Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1-12 - Năm học 2021-2022

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1-12 - Năm học 2021-2022

I. Mục tiêu

1. Học sinh hiểu, nắm được các kiến thức:

 - Nhận biết: Kiến thức cơ bản về tác giả, thể loại kí sự, tóm tắt

 - Thông hiểu: - Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bện cho Trịnh Cán.

 - Vận dụng thấp: - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.

 - Vận dụng cao: - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.

 2. Làm được các bài tập áp dụng, vận dụng vào thực tiễn

- Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Lê Hữu Trác

- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông.

3. Hình thành các kỹ năng:

 - Tự học: Kiến thức cơ bản về tác giả, thể loại kí sự, tóm tắt

 - Vận dụng: lập ý, viết đoạn

 - Sáng tạo: Ý nghĩa văn bản

 - Giao tiếp: ứng xử trong cuộc sống, lối sống khiêm tốn,

 - Bộ môn: Khái quát hóa KTCB về tác giả, nội dung chủ đề tư tưởng

4. Hình thành các phẩm chất, năng lực

 - Giáo dục tư tưởng: Thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa.

 - Giáo dục đạo đức: Trân trọng lương y, có tâm có đức.

 - Kỹ năng sống:

 

doc 32 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 4370
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1-12 - Năm học 2021-2022", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 1, 2: VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
 ( Lê Hữu Trác)
Dạy lớp 11A3
Ngày dạy: / / 2021
I. Mục tiêu
1. Học sinh hiểu, nắm được các kiến thức:
	- Nhận biết: Kiến thức cơ bản về tác giả, thể loại kí sự, tóm tắt 
	- Thông hiểu: - Bức tranh chân chân thực, sống động về cuộc sống xa hoa, đầy quyền uy nơi phủ chúa Trịnh và thái độ tâm trạng của nhân vật “tôi” khi bước vào phủ chúa chữa bện cho Trịnh Cán.
 - Vận dụng thấp: - Vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông; lương y; nhà nho thanh cao, coi thường danh lợi.
	- Vận dụng cao: - Những nét đặc sắc của bút pháp kí sự: tài quan sát miêu tả sinh động những sự việc có thật; lối kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn; lựa chọn chi tiết đặc sắc; đan xen văn xuôi và thơ.
 2. Làm được các bài tập áp dụng, vận dụng vào thực tiễn
- Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Lê Hữu Trác
- Cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn của Hải Thượng Lãn Ông.
3. Hình thành các kỹ năng:
	- Tự học: Kiến thức cơ bản về tác giả, thể loại kí sự, tóm tắt
	- Vận dụng: lập ý, viết đoạn
	- Sáng tạo: Ý nghĩa văn bản
	- Giao tiếp: ứng xử trong cuộc sống, lối sống khiêm tốn, 
	- Bộ môn: Khái quát hóa KTCB về tác giả, nội dung chủ đề tư tưởng
4. Hình thành các phẩm chất, năng lực
	- Giáo dục tư tưởng: Thái độ phê phán nghiêm túc lối sống xa hoa nơi phủ chúa.
	- Giáo dục đạo đức: Trân trọng lương y, có tâm có đức.
	- Kỹ năng sống: 
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Các tư liệu thực tế: danh y Lê Hữu Trác
	- Kiến thức bù hổng: kĩ năng đọc hiểu văn trung đại
	- Làm trước các bài tập: trả lời câu 1 đến 4 trang 7
	- Đồ dùng dạy học:
	- Ghi 3 phiếu kiểm tra:
2. Chuẩn bị của học sinh
	- Đọc bài mới sgk và làm đề cương, lập bảng tích hợp các kiến thức: trả lời câu 1 đến 4 trang 7
	- Làm đề cương các kiến thức cần ôn tập, bù hổng: 
III. Quy trình các bước lên lớp
Bước 1 (2'): Ổn định tổ chức
- Trả ĐC:
+ HS thiếu: Điểm 0
+ HS làm tốt: . Điểm
+ HS làm sơ sài: Điểm
+ HS chưa làm bù ĐC: . Điểm
- Kiểm tra sĩ số : ..
- Sơ đồ: .. ..
- SGK: .. 
- Vở ghi, vở bài tập, vở nháp: .. . .
- Nộp ĐTDĐ (nếu có): .
Bước 2 (8') Kiểm tra
	- Số ma trận KT: .. .
a. 3 học sinh lên bảng
HS 1: 
HS 2:
HS 3:
b. 2 bài tập HS dưới lớp làm
c. Chấm 3 vở nháp HS làm dưới lớp: 
d. GV nhận xét, cho điểm (9 HS)
Bước 3 Hướng dẫn HS học bài mới
Phương pháp giáo viên hương dẫn học sinh tự tìm hiểu kiến thức
Nội dung cần đạt
GV hướng dẫn hs tiềm hiểu khái quát.
