chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối.
- Tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
II. Phản xạ toàn phần
Thảo luận để thiết kế phương án, chọn phương án, thực hiện phương án để tìm hiểu về:
+ Hiện tượng phản xạ toàn phần.
+ Điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
[I]; [II] [III]
- Tự chủ và tự học.
- Giao tiếp và hợp tác.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo.
[1.1] Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn phần.
[1.1] Nêu được định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.
[1.1] Nêu được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần.
[1.1]; [2.6] Nêu được các ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Điều kiện có phản xạ toàn phần.
- Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
II. Chuỗi hoạt động và mạch nội dung 
Tiết thứ
Chuỗi hoạt động và mạch nội dung
1
(T), (P)
– Phát biểu được định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Phát biểu được định luật khúc xạ ánh sáng và viết được hệ thức của định luật này. 
- Nêu được chiết suất tuyệt đối, chiết suất tỉ đối là gì.
- Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng và chỉ ra sự thể hiện tính chất này ở định luật khúc xạ ánh sáng.
- Mô tả được thí nghiệm về hiện tượng phản xạ toàn phần, từ đó đưa ra công thức tính góc giới hạn phản xạ toàn phần 
2
(T) (P), (C), (V)
 - Nêu được định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Nêu được điều kiện xảy ra phản xạ toàn phần.
- Nêu được ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần
- Vận dụng được các công thức về định luật khúc xạ ánh sáng, phản xạ toàn phần để giải các dạng bài tập có liên quan.
Khung kế hoạch dạy học
Góp phần HT, PT năng lực
Hoạt động học
theo mạch nội dung
Căn cứ
đánh giá
Phương tiện
dạy học
[I]; [II];[III]
Khởi động: GV cho học sinh quan sát thí nghiệm 
- Khả năng phân tích hiện tượng thí nghiệm của học sinh
- Máy chiếu
[I]; [II];[III]
[1.1];[1.4]; [1.5]; [2.4]
Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng.
- Mức độ tham gia vào hoạt động khảo sát TN tìm hiểu hiện tượng khúc xạ ánh sáng, kết quả khảo sát.
- Ý kiến thảo luận, rút ra biểu thức của định luật khúc xạ ánh sáng. 
- Máy chiếu, phiếu học tập
- Bảng ghi kết quả TN.
- Bút Laze.
. Tấm thủy tinh hình bán trụ
[I]; [II];[III]; [1.1];[1.3]
[1.4]
–Tìm hiểu chiết suất của môi trường.
- Mức độ tham gia vào hoạt động nhóm của HS
Phiếu ghi ghi kết quả hoạt động nhóm.
[I]; [II];[III];
[1.1]
[1.2]
[2.2]
Tìm hiểu tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
- Mức độ tham gia trả lời câu hỏi của học sinh
- Máy chiếu
[I]; [II];[III];
[1.1]
[1.2]
[1.3]
[1.4]
[1.5]
[2.2]
Tìm hiểu Sự truyền ánh sáng từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn (n1>n2) 
Mức độ tham gia vào hoạt động khảo sát TN tìm sự truyền ánh sáng từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn (n1>n2) 
- Ý kiến thảo luận tìm ra góc giới hạn phản xạ toàn phần
- Máy chiếu, phiếu học tập
- Bảng ghi kết quả TN.
- Bút Laze.
- Tấm thủy tinh hình bán trụ
I]; [II];[III];
[1.1]
[1.3]
[1.4]
[3.1]
Tìm hiểu hiện tượng phản xạ toàn phần 
- Ý kiến thảo luận, tìm ra điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần
- Phiếu học tập
I]; [II];[III]
[2.6]
Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần 
Ý kiến thảo luận, tìm hiểu về hiện tượng phản xạ toàn phần
- Phiếu học tập
III. VÍ DỤ VỀ BẢNG XÁC ĐỊNH CHUỖI CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ MẠCH PHÁT TRIỂN NỘI DUNG BÀI HỌC
Hoạt động
Nội dung hoạt động (thời gian)
Phương pháp, kỹ thuật tổ chức
(cách thức tổ chức)
Thành tố NL hình thành và phát triển
Căn cứ đánh giá
1. Khởi động
(5 phút)
Quan sát thí nghiệm
Đặt vấn đề
Câu trả lời của HS trong vở ghi.
2. Hình thành kiến thức
- Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng.
- Tìm hiểu chiết suất của môi trường.
