Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1+2: Văn bản "Vào phủ chúa Trịnh"

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1+2: Văn bản "Vào phủ chúa Trịnh"

 Lê Hữu Trác 

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

Giúp HS :

1. Về kiến thức:

− Thấy được quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh, qua đó hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phầm và thái độ của tác giả trước hiện thực.

− Thấy được ngòi bút kí sự chân thực và sâu sắc của Lê Hữu Trác.

2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, cảm thụ, phân tích.

3. Về thái độ: Trân trọng nhân cách cao thượng của Lê Hữu Trác.

4. Năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV − HS

1. Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 11 – tập 1, Giáo án, Hình ảnh về Lê Hữu Trác, Bảng phụ tóm tắt hành trình vào phủ chúa của “tôi”.

2. Học sinh: SGK, vở ghi chép, soạn bài.

 

doc 21 trang huemn72 4240
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 1+2: Văn bản "Vào phủ chúa Trịnh"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 01	Ngày soạn :
Tiết :	01 + 02	Ngày duyệt :
Lớp dạy : 
Đọc văn :
VÀO PHỦ CHÚA TRỊNH
(Trích “Thượng kinh kí sự”)
- Lê Hữu Trác -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS : 
1. Về kiến thức: 
− Thấy được quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh, qua đó hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phầm và thái độ của tác giả trước hiện thực.
− Thấy được ngòi bút kí sự chân thực và sâu sắc của Lê Hữu Trác.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu, cảm thụ, phân tích.
3. Về thái độ: Trân trọng nhân cách cao thượng của Lê Hữu Trác.
4. Năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực thẩm mĩ, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV − HS
1. Giáo viên: SGK, SGV Ngữ văn 11 – tập 1, Giáo án, Hình ảnh về Lê Hữu Trác, Bảng phụ tóm tắt hành trình vào phủ chúa của “tôi”.
2. Học sinh: SGK, vở ghi chép, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo không khí sôi nổi, giới thiệu bài học
+ B1: GV cho HS chơi trò chơi giải ô chữ để tìm từ khoá: KÍ SỰ (4 chữ cái)
Câu 1: (Có 6 chữ cái) Ngày xưa, vùng đất được vua chúa chọn để ở được gọi là gì ? (KINH ĐÔ)
Câu 2: (có 5 chữ cái) Thời Lê Trung Hưng, dòng họ nào là chúa ở Đàng Ngoài ? (TRỊNH)
Câu 3: (có 8 chữ cái) Vị chúa thứ tám trong dòng dõi chúa Trịnh và là cha của thế tử Trịnh Cán ? (TRỊNH SÂM)
Câu 4: (có 6 chữ cái) Một chức quan lớn ngày xưa chỉ đứng sau vua ? (THÁI SƯ)
+ B2: GV đặt câu hỏi: Có bạn nào tìm ra từ khóa chưa ? (KÍ SỰ)
+ B3: Từ đó GV dẫn dắt HS vào bài: Hôm nay chúng ta sẽ được học qua một tác phẩm kí sự của một tác giả nổi tiếng và cũng được xem là một thần y trong thời trung đại của nước ta. Đó là đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”, trích trong tác phẩm “Thượng kinh kí sự” của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (80 phút)
* Mục tiêu: HS thấy được quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa Trịnh, qua đó hiểu rõ giá trị hiện thực sâu sắc của tác phầm và thái độ của tác giả trước hiện thực; thấy được ngòi bút kí sự chân thực và sâu sắc của Lê Hữu Trác.
+ B1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
− GV yêu cầu HS đọc phần Tiểu dẫn – SGK.
− (H) : Dựa vào phần Tiểu dẫn, hãy giới thiệu đôi nét về tác giả Lê Hữu Trác ?
− GV giải thích thêm về tên hiệu Hải Thượng lãn ông : “Hải Thượng” gắn với quê hương. “Lãn” thể hiện con người : ghét danh lợi, yêu thích thiên nhiên, chuyên tâm vào việc làm thuốc, chữa bệnh cứu người, viết sách để dạy học trò.
− (H) : Hãy giới thiệu đôi nét về tác phẩm “Thượng kinh kí sự” và đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”.
I – TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
− Lê Hữu Trác (1724 – 1791) hiệu là Hải Thượng Lãn Ông (nghĩa là “ông già lười đất Thượng Hồng).
