Phân tích tác phẩm Câu cá mùa thu

Phân tích tác phẩm Câu cá mùa thu

1. Phần 1: Tác giả, tác phẩm

Nguyễn Khuyến là nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại VN. Ông còn có một tên gọi bình dị, thân thiết “ Tam Nguyên Yên Đổ” ( Do đỗ đầu cả ba khoa).

Nguyễn Khuyến có một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ. Bên cạnh những bài đả kích bọn thực dân Pháp và quan lại tham nhũng, còn có những bài về cảnh đẹp của quê hương đất nước.Do đó ông được mệnh danh là nhà thơ của “làng cảnh Việt Nam”, tiêu biểu là “ Thu Điếu”

Mùa thu với làn gió heo may hòa vào cái mong manh của đất trời, khung cảnh thiên nhiên có những điều đặc biệ gợi thi hứng và hoài niệm xao xuyến trong lòng người. Mùa thu có duyên nợ với thi nhân, đã trở thành đề tài quen thuộc của thi ca. Nguyễn Khuyến có cả một chùm thơ viết về mùa thu . trong đó Thu Điếu được đánh giá cao hơn cả.

Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ này trong thời gian về ở ẩn nơi quê nhà,mơi quê hương gắn bó thân thiết. Tình yêu quê hương, sự am hiểu tường tận về làng quê kết hợp với một hồn thơ đằm thắm, tinh tế, thế thanh cao, Nguyễn Khuyến đã tạo nên thành công lớn cho bài thơ “Thu Điếu”. Trong khi ở hai bài thơ còn lại, tác giả khuôn mình vào những đề tài hẹp hơn: “Thu vịnh” (Vịnh mùa thu) là khát vọng bao khát về mùa thu với những phát hiện rất cụ thể, tinh tế về khung cảnh thu; “Thu ẩm” (Uống rượu mùa thu) là tâm thế ngắm cảnh và làm thơ của một

kẻ đang say trong men rượu nồng thì với “Thu điếu” (Câu cá mùa thu), điều nhà thơ quan tâm thể hiện lại là những gì liên quan đến việc câu cá cả biểu hiện bên ngoài lẫn yếu tố tinh thần hàm chứa nó. Tuy nhiên, nó còn có những điều sâu xa, vượt ra ngoài câu chuyện câu cá giữa thời điểm mùa thu đất trời đang rạo rực. Đó là một tâm hồn nghệ sĩ rất đáng trân trọng.

 

docx 15 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 6221
Bạn đang xem tài liệu "Phân tích tác phẩm Câu cá mùa thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU CÁ MÙA THU
MỞ BÀI:
Mùa thu đã trở thành nguồn cảm hứng bất tận trong văn chương nghệ thuật Việt Nam. Không kể thu xưa hay thu nay, mỗi khi hương thu phảng phất trên trang viết, lòng người không sao tránh khỏi những rung động, vấn vương lạ kì! Người nghệ sĩ mượn mùa thu để nói lên tiếng lòng đầy trăn trở, để suy tư về cuộc đời, để
được sống cùng cảm giác thăng hoa của thế giới văn chương. Với Nguyễn Khuyến, ông chọn mùa thu không chỉ để khiến người ta say mê cảnh thu của quê hương mình mà còn để thể hiện những khát vọng bình dị, sâu sắc, những tâm tư rối ren
trước thực tại xô bồ lúc bấy giờ. Như nhận xét của Xuân Diệu: “Nguyễn Khuyến nổi tiếng nhất của văn học Việt Nam là thơ Nôm. Mà thơ Nôm của Nguyễn Khuyến nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu”, “Thu điếu” - một trong ba tác phẩm thuộc
chùm thơ thu nổi tiếng của nhà thơ đã để lại biết bao xúc cảm trong lòng bạn đọc bao đời.
THÂN BÀI:
Phần 1: Tác giả, tác phẩm
Nguyễn Khuyến là nhà thơ nổi tiếng của văn học trung đại VN. Ông còn có một tên gọi bình dị, thân thiết “ Tam Nguyên Yên Đổ” ( Do đỗ đầu cả ba khoa).
Nguyễn Khuyến có một sự nghiệp văn chương khá đồ sộ. Bên cạnh những bài đả kích bọn thực dân Pháp và quan lại tham nhũng, còn có những bài về cảnh đẹp của quê hương đất nước.Do đó ông được mệnh danh là nhà thơ của “làng cảnh Việt Nam”, tiêu biểu là “ Thu Điếu”
Mùa thu với làn gió heo may hòa vào cái mong manh của đất trời, khung cảnh thiên nhiên có những điều đặc biệ gợi thi hứng và hoài niệm xao xuyến trong lòng người. Mùa thu có duyên nợ với thi nhân, đã trở thành đề tài quen thuộc của thi ca. Nguyễn Khuyến có cả một chùm thơ viết về mùa thu . trong đó Thu Điếu được đánh giá cao hơn cả.
Nguyễn Khuyến sáng tác bài thơ này trong thời gian về ở ẩn nơi quê nhà,mơi quê hương gắn bó thân thiết. Tình yêu quê hương, sự am hiểu tường tận về làng quê kết hợp với một hồn thơ đằm thắm, tinh tế, thế thanh cao, Nguyễn Khuyến đã tạo nên thành công lớn cho bài thơ “Thu Điếu”. Trong khi ở hai bài thơ còn lại, tác giả khuôn mình vào những đề tài hẹp hơn: “Thu vịnh” (Vịnh mùa thu) là khát vọng bao khát về mùa thu với những phát hiện rất cụ thể, tinh tế về khung cảnh thu; “Thu ẩm” (Uống rượu mùa thu) là tâm thế ngắm cảnh và làm thơ của một
kẻ đang say trong men rượu nồng thì với “Thu điếu” (Câu cá mùa thu), điều nhà thơ quan tâm thể hiện lại là những gì liên quan đến việc câu cá cả biểu hiện bên ngoài lẫn yếu tố tinh thần hàm chứa nó. Tuy nhiên, nó còn có những điều sâu xa, vượt ra ngoài câu chuyện câu cá giữa thời điểm mùa thu đất trời đang rạo rực. Đó là một tâm hồn nghệ sĩ rất đáng trân trọng.