- Tìm hiểu tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
- Tìm hiểu Sự truyền ánh sáng từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn (n1>n2) 
- Tìm hiểu hiện tượng phản xạ toàn phần.
- Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần.
 (60 phút)
Làm việc nhóm, cá nhân
[I]; [II];[III];
[1.1]
[1.2]
[1.3]
[1.4]
[1.5]
[2.2]
[2.4]
Sản phẩm học tập
3. Luyện tập, vận dụng
Hoàn thành các bài tập trắc nghiệm về khúc xạ ánh sáng và phàn xạ toàn phần ở mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng
 (10 phút)
Làm việc cá nhân 
Sản phẩm học tập
4. Tìm tòi mở rộng
Tìm hiểu thêm một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần trên Internet.
(5 phút)
Làm việc cá nhân hoặc cặp đôi 
Sản phẩm học tập 
5. Củng cố, nhận xét, giao NV về nhà
Củng cố, nhận xét về bài học/chủ đề
 (10 phút)
Kỹ thuật bản đồ tư duy
Hình ảnh sơ đồ tư duy 
* Tổ chức các hoạt động dạy học cụ thể
Tiết 1
1. Khởi động (5 phút)
Mục tiêu hoạt động: 
[1.1]. Phát hiện được vấn đề (đặt ra được câu hỏi: “Hãy quan sát thí nghiệm chiếc đũa cắm vào cốc nước, nêu hiện tượng và giải thích?
Cách thức tổ chức:
Cho HS quan sát thí nghiệm
Dự kiến sản phẩm:
HS nêu được hiện tượng chiếc đũa bị gãy khúc ở mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
Đánh giá hoạt động
Câu trả lời của HS thông qua quan sát, tìm hiểu hiện tượng thí nghiệm.
2. Hình thành kiến thức. ( 60 phút)
Hoạt động 1: Tìm hiểu sự khúc xạ ánh sáng. (15 phút)
 (1) Mục tiêu:
- Nêu được định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
- Phát biểu được nội dung, biểu thức định luật khúc xạ ánh sáng.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật.
- Nghiên cứu, khai thác tài liệu .
- Hoạt động nhóm.
- Vấn đáp, gợi mở
- Trực quan, tìm tòi 
 (3) Phương tiện dạy học.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập
(4) Hình thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
 Bước 1. Giao nhiệm vụ 
 Yêu cầu học sinh dựa vào kết quả thí nghiệm phần khởi động và trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 1: 
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là gì? 
2. Dựa vào bảng 26.1, khi thay đổi góc tới i thực nghiệm cho kết quả =?
3. Phát biểu định luật khúc xạ ánh sáng? 
HS: Các nhóm (4 nhóm) nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi (Các nhóm cử nhóm trưởng và thư ký viết ra giấy Ao)
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
* HS: Trình bày sản phẩm 
* GV: Hướng dẫn HS hoàn thành các câu hỏi trên để học sinh đưa ra được các kết luận:
+ Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
+ Nội dung định luật khúc xạ ánh sáng.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo 
* GV:
 - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- GV quan sát từng học sinh trong lớp.
* HS: Một nhóm cử đại diện báo cáo trước lớp.
- Các nhóm khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Bước 4: Phương án KTĐG
* GV kết luận hợp thức hoá kiến thức về:
+ Định nghĩa hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
+ Nội dung định luật khúc xạ ánh sáng.
I. Sự khúc xạ ánh sáng
1. Hiện tượng khúc xạ ánh sáng
 Khúc xạ ánh sáng là hiện tượng lệch phương (gãy) của các tia sáng khi truyền xiên góc qua mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt khác nhau.
2. Định luật khúc xạ ánh sáng
+ Tia khúc xạ nằm trong mặt phẳng tới (tạo bởi tia tới và pháp tuyến) và ở phía bên kia pháp tuyến so với tia tới.
+ Với hai môi trường trong suốt nhất định, tỉ số giữa sin góc tới (sini) và sin góc khúc xạ (sinr) luôn luôn không đổi:
 = hằng số
Hoạt động 2: Tìm hiểu chiết suất của môi trường. (10 phút)
 (1) Mục tiêu:
- Nêu được khái niệm chiết suất tỉ đối, chiết suất tuyệt đối của môi trường.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật.
- Nghiên cứu, khai thác tài liệu .
- Hoạt động cá nhân.