− Quê hương : làng Liêu Xá, huyện Đường Hào, phủ Thượng Hồng, trấn Hải Dương (nay thuộc huyện Yên Mĩ, tỉnh Hưng Yên).
− Ông là một danh y, đồng thời là một nhà văn, nhà thơ.
− Tác phẩm : “Hải Thượng y tông tâm lĩnh” :
 + Gồm 66 quyển.
 + Được biên soạn trong gần 40 năm. 
 + Có giá trị y học và văn học.
2. Tác phẩm “Thượng kinh kí sự” (Kí sự đến kinh đô)
− Là tập kí sự bằng chữ Hán.
− Hoàn thành năm 1783.
− Được xếp ở cuối bộ “Hải Thượng y tông tâm lĩnh”.
− Ghi chép lại sự việc Lê Hữu Trác được triệu từ quê ngoại Hương Sơn, Hà Tĩnh lên kinh đô Thăng Long để chữa bệnh cho chúa Trinh Sâm và thế tử Trịnh Cán (từ tháng Giêng năm 1782 đến khi về là mùng 2 tháng 11).
3. Đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh”
Là ghi chép của tác giả sau khi lên tới kinh đô, được dẫn vào phủ chúa để bắt mạch, kê đơn cho thế tử Trịnh Cán.
− Tóm tắt nội dung của tác phẩm “Thượng kinh kí sự” : Tháng Giêng năm 1782, Hải Thượng lãn ông đang sống ẩn dật ở quê mẹ (Hương Sơn, Hà Tĩnh) thì nhận được chiếu chỉ lên kinh chữa bệnh cho thế tử Trịnh Cán. Ông miễn cưỡng phải đi. Trên đường đi, ông đã ghi lại cảnh sắc của thiên nhiên đất nước và cả những tâm sự của bản thân. Đến kinh, vào khám bệnh, tác giả đã ghi lại tỉ mỉ quang cảnh kinh đô và cảnh nơi phủ chúa. Ông cũng ghi lại những cuộc gặp gỡ của mình với các bậc công khanh nho sĩ chốn kinh thành. Trong thời gian ở kinh đô chữa bệnh cho cha con chúa Trịnh, Hải Thượng lãn ông nhiều lần được ban thưởng nhưng ông luôn thương nhớ và mong được trở về quê hương. Sau khi chúa qua đời (ngày 11 tháng 9), ý định trở lại quê hương càng thôi thúc tác giả. Ngày 2 tháng 11 ông về đến nhà. Được vài ngày, ông nhận được tin phủ chúa đã bị kiêu binh nổi loạn tràn vào phá phách, cả nhà quan Chánh đường Hoàng Đình Bảo – người đã tiến cử và cho ông chỗ ở − bị hại.
+ B2: Hướng dẫn HS đọc văn bản
− GV gọi HS đọc đoạn trích. Lưu ý:
+ Những đoạn trần thuật, miêu tả cần đọc rõ ràng, nhấn mạnh vào các chi tiết được ghi chép, khắc hoạ.
+ Những lời đối thoại cần thể hiện đúng sắc thái giọng điệu của từng nhân vật.
+ Những lời bình của tác giả cần nhấn vào chi tiết nói về cái sang, cái giàu khác hẳn người thường của phủ chúa, thể hiện thái độ đánh giá kín đáo của tác giả.
− (H): Theo bước chân của nhân vật “tôi”, em hãy tóm tắt lại hành trình vào phủ của Trịnh của ông.
− GV ghi lại tóm tắt của HS bằng sơ đồ.
II – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và tóm tắt
a) Đọc
b) Tóm tắt
Thánh chỉ (sáng mồng 1 tháng 2) → vào phủ (cửa sau) → mấy lần cửa, theo đường bên trái → vườn cây → hành lang quanh co liên tiếp →vài trăm bước, mấy lần cửa → điếm “Hậu mã quân túc trực” → một cửa lớn → qua dãy hàng lang phía tây → nhà lớn → qua một cửa → “Đại đường”, “Quyển bồng”, “Gác tía”, “phòng trà” → theo đường cũ về điếm “Hậu mã” → màn gấm → năm, sáu lần trướng gấm → nội cung → hầu mạch → quay lại “phòng trà” → dâng đơn thuốc → về điếm “Hậu mã” → về nơi trọ.
+ B3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
− (H) : Quang cảnh nơi phủ chúa hiện lên như thế nào qua ngòi bút miêu tả của tác giả ? (Bên ngoài có những gì ? Bên trong quang cảnh ra sao ? Nơi ở của thế tử được miêu tả như thế nào ?)
− HS tìm các chi tiết miêu tả quanh cảnh nơi phủ chúa.
− GV tổng hợp các ý kiến phát biểu của HS và chốt lại.
− (H) : Từ những chi tiết miêu tả trên, em có nhận xét gì về quang cảnh nơi phủ chúa ?
− HS nêu nhận xét của bản thân.
− GV nhận xét, chốt ý.
− (H) : Ngay từ lúc mới bước chân vào phủ chúa, Hải Thượng lãn ông đã nhận xét về cảnh sống ở đây “thực khác hẳn người thường”. Em hãy tìm những biểu hiện “khác thường” trong cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa.
− GV có thể gợi ý cho HS bằng những câu hỏi gợi mở :
+ (H) : Để đến và vào được phủ chúa, cần có những điều kiện nào ? Mọi việc diễn ra như thế nào ?
+ (H) : Nơi phủ chúa có cả một “guồng máy” phục dịch đông đúc, tấp nập. Ai có thể chứng minh được điều này qua lời kể của tác giả ?