Tìm hiểu về tác giả
GV yêu cầu hs đọc phần tiểu dẫn sgk
Câu hỏi:
1) Phần tiểu dẫn sgk trình bày những nội dung nào?tóm tắt những nội dung đó?
 * Định hướng câu trả lời:
 - Vài nét về tác giả 
 - Tác phẩm “TKKS”
 - Thể kí sự
2) Dựa vào sgk trình bày vài nét về tác giả Lê Hữu Trác?
(hs trả lời cá nhân gv nhận xét chốt ý)
Tìm hiểu tác phẩm “TKKS”
Câu hỏi: 
1) Em hiểu như thế nào về tác phẩm “TKKS” ? 
GV hướng dẫn:
 - Xuất xứ tác phẩm
 - Nội dung đoạn trích.
2) Đọc - hiểu văn bản:ựa vào tác phẩm, em hãy cho biết nội dung đoạn trích ?
 (hs trả lời cá nhân)
3) Chia bố cục đoạn trích và nêu nội dung chính của từng phần?
 (hs suy nghĩ trả lời gv nhận xét chốt ý)
Tìm hiểu thể loại tác phẩm:
 Em hiểu như thế nào về thể kí sự?
 (hs trả lời cá nhân) 
GV hướng dẫn hs đọc hiểu đoạn trích
GV yêu cầu hs đọc đoạn trích.
 Hướng dẫn tiềm hiểu mục 1:
Câu hỏi:
1) Tác giả đã thấy gì về quang cảnh bên ngoàicung ? Chi tiết nào miêu tả điều đó?
2) Tác giả có những suy nghĩ ntn khi lần đàu tiên thấy được những quang cảnh ấy?
 (hs suy nghĩ trả lời, gv nhận xét chốt ý)
* GV giảng:
Quang cảnh ở đó khác hẳn cuộc sống đời thường và tác giả đã đánh giá: “Cả trời Nam sang nhất là đây!”. Qua bài thơ ta thấy danh y cũng chỉ ví mình như một người đánh cá ( ngư phủ ) lạc vào động tiên (đào nguyên ) dù tác giả vốn là con quan sinh trưởng ở chốn phồn hoa nay mới biết phủ chúa.
Quang cảnh đó càng được rỏ nét hơn khi đươc dẫn vào cung.
GV cho hs đọc nhẫm lại đoạn trích và đưa ra câu hỏi hs thảo luận nhóm trả lời gv nhận xét chốt ý.
 1) Tác giả kể và tả gì khi được dẫn vào cung? Những chi tiết nào được quan sát kĩ nhất?
 ( nhóm 1)
GV giảng:
Đại đường uy nghi sang trọng đến nổi một danh y nổi tiếng cũng chỉ dám ngước mắt nhìn rồi lại cuối đầu đi “ và cảm nhận rằng ở đó toàn những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy”.
2) Thái độ của tác giả ntn khi bước vào cung?
 (nhóm 2 )
Qua con mắt và cảm nghĩ của tác giả ta thấy chúa Trịnh là một nơi đệ hưởng lạc để củng cố quyền uy , xa rời cuộc sống nhân dân, một nơi để hưởng lạc củng cố quyền uy bằng lầu cao cửa rộng che giấu sự bất ực cả mình trước tình cảnh của đất nước.
3) Thái độ của tác giả khi tiếp xúc với các lương y khác?
 ( nhóm 3 )
Hs đọc lại đoạn 3 và gv đưa ra câu hỏi hs trả lời gv nhận xét chốt ý:
1. tác giả kể và tả về thâm cung với những chi tiết nào?Qua đó ta thấy chúa Trịnh đã thể hiện cuộc sống vương giả ntn?
Câu hỏi THMT:
Qua cuộc sống của thế tử, em suy nghĩ ntn về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người?
2) Qua lời kể và tả, ta thấy tác giả đã rơi vào thế bị động ntn?
GV giảng:
 Chi tiết thế tử khen ông này lạy khéo là chi tiết rất đắt, vì nó vừa chân thực vừa hài hước kín đáo. Nó không chỉ tả cảnh sinh hoạt giàu sang của phủ chú mà còn nói lên quyền uy tối thượng của đấng con trời, cháu trời và thân phận nhỏ nhoi, thấp bé của người thầy thuốc và thái độ kín đáo khách quan của người kể.
Mối quan hệ vua – tôi làm cho mối quan hệ giữa người ban ơn ( người chữa bệnh) và người hàm ơn ( con bệnh ) trở nên vô nghĩa bất bình đẳng.
HS đọc đoạn cuối, gv giải thích các từ khó và đưa ra câu hỏi:
1) Cách chuẩn bệnh của Lê Hữu Trác cùng những biến tâm tư của ông khi kê đơn cho ta hiểu gì về người thầy thuốc này ?
 ( hs thảo luận trả lời gv nhận xét)
GV giảng:
Ông cũng muốn kết hợp việc nâng cao thể lực đồng thời với trị bệnh nhưng ông nghĩ nếu chữa lành quá sớm thì chúa sẽ khen và giữ lại làm quan, điều này ông không muốn. Trong ông có một mâu thuẫn phải trung với chúa nhưng phải tránh việc chúa bắt làm quan nên ông chọn phương sách bồi dưỡng sức khỏe.
2) Qua những phân tích trên , hãy đánh giá chung về tác giả ?
-Hs suy nghĩ ,trả lời .
-Gv nhận xét ,tổng hợp:
 Qua đoạn trích ,Anh (chị) có nhận xét gì về nghệ thuật viết kí sự của tác giả ?Hãy phân tích những nét đặc sắc đó?
- HS trao đổi ,thảo luận ,đại diện trình bày .
