Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc thêm "Bài thơ số 28"

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc thêm "Bài thơ số 28"

A. Mục tiêu bài học.

- Về kiến thức:

+ Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, say đắm, vị tha, cao thượng.

+ Thấy được nét đặc sắc của thơ trữ tình của Ta-go: trữ tình, triết lí.

- Về kĩ năng:

+ Đọc hiểu thơ trữ tình của văn học nước ngoài: bám sát và có sự so sánh giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để hiểu đúng ý nghĩa của bài thơ.

- Về thái độ:

+ Học sinh cần hiểu và trân trọng những giá trị nội dung và nghệ thuật thơ trữ tình của Ta-go.

- Về định hướng phát triển năng lực:

+ Năng lực cảm thụ văn học, tự nhận thức và vận dụng thực tiễn.

+ Từ bài thơ số 28 của Ta-go, học sinh nhận thức về những vẻ đẹp của tình yêu: thủy chung, dâng hiến, luôn khám phá tâm hồn để hướng đến tình yêu trọn vẹn.

 

docx 4 trang Ngát Lê 25/10/2024 360
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Đọc thêm "Bài thơ số 28"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đọc thêm. BÀI THƠ SỐ 28 
 (R. TA – GO) 
A. Mục tiêu bài học.
- Về kiến thức: 
+ Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, say đắm, vị tha, cao thượng.
+ Thấy được nét đặc sắc của thơ trữ tình của Ta-go: trữ tình, triết lí.
- Về kĩ năng:
+ Đọc hiểu thơ trữ tình của văn học nước ngoài: bám sát và có sự so sánh giữa bản dịch nghĩa và bản dịch thơ để hiểu đúng ý nghĩa của bài thơ.
- Về thái độ:
+ Học sinh cần hiểu và trân trọng những giá trị nội dung và nghệ thuật thơ trữ tình của Ta-go.. 
- Về định hướng phát triển năng lực: 
+ Năng lực cảm thụ văn học, tự nhận thức và vận dụng thực tiễn.
+ Từ bài thơ số 28 của Ta-go, học sinh nhận thức về những vẻ đẹp của tình yêu: thủy chung, dâng hiến, luôn khám phá tâm hồn để hướng đến tình yêu trọn vẹn.
B. Phương tiện dạy-học.
GV: giáo án, sách giáo khoa, phương tiện hỗ trợ ( máy chiếu,thiết bị dạy học cần thiết)
HS: sách giáo khoa, chuẩn bị bài, trả lời câu hỏi trong phần hướng dẫn học bài.
C. Phương pháp dạy- học.
GV: hướng dẫn học sinh đọc hiểu bài thơ theo hệ thống câu hỏi sách giáo khoa; phát vấn; cho học sinh thảo luận.
HS: đọc hiểu bài thơ theo hướng dẫn của giáo viên, thảo luận, trả lời câu hỏi.
D. Tiến trình dạy-học.
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi: Đọc thuộc bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin và cho biết cảm nhận của em ở hai câu thơ cuối?
Gợi ý trả lời: 
- Học sinh đọc bài thơ.
- Cảm nhận về hai câu thơ cuối: nhân vật trữ tình khẳng định một tình yêu chân thành, đằm thắm bằng một lời nguyện cầu cao thượng về hạnh phúc của người mình yêu; khẳng định tình yêu của mình.
3. Bài mới.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