+ (H) : Trong phủ chúa có những nghi thức nghiêm ngặt. Tìm dẫn chứng để chứng minh cho điều đó.
− (H) : Từ những biểu hiện trên, em có nhận xét gì về cung cách sinh hoạt trong phủ chúa ?
− (H) : Đoạn trích có nhiều chi tiết độc đáo, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm. Em hãy chỉ ra và phân tích một vài chi tiết như vậy.
2. Tìm hiểu văn bản
a) Quang cảnh và cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
Quang cảnh nơi phủ chúa
− Bên ngoài phủ chúa : từ cửa sau vào đến điếm “Hậu mã”
 + Phải qua rất nhiều lần cửa và những dãy hành lang quanh co liên tiếp.
 + Đâu đâu cũng là cây cối um tùm, chim kêu ríu rít, danh hoa đua thắm, gió đưa thoang thoảng mùi hương.
 + Điếm “Hậu mã” có những cái cây lạ lùng và những hòn đá kì lạ, cột và bao lơn lượn vòng, kiểu cách xinh đẹp.
− Bên trong phủ chúa :
 + Có nhà “Đại đường”, “Quyển bồng” , “Gác tía” cao và rộng (chỉ nghe tên đã thấy lống lẫy xa hoa) với những kiệu son, võng điều, đồ nghi trượng sơn son thếp vàng và những đồ đạc nhân gian chưa từng thấy.
 + Đồ dùng để tiếp khách là “mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ”.
− Nội cung của thế tử :
 + Lối vào tối om, không thấy cửa ngõ, phải qua năm, sáu lần trướng gấm.
 + Bê trong thắp nến, có sập thếp vàng, ghế rồng sơn son thếp vàng, nệm gấm, màn là, xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt.
ð Phủ chúa là chốn thâm nghiêm, kín cổng cao tường, xa hoa, tráng lệ không đâu sánh bằng (“Cả trời Nam sang nhất là đây !”). Nhưng không khí trong phủ chúa dường như lại là một không khí ngột ngạt. tù đọng, chỉ thấy hơi người, hơi phấn sáp, đèn nến, hương hoa ngào ngạt mà thiếu hẳn sự thanh thoát của khí trời.
Cung cách sinh hoạt nơi phủ chúa
− Đến phủ chúa phải có thánh chỉ, có thẻ, có quan truyền chỉ dẫn đường mới được vào. Những người phụng mệnh phải thi hành khẩn trương : tên đầy tớ chạy đằng trước trước dẫn đường, cáng chạy như ngựa lồng.
− Phủ chúa có cả một “guồng máy” phục dịch đông đúc, tấp nập :
+ Những người giữ cửa truyền báo rộn ràng.
+ Người có việc quan qua lại như mắc cửi.
+ Vệ sĩ canh giữ cửa cung.
+ Quân Hậu mã luôn túc trực để chờ lệnh.
+ Quan truyền chỉ.
+ Tiểu hoàng môn.
+ Thị vệ, quân sĩ canh giữ cửa lớn.
+ Các vị lương y của sáu cung, hai viện ngày đêm chầu chực.
+ Các phi tần chầu chực quanh thánh thượng.
+ Người hầu quanh thế tử.
+ Có các cung nhân.
+ Viên quan nội thần đứng chầu bên thế tử.
− Phủ chúa có những nghi thức nghiêm ngặt :
+ Những lời nhắc đến chúa Trinh và thế tử phải hết sức cung kính, lễ độ : “thánh thượng đang ngự ở đấy”, “chưa thể yết kiến được”, “hầu mạch đông cung thế tử” (xem mạch cho thế tử), “hầu trà” (cho thế tử uống thuốc), “phòng trà” (nơi thế tử uống thuốc).
+ Khám bệnh cho thế tử phải tuân theo một loạt các phép tắc : Đầu tiên, thầy thuốc phải “nín thở chờ ở đằng xa”. Rồi phải quỳ lạy bốn cái theo lệnh của quan Chánh đường. Rồi cũng theo lệnh, thầy thuốc già được phép ngồi bắt mạch. Muốn xem thân hình người bệnh, phải có sự đồng ý của chúa và có quan nội thần đứng chầu bên sập “xin phép thế tử”. Và trước khi đi ra cũng phải lạy tạ bốn lạy. Thầy thuốc không được thấy mặt chúa mà chỉ làm theo lệnh chúa do quan Chánh đường truyền lại. Xem bệnh xong cũng chỉ được phép viết tờ khải để dâng quan.
ð Cung cách sinh hoạt trong phủ chúa cho thấy sự cao sang, quyền uy tột đỉnh cùng với cuộc sống hưởng thụ xa hoa và lộng quyền của nhà chúa.
Một số chi tiết “đắt”, có tác dụng làm nổi bật giá trị hiện thực của tác phẩm
− Chi tiết tác giả miêu tả lối vào nội cung của thế tử : tối om, không thấy cửa ngõ gì cả. Đi qua độ năm, sáu lần trướng gấm → Cảnh vàng son nhưng tù hãm, thiếu sinh khí. 
− Chi tiết thầy thuốc già phải lạy vị thế tử độ năm, sáu tuổi bốn cái và nhận lại được lời khen: “Ông này lạy khéo !” → Toát lên ý vị mỉa mai : Người ta khoác cho đứa trẻ cái danh vị, uy quyền và đòi hỏi mọi người xung quanh phải kính cẩn. Nhưng trẻ con thì vẫn chỉ là trẻ con, điều mà vị thế tử nhỏ tuổi quan tâm chỉ là lạy khéo mà thôi.