- GV tổng hợp :
GV hướng dẫn hs tổng kết:
Qua bài học, em hãy rút ra ý nghĩa của đoạn trích?
I. Tim hiểu chung:
 1. Tác giả:
 Lê Hữu Trác (1724-1791) hiệu Hải Thượng Lãn Ông
 - Là y học, nhà văn, nhà thơ lớn nữa cuối thế kỉ XVIII. Ông là tác giả của bộ sách y học nổi tiếng “ Hải Thượng y tông tâm lĩnh”
 2. Tác phẩm “TKKS” và đoạn trích “VPCT”:
 a. Tác phẩm “TKKS”:
 - TKKS là tập nhật kí bằng chữ Hán, in ở cuối bộ “Y tông tâm tĩnh”
 - Tác phẩm tả quang cảnh ở kinh đô, cuộc sống xa hoa phủ chúa Trịnh và quyền uy thế lực của nhà chúa.
 b. Về đoạn trích “VPCT”:
 * Nội dung:
 Sgk
 * Bố cục: 
3. Thể loại:
Thể kí sự là những thể văn xuôi ghi chép những câu chuyện, sự việc, nhân vật có thật và tương đối hoàn chỉnh.
II. Đọc - hiểu văn bản:
 1.Tác giả kể chuyện được vua cho đem cáng đến đón vào cung chữ bệnh:
- Cảnh bên ngoài: 
 + Mấy lần cửa, theo đường bên trái dành cho người ngoài cung.
 + Tác giả thấy đâu đâu cũng cây cối “um tùm”, tiếng chim ríu rít, hoa đua thắm, mùi hương thoang thoảng, hành lang nối nhau liên tiếp, lời truyền báo rộn ràng, người qua lại như mắc cửi 
→ Quang cảnh phủ chúa Trịnh cực kì xa hoa tráng lệ nhằm khẳng định quyền uy tột cùng của nhà chúa trong khi đó dân tình trong nước đang chịu nhiều khổ cực vì đói rét, vì chiến tranh. 
2. Tác giả kể và tả những điều mắt thấy tai nghe khi được dẫn vào cung:
- Tác giả đi qua mấy lần cửa đến một cái điếm, ở đó “ có những cây lạ lùng và những hòn đá lì lạ”
 “ cột và bao lơn lượn vòng”
- Vượt qua một cái cửa lớn, bị chặn lại vì tác giả ăn mặc có vẻ lạ lùng”
- Qua một đại đường rồi đến một gác tía, qua một cửa nửa tác giả quan sát kĩ “ nhà lớn thật cao và rộng, hai bên hai cái kiệu trên sập mắc một cái võng điều”
=> Tác giả đã bị ngợp , bị động trước cảnh uy nghi cẩn mật quá mức tưởng tượng.
- Thái độ của tác giả: tự coi mình là “quê mùa” → khiêm tốn thân mật với các lương y. Đó là nét nhân cách của ông.
3. Tác giả kể và tả việc đi sâu vào nội cung và khám bệnh cho thế tử:
- Cảnh thâm cung: trướng gấm, màn là, sập vàng, ghế rồng, đèn sáng lấp lánh, hương hoa ngào ngạt, cung nhân xúm xít, màu mặt phấn, màu áo đỏ.
- Thủ tục rườm rà, nhiêu khê: bữa ăn sáng của tác giả ở điếm hậu mã, cảnh mọi người chầu chực hầu thế tử, cảnh chuẩn bệnh kê đơn, phải lạy chào bốn lạy, lại được khen một câu : “ Ông này lạy khéo”
→ Nội cung là một cảnh vàng son, nhưng tù hãm, thiếu không khí, ngột ngạt, cuộc sống thế tử như “ con chim non nhốt trong lồng son”.
4. Tác giả nhận định bệnh và đề ra phương án chữa bệnh:
- Bồi dưỡng thể lực, thể lực tốt sẽ đuổi được bệnh ( Quan điểm này xuất phát từ cuộc sống của thế tửi và các biểu hiện bên ngoài của bệnh)
- Phương sách hòa hoãn, kéo dài thời gian chữa bệnh để ông có thể về lại quê nhà.
=> Đó là người thày thuốc giỏi ,giàu kinh nghiệm ,có lương tâm ,có y đức,
=> Một nhân cách cao đẹp ,khinh thường lợi danh,quyền quí, quan điểm sống thanh đạm ,trong sạch.
5. Bút pháp kí sự đặc sắc của tác phẩm
+ Khả năng quan sát tỉ mỉ ,ghi chép trung thực ,tả cảnh sinh động 
+ Lối kể khéo léo ,lôi cuốn bằng những sự việc chi
tiết đặc sắc .
+ Có sự đan xen với tác phẩm thi ca làm tăng chất trữ tình của tác phẩm .
IV. Tổng kết:
Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” phản ảnh quyền lực to lớn của Trịnh Sâm, cuộc sống xa hoa hưởng lạc trong phủ chúa đồng thời bày tỏ thái độ coi thường danh lợi quyền quý của tác giả.
Bước 4. Bài tập áp dụng
- GV ra 3 -6 bài tập tương tự để học sinh làm vào vở nháp
+ Giá trị nội dung văn bản?
+ Ý nghĩa văn bản?
+ Bài học rút ra qua văn bản?
- GV thu chấm 4 HS
Bước 5 (5') Hướng dẫn học sinh tự học 
Làm đề cương và học thuộc các kiến thức sau: 
- Tác giả, nội dung, ý nghĩa văn bản
- Tón tắt đoạn trích
Giải các bài tập áp dụng hoặc vận dụng thực tế sau:
- Nhận xét về cách chữa bệnh cho Thế tử Trịnh Cán, qua đó cảm nhận về vẻ đẹp tâm hồn Hải Thượng Lãn Ông.