Phần 2: Phân tích, bình giảng tác phẩm
6 câu đầu: Cảnh mùa thu: Bàn về thơ ca, có ý kiến cho rằng: “Thơ là một kiến trúc đầy âm vang”. Mỗi “tòa tháp” thi ca đều đều được dựng lên bởi bao tâm huyết, mồ hôi của tài năng nghệ sĩ và kết dính bởi những xúc cảm thăng hoa tự đáy lòng. Bằng những cảm nhận tinh tế, cùng sự sáng tạo việc sử dụng ngôn từ độc đáo, giàu sức biểu đạt, Nguyễn Khuyến đã tái hiện thật sinh động bức tranh phong cảnh mùa thu bình dị, nhẹ nhàng mà hết sức sâu sắc ý nhị.
4 câu đầu:
“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo, Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”.
+ Những câu thơ đầu cho người đọc nhìn thấy được điểm nhìn của tác giả từ chênh chếch chiếc thuyền rồi mở rộng lên cao, xuống thấp, ra bao quát xung quanh. Với điểm nhìn linh hoạt như vậy, tác giả có thể dễ dàng quan sát cảnh vật một cách chi tiết giống như một ống kính linh hoạt, phóng tầm nhìn soi rọi, nhìn ngắm cận cảnh những thay đổi của cảnh thu hết sức sinh động mà đẹp đẽ.
Tuy chỉ là khung cảnh hẹp “ao” nhưng ở các phần sau tác giả không bị giới hạn mà mở rộng không gian ra nhiều chiều tạo không khí thoáng đãng cho khung cảnh thu
Từ một ao thu hẹp, tác giả mở ra không gian mùa thu, sắc thu quen thuộc ở làng quê Việt Nam. Cảnh thu được cảm nhận từ gần đến xa, từ cao ra trở lại gần, tác giả mở ra nhiều hướng miêu tả và cảm nhận mùa thu khác nhau.
+ “Ao thu”: Người ta thường thấy bầu trời thu, trăng thu, nước thu là cái nhìn đầu tiên của thi sĩ. Nhưng ở “Thu Điếu”, mở đầu bài thơ lại là một không gian thu nhỏ, khép kín đó là “ao thu”. Ao chuông là đặc điểm của một vùng đồng bằng chiêm trũng quê Nguyễn Khuyến nên “ao thu’ vẫn gợi được cái hồn của cảnh quê rõ nét.
Không chỉ vậy, đó còn là điểm nhìn đầu tiên để tác giả phóng tầm mắt quan sát, thu lại toàn bộ những ấn tượng về cảnh thu trong tâm trí mình. Với người làm thơ và yêu thơ, chính những sự việc bình dị, những sự vật giản đơn, quen thuộc trong cuộc sống thường nhật mới là nguồn động lực, là cảm hứng dồi dào nhất, khơi gợi được những xúc cảm trong lòng. Với “nhà thơ của làng cảnh Việt
Nam” Nguyễn Khuyến, thật chẳng có gì gắn bó máu thịt hơn chiếc ao nhỏ mang
đặc trưng của quê mình!
Trong câu đầu, cả hai tính từ “lạnh lẽo” và “trong veo” góp phần đặc tả bức tranh thu với những đặc trưng riêng biệt để gợi tả bức tranh thu.
“Lạnh lẽo” là tính từ và cũng là từ láy gợi cảm giác se lạnh, cái lành lạnh, gợi niềm bâng khuâng man mác. Đó phải chăng là cái lạnh của làn nước mùa thu hay chính là không khí của ao thu đượm buồn, hiu hắt trước khi mùa đông tìm về? Chỉ với một từ láy, thông qua việc chắt lọc, tinh luyện kĩ lưỡng, nhà thơ đã thể hiện tài năng bậc thầy trong việc sử dụng ngôn ngữ, đặc biệt là từ láy vào trong thơ. Ngay từ những miêu tả ban sơ, nhà thơ đã phác họa nên trước mắt người đọc một bức tranh thu mang phong vị làng quê Việt.
Tính từ “trong veo” gợi tả màu nước, đã “trong” lại thêm từ “veo” để nhấn mạnh sự trong suốt như nhìn thấy tận đáy của nước. Cảnh đẹp thiên nhiên hiện lên với vẻ đẹp bình dị mà tinh khiết,trong trẻo biết bao! Sự trong trẻo ấy dường như cũng
chính là đặc trưng của nước mỗi khi thu về. Câu thơ miêu tả ao thu nhưng lại gợi lên bao ấn tượng về không gian thu, không khí của mùa thu. Có thể nhận thấy, hồn người thi sĩ đang rung lên từng nhịp đầy xốn xang trước không gian, cảnh sắc mùa thu thi vị mà đượm buồn.
+ Giữa khung cảnh ao thu dịu nhẹ, thanh sơ ấy, tác giả thả vào đó hình ảnh “một chiếc thuyền câu” và “ao thu” dường như có sự hòa hợp về kích thước. Đó cũng chính là tín hiệu ban đầu, khơi mở sự xuất hiện của nhân vật trữ tình trong tâm thế của một người đi câu.