- Vấn đáp, gợi mở
- Trực quan, tìm tòi 
 (3) Phương tiện dạy học.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập
(4) Hình thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
 Bước 1. Giao nhiệm vụ 
* GV: yêu cầu học sinh đọc sách giáo khoa trang 163,164 trả lời các câu hỏi sau:
1. Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là gì? 
2. Biện luận các trường hợp n21 > 1, n21 < 1? 
3. Chiết suất tuyệt đối (n) của môi trường là gì? 
4. Viết hệ thức liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối?
HS: Các HS nghiên cứu SGK và trả lời câu hỏi 
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
* HS: Trình bày sản phẩm 
* GV: Hướng dẫn HS hoàn thành các câu hỏi trên để học sinh đưa ra được các kết luận:
+ Chiết suất tỉ đối.
+ Chiết suất tuyệt đối.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo
* GV:
 - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- GV quan sát từng học sinh trong lớp.
* HS: trả lời câu hỏi trước lớp.
- Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Bước 4: Phương án KTĐG
* GV kết luận hợp thức hoá kiến thức về:
+ Chiết suất tỉ đối.
+ Chiết suất tuyệt đối.
II. Chiết suất của môi trường
1. Chiết suất tỉ đối
 Tỉ số không đổi trong hiện tượng khúc xạ được gọi là chiết suất tỉ đối n21 của môi trường 2 (chứa tia khúc xạ) đối với môi trường 1 (chứa tia tới):
 = n21
+ Nếu n21 > 1 thì r < i : Tia khúc xạ lệch lại gần pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường 2 chiết quang hơn môi trường 1.
+ Nếu n21 i : Tia khúc xạ lệch xa pháp tuyến hơn. Ta nói môi trường 2 chiết quang kém môi trường 1.
2. Chiết suất tuyệt đối 
 Chiết suất tuyệt đối của một môi trường là chiết suất tỉ đối của môi trường đó đối với chân không.
 Mối liên hệ giữa chiết suất tỉ đối và chiết suất tuyệt đối: n21 = .
 Liên hệ giữa chiết suất và vận tốc truyền của ánh sáng trong các môi trường: = ; n = .
 Công thức của định luật khúc xạ có thể viết dưới dạng đối xứng: n1sini = n2sinr.
	Hoạt động 3: Tìm hiểu tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng. (5 phút)
Mục tiêu:
- Nêu được tính chất thuận nghịch của sự truyền ánh sáng.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật.
- Nghiên cứu, khai thác tài liệu .
- Hoạt động cá nhân.
- Vấn đáp, gợi mở
- Trực quan, tìm tòi 
 (3) Phương tiện dạy học.
- Máy chiếu.
(4) Hình thức tổ chức hoạt động.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
 GV: Làm thí nghiệm minh họa nguyên lí thuận nghịch.
HS: Quan sát thí nghiệm.
 GV: Yêu cầu học sinh phát biểu nguyên lí thuận nghịch.
HS: Phát biểu nguyên lí thuận nghịch.
 GV: Yêu cầu học sinh chứng minh công thức: n12 = 
HS: Chứng minh công thức: n12 = 
III. Tính thuận nghịch của sự truyền ánh sáng
 Anh sáng truyền đi theo đường nào thì cũng truyền ngược lại theo đường đó.
 Từ tính thuận nghịch ta suy ra:
n12 = 
Hoạt động 4: Tìm hiểu Sự truyền ánh sáng từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn (n1>n2) (10 phút)
 (1) Mục tiêu:
- Mô tả được hiện tượng phản xạ toàn phần, xây dựng được công thức 
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật.
- Nghiên cứu, khai thác tài liệu .
- Hoạt động cá nhân.
- Vấn đáp, gợi mở
- Trực quan, tìm tòi 
 (3) Phương tiện dạy học.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập
(4) Hình thức tổ chức hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ 
* GV: Yêu cầu HS tìm hiểu mục I.1 trang 168 SGK Vật lý 11, thí nghiệm mô phỏng sự truyền ánh sáng qua bán trụ trong suốt ra không khí.
1. Hãy quan sát chùm tia khúc xạ và phản xạ. Nhận xét về:
+ Vị trí của tia khúc xạ so với tia tới? 
+ Độ sáng của tia phản xạ, tia khúc xạ? 
2. So sánh góc r và góc i khi ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn hơn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn (n1>n2)?
3. Khi góc i tăng thì góc r thay đổi như thế nào? Khi thì i bằng bao nhiêu?
4. Áp dụng định luật khúc xạ ánh sáng, xác định biểu thức tính igh?