Chuẩn bi:
- Liệt kê các bước làm đọc hiểu 
- Lấy ví dụ về các biện pháp tu từ
Bước 6 (10') Kiểm tra 
(4 mã đề) Bài học đã cho em những nhận thức gì về chế độ phong kiến ngày xưa? Em thấy chế độ ta ngày nay có những điểm ưu việt gì trong mối quan hệ giữa các cấp lãnh đạo với nhân dân?
Tiết 3, 4: Rèn kĩ năng đọc hiểu
Dạy lớp 11A3
Ngày dạy: / / 2021
I. Mục tiêu
1. Học sinh tích hợp được kiến thức cơ bản về các biện pháp tu từ.
2. Làm được các bài tập áp dụng, vận dụng vào thực tiễn
- Lập bảng tích hợp về các biện pháp tu từ
- Nhận diện được các biện pháp tu từ
- Viết đoạn văn sử dụng các BPTT đã học
3. Hình thành các kỹ năng:
- Tự học: Lập bảng tích hợp về các biện pháp tu từ.
- Vận dụng: Nhận diện được các biện pháp tu từ
- Sáng tạo: Liên hệ thực tế bản thân về các vấn đề trong cuộc sống, tạo lập văn bản nghị luận
- Giao tiếp: 
- Bộ môn: viết đoạn, tạo lập văn bản nghị luận
4. Hình thành các phẩm chất, năng lực
- Giáo dục tư tưởng: Thái độ sống tích cực, nhìn nhận đúng sai, phải trái, có lập trường tư tưởng vững vàng trước cuộc sống.
- Giáo dục đạo đức: yêu tổ quốc, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng.
- Kỹ năng sống: năng động, sáng tạo, nhiệt huyết , có tinh thần trách nhiệ
II. Thiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Các tư liệu thực tế: tư tưởng đạo lý, hiện tượng đời sống
	- Kiến thức bù hổng:
	- Làm trước các bài tập: 
	- Đồ dùng dạy học:
	- Ghi 3 phiếu kiểm tra:
2. Chuẩn bị của học sinh
	- Đọc bài mới sgk và làm đề cương, lập bảng tích hợp các kiến thức : 
	- Làm đề cương các kiến thức cần ôn tập, bù hổng: 
III. Quy trình các bước lên lớp
Bước 1 (2'): Ổn định tổ chức
- Trả ĐC:
+ HS thiếu: Điểm 0
+ HS làm tốt: . Điểm
+ HS làm sơ sài: Điểm
+ HS chưa làm bù ĐC: . Điểm
- Kiểm tra sĩ số : ..
- Sơ đồ: .. ..
- SGK: .. 
- Vở ghi, vở bài tập, vở nháp: .. . .
- Nộp ĐTDĐ (nếu có): .
- Gọi 3HS lên bảng ghi trả lời theo phiếu câu hỏi trong hướng dẫn tự ôn tập (mỗi HS 5 câu), HS mang vở ĐCBT cho GV chấm, HS không được nhìn vở hoặc người nhắc để trả lời. Làm trong 5'
- Dưới lớp lần lượt gọi HS trả lời các nội dung tự học và cho điểm (KT 5-6HS).
- Chữa bài làm HS trên bảng và cho điểm
Bước 2 (10')Kiểm tra
	- Số ma trận KT: .. .
a. 3 học sinh lên bảng
HS 1: Viết đoạn văn giới thiệu về tác giả Lê Hữu Trác
HS 2: Liệt kê các chi tiết miêu tả quang cảnh nơi phủ chúa
HS 3: Ý nghĩa cách chữa bệnh Hải Thượng Lãn Ông
b. 2 bài tập HS dưới lớp làm
 Liệt kê các BPTT đã học, cho ví dụ
c. Chấm 3 vở nháp HS làm dưới lớp: 
d. GV nhận xét, cho điểm (9 HS)
Bước 3 Hướng dẫn HS học bài mới
Bảng tích hợp kiến thức cơ bản đọc hiểu
Nội dung ktcb
Khái niệm
Ví dụ mẫu
Ví dụ tương tự
Câu hỏi thi
BPTT
So sánh
Đối chiếu SVHT này với SVHT kia có nét tương đồng
Ngoài thềm rơi chiếc lá đa
Tiếng rơi rất mỏng như là rơi nghiêng
(Trần Đăng Khoa )
Ẩn dụ
Gọi tên SVHT này bằng tên SVHT kia dựa trên nét tương đồng
Bây giờ mận mới hỏi đào
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa?
 (Ca dao)
PTBĐ
Biểu cảm
Bày tỏ, bộc lộ cảm xúc
Đã mấy hôm rày đau tiễn đưa
Đời tuôn nước mắt trời tuôn mưa
Chiều nay con chạy về bên bác
Ướt lạnh vườn cau mấy gốc dừa
Nghị luận
 Trình bày ý kiến đánh giá, bàn luận về một vấn đề
Tự học là con đường ngắn nhất dẫn đến thành công.
PLK
Phép Nối
 Sử dụng ở câu sau các từ ngữ biểu thị quan hệ nối kết với câu trước
.
Phép Thế
Sử dụng ở câu sau các từ ngữ có tác dụng thay thế các từ có câu trước
Dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là truyền thống quý báu của ta.
Chúng ta ai cũng đều biết, khoa học công nghệ với sự phát triển chóng mặt đã kéo theo sự ra đời của các trang mạng xã hội. Nói đến chúng, ta không thể không nhắc đến Facebook - một cái tên chẳng còn xa lạ với tất cả mọi người
Cách TBĐV
Diễn dịch
Câu chủ đoạn mang ý nghĩa khái quát nằm ở đầu đoạn.
Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có sức ảnh hưởng rất lớn đến các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam ..