Cụm từ “bé tẻo teo” có sức gợi tinh tế: một từ “bé” diễn tả kích thước nhỏ nhưng tác giả lại thêm từ láy “ tẻo teo” làm cho đối tượng được miêu tả hiện lên cụ thể chính xác hơn. Đó là “ chiếc thuyền câu” trên mặt “ao thu” xinh xắn như không hề xao động, tĩnh lặng trên mặt ao, gần gũi mà thân thương. Cách lựa chọn, chọn sử dụng ngôn tử giàu hình ảnh gợi tả của tác giả thật đặc sắc, tài hoa. Âm	“eo” được láy lại gợi liên tưởng về một đối tượng mỗi lúc một thu hẹp lại. Cách miêu tả đó cũng hoàn toàn phù hợp với cách nhìn của nhà thơ: như muốn thu bé lại tất cả, chỉ vừa trong tầm mắt.
+ Tác giả đã chú ý tới những cơn gió mùa thu và cái se lạnh đã theo gió trở về. Mặt ao thu lúc này không phẳng lặng như tấm gương mà đang gợn thành những sóng nước.
Mặt ao nhỏ không đủ tạo nên những cơn sóng lớn, mà chỉ là những con sóng nhỏ “sóng biếc” con sóng màu xanh, lăn tăn, loang ra trên mặt ao thu.
	Vẫn cách sử dụng ngôn từ đặc sắc “hơi gơn tí” Có tác dụng gợi tả: “hơi gợn” chỉ con sóng rất nhỏ nhưng tác giả lại thêm từ “tí” càng miêu tả chính xác hơn cái lăn tăn, lan ra của dòng nước. Tuy câu thơ này không có từ gió như người
đọc vẫn cảm nhận được hơi gió nhè nhẹ của mùa thu. Làn gió thu về chỉ đủ làm cho mặt sông gợn sóng nhỏ, lăn tăn chứ không ồn ã, mãnh liệt như bao con sóng trong thi ca khác:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ ”
“Đã hôn rồi, hôn lại
Cho đến mãi muôn đời Đến tan cả đất trời Anh mới thôi dào dạt...
Cũng có khi ào ạt Như nghiến nát bờ em Là lúc triều yêu mến
Ngập bến của ngày đêm”

(“Sóng” - Xuân Quỳnh)
(“Biển” - Xuân Diệu)
+ Đến câu thơ sau: làn gió thu xuất hiện nhưng cũng chỉ đủ để làm lay động cành lá, bứt đi những chiếc lá mùa thu úa vàng. Trong thi ca xưa nay, lá vàng vẫn là một hình ảnh ước lệ, tượng trưng quen thuộc trong những vần thơ viết về mùa thu của đất trời. Nếu âm thanh khô giòn của lá cùng hình ảnh con nai vàng bất giác đi vào mùa thu của Lưu Trọng Lư “Con nai vàng ngơ ngác/ Đạp trên lá vàng khô” (Tiếng thu), là vàng vô tri dệt nên ngày thu đặc biệt trong thơ Xuân Diệu: “Với áo mơ phai/ Dệt lá vàng” (Đây mùa thu tới” thì trong thơ Nguyễn Khuyến, là mùa thu còn được nâng lên một tầm mới khi được miêu tả thực tế, sống động và rất có hồn.
Giữa cái màu xanh trong veo của nước, xanh của sóng biếc, nhà thơ điểm vào cái màu vàng của lá đã tạo nên nét đặc trưng của mùa thu, của hồn thu - mùa lá rụng.
Nhà thơ miêu tả chiếc lá vàng rơi theo cơn gió thật điêu luyện tinh tế “trước gió”-
“khẽ đưa vèo”. Mới đọc, ta tưởng như có mâu thuẫn trong nghệ thuật miêu tả. Sự mâu thuẫn ấy được thể hiện ở chỗ: gió thu nhẹ, sóng chỉ hơi “gợn” mà chiếc lạ lại : “khẽ
đưa vèo”. Từ “khẽ” chỉ hành động nhẹ nhàng, còn “vèo” chỉ	tốc độ nhanh. Thế mà hai từ này lại đi với nhau cùng miêu tả lá vàng rơi. Đấy là những cụm từ đặc tả mùa thu trong sự quan sát rất tinh tế và cảm nhận được cái tài trong việc lựa chọn ngôn từ của một thi sĩ tài ba, uyên thâm Nguyễn Khuyến đồng thời hiểu được cái hay, cái thần của lời thơ. Sinh thời, Tản Đà rất thích câu thơ này của Nguyễn Khuyến, đến độ ông đã thưởng thức đầy say mê và vận dụng thành công trong bài thơ của mình: “Vèo trông lá rụng đầy sân” (Cảm thu tiễn thu).
Nguyễn Khuyến đã quan sát rất kỹ chiếc lá rơi trong gió thu: Chiếc lá rơi rất nhẹ bởi nó đã úa vàng, bứt khỏi cành, rất khẽ. Chiếc lá thon thon hình thuyền nên sau khi lìa khỏi cành, nó liệng đi theo chiều gió rồi rơi rất nhanh. Cách miêu tả của nhà thơ rất tài tình, vừa nói được màu sắc vàng của lá lại vừa diễn tả được dáng bay của lá trên mặt ao thu. Thi nhân đã thật tinh tế và sâu sắc khi nhận ra cả sự chuyển động cực nhỏ của thiên nhiên tạo vật khi hơi thu, hương thu bao trùm cả không gian. Hai câu thơ miêu tả chuyển động nhưng lại làm nổi bật cái yên ả, tĩnh lặng và thanh vắng của không gian mùa thu. Thủ pháp lấy động tả tĩnh được Nguyễn Khuyến sử dụng tài tình.