− Chi tiết nơi thánh ngự có “mấy cung nhân đang đứng xúm xít. Đèn sáp chiếu sang làm nổi bật màu phấn và màu vải đỏ. Xung quanh lấp lánh, hương hoa ngào ngạt” → Phơi bày cuộc sống hưởng lạc nơi phủ chúa.
+ B4: Hướng dẫn HS tìm hiểu thái độ, tâm trạng của tác giả khi vào phủ chúa
− (H) : Qua cách miêu tả và bình luận, suy nghĩ về quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa Trịnh của Lê Hữu Trác, em thấy tác giả có thái độ như thế nào đối với cuộc sống ở phủ chúa ? 
− (H) : Lê Hữu Trác đã nhanh chóng tìm ra nguyên nhân gây bệnh và cách chữa bệnh cho thế tử. Khi kê thuốc cho thế tử, tâm trạng của ông có diễn biến như thế nào ?
− (H) : Qua việc chữa bệnh cho thế tử, em có nhận xét gì về Lê Hữu Trác?
2. Thái độ, tâm trạng của khi vào phủ chúa Trịnh
a) Thái độ của tác giả đối với cuộc sống ở phủ chúa
− Miêu tả tỉ mỉ, chi tiết quang cảnh và cung cách sinh hoạt trong phủ chúa → Phê phán cuộc sống xa hoa và cung cách sinh hoạt cầu kì quá mức của phủ chúa.
− Bình luận, suy nghĩ :
+ Trước cảnh xa hoa của phủ chúa, ông nhận xét: “Bước chân đến đây mới hay cảnh sống của bậc vua chúa khác hẳn người thưởng” và còn làm một bài thơ vịnh cảnh, trong đó có câu “Cả trời Nam sang nhất là đây!”.
+ Khi được mời ăn cơm sang, tác giả nhận xét: “Mâm vàng, chén bạc, đồ ăn toàn là của ngon vật lạ, tôi bấy giờ mới biết cái phong vị của nhà đại gia”.
+ Đường vào nội cung được tác giả cảm nhận: “Ở trong tối om, không có cửa ngõ gì cả”.
+ Suy nghĩ về bệnh trạng của thế tử: “theo ý tôi, đó là vì thế tử ở trong chốn màn che trướng phủ, ăn quá no, mặc quá ấm nên tạng phủ yếu đi”.
→ Dửng dưng với những quyến rũ vật chất và không đồng tình với những cuộc sống quá no đủ, tiện nghi nhưng thiếu khí trời và không khí tự do.
b) Tâm trạng của tác giả khi kê thuốc cho thế tử
Tác giả đã tìm nguyên nhân gây bệnh và cách chữa bệnh cho thế tử nhưng tâm trạng của ông lại có sự giằng co:
− Ban đầu : Định dùng phương thuốc hòa hoãn, không trúng thì cũng không sai bao nhiêu vì sợ chữa có hiệu quả ngay thì sẽ được chúa tin dùng, bị công danh trói buộc, không về núi được.
− Sau đó : Dám nói và bảo vệ quan điểm của cá nhân dù quan điểm ấy khác với quan Chánh đường và các thầy thuốc khác. 
→ Qua việc chữa bệnh cho thế tử ta thấy, LHTr:
− Là một thầy thuốc giỏi, có kiến thức sâu rộng và dày dặn kinh nghiệm.
− Là một người có lương tâm và đức độ.
− Có phẩm chất cao quý: coi thường danh lợi, quyền quý, yêu thích cuộc sống tự do, thanh đạm nơi quê nhà.
+ B5: Hướng dẫn HS tìm hiểu những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của đoạn trích
− (H) : Theo em, đoạn trích này có những nét đặc sắc gì trong bút pháp kí sự ?
3. Những nét đặc sắc trong bút pháp kí sự của đoạn trích
− Quan sát tỉ mỉ, ghi chép trung thực, tả cảnh sinh động.
− Có những chi tiết đặc sắc tạo nên cái thần của cảnh và việc.
− Sự đan xen tác phẩm thơ làm cho kí sự của Lê Hữu Trác đậm chất trữ tình.
+ B6: Tổng kết bài học
− GV nhắc lại giá trị về mặt nội dung và nghệ thuật của đoạn trích.
− Cho HS đọc phần Ghi nhớ.
III – TỔNG KẾT
Ghi nhớ − SGK.
Hoạt động 3: Luyện tập & Vận dụng (5 phút)
* Mục tiêu: HS làm bài tập củng cố kiến thức về thể kí và rèn luyện kĩ năng so sánh, đối chiếu.
+ B1: GV chia lớp học thành 3 nhóm lớn, yêu cầu các nhóm thảo luận bài tập: Ở lớp 9, các em đã được học một đoạn trích kí khác của văn học trung đại cũng viết về phủ chúa Trịnh. Đó là đoạn trích nào ? Hãy so sánh đoạn trích ấy với “Vào phủ chúa Trịnh”.
+ B2: GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
+ B3: Các nhóm nhận xét, góp ý.
+ B4: GV nhận xét và chốt ý.
LUYỆN TẬP & VẬN DỤNG
* So sánh “Vào phủ chúa Trịnh” với đoạn trích “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” (Vũ trung tùy bút – Phạm Đình Hổ) đã học ở chương trình lớp 9 :
− Giống nhau: Gần gũi nhau về đề tài, chủ đề: Phản ánh cuộc sống xa hoa trong phủ chúa Trịnh; thể hiện thái độ phê phán, bất bình của tác giả.