*HS: hoạt động cá nhân, và trả lời câu hỏi theo yêu cầu và điền vào phiếu học tập số 2.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
* HS: Trình bày sản phẩm vào phiếu học tập.
* GV: Hướng dẫn HS hoàn thành các câu hỏi trên để học sinh nắm được với góc tới i>igh thì chỉ có tia phản xạ, không còn tia khúc xạ và công thức xác định igh. 
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo 
* GV: hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- GV quan sát từng học sinh trong lớp.
* HS: lên trình bày sản phẩm của mình.
- Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Bước 4: Phương án KTĐG
* GV kết luận hợp thức hoá kiến thức về: góc giới hạn phản xạ toàn phần.
I. Sự truyền ánh sáng từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn (n1>n2)
1. Thí nghiệm 
- Cho một chùm tia sáng hẹp truyền từ khối nhựa trong suốt hình bán trụ vào trong không khí.
- Thay đổi độ nghiêng của chùm tia tới (thay đổi góc tới i). 
* Nhận xét: Khi truyền ánh sáng từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn (n1>n2) ,với góc tới i>igh thì chỉ có tia phản xạ, không còn tia khúc xạ.
2. Góc giới hạn phản xạ toàn phần
Trong đó: igh gọi là góc giới hạn phản xạ toàn phần (hay còn gọi là góc tới hạn)
Tiết 2:
Hoạt động 5:Tìm hiểu hiện tượng phản xạ toàn phần (10 phút)
 (1) Mục tiêu:
- Nêu được định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần và điều kiện xảy ra hiện tượng phản xạ toàn phần.
 (2) Phương pháp/Kĩ thuật.
- Nghiên cứu, khai thác tài liệu .
- Hoạt động cá nhân.
- Vấn đáp, gợi mở
- Trực quan, tìm tòi 
 (3) Phương tiện dạy học.
- Máy chiếu.
(4) Hình thức tổ chức hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ 
* GV:Yêu cầu HS tìm hiểu mục II trang 169,170 SGK vật lí 11 để trả lời các câu hỏi:
1. Nêu định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.
2. So sánh hiện tượng phản xạ thông thường (đã học ởTHCS) và hiện tượng phản xạ toàn phần?
3. Phản xạ toàn phần có phải lúc nào cũng có thể xảy ra hay không?
4. Để xảy ra phản xạ toàn phần cần những điều kiện gì?
*HS: Hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
* HS: lần lượt trả lời các câu hỏi.
* GV: Hướng dẫn HS hoàn thành các câu hỏi trên để học sinh nắm định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần và điều kiện để có phản xạ toàn phần.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo 
* GV:
 - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- GV quan sát từng học sinh trong lớp.
* HS: trả lời câu hỏi.
- Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Bước 4: Phương án KTĐG
* GV kết luận hợp thức hoá kiến thức về:
+ Định nghĩa hiện tượng phản xạ toàn phần.
+ Điều kiện để có phản xạ toàn phần.
II. Hiện tượng phản xạ toàn phần
1. Định nghĩa
- Phản xạ toàn phần là hiện tượng phản xạ toàn bộ tia sáng tới, xảy ra ở mặt phân cách giữa 2 môi trường trong suốt.
- Khi xảy ra phản xạ toàn phần không còn tia khúc xạ.
2. Điều kiện có phản xạ toàn phần
a) Ánh sáng truyền từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
b) Góc tới lớn hơn hoặc bằng góc giới hạn
Hoạt động 6: Tìm hiểu ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần (10 phút)
(1) Mục tiêu:
- Nêu được ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần và giải thích được một số hiện tượng trong thực tế.
(2) Phương pháp/Kĩ thuật.
- Nghiên cứu, khai thác tài liệu .
- Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
- Vấn đáp, gợi mở
- Trực quan, tìm tòi 
 (3) Phương tiện dạy học.
- Máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Bảng phụ.
(4) Hình thức tổ chức hoạt động.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG CHÍNH
Bước 1. Giao nhiệm vụ 
* GV:Yêu cầu HS tìm hiểu mục III trang 171 SGK vật lí 11 để trả lời các câu hỏi trong phiếu học tập số 3:
1. Cáp quang là gì?
2. Nêu cấu tạo của cáp quang.
3. Nêu ưu điểm của cáp quang.
4. Nêu công dụng của cáp quang.
*HS: hoạt động nhóm và trả lời câu hỏi theo yêu cầu.
Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ 
* HS: lần lượt trả lời các câu hỏi vào bảng phụ.