Quy nạp
Câu chủ đoạn mang nghĩa khái quát nằm ở cuối đoạn
Phần lớn thanh niên hiện nay trong đó có học sinh khi tham gia giao thông thường vượt đèn đỏ, đánh võng, không đội mũ bảo hiểm, phóng nhanh vượt ẩu .Vì vậy, chúng ta cần nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông.
 - Lần lượt gọi HS trả lời KTCB, lấy VD và cho điểm
- GV chốt kiến thức cơ bản cho HS ghi
- Gọi HS nhắc lại kiến thức cơ bản
- GV ra bài tập áp dụng mẫu cho HS chuẩn bị vào vở nháp.
- GV gọi HS đọc vở nháp
- GV ghi bài tập mẫu trên bảng cho HS ghi
Bước 4 Bài tập áp dung
- GV ra 3 -6 bài tập tương tự để học sinh làm vào vở nháp
Đọc đoạn trích dưới đây và thực hiện các yêu cầu sau:
 TỰ SỰ
 Dù đục, dù trong con sông vẫn chảy
Dù cao, dù thấp cây lá vẫn xanh
Dù người phàm tục hay kẻ tu hành
 Đều phải sống từ những điều rất nhỏ.
Ta hay chê rằng cuộc đời méo mó
Sao ta không tròn ngay tự trong tâm?
Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng
Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta
Ai trong đời cũng có thể tiến xa
Nếu có khả năng tự mình đứng dậy.
Hạnh phúc cũng như bầu trời này vậy
Đâu chỉ dành cho một riêng ai.
 (Lưu Quang Vũ)
Câu 1(0,5 điểm): Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên. 
Câu 2(0,5 điểm): Anh/chị hiểu thế nào về ý nghĩa 2 câu thơ sau:
 "Đất ấp ôm cho muôn hạt nảy mầm
Những chồi non tự vươn lên tìm ánh sáng".
Câu 3 (1 điểm): Theo anh/chị, vì sao tác giả nói rằng:
 "Nếu tất cả đường đời đều trơn láng
Chắc gì ta đã nhận ra ta"
Câu 4 (1 điểm): Thông điệp nào của văn bản trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
- GV thu chấm 4 HS
Bước 5 (5') Hướng dẫn học sinh tự học 
1. Làm đề cương và học thuộc các kiến thức sau: Bảng tích hợp KTCB Đọc hiểu, bài tập mẫu
2. Giải các bài tập áp dụng hoặc vận dụng thực tế sau: Đề 4, 5
3. Đọc sgk bài mới trang và điền vào bảng tích hợp sau( Dàn ý khái quát nghị luận xã hội):
Mở đoạn
Thân đoạn
Kết đoạn
Bước 6. Kiểm tra
Đọc đoạn trích và trả lời các câu hỏi:
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
Pa-xcan
Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng.
Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho đúng, đó là nền tảng của nhân luân.
Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại, nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
 (Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)
Câu 1. Xác định thao tác lập luận của đoạn trích ?
Câu 2. Nêu hiệu quả của một trong những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau: “Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây sậy có tư tưởng”?
Câu 3. Theo anh (chị) thông điệp mà tác giả muốn nói với người đọc là gì? 
Câu 4. Qua hình ảnh “cây sậy có tư tưởng”, anh/chị rút ta bài học gì về cách nhìn nhận của con người?
TIẾT 5, 6 : CHỦ ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI
Dạy lớp 11a3
Ngày dạy: / / 2021
I. Mục tiêu
1. Học sinh tích hợp được kiến thức cơ bản viết đoạn văn nghị luận xã hội: chủ đề nghị luận về hiện tượng đời sống, và nghị luận về tư tưởng đạo lí.
2. Làm được các bài tập áp dụng, vận dụng vào thực tiễn
- Lập bảng tích hợp về hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí
- Viết đoạn văn theo yêu cầu của đề
- Tạo lập văn bản nghị luận
3. Hình thành các kỹ năng:
- Tự học: Lập bảng tích hợp chủ đề hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí dẫn chứng, liên hệ bản thân
- Vận dụng: Lập dàn ý đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí theo yêu cầu của đề bài
- Sáng tạo: Liên hệ thực tế bản thân về các vấn đề trong cuộc sống, tạo lập văn bản nghị luận
- Giao tiếp: nhận thức mặt tích cực, hạn chế của hiện tượng đời sống, tư tưởng đạo lí từ đó có cánh ứng xử phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
- Bộ môn: xác định đề, kiểu bài, lập dàn ý, viết đoạn, tạo lập văn bản, sử dụng từ ngữ, 