− Khác nhau :
+ “Vào phủ chúa Trịnh”: 
Kể ở ngôi thứ nhất.
Kể lại những tác giả trực tiếp quan sát được.
Ghi chép theo trật tự thời gian của các sự việc.
+ “Chuyện cũ trong phủ chúa Trịnh” : 
Kể ở ngôi thứ ba.
Những điều kể lại được tổng hợp từ nhiều nguồn : trực tiếp và gián tiếp.
Ghi chép tản mạn, không gò bó theo hệ thống kết cấu mà tuân theo mạch tư tưởng cảm xúc chủ đạo là phê phán phán thói ăn chơi xa xỉ, tệ nhũng nhiễu nhân dân của vua chúa và quan lại hầu cận.
* Đặc sắc của đoạn trích “Vào phủ chúa Trịnh” : có những đoạn tái hiện tâm trạng của nhân vật, giúp người đọc hiểu rõ hơn con người tinh thần của tác giả.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
GV hướng dẫn để HS về nhà tự tìm đọc trọn vẹn tác phẩm “Thượng kinh kí sự”.
Dặn dò: Nhắc nhở HS học bài, hoàn thành bài tập Luyện tập, thực hiện yêu cầu Tìm tòi mở rộng và chuẩn bị bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
Tôi có trọn bộ Giáo án Ngữ văn 11 theo mẫu trên. Giáo án soạn tỉ mỉ, công phu. Quý thầy cô có nhu cầu sử dụng file word đầy đủ, vui lòng liên hệ số điện thoại: 0936.949.588
Tuần : 01	Ngày soạn :
Tiết :	03	Ngày duyệt :
Lớp dạy : 
Tiếng Việt :
TỪ NGÔN NGỮ CHUNG ĐẾN LỜI NÓI CÁ NHÂN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS :
1. Về kiến thức: Hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.
2. Về kĩ năng: Nâng cao năng lực lĩnh hội những nét riêng trong lời nói của cá nhân, nhất là của các nhà văn có uy tín. Đồng thời rèn luyện để hình thành và nâng cao năng lực sáng tạo của cá nhân khi sử dụng ngôn ngữ chung.
3. Về thái độ: Vừa có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo, góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội.
4. Năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV − HS
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án, bảng phụ.
2. Học sinh: SGK, vở ghi chép, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
* Mục tiêu: Tạo tâm thế, giới thiệu bài
+ B1: GV cho HS nghe bài hát “Tiếng Việt” phổ từ thơ của LQV.
+ B2: GV đặt câu hỏi: Bài hát trên nói về chủ đề gì ?
+ B3: Từ đó GV dẫn dắt HS vào bài: Bài hát trên nói về tiếng Việt – ngôn ngữ chung của cộng đồng 54 dân tộc anh em ở VN. Trong cuộc sống, để giao tiếp được với nhau, con người phải sử dụng một phương tiện hết sức quan trọng. Đó chính là ngôn ngữ. Ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội. Nó có những yếu tố và những quy tắc đòi hỏi tất cả mọi người trong xã hội đều phải tuân thủ. Tuy nhiên, khi sử dụng ngôn ngữ, các cá nhân một mặt phải tuân thủ những quy tắc chung, mặt khác được phép sáng tạo để tạo nên dấu ấn riêng cho lời nói của mình. Cụ thể như thế nào ? Câu trả lời sẽ có trong bài học của chúng ta ngày hôm nay – bài “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút)
* Mục tiêu: HS hiểu được mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân, những biểu hiện của cái chung trong ngôn ngữ xã hội và cái riêng trong lời nói cá nhân.
+ B1: Hướng dẫn HS tìm hiểu ngôn ngữ là tài sản chung của XH
− (H) : Phương tiện giao tiếp phổ biến và quan trọng nhất của con người là phương tiện nào ?
− HS trả lời, GV nhận xét và khẳng định : Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất và là tài sản chung của xã hội.
− (H) : Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện ở những phương diện nào ? Lấy ví dụ để chứng minh.
− HS dựa vào SGK trả lời.
− GV tổng hợp, chốt ý.
I. NGÔN NGỮ - TÀI SẢN CHUNG CỦA XÃ HỘI
1. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất, là tài sản chung của xã hội
2. Tính chung của ngôn ngữ được biểu hiện qua các phương diện:
a) Các yếu tố chung cho tất cả mọi cá nhân trong cộng đồng
− Các âm và các thanh.
− Các tiếng.
− Các từ.
− Các ngữ cố định (thành ngữ, quán ngữ).
b) Các quy tắc và phương pháp chung trong việc cấu tạo và sử dụng các đơn vị ngôn ngữ
VD :
− Quy tắc cấu tạo từ: từ láy: tiếng gốc và tiếng láy (lặp lại âm thanh của tiếng gốc): nhỏ → nho nhỏ, nhỏ nhắn, nhỏ nhẹ, 