Nhà thơ đã rất nhạy cảm, tinh tế khi chớp được những chuyển động vô cùng tinh vi của sự vật. Bên cạnh đó, các tính từ “vàng”, “biếc” kết hợp với các trạng từ đã làm tăng sức gợi hình, gợi cảm cho cả câu thơ, để lại dấu ấn đậm nét trong lòng độc giả.
2 câu tiếp:
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt, Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”.
Nguyễn Khuyến thật khéo mở rộng không gian của mùa thu, bầu trời mùa thu cao rộng mênh mông, mở ra nhiều chiều. Nhà thơ đang miêu tả “ao thu”, “lá thu”, chuyển sang không gian trời thu, không gian được mở rộng theo chiều cao tạo không khí khoáng đạt, rộng rãi.
Tính từ “xanh ngắt” gợi tả nét đặc trưng của trời thu, màu xanh, khoáng đạt, trải rộng, vươn cao đến khôn cùng vào bầu trời cao rộng. Da trời xanh ngắt là màu sắc có sự ám ảnh với hồn thơ Nguyễn Khuyến. Chẳng vậy, nó đã xuất hiện, trở đi trở lại trong cả ba bài thơ thu:
“Trời thu xanh ngắt mấy tầng cao”
“Da trời ai nhuộm mà xanh ngắt”
(Thu vịnh) (Thu ẩm)
Bức tranh thu có hồn hơn với hình ảnh “tầng mây lơ lửng” hình ảnh thơ giàu giá
trị gợi tả, góp phần tô điểm thêm bức tranh mùa thu sinh động và có hồn.
+ Sau khi mở rộng không gian theo chiều cao, nhà thơ lại đưa cảm hứng người đọc trở lại với khung cảnh làng quê êm đềm với hình ảnh “ngõ trúc quanh co”. Đây là nét đẹp đơn sơ, bình dị mà ít người cảm nhận được. Nguyễn Khuyến không miêu tả cảnh quê trong những ngày hội hè, đình đám mà đặc tả không khí tĩnh lặng của ngày thu, của trời thu, của tiết trời se lạnh, đường làng vắng vẻ, không một bóng người.
Từ “vắng” kết hợp với từ “teo” càng làm tăng thêm sự im lìm vắng vẻ của khung cảnh làng quê. Nó gợi lên sự quạnh quẽ, vắng vẻ của cả không gian thu, ẩn chứa bên trong cả sự quạnh vắng, cô đơn của nỗi lòng tác giả.
Không gian vắng lặng, hầu như tuyệt đối không một bóng người, vắng tiếng, vắng người, dường như có âm thanh thì cũng bị cái quanh co của ngõ trúc che đi mất.
→ Với 6 câu thơ đầu tiên, nhà thơ đã miêu tả thành công bức tranh mùa thu của vùng đồng bằng Bắc Bộ: đẹp, tĩnh lặng và đượm buồn. Đó là bức tranh thu ngập tràn sắc xanh: xanh trong của nước, xanh biếc của sóng, xanh ngắt của trời và
màu xanh tươi của lá ngõ trúc. Nhận ra đặc điểm ấy, nhà thơ Xuân Diệu từng cảm thán: “Cái thú vị của bài “Thu điếu” ở các điệu xanh, xanh ao, xanh bờ, xanh sóng, xanh tre, xanh trời, xanh bèo, có một màu vàng đâm ngang của lá thu rơi”.
Với gam màu xanh chủ đạo, Nguyễn Khuyến đã đưa vào trong thơ mình tất cả nét đẹp nên thơ nhất, đặc tả rõ nhất cái thần của thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ lúc vào thu. Phải là một người yêu say đắm thiên nhiên, mang nặng nghĩa tình với cảnh sắc quê hương mình, nhà thơ mới có thể cảm nhận để rồi bật lên những dòng thơ ấn tượng như vậy.
2 câu cuối: nhân vật trữ tình hiện lên với bao nỗi niềm:
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được Cá đâu đớp động dưới chân bèo”.