4. Hình thành các phẩm chất, năng lực
- Giáo dục tư tưởng: Thái độ sống tích cực, nhìn nhận đúng sai, phải trái, có lập trường tư tưởng vững vàng trước cuộc sống.
- Giáo dục đạo đức: yêu tổ quốc, có ý thức trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng.
- Kỹ năng sống: năng động, sáng tạo, nhiệt huyết , có tinh thần trách nhiệm
II. Thiế bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Các tư liệu thực tế: Các ngữ liệu phần đọc hiểu, các ngữ liệu về các vấn đề đời sống xã hội, .
	- Kiến thức bù hổng: 
	- Làm trước các bài tập: giải các đề đọc hiểu, dàn ý đoạn văn, bài văn .
	- Đồ dùng dạy học: Máy chiếu, bảng tích hợp, .
	- Ghi 3 phiếu kiểm tra:
2. Chuẩn bị của học sinh
	- Đọc bài mới sgk và làm đề cương, lập bảng tích hợp các kiến thức về hiện tượng đời sống: tên hiện tượng, khái niệm, thực trạng, hậu quả, nguyên nhân, giái
	- Làm đề cương các kiến thức cần ôn tập, bù hổng: kể tên các hiện tượng đời sống, Lập bảng tích hợp các hiện tượng đời sống
III. Quy trình các bước lên lớp
Bước 1 (2'): 
- Trả ĐC:
+ HS thiếu: Điểm 0
+ HS làm tốt: . Điểm
+ HS làm sơ sài: Điểm
+ HS chưa làm bù ĐC: . Điểm
- Kiểm tra sĩ số : 
- Sơ đồ: .. 
- SGK: .. 
- Vở ghi, vở bài tập, vở nháp: .. . 
- Nộp ĐTDĐ (nếu có): 
Bước 2 (8') Kiểm tra
	- Số ma trận KT: 
a. 3 học sinh lên bảng
HS 1: Kể tên các hiện tượng đời sống
HS 2: Điền vào bảng tích hợp dàn ý khái quát đoạn văn nghị luận về hiện tượng đời sống
HS 3: Điền vào bảng tích hợp dàn ý khái quát đoạn văn nghị luận về vấn nạn giao thông hiện nay
b. 2 bài tập HS dưới lớp làm
- Lập dàn ý khái quát đoạn văn nghị luận về tác hại của thuốc lá
- Lập dàn ý khái quát đoạn văn nghị luận về vấn nạn thực phẩm bẩn hiện nay
c. Chấm 3 vở nháp HS làm dưới lớp: 
d. GV nhận xét, cho điểm (9 HS)
Bước 3 Hướng dẫn HS học bài mới
Bảng tích hợp kiến thức cơ bản chủ đề nghị luận về hiện tượng đời sống
Dàn ý khái quát
MỞ ĐOẠN
THÂN ĐOẠN
KẾT ĐOẠN
Giới thiệu trực tiếp hiện tượng cần bàn ( câu chủ đề
+ Giải thích hiện tượng
+ Trình bày thực trạng: quy mô, địa điểm, số lượng, dẫn chứng bằng số liệu cụ thể.
+ Chỉ ra hậu quả
+ Tìm ra nguyên nhân: khách quan, chủ quan
+ Đề ra giải pháp khắc phục
+ Đánh giá, nhận xét
Rút ra bài học về nhận thức và hành động
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/chi về thực trạng hút thuốc lá của giới trẻ hiện nay ( Mẫu)
Dẫn dắt vấn đề, khái quát vấn đề tác hại của thuốc lá đối với đời sống xã hội hiện nay..
Giải thích hiện tượng: 
Khái niệm thuốc lá?
+ Trình bày thực trạng: – Thực trạng thanh niên, giới trẻ nghiện thuốc lá hiện nay
+ Chỉ ra hậu quả: Tỷ lệ người ung thư phổi do hút thuốc lá gia tăng, chi phí thuốc mêm chữa bệnh gây gánh nặng cho gia đình và xã hội.
– ảnh hưởng tới sức khỏe, ý chí, ảnh hưởng tới tâm sinh lý của tuổi dậy thì mới lớn 
 Tìm ra nguyên nhân: khách quan, chủ quan: 
Nguyên nhân do tuổi trẻ thường là độ tuổi bồng bột
Thích thể hiện cái tôi
+ Đề ra giải pháp khắc phục
Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho các bạn trẻ hiểu
– Cần có những biện pháp mạnh nếu đối với những bạn hút thuốc như cảnh cáo, phạt trực nhật, nêu gương 
– Cần phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong việc giáo dục tuyền truyền về tác hại của thuốc lá
+ Đánh giá, nhận xét
Thanh thiếu niên 
là thế hệ tương lai 
cần phải chung sức bài trừ tệ nạn thuốc lá, không thể tiếp tay cho cái xấu tồn tại. 
Bước 4 Bài tập áp dụng
- GV ra bài tập tương tự để học sinh làm vào vở nháp
Lập dàn ý cho đề bài: 
Đề 1( Tổ 1). Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về thực trạng thực phẩm bẩn hiện nay
Đề 1( Tổ 2). Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
Đề 1( Tổ 3). Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về thực trạng tai nạn giao thông hiện nay
Đề 1( Tổ 4). Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về thực trạng nghiện tò chơi điện tử trong học sinh hiện nay