YÊU CẦU CẦN ĐẠT

HOẠT ĐỘNG 1: Tìm hiểu phần tiểu dẫn.
- HS: đọc phần tiểu dẫn trong SGK.
- GV(?): Hãy nêu những nét cơ bản nhất về tác giả Ta-go và “bài thơ số 28” được giới thiệu trong phần tiểu dẫn.
- GV: nhấn mạnh những nét chính.
HOẠT ĐỘNG 2: Đọc văn bản và chia bố cục bài thơ.
- HS: đọc diễn cảm bản dịch thơ.
- GV: đọc bản dịch nghĩa.
HOẠT ĐỘNG 3: Hướng dẫn đọc thêm.
- GV(?): đọc câu hỏi – hướng dẫn. 
- HS: Thảo luận, trả lời.
- GV(?): đọc câu hỏi- hướng dẫn.
- HS: Thảo luận, trả lời.
- GV(?): đọc câu hỏi – hướng dẫn.
- HS: Thảo luận, trả lời.
Tích hợp kiến thức tâm lí, đời sống để giáo dục, định hướng sự nhận thức của học sinh về tình yêu chân chính, đích thực.
I. Tiểu dẫn.
1. Tác giả:
- Ra-bin-đra-nát Ta-go (1861-1941).
- Sinh ra trong một gia đình quý tộc ở bang Ben-gan Ấn Độ.
- Ta-go có nhiều cống hiến quan trọng cho sự nghiệp phục hưng văn hóa Ấn Độ, cùng nhân dân đấu tranh giải phóng đất nước khỏi ách thực dân.
- Ta-go để lại một gia tài văn học khổng lồ các tác phẩm thuộc nhiều lĩnh vực.
- Năm 1913 ông vinh dự là người Châu Á đầu tiên được nhận giải thưởng Nobel về Văn học với tập “Thơ Dâng”.
2. Tập thơ “ Người làm vườn” và “Bài thơ số 28”:
- Tập thơ “ Người làm vườn”:
+ Gồm 85 bài thơ không có nhan đề, được đánh theo số thứ tự, viết bằng tiếng Ben-gan, Ta-go tự dịch sang tiếng Anh.
+ Tập thơ thể hiện nguyện ước được làm người chăm sóc vườn hoa cuộc đời của Ta-go.
- Bài thơ số 28: 
+ Có mặt trong nhiều tuyển tập thơ tình thế giới.
+ Ta-go viết khi đã ngoài tuổi 50.
II.Đọc:
1. Đọc:
2. Bố cục: theo hệ thống câu hỏi SGK.
III. Hướng dẫn đọc thêm.
1. Câu 1: 
a. Câu hỏi: Hình tượng so sánh trong câu mở đầu: “ Đôi mắt em muốn nhìn vào tâm tưởng của anh; Như trăng 
- “ Tôi yêu em”: giãi bày, thổ lộ, thú nhận tình yêu một cách trực tiếp, ngắn gọn, giản dị mà chân thành, sâu sắc. kia muốn vào sâu biển cả” thể hiện niềm khao khát gì trong tình yêu.
b. Hướng dẫn đọc hiểu:
- Hình ảnh “đôi mắt” lặp lại 2 lần: nhấn mạnh điều ước muốn của “em”.
- Băn khoăn buồn; muốn nhìn vào tâm tưởng: hiểu thấu tâm can, tấm lòng, suy nghĩ.
- Nghệ thuật so sánh: “như”: ánh trăng lặn xuống biển hòa nhập vào cõi mênh mông, tỏa ra ánh sáng lung linh, huyền diệu như đôi mắt muốn chiếu rọi chốn sâu thẳm trái tim con người. Bởi đôi mắt là cửa sổ của tâm hồn, là tín hiệu giao tiếp của con tim, là ngôn ngữ ngầm trong tình yêu. Miêu tả nội tâm, Ta-go thường dùng hình ảnh đôi mắt.
à Hình tượng so sánh thể hiện niềm khát khao hòa hợp tâm hồn trong tình yêu.
2. Câu 2. 
a. Câu hỏi: Lối cấu trúc đưa ra những giả định rồi phủ định để đi đến kết luận được sử dụng trùng điệp trong bài thơ nhằm mục đích gì?
b. Hướng dẫn đọc hiểu:
- Cấu trúc câu: nếu chỉ sẽ: lặp lại: thể hiện nguyện ước cao cả của nhân vật trữ tình.
- Nếu đời anh cũng đẹp và quý giá như hoa như ngọc, anh sẵn sàng dâng hiến cho em. Các động từ: đập, xâu, quàng, hái, đặt: vừa mạnh mẽ, vừa dịu dàng, tấm lòng chân thành, trân trọng và dâng hiến đầy hi sinh.
- Nhưng đời anh lại là trái tim: thể hiện cung bậc cao hơn trong sự dâng hiến. Trái tim con người là một thế giới bí ẩn, khó biết được trọn vẹn bởi chiều sâu và bến bờ vô biên của nó. 
- Nếu trái tim là “phút giây lạc thú; là khổ đau”: dùng cái cụ thể để lí giải cái trừu tượng: thể hiện sự cảm thông chia sẻ trong tình yêu.
- Nhưng trái tim anh lại là tình yêu: sự dâng hiến cao cả và trọn vẹn nhất. Những “ vui sướng; khổ đau; đòi hỏi; sự giàu sang” là “ vô biên; trường cửu”: những trạng thái mâu thuẫn, đối lập nhưng luôn tồn tại trong tình yêu, đòi hỏi phải có sự hòa hợp để thống nhất những mâu thuẫn, đối lập ấy.
à Tình yêu là sự hi sinh, sẻ chia, cảm thông thấu hiểu và sẵn sàng dâng hiến.
3. Câu 3:
a. Câu hỏi: Cách nói nghịch lí được sử dụng trong bài thơ thể hiện điều kì diệu gì trong tình yêu?
b. Hướng dẫn đọc hiểu:
- Cách nói nghịch lí thể hiện rõ ở các cặp câu thơ:
“ Anh không giấu em một điều gì
Chính vì thế mà em không biết gì tất cả về anh”.
“ Em là nữ hoàng của vương quốc đó
Ấy thế mà em có biết gì biên giới của nó đâu”.
“ Trái tim anh cũng ở gần em như chính đời em vậy
Nhưng chẳng bao giờ em biết trọn nó đâu”.
- Muốn có hạnh phúc, có tình yêu bền chặt, trọn vẹn phải biết dâng hiến và luôn khám phá những bí ẩn trong tình yêu. Từ đó khẳng định: tình yêu “anh” dành cho “em” là vô biên, là mãi mãi.
à Điều kì diệu trọng tình yêu: sự hiến dâng cho tình yêu là không giới hạn; sự khám phá tâm hồn trong tình yêu cũng là không giới hạn. 
4. Củng cố - dặn dò:
 Học thuộc và nắm vững những giá trị nội dung và nghệ thuật bài thơ.
5. Rút kinh nghiệm.

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_doc_them_bai_tho_so_28.docx