Bài thơ có tên “ Câu Cá Mùa Thu” vậy mà 6 câu đầu miêu tả cảnh thiên nhiên chỉ có một câu miêu tả người khi đi câu ở phần kết. Phần nào bức chân dung của tác giả hiện lên với thú vui câu cá nơi làng quê. Điểm nhìn một lần nữa có sự chuyển dịch, vận động: từ cao xa trở về gần, thu hẹp lại ở không gian của ao bèo, chiếc thuyền câu. Câu cá để tiêu khiển, để được hòa vào thiên nhiên đẹp và để quên đi những phút bận lòng với thế sự. Nhưng hình ảnh “ tựa gối buông cần” lại có giá trị gợi tả	rất nhiều. Thi sĩ đang ngồi lặng lẽ, đăm chiêu, bất động. Thì ra, người đi câu, đâu có để ý đến việc câu cá mà lòng còn đang trĩu nặng những suy tư: vì thế sự? vì nước non? Hay vì
một mối lo nào khác? Như vậy, đi câu cá chỉ là cái cớ để giải tỏa nên thiên nhiên đẹp, phóng khoáng vẫn không xua được nỗi buồn của thi sĩ. Cảnh càng tĩnh lặng đến mức “cá đâu đớp động” nghe không rõ. Tác giả đã dùng dùng cái động để miêu tả cái tĩnh. Câu thơ cuối mang đến hai cách hiểu. “Cá đâu đớp động” là âm thanh tiếng cá ở đâu đó đớp động dưới chân bèo hay là sự biến mất hoàn toàn, không hề có bóng dáng của một thanh âm từ tiếng cá đạp nước? Từ “ đâu” đâu làm tiếng cá đớp mồi trở nên mơ hồ, ẩn hiện, xa xăm. Âm thanh của tiếng cá đớp động không thể phân định được đâu là hư, đâu là thực. Có thể, khi nghe thấy âm thanh của tiếng cá đớp động, thi nhân mới giật mình sực tỉnh và trở về với thực tại. Chứng tỏ, không gian xung quanh vắng vẻ, yên tĩnh tột độ, chỉ một tiếng động nhỏ cũng có thể được cảm nhận rõ ràng. Dường như, bài thơ nói về việc câu cá nhưng thực ra chính việc đó lại không phải là mối quan tâm hàng đầu. Nó chỉ là cái cớ để nhà thơ bộc lộ tâm trạng, để đón nhận cảnh thu vào lòng một cách tròn đầy, thanh khiết nhất. Tâm trạng của nhân vật trữ tình gói gọn trong một nỗi buồn - một nỗi u hoài rất khó để diễn tả thành lời. Cũng chính vì lẽ đó, cảnh mới được phủ một nỗi hiu hắt, u buồn và quạnh vắng. Dường như cảm xúc từ trong lòng thi sĩ đã lan tỏa khắp không gian, biến không gian ngoại cảnh trở thành thế giới của tâm cảnh. Đây là tâm trạng của kẻ sĩ thân muốn nhàn nhưng tâm không thể nhàn, muốn hòa mình vào thiên nhiên thư thái nhưng trong lòng còn vướng bận nhiều điều rối ren. Nhà thơ hờ hững với việc cá cắn câu phải chăng là vì ông đang suy tư về sự đời, về tình hình u uất của mình. Cáo quan về ở ẩn nhưng vẫn luôn thường trực một nỗi lo cho nước, cho dân, Nguyễn Khuyến chính là tiêu biểu cho tâm hồn kẻ sĩ thanh cao, đáng trân trọng.
Ghi lại cả bài thơ ta thấy cách gieo vần “ eo” của Nguyễn Khuyến rất linh hoạt, sáng tạo đã gọi âm thanh trong trẻo, ngân vang nhân văn. Cách gieo vần này còn diễn tả một không gian thu nhỏ dần, khép kín, phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ.
Kết bài:
Nhà thơ Tố Hữu quan niệm: “Thơ hay là thơ đọc lên khiến người ta quên đi câu thơ mà chỉ thấy tình”. “Thu điếu” thực sự là một bài thơ hay khi nhà thơ viết
về việc câu cá nhưng đọng lại trong ta chỉ là cảnh thu của đất trời cùng những ưu tư trong lòng kẻ sĩ. Chính nhờ tài năng và tấm lòng cao khiết, dẫu qua bao thời gian, thơ ca của Nguyễn Khuyến vẫn đóng vai trò đặc biệt trên văn đàn Việt Nam, trở thành dấu triện lớn cho cả một thời kì của văn học dân tộc.
Thương Vợ
Đề: Phân tích bài “Thương vợ” của nhà thơ Trần Tế Xương.
Hệ thống ý: phân tích theo kết cấu bài thơ:
+ Đề: lời kể và suy nghĩ về bà Tú.
+ Thực: đặc tả hình ảnh bà Tú.
+ Luận: lời bình, lời than thân đầy vẻ cam chịu.
+ Kết: tiếng chửi đổng thói đời chung lúc đương thời.
Dàn ý:
Đặt vấn đề:

Tú Xương
- Tú Xương là nhà thơ trào phúng xuất sắc của văn học Việt Nam. Cuộc đời Tú Xương ngắn ngủi nhưng sự nghiệp thi ca của ông đã trở thành bất tử. Bên cạnh mảng thơ trào phúng, ông còn sáng tác mảng thơ trữ tình, thấm đẫm tình người, tình đời. “Thương vợ” như một luồng gió mới thổi vào nền văn học trung đại lúc bấy giờ. Bài thơ chan chứa tình cảm yêu thương của ông Tú dành cho người vợ của mình, bằng tình cảm trân quý, kính trọng, nhà thơ đã dựng lên bức chân dung sinh động về người vợ vất vả, đảm đang với đức hi sinh cao quý. Để từ đó ông bộc lộ tình thương và lòng biết ơn sâu sắc với người vợ giàu đức hi sinh của mình.
Giải quyết vấn đề:
Cảm động trước tâm tình của bà Tú, ông đã viết bài thơ “Thương vợ”. xã hội phong kiến, là bức tranh hiện thực phản ánh chân thực nhất về thân phận những người vợ với số phận bất hạnh, gian truân, vất vả để nuôi chồng, nuôi con. Trong xã hội cũ, sự vất vả nhọc nhằn, hi sinh ấy được xem là chuyện thường tình bởi lẽ trong ca dao xưa đã nói:
Sáng trăng trải chiếu hai hàng
Cho anh đọc sách, cho nàng quay tơ
Do đó, ở văn học trung đại, ít tác phẩm viết về người vợ một cách chân thành với thiên hướng ngợi ca. Ở “Dương phụ hành”, Cao Bá Quát có bày tỏ tình cảm với người vợ nhưng còn mờ nhạt, Nguyễn Khuyến viết về tình thương, nhớ vợ nhưng trong “Khóc vợ” (lúc bà đã mất). Tuy nhiên, nhà thơ Tú Xương có cả một mảng thơ tuyệt hay viết
về sự hi sinh của bà Tú, về một người vợ tảo tần, giàu đức hi sinh với ánh nhìn cảm thông, biết ơn về công cuộc mưu sinh khốn khó của vợ
Bởi lẽ “Văn học là nhân học”, văn học luôn đi tìm những mới mẻ, độc đáo trong đề tài và cả nội dung nghệ thuật. Do đó, bài thơ “Thương vợ” của Tú Xương là một viên ngọc sáng lấp lánh trong thi đàn văn học trung đại xưa. Bởi đây là tiếng lòng, tình cảm của nhà thơ dành cho người vợ yêu kính của mình. hình ảnh bà Tú hiện lên trong những trang thơ như một biểu tượng khó phai về hình ảnh những người vợ, người mẹ giàu đức hi sinh và tảo tần chăm chỉ, đây là điều mới mẻ, độc đáo so với quan điểm nguyên tắc của văn học trung đại. Bởi lẽ, người ta rất ít nói về vợ, có nhắc đến thì cũng là khi đã mất. Và cũng vì trong văn học trung đại những tình cảm riêng tư thường không được đưa vào thơ. Thế nhưng, vượt lên những quan điểm, khuôn khổ ấy, Tú Xương vẫn có những vần thơ thật hay, thật xúc động để ca ngợi và bày tỏ lòng biết ơn đối với bà Tú.