− Quy tắc cấu tạo cụm từ: 
số từ + danh từ → chỉ số lượng của sự vật: ba phòng
danh từ + cụm từ → chỉ thứ tự của sự vật: phòng ba
− Quy tắc cấu tạo câu: Quy tắc cấu tạo kiểu câu ghép chỉ nguyên nhân – kết quả : Vì C1 + V1 (cho) nên C2 + V2
Vì trời mưa nên tôi ở nhà.
Vì ta khăng khí cho người dở dang. (Truyện Kiều)
− Phương thức chuyển nghĩa:
+ Ẩn dụ: lấy A vốn là tên gọi của x để gọi y, giữa x và y có mối quan hệ tương đồng (có nét giống nhau) → cổ chai, cổ lọ, ; mũi thuyền, mũi dao, mũi đất, 
+ Hoán dụ: Lấy A vốn là tên gọi của x để gọi y, giữa x và y có mối quan hệ tiếp cận (gần gũi, thường đi đôi với nhau trong thực thế) → một tay cờ xuất sắc, một chân sút chủ lực của đội bóng, đủ mặt anh tài, gia đình bảy tám miệng ăn, 
ð Như vậy, ngôn ngữ là tài sản chung của xã hội, trong đó có những yếu tố chung và những quy tắc, phương thức chung đối với tất cả mọi cá nhân trong xã hội.
+ B2: Hướng dẫn HS tìm hiểu lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân
− (H) : Vì sao có thể khẳng định “lời nói là sản phẩm riêng của mỗi cá nhân” ?
− (H) : Cái riêng trong lời nói cá nhân được thể hiện ở những phương diện nào ?
− Ở mỗi phương diện, GV đưa ra một hoặc một số ví dụ, hướng dẫn HS phân tích để chứng minh cho luận điểm.
II. LỜI NÓI – SẢN PHẨM RIÊNG CỦA CÁ NHÂN
1. Lời nói là sản phẩm riêng của cá nhân : Lời nói của mỗi cá nhân vừa được tạo ra nhờ các yếu tố và quy tắc, phương thức chung, vừa có sắc thái riêng và phần đóng góp của mỗi cá nhân.
2. Cái riêng trong lời nói của cá nhân được biểu hiện ở những phương diện :
a) Giọng nói cá nhân : Mỗi cá nhân có một giọng nói khác nhau.
b) Vốn từ ngữ cá nhân
− Mỗi cá nhân ưa chuộng và quen dùng những từ ngữ nhất định.
− Vốn từ ngữ cá nhân phụ thuộc vào: lứa tuổi, cá tính, giới tính, nghề nghiệp, vốn sống, trình độ hiểu biết, địa phương, 
c) Sự chuyển đổi, sáng tạo khi sử dụng những từ ngữ chung, quen thuộc
Trong lời nói cá nhân, người nói có thể tạo nên những sự biểu hiện mới cho từ bằng cách: biến đổi nghĩa của từ, thay đổi cách kết hợp từ ngữ, chuyển loại từ, thay đổi sắc thái phong cách, 
VD: 
− Biến đổi nghĩa của từ: Tôi buộc lòng tôi với mọi người (“buộc”: gần gũi, gắn bó).
− Thay đổi cách kết hợp từ ngữ: thành ngữ “bướm ong lả lơi” được biến đổi thành “bướm lả ong lơi” trong “Truyện Kiều”: “Biết bao bướm lả ong lơi / Cuộc say đầy tháng, trận cười suốt đêm”.
− Thay đổi sắc thái phong cách: những từ ngữ thuộc lĩnh vực quân sự được dùng phổ biến trong các bản tin thể thao: “Rạng sáng thứ ba tuần sau, Arsenal và Manchester City sẽ đối đầu với nhau trong trận đấu muộn nhất vòng 17 giải Ngoại hạng Anh” , “pháo thủ thành Luân Đôn” (Arsenal), “cỗ xe tăng Đức” (Đội tuyển Bóng đá Quốc gia Đức), 
d) Việc tạo ra các từ mới
Cá nhân có thể tạo ra các từ mới từ các chất liệu có sẵn và theo các phương thức chung.
VD :
Nách tường bông liễu bay sang láng giềng
e) Vận dung linh hoạt, sáng tạo quy tắc chung, phương thức chung
Cá nhân có thể vận dụng linh hoạt, sáng tạo những quy tắc và phương thức chung: lựa chọn vị trí cho từ ngữ, tỉnh lược từ ngữ, tách câu, 
VD:
− Lựa chọn vị trí cho từ ngữ:
+ “Tình thư một bức phong còn kín / Gió nơi đâu gượng mở xem” (Cây chuối – Nguyễn Trãi) → đảo trật tự trong cụm danh từ.
+ “Đã tan tác những bóng thù hắc ám / Đã sáng lại trời thu tháng Tám” (Ta đi tới – Tố Hữu) → vị ngữ đảo lên trước chủ ngữ.
− Tách câu : 
+ Tiếng ngựa quan châu thì không kể mùa hồi hay mùa lúa. Quan đi bắt phu làm đường, xẻ núi hầm xe lửa. Quanh năm. (Tô Hoài) → tách trạng ngữ thành một câu đặc biệt.
+ “Tiến lên ! Chiến sĩ, đồng bào !” → đảo trật tự giữa chủ ngữ và vị ngữ, rồi tách hai thành phần thành hai câu đặc biệt.
ð Phong cách ngôn ngữ cá nhân.
+ B3: Hướng dẫn HS tổng kết nội dung bài học
− GV nhắc lại nội dung chính của bài học.
− GV cho HS đọc phần Ghi nhớ
III – TỔNG KẾT
Ghi nhớ − SGK.
Hoạt động 3 : Luyện tập & Vận dụng (5 phút)