Viết đoạn văn khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh chị về thực trạng tai nạn giao thông hiện nay
MỞ ĐOẠN
THÂN ĐOẠN
KẾT ĐOẠN
Dẫn dắt vấn đề, khái quát vấn đề 
tai nạn giao thông hiện nay.
Câu chủ đề:
Tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận
+ Giải thích: Tai nạn giao thông” là gì ? Tai nạn giao thông là tai nạn do các phương tiện tham gia giao thông gây nên.
+ Trình bày thực trạng: 
Tình trạng tai nạn giao thông xảy ra ở nước ta ngày càng phổ biến.
+ Chỉ ra hậu quả
- Thiệt hại lớn về người và của
- Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội.
+ Tìm ra nguyên nhân: khách quan, chủ quan
- Ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, 
- Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông 
- Sự hạn chế về cơ sở vật chất 
+ Đề ra giải pháp khắc phục
- Tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp
- Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: 
- Tuyên truyền luật giao thông.
+ Đánh giá, nhận xét: + Đáng tiếc rằng, góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường
.
An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người, mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường cần góp phần vào an toàn giao thông
- GV thu chấm 4 HS
Bước 5 (5') Hướng dẫn học sinh tự học 
Làm đề cương và học thuộc các kiến thức sau: Học thuộc bảng tích hợp KTCB chủ đề nghị luận về hiện tượng đời sống; bài tập mẫu 
2. Giải các bài tập áp dụng hoặc vận dụng thực tế sau: Tự ra một đề bài về HTĐS, lập dàn ý cho đề bài đó. ( đề mới)
3. Nêu đặc điểm của ngôn ngữ chung? Những sáng tạo của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ?
Bước 6 (20') Kiểm tra 
Đề 1.
Câu 1. Lập dàn ý cho đề bài: 
Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ của anh/ chị về vấn đề nguồn nước sạch ngày một khan hiếm
MỞ ĐOẠN
THÂN ĐOẠN
KẾT ĐOẠN
Câu 2. Từ dàn ý trên viết đoạn văn phần mở đoạn và giải thích 
(4 mã đề)
Tiết 7, 8 : TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
 Dạy lớp 11A3
Ngày dạy: / / 2021
I. Mục tiêu
1. Học sinh hiểu, nắm được các kiến thức:
 - Nắm được biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ của xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân cùng mối tương quan giữa chúng.
	- Thông hiểu: Rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ TV
	- Vận dụng thấp: Rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ TV
	- Vận dụng cao: Ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội, góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ nước nhà.
2. Làm được các bài tập áp dụng, vận dụng vào thực tiễn
Tích hợp giáo dục tinh thần yêu nước, ý thức trách nhiệm của tuổi trẻ đối với đất nước
3. Hình thành các kỹ năng: 
 	 - Tự học: Kiến thức cơ bản về tác giả, thể loại, tóm tắt
	- Vận dụng: lập ý, viết đoạn
	- Sáng tạo: Ý nghĩa văn bản
	- Giao tiếp: ứng xử trong cuộc sống, lối sống khiêm tốn, 
	- Bộ môn: Khái quát hóa KTCB về tác giả, nội dung chủ đề tư tưởng
4. Hình thành các phẩm chất, năng lực
	- Giáo dục tư tưởng: : Ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội, góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ nước nhà
	- Giáo dục đạo đức: : Ý thức tôn trọng những qui tắc ngôn ngữ chung của xã hội, góp phần vào việc phát triển ngôn ngữ nước nhà
	- Kỹ năng sống: Rèn luyện và nâng cao năng lực sáng tạo cá nhân trong việc sử dụng ngôn ngữ TV
II. Tiết bị dạy học và học liệu
1. Chuẩn bị của giáo viên
	- Các tư liệu thực tế: ngôn ngữ sinh hoạt
	- Kiến thức bù hổng: từ loại, ngữ pháp
	- Làm trước các bài tập: 
	- Đồ dùng dạy học:
	- Ghi 3 phiếu kiểm tra:
2. Chuẩn bị của học sinh
	- Đọc bài mới sgk và làm đề cương, lập bảng tích hợp các kiến thức : 
	- Làm đề cương các kiến thức cần ôn tập, bù hổng: 
III. Quy trình các bước lên lớp
Bước 1 (2'): 
- Trả ĐC:
+ HS thiếu: Điểm 0
+ HS làm tốt: . Điểm
+ HS làm sơ sài: Điểm