Phân tích
Hai câu đề: Trong cuốn “Mĩ học”, Heghel từng viết: “Đối tượng của thơ không phải là mặt trời, núi non, phong cảnh (...), đối tượng của thơ là hứng thú tinh thần”. Chính những xúc động từ trái tim đã thôi thúc con chữ từ trong tâm bật lên thành lời đầy ý tứ. Bắt nguồn từ những suy ngẫm về những vất vả, khổ cực của cuộc sống mưu sinh đầy khốn khó của người vợ hiền, Tú Xương viết:
“Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng”
+ Hình ảnh bà Tú hiện lên khá rõ, gắn với công việc mưu sinh vất vả quanh năm suốt tháng như một vòng tuần hoàn mà không lúc nào ngơi nghỉ:
Từ chỉ thời gian “quanh năm” gợi lên sự tiếp nối vô tận của thời gian có tính lặp lại, khép kín, dòng chảy thời gian liên tục suốt năm, suốt tháng, triền miên ngày này qua ngày khác, năm này qua năm khác, không có lúc nghỉ ngơi. Chính sự lặp lại của thời gian như muốn in đậm sự vất vả, bươn trải, cực khổ của người vợ. Không còn thời gian suy tư cho hạnh phúc của riêng mình, không được ngơi nghỉ dù là ngày nắng hay ngày mưa, vòng lặp liên hồi của cuộc sống mưu sinh như vắt kiệt thân xác của người phụ nữ ấy. Ngay từ những câu từ đầu tiên, nhà thơ đã gợi lên những vất vả, nhọc nhằn luôn tuần hoàn theo bước chạy vô tận của thời gian khiến người ta không khỏi đau xót khi nhắc về.
	Nghề mưu sinh của bà là “buôn bán” nhưng không có cửa hàng, cửa hiệu to tát, vì vốn ít chỉ có gánh hàng xin (có người nói bà bán hàng tấm là gạo trên vai). Chính công việc cực nhọc ấy đã nuôi sống gia đình “năm con với một chồng”. Cuộc sống mưu sinh đã khó khăn nay lại càng khốn khó thêm bội phần! Công việc cứ tiếp diễn triền miên, hết ngày này sang ngày khác, năm này qua năm
khác nhưng lời lãi chẳng được là bao chỉ vì buôn thúng bán bưng, hình thức quá đỗi nhỏ lẻ. Ngay trong tình cảnh ấy, hẳn rằng con người ta phải chán nản, bất lực biết nhường nào! Ấy vậy mà bà Tú vẫn lam lũ, chịu thương chịu khó, “để dành” những vất vả, ưu tư lại phía sau, một thân làm lụng, nuôi sống cả gia đình.
	Địa điểm bán hàng không phải ngã ba, ngã tư đông đúc mà ở “mom sông” - phần đất nhô ra phía lòng sông, ba bề là nước, là nơi trên bến dưới thuyền. Đó là nơi xuất hiện những chợ phiên nghèo trên địa thế chênh vênh dễ sạt lở. một không gian sinh tồn thật vô cùng khó khăn, bấp bênh. Không chỉ có thời gian, công việc, ngay cả địa thế cũng là một trở lực lớn trên quãng đường mưu sinh. Không cửa hàng, cửa hiệu đã đành, bà còn phải đánh cược cả sức khỏe, tính mạng ở nơi cheo leo, chênh vênh, đầy hiểm nguy, bất trắc chỉ với mong muốn kiếm được chút ít để vun vén cho gia đình còn đầy thiếu thốn, khó khăn này!
è Câu thơ khắc họa nỗi vất vả, cực nhọc của bà Tú: lúc nào cũng tất bật, lam lũ với gánh hàng xin, đò giang cách trở, “dãi nắng dầm mưa” bon chen ngược xuôi buôn bán để lo kiếm sống cho cả một gia đình. Dù vất vả nhưng chưa bao giờ thấy một lời than thở từ người vợ tảo tần ấy. Miếng cơm manh áo, những áp lực của cuộc sống đã đè nặng lên đôi vai bé nhỏ của người vợ nghèo. Bà Tú như thân cò mỏng manh giữa chợ đời bon chen “thân cò lặn lội bờ sông/ gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non”. Phải chăng thấu hiểu được sự gian truân của người vợ hiền sớm hôm mà Tú Xương đã họa lên bức chân dung lam lũ bằng chính tình cảm nâng niu, trân trọng của mình? Không chỉ riêng “Thương vợ”, Tú Xương cũng đã viết về những hy sinh, tảo tần của bà Tú một cách hóm hỉnh nhưng cũng đầy chân thành, sâu sắc: “Đầu sông bãi bến, đua tài buôn chín bán mười” (Văn tế sống vợ). Chỉ một bà Tú nhưng lại ngược xuôi tứ phương, “đua tài buôn chín bán mười” để chèo chống cả gia đình. Hơn ai hết, ông Tú thấu hiểu, cảm thông với những vất vả của người vợ tảo tần ấy!