* Mục tiêu: HS làm bài luyện tập để củng cố kiến thức và rèn luyện kĩ năng
+ B1: GV chia lớp học thành 3 nhóm. Giao nhiệm vụ cho các nhóm: Nhóm 1 – Bài 1; Nhóm 2 – Bài 2; Nhóm 3 – Bài 3. Các nhóm thảo luận.
+ B2: GV gọi đại diện các nhóm trình bày ý kiến.
+ B3: Các nhóm nhận xét, góp ý.
+ B4: GV nhận xét và chốt ý.
LUYỆN TẬP & VẬN DỤNG
1. Bài 1
− Từ “thôi” vốn có nghĩa: chấm dứt, kết thúc một hoạt động nào đó.
− Nguyễn Khuyến dùng với ý nghĩa: chấm dứt, kết thúc cuộc đời → tránh dùng từ “chết” với ấn tượng đau xót, nặng nề.
2. Bài 2 
− Cách sắp xếp từ ngữ trong hai câu thơ có nhiều nét riêng: 
+ Đặt danh từ trung tâm trước từ chỉ số lượng và từ chỉ loại: rêu – từng – đám ; đá – mấy – hòn.
+ Đặt vị ngữ trước chủ ngữ: xiên ngang mặt đất – rêu từng đám, đâm toạc chân mây – đá mấy hòn.
− Tác dụng: Tạo ra âm hưởng mạnh và làm nổi bật các hình ảnh của sự vật, hiện tượng được miêu tả.
3. Bài 3
Trong hiện thực có nhiều hiện tượng cũng có mối quan hệ chung – riêng như ngôn ngữ và lời nói. Ví dụ:
− Mối quan hệ giữa giống loài với từng cá thể trong loài.
− Mối quan hệ giữa mô hình thiết kế chung với từng sản phầm cụ thê.
Hoạt động 4: Tìm tòi mở rộng
* Mục tiêu: HS tự tìm tòi mở rộng hiểu biết liên quan đến bài học.
GV yêu cầu HS về nhà:
- Tìm thêm những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong đời sống 
- Tìm thêm những biến đổi về nghĩa của từ trong lời nói. 
Dặn dò: Nhắc nhở HS học bài, hoàn thành bài tập Luyện tập, thực hiện yêu cầu Tìm tòi mở rộng và chuẩn bị bài “Tự tình”.
Tuần : 02	Ngày soạn :
Tiết :	04	Ngày duyệt :
Lớp dạy : 
Đọc văn:
TỰ TÌNH
(Bài 2)
 - Hồ Xuân Hương -
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Giúp HS :
1. Về kiến thức:
− Cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc ở Hồ Xuân Hương.
− Thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương : thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dung từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
2. Về kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng cảm thụ và phân tích thơ trữ tình.
3. Về thái độ: Có thái độ cảm thông, trân trọng đối với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ.
4. Năng lực: Năng lực hợp tác, năng lực tư duy sáng tạo, năng lực ngôn ngữ, năng lực giải quyết vấn đề.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV − HS
1. Giáo viên: SGK, SGV, giáo án.
2. Học sinh: SGK, vở ghi chép, soạn bài.
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV – HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút)
* Mục tiêu: Kết nối kiến thức đã có – bài học mới
+ B1: GV cho HS đọc lại những bài thơ đã học hoặc đã biết của HXH.
+ B2: Từ đó GV dẫn dắt HS vào bài: Hồ Xuân Hương là nữ sĩ nổi tiếng của văn học trung đại. Bà được mệnh danh là bà chúa thơ Nôm. Thơ của bà là tiếng nói đòi quyền sống, khao khát sống mãnh liệt. Tự tình II là một bài thơ như thế.
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức (35 phút)
* Mục tiêu: HS cảm nhận được tâm trạng vừa buồn tủi vừa phẫn uất trước duyên phận éo le và khát vọng sống, khát vọng hạnh phúc ở Hồ Xuân Hương; thấy được tài năng thơ Nôm của Hồ Xuân Hương : thơ Đường luật viết bằng tiếng Việt, cách dung từ ngữ, hình ảnh giản dị, giàu sức biểu cảm, táo bạo mà tinh tế.
+ B1 : Hướng dẫn HS tìm hiểu phần Tiểu dẫn
− GV gọi HS đọc phần Tiểu dẫn – SGK.
− (H) : Hãy nêu một vài nét chính về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Hồ Xuân Hương.
− (H) : Nêu xuất xứ của bài thơ “Tự tình II”.
I – TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả
− Quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An nhưng sống chủ yếu ở kinh thành Thăng Long.
− Cuộc đời, tình duyên có nhiều éo le, ngang trái.
− Sáng tác cả chữ Hán và chữ Nôm.
− Đặc điểm thơ Hồ Xuân Hương :
+ Nội dung: thương cảm đối với người phụ nữ; khẳng định, đề cao vẻ đẹp và khát vọng của họ.
+ Nghệ thuật: trào phúng mà trữ tình, đậm đà chất văn học dân gian.