* GV: Hướng dẫn HS hoàn thành các câu hỏi trên để học sinh nắm được cáp quang là gì, cấu tạo, công dụng và ưu điểm của cáp quang.
Bước 3. Thảo luận, trao đổi, báo cáo 
* GV:
 - GV hướng dẫn thảo luận lần lượt từng câu hỏi trước lớp.
- GV quan sát từng học sinh trong lớp.
* HS: trả lời câu hỏi.
- Các HS khác lắng nghe, đưa ra ý kiến thảo luận.
Bước 4: Phương án KTĐG
* GV kết luận hợp thức hoá kiến thức về:
+ Cấu tạo, công dụng và ưu điểm của cáp quang.
+ Gv nêu một số ứng dụng khác của phản xạ toàn phần.
III. Ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần: Cáp quang
1. Khái niệm: Cáp quang là 1 bó sợi quang. Mỗi sợi quang là một dây trong suốt có tính dẫn sáng nhờ phản xạ toàn phần. 
2. Cấu tạo
- Gồm 2 phần chính:
+ Lõi trong suốt bằng thủy tinh siêu sạch có chiết suất lớn (n1).
+Vỏ bọc trong suốt bằng thủy tinh chiết suất (n2) nhỏ hơn phần lõi.
3. Ưu điểm:
- Dung lượng tín hiệu lớn.
- Nhỏ, nhẹ dễ vận chuyển, dễ uốn.
- Không bị nhiễu bởi bức xạ điện từ, bảo mật tốt.
- Không có rủi ro cháy.
4. Công dụng:
- Trong thông tin liên lạc.
- Trong y học: thiết bị nội soi.
- Trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật:chế tạo sợi chiếu sáng, trang trí cột đèn, các điểm văn hóa du lịch 
3. Luyện tập, vận dụng ( 10 phút)
- GV chốt lại cho HS các kiến thức trọng tâm của bài.
- Yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:
Câu 1. Chiết suất tuyệt đối của một môi trường truyền ánh sáng
A. luôn lớn hơn 1.	B. luôn nhỏ hơn 1.	
C. luôn bằng 1.	D. luôn lớn hơn 0.
Câu 2. Với một tia sáng đơn sắc, chiết suất tuyệt đối của nước là n1, của thuỷ tinh là n2 Chiết suất tỉ đối khi tia sáng đó truyền từ nước sang thuỷ tinh là:
A. n21 = n1/n2 B. n21 = n2/n1	 C. n21 = n2 – n1	D. n12 = n1 – n2
Câu 3. Chiết suất tỉ đối giữa môi trường khúc xạ với môi trường tới
A. luôn lớn hơn 1. 
B. luôn nhỏ hơn 1.
C. bằng tỉ số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
D. bằng hiệu số giữa chiết suất tuyệt đối của môi trường khúc xạ và chiết suất tuyệt đối của môi trường tới.
Câu 4. Chiếu tia sáng từ thuỷ tinh sang không khí. Cho biết chiết suất cuả thuỷ tinh là . Góc giới hạn giữa thuỷ tinh và không khí là:
600 B. 300 C. 450 D. 900
Câu 5. Câu nào dưới đây KHÔNG ĐÚNG:
A. Khi có sự phản xạ toàn phần, cường độ chùm sáng phản xạ gần như bằng cường độ chùm sáng tới.
B. Ta luôn luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất nhỏ hơn sang môi trường có chiết suất lớn hơn.
C. Khi chùm sáng phản xạ toàn phần thì không có chùm sáng khúc xạ.
D. Ta luôn luôn có tia khúc xạ khi tia sáng đi từ môi trường có chiết suất lớn sang môi trường có chiết suất nhỏ hơn.
.Câu 6. Khi ánh sáng đi nước (n=4/3) sang không khí, góc giới hạn phản xạ toàn phần có giá trị là:
 A. igh = 41048’. B. igh = 48035’.
 C. igh = 62044’. D. igh = 38026’.	 
4. Tìm tòi mở rộng ( 5 phút)
- Tìm hiểu thêm một số ứng dụng của hiện tượng phản xạ toàn phần trên Internet.
5. Củng cố, nhận xét giao nhiệm vụ về nhà (10 phút)
- Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà làm các bài tập trong sách giáo khoa.
Yêu cầu HS vẽ sơ đồ tư duy tổng kết nội dung chủ đề.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_mon_vat_li_lop_11_chu_de_khuc_xa_anh_sang.docx