+ Câu thơ tiếp khái quát được vai trò, phẩm chất cao đẹp của bà Tú trong hoàn cảnh kiếm sống vất vả, gian truân
Câu thơ tách thành hai vế “năm con” và “một chồng”, con số người nuôi là 5 và
1 được tính cụ thể để thấy cái gánh nặng trên đôi vai của bà Tú.
Cách tính con số trên, ông Tú tự nhận mình cũng xếp vào hạng “ăn bám”, vợ cũng phải nuôi như lũ con. Nhà thơ tự biết, bà nuôi “một” mình ông cũng bằng nuôi “năm con”, ông là một nửa gánh nặng của bà. Bởi vì với ông nào tiền sách vở, học hành lại còn ấm trà, chén rượu-rất tốn kém. Bà Tú vẫn đảm đang, tần tảo kiếm sống để lo cho chồng con. Chữ “với” là chữ dùng hay nhất trong câu thơ. Nếu từ “với” là đòn gánh, cân cả câu thơ thì “năm con” và “một chồng” chính là hai đầu của chiếc gánh đó. Chữ “với” đã đặt ông chồng ngang bằng với năm người con. Có thể thấy, gánh nặng gia đình mà bà Tú phải đảm đương không
đơn thuần là sự cộng lại mà là sự nhân lên theo cấp số. Chỉ tính riêng việc nuôi ăn, nuôi học, nuôi chuyện thi cử, giao du với bạn bè của ông Tú đã là một áp lực lớn. Hơn nữa, Tú Xương còn tự nhận mình là người có thú vui, sở thích rất sang “nghiện chè, nghiện rượu, nghiện cả cao lâu” (Tự trào). Trước thật nhiều những nhu cầu của “một chồng”, người vợ phải lam lũ, vất vả gấp bội việc nuôi nấng “năm con” để có thể đáp ứng.
Cách ngắt câu trở thành 2 vế, không nhập chồng với con vì ông hiểu bà Tú lúc
nào cũng tỏ thái độ kính trọng mình.
è Cách tách “chồng” và “con” là kiểu đùa vui và cũng là tấm lòng của ông Tú tri ân với người vợ hiền.
è Sử dụng từ “nuôi đủ” nghĩa là không thiếu cũng không thừa, thể hiện cách nói úp mở, hóm hỉnh để ông ca ngợi đức tính hi sinh, đảm đang tháo vát của vợ mình. Đồng thời, chính chữ “đủ” ấy đã toát lên những nỗ lực, hy sinh không biết mệt mỏi của bà Tú để đảm bảo đầy đủ cả về vật chất và tinh thần cho cả “năm con” và “một chồng”.
è Hẳn rằng khi đọc những câu thơ này chắc hẳn bà Tú cũng cảm thấy vui, hạnh phúc bởi chồng là người hay thơ, lại biết được công lao của mình luôn hi sinh tất cả cho chồng con. Câu thơ là tiếng cười tự trào, mỉa mai của Tú Xương. Ông tự hạ mình, tự nhận mình là đứa con đặc biệt mà vợ phải nuôi nấng, chăm sóc hết mực. Tú Xương viết về công lao của vợ phải chăng cũng là đang tự họa về sự vô tích sự của bản thân khi nhận ra mình chính là một “món nợ” của bà Tú? Nhà thơ đã bày tỏ tình thương với người vợ hiền bằng cách thấu hiểu gánh nặng gia đình mà bà phải đảm đương, đồng thời ghi nhận công lao, sự hy sinh to lớn của bà.
Hai câu thực: Lúc bấy giờ, hiếm nhà thơ nào viết về người vợ hiền với những vẻ đẹp, phẩm chất đáng quý ngay trong cuộc sống mưu sinh thường nhật. Nhưng với tất cả sự trân trọng, trên phông nền của không gian, thời gian đầy ngang trái, ông đã khắc họa chân thực về nỗi vất vả, lam lũ của bà Tú:
“Lặn lội thân cò khi quãng vắng Eo sèo mặt nước buổi đò đông”.
+ Câu thơ “Lặn lội thân cò khi quãng vắng” hiện lên với nghệ thuật đảo ngữ và cách nói ẩn dụ độc đáo:
Trong ca dao, con cò là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho người phụ nữ xưa tảo tần,
lam lũ.
Mở rộng một số câu ca dao dùng hình ảnh con cò làm biểu tượng:
“Cái cò lặn lội bờ sông
Gánh gạo đưa chồng tiếng khóc nỉ non”.
“Con cò mà đi ăn đêm
Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao”.
“Nước non lận đận một mình Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”.
Nhà thơ Tú Xương tiếp thu hình ảnh ca dao nhưng lại có sự sáng tạo độc đáo để ý nghĩa thêm phần sâu sắc, khái quát hơn. Ở ca dao, “con cò lặn lội bờ sông” thì ở đây, nhà thơ đã thay thế” “con cò” bằng từ “thân cò” gợi lên cả một số kiếp, thân phận gian truân, nghèo khó. Điều này làm cho tình thương của Tú Xương với người vợ trở nên sâu sắc hơn.