+ HS chưa làm bù ĐC: . Điểm
- Kiểm tra sĩ số : .
- Sơ đồ: 
- SGK: .. 
- Vở ghi, vở bài tập, vở nháp: .. . .
- Nộp ĐTDĐ (nếu có): 
Bước 2 (8') Kiểm tra
	- Số ma trận KT: ..
a. 3 học sinh lên bảng
HS 1: 
HS 2:
HS 3:
b. 2 bài tập HS dưới lớp làm
c. Chấm 3 vở nháp HS làm dưới lớp: 
d. GV nhận xét, cho điểm (9 HS)
Bước 3 Hướng dẫn HS học bài mới
Phương pháp gv hướng dẫn HS tự tìm hiểu kiến thức
Nội dung cần đạt
Hướng dẫn hs hình thành khái niệm về ngôn ngữ chung:
 Thao tác 1: GV cho hs tìm hiểu từ thực tiễn sử dụng ngôn ngữ hằng ngày qua hệ thống câu hỏi:
1) Trong giao tiếp hằng ngày ta sử dụng những phương tiện giao tiếp nào? Phương tiện nào là quan trọng nhất?
 Dự kiến câu trả lời của hs
- Dùng nhiều phương tiện như: động tác, cử chỉ, nét mặt, điệu bộ, bằng tín hiệu kĩ thuật, nhưng phổ biến nhất là ngôn ngữ.
Đối với người Việt Nam là tiếng Việt. 
2) Ngôn ngữ có tác dụng nào đối giao tiếp XH?
- Ngôn ngữ giúp ta hiểu được điều người khác nói và làm cho người khác hiểu được điều ta nói.
3) Ngôn ngữ có vai trò như thế nào trong cuộc sống xã hội?
 ( hs suy nghĩ trả lời)
4) Vậy tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện ntn?
 (hs thảo luận trả lời )
Hướng dẫn hs hình thành lời nói cá nhân.
HS đọc phần II và trả lời câu hỏi.
1) Lời nói - ngôn ngữ có mang dấu ấn cá nhân không? Tại sao? 
Hoạt động nhóm.
GV tổ chức một trò chơi giúp HS nhận diện tên bạn mình qua giọng nói.
- Chia làm 4 đội chơi. Mỗi đội cử một bạn nói một câu bất kỳ. Các đội còn lại nhắm mắt nghe và đoán người nói là ai?
2) Tìm một ví dụ ( câu thơ, câu văn ) mà theo đội em cho là mang phong cách cá nhân tác giả, có tính sáng tạo độc đáo trong việc sử dụng từ ngữ? 
GV hướng dẫn hs tổng kết ghi nhớ sgk 
GV định hướng HS làm bài tập.
Trao đổi cặp. Gọi trình bày . Chấm điểm
I. Tìm hiểu bài:
 1. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội:
* Ngôn ngữ là tài sản chung của một dân tộc, một cộng đồng xã hội dùng để giao tiếp: biểu hiện, lĩnh hội. 
- Mỗi cá nhân phải tích lũy và biết sử dụng ngôn ngữ chung của cộng đồng xã hội.
a.Tính chung của ngôn ngữ.
- Bao gồm: 
+ Các âm ( Nguyên âm, phụ âm )
+ Các thanh ( Huyền, sắc, nặng, hỏi, ngã, ngang).
+ Các tiếng (âm tiết ).
+ Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ)
b. Qui tắc chung, phương thức chung.
- Qui tắc cấu tạo các kiểu câu: Câu đơn, câu ghép, câu phức.
- Phương thức chuyển nghĩa từ: Từ nghĩa gốc sang nghĩa bóng.
 Tất cả được hình thành dần trong lịch sử phát triển của ngôn ngữ và cần được mỗi cá nhân tiếp nhận và tuân theo.
2. Lời nói – sản phẩm của cá nhân:
- Giọng nói cá nhân: Mỗi người một vẻ riêng không ai giống ai.
- Vốn từ ngữ cá nhân: Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng một những từ ngữ nhất định - phụ thuộc vào lứa tuổi, vốn sống, cá tính, nghề nghiệp, trình độ, môi trường địa phương 
- Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng từ ngữ quen thuộc: Mỗi cá nhân có sự chuyển đổi, sáng tạo trong nghĩa từ, trong sự kết hợp từ ngữ 
- Việc tạo ra những từ mới.
- Việc vận dụng linh hoạt sáng tạo qui tắc chung, phương thức chung. 
 Phong cách ngôn ngữ cá nhân. 
3. Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân:
 a. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Từ “hoa 1”phần cây cỏ nở ra đầu mút cành nhỏ rồi kết lại thành quả → nghĩa gốc.
- Từ “hoa 2” chỉ nước mắt người con gái đẹp.
- Từ “hoa 3” vì tình yêu của Thúy Kiều mà Kim Trọng phải tìm nàng.
- Từ “hoa 4” chỉ người quân tử trong xã hội phong kiến chịu nhiều bất công, thua thiệt, uất ức. Cỏ chỉ bọn quan tham.
b. Kết luận:
- Ngôn ngữ chung là cơ sở để sản sinh ra lời nói cụ thể của mình đồng thời để lĩnh hội lời nói cá nhân khác.
- Ngược lại lời nói cá nhân vừa là biểu hiện của ngôn ngữ chung, vừa có những nét riêng. Hơn nữa, cá nhân có thể sáng tạo góp phần l

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_1_12_nam_hoc_2021_2022.doc