→ Được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm”.
2. Tác phẩm
− Nằm trong chum thơ “Tự tình” gồm 3 bài.
− Nhan đề “tự tình” : tự giãi bày tình cảm.
+ B2 : Hướng dẫn HS đọc và xác định bố cục văn bản
− GV gọi HS đọc văn bản, lưu ý giọng đọc phải thể hiện được tâm trạng của nhân vật.
− (H) : Bài thơ được làm theo thể thơ nào, có bố cục gồm mấy phần ?
II – ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc và xác định bố cục
− Đọc :
− Bố cục : 4 phần : Đề − thực – luận – kết.
+ B3 : Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
− (H) : Nhân vật trữ tình đã bộc lộ tâm tình của mình trong hoàn cảnh nào ? Hoàn cảnh ấy hé mở tâm trạng gì của nhân vật ?
− GV bình giảng thêm : “Đêm khuya” là bối cảnh của tâm trạng, một bối cảnh rất điển hình. Nếu như buổi chiều hôm, nhất là buổi chiều muộn gắn với nỗi nhớ nhà của những cô gái đi lấy chồng xa : “Chiều chiều ra đứng ngõ sau / Trông về quê mẹ ruột đau chín chiều” thì “đêm khuya” là khoảng thời gian dành cho những thân phận lẽ mọn, goá bụa, lỡ làng. Đối với những người này, đêm khuya là một sự đối mặt, đối mặt với sự cô đơn, lẻ bóng.
− (H) : Trong bối cảnh ấy, con người hiện lên như thế nào ? Hãy phân tích câu thơ thứ 2 để thấy rõ được tâm trạng và hoàn cảnh của nhân vật trữ tình.
− (H) : Như vậy, hai câu thơ đề thể hiện những tâm trạng nào của Hồ Xuân Hương?
− (H) : Có ý kiến cho rằng câu thơ thứ 2 không chỉ thể hiện nỗi niềm buồn tủi của Xuân Hương mà còn cho thấy bản lĩnh Xuân Hương. Hãy nêu suy nghĩ của em về ý kiến trên.
2. Tìm hiểu văn bản
a) Hai câu đề
− Hoàn cảnh bộc lộ tâm tình :
+ “Đêm khuya” : là khoảng thời gian con người đối diện với chính mình trong những suy tư, trăn trở.
+ “Văng vẳng trống canh dồn” : tiếng trống chuyển canh từ một đồn xa vẳng lại → tô đậm thêm sự tĩnh lặng của màn đêm ; đồng thời cho thấy bước đi vội vã, gấp gáp của thời gian và tâm trạng lo âu, rối bời của của con người ý thức được sự chảy trôi của thời gian, của đời người.
− Hình ảnh con người :
+ “Trơ” : phơi bày, trơ trọi, cô đơn → thể hiện tâm trạng bẽ bàng, tủi hổ.
+ “Cái hồng nhan” → sự rẻ rúng của nhan sắc, của thân phận.
+ NT đối : “cái hồng nhan” > < “nước non” : đối lập giữa một cá thể nhỏ bé với vũ trụ bao la → sự nhỏ nhoi, cô đơn của thân phận trước cuộc đời sóng gió.
ð Hai câu thơ thể hiện cảm giác cô đơn, trống vắng trước vũ trụ và sự tủi hổ, bẽ bàng trước cuộc đời.
− “Trơ” còn có nghĩa là trơ lì, kiên cường, bền bỉ, thách thức (đồng nghĩa với từ trơ trong câu thơ của Bà Huyện Thanh Quan “Đá vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt) → Câu thơ không chỉ thể hiện nỗi buồn tủi của Xuân Hương mà còn cho thấy bản lĩnh Xuân Hương.
− (H) : Khi buồn, người xưa thường nâng chén tiêu sầu. Nỗi niềm của Xuân Hương có vợi bớt không khi tìm đến men rượu ? Vì sao ?
− (H) : Rượu không giúp nữ sĩ quên đi được nỗi buồn. Nhưng thi nhân còn có trăng – người bạn muôn đời của thơ ca. Người bạn tri kỉ ấy có chia sẻ nỗi u sầu đang chất chứa trong lòng nhà thơ không ? Hãy tìm mỗi liên hệ giữa vầng trăng và thân phận nữ sĩ.
− (H) : Như vậy, tâm trạng của Hồ Xuân Hương trong hai câu thực là gì ?
b) Hai câu thực
− Mượn rượu giải sầu nhưng “say lại tỉnh”: say để trốn tránh thực tại nhưng say chỉ là trạng thái nhất thời, say rồi lại tỉnh, mỗi lần tỉnh càng thêm thấm thía nỗi đau thân phận → gợi lên vòng luẩn quẩn, bế tắc của tâm trạng.
− “Vầng trăng bóng xế khuyết chưa tròn” : trăng đã xế mà bóng vẫn chưa tròn → gợi sự liên tưởng : tuổi xuân đã qua đi mà nhân duyên vẫn chưa trọn vẹn.
ð Hai câu thơ thực thể hiện nỗi xót xa, cay đắng cho duyên phận dở dang, lỡ làng.
− (H) : Trong hai câu luận, nhà thơ đã miêu tả những hình ảnh thiên nhiên gì ? Dưới ngòi bút của Hồ Xuân Hương, những hình ảnh ấy hiện lên như thế nào?
− (H) : Qua những hình ảnh trên, ta thấy được tâm trạng gì của nhà thơ ?

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_12_van_ban_vao_phu_chua_trinh.doc