Đặc biệt, hình ảnh này được sử dùng cùng với hình thức đảo ngữ “lặn lội” lên đầu câu thơ, đặt trong không gian rợn ngợp “quãng vắng” càng làm nổi bật hình ảnh bà Tú
è Hình ảnh bà vất vả, cô đơn, lủi thủi một thân một mình với gánh hàng trên con đường vắng vẻ. Bà thường phải đi thật sớm để bày hàng, về lúc chợ tan, người về hết để bán được hàng. Vần thơ vừa tả nỗi vất vả, nhẫn nại của bà Tú, vừa bộc lộ niềm thương cảm của ông Tú đối với vợ. Trước những vất vả, tảo tần của người vợ để lo lắng, vun vén cho gia đình, không chỉ riêng Tú Xương mà có nhiều nhà thơ cũng viết về những hy sinh ấy như một cách cảm thông, trân trọng người vợ của mình:
“Nhà chỉn rất nghèo thay, nhờ được bà hay lam hay làm, thắt lưng bó que, sắn váy quai cồng,
tất tưởi chân nam chân xiêu”.
“Nghìn tay nghìn việc không tên Mình em làm cõi bình yên nhẹ nhàng Thình lình em ngã bệnh ngang
(“Khóc vợ” - Nguyễn Khuyến)
Phang anh xất bất xang bang sao đành...
Cha con Chúa Chổm loanh quanh
Anh như nguyên thủ tanh bành quốc gia”

(“Vợ ốm” - Nguyễn Duy).
+ “Eo sèo” từ tượng thanh nói lên cảnh nhiều người chen chúc, đông đúc trên thuyền, kì kèo, kêu ca, phàn nàn, một cảnh thật khó chịu. Bà Tú hơn thiên hạ ở một chữ “bà. Đường đường là vợ của một ông Tú, nay vì cuộc sống của chồng, của con mà phải chịu cảnh xô xát, kì kèo thì thật cực thân và cực khổ!
Lời người mẹ dặn con được ca dao ghi lại: “Con đi mẹ dặn câu này/ Sông sâu chớ lội, đò đầy khoan sang” vì “sông sâu”, “đò đầy” dễ gặp tai nạn.
Thế nhưng Bà Tú biết cảnh đò đông, chen chúc là nguy hiểm nhưng vì kế mưu sinh, bà Tú chấp nhận nguy hiểm vẫn chen lấn, để được sang đò, để được bán hàng. Điều đó càng chi thấy sự tảo tần, chịu thương chịu khó của “thân cò sớm hôm ngụp lặn” giữa bể đời khốn khó.
→ Một lần nữa, nhà thơ đã bày tỏ sự trân trọng, yêu quý với vợ bằng cách thấu hiểu nỗi nhọc nhằn, cực thân mà bà phải trải qua. Vì cuộc sống gia đình, vì gánh nặng “một chồng” và “năm con”, bà không nề hà khó khăn, bất chấp mọi thử thách, vất vả. Tấm lòng, sự hy sinh của người vợ đảm đang như vậy chẳng phải khiến người ta hết mực trầm trồ khi nghĩ tới hay chăng?
Bà Tú cũng là con nhà nho, danh tiếng vậy mà chịu cảnh phong trần lam lũ – Tú Xương lại càng hiểu, càng đồng cảm sâu sắc với nỗi cơ cực của vợ. Thế nhưng bản thân người chồng ấy bất lực, bởi lẽ cay đắng, bất lực như vậy nên đã cất lên lời than thân đầy vẻ cam chịu:
“ Một duyên hai nợ âu đành phận
Năm nắng mười mưa dám quản công ”
+ Lời than thở của bà Tú nhưng thực ra là lời than thở của Tú Xương. Ông Tú đã
nhập thân vào nhân vật bà Tú để bày tỏ nỗi niềm.
Thành ngữ dân gian “ Duyên nợ ba sinh”, Tú Xương đã vận dụng sáng tạo, điểm vào đó con số “ 1 duyên 2 nợ” để thấu hiểu thân phận của người vợ hiền.
	Duyên chỉ có “1”: Bà lấy được người chồng có tài thơ, ông bà yêu thương nhau, ông quý vợ quý con – điều này an ủi bà phần nào. Thế nhưng “nợ” lại những “2” “ ý thơ trĩu nặng giống như lời than, tiếng thơ dài của người cam phận” âu đành phận.
	Lại vẫn vận dụng thành ngữ “ năm nắng mười mưa” để ca ngợi bà Tú chịu thương chịu khó, âm thầm chịu đựng mọi vất vả, lo toan kiếm sống. “Năm nắng mười mưa” chỉ hoàn cảnh khác nhau của cuộc sống. Con số “năm”, “mười” cũng chỉ là con số ước lệ để thể hiện quyết tâm, sự chấp nhận trong suy nghĩ của bà Tú: dù hoàn cảnh có như thế nào, dù cuộc sống có ra sao thì bà Tú vẫn “âu đành phận” và nào “dám quản công”. Bà âm thầm chịu đựng tất cả sương gió cuộc đời, một câu không than, một lời cũng không hề trách cứ. Tất cả sự hy sinh ấy đều diễn ra trong âm thầm, lặng lẽ, không màng vinh danh và sự công nhận từ bất kì ai.
Những vần thơ như lột tả, khắc họa rõ nét được phẩm chất tốt đẹp rực sáng như hạt ngọc khuất lấp trong tâm hồn bà Tú. Tất cả vì chồng vì con, bà không kêu ca phàn nàn hay trách móc. Từ “âu đành phận” đến “dám quản công”, bà Tú hiện lên như một biểu tượng của chữ “nhẫn”, của đức hy sinh cao cả ở người phụ nữ Việt Nam truyền thống.
Tú Xương xót thương vợ, tự thấy mình t

Tài liệu đính kèm:

  • docxphan_tich_tac_pham_cau_ca_mua_thu.docx