Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 15+16: Văn bản "Bài ca ngất ngưởng"

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 15+16: Văn bản "Bài ca ngất ngưởng"

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức, kĩ năng

a. Kiến thức:

- Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ ông ngất ngưởng”, tiêu biểu cho mẫu người tài tử hậu kì văn học trung đại Việt Nam.

- Phong cách sống, thái độ sống của tác giả.

- Đặc điểm của thể hát nói.

b. Kĩ năng:

- Phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại.

 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh

a. Các phẩm chất:

- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản

- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về một bài thơ, đoạn thơ

- Hình thành nhân cách: sống có bản lĩnh,sống là chính mình

b. Các năng lực chung

- Năng lực tự học.

- Năng lực giải quyết vấn đề.

- Năng lực hợp tác, giao tiếp.

- Năng lực tổng hợp, so sánh.

c. Các năng lực chuyên biệt:

- Năng lực thẩm mĩ.

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.

II. CHUẨN BỊ

1. Thầy:

- Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, phát vấn

 - Phương tiện: Tranh ảnh, Ngữ liệu văn học

2. Trò: chuẩn bị bài trước

 

docx 6 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 5690
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 15+16: Văn bản "Bài ca ngất ngưởng"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn
Dạy
Ngày
Tiết
Lớp
11B5
11B8
11B9
TUẦN 4 - TIẾT 15, 16: BÀI CA NGẤT NGƯỞNG
- Nguyễn Công Trứ -
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức, kĩ năng
a. Kiến thức: 
- Con người Nguyễn Công Trứ thể hiện trong hình ảnh “ ông ngất ngưởng”, tiêu biểu cho mẫu người tài tử hậu kì văn học trung đại Việt Nam.
- Phong cách sống, thái độ sống của tác giả.
- Đặc điểm của thể hát nói.
b. Kĩ năng:
- Phân tích thơ hát nói theo đặc trưng thể loại.
 2. Định hướng phát triển phẩm chất và năng lực học sinh
a. Các phẩm chất:
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về một bài thơ, đoạn thơ	
- Hình thành nhân cách: sống có bản lĩnh,sống là chính mình
b. Các năng lực chung
- Năng lực tự học.
- Năng lực giải quyết vấn đề.
- Năng lực hợp tác, giao tiếp.
- Năng lực tổng hợp, so sánh.
c. Các năng lực chuyên biệt: 
- Năng lực thẩm mĩ.
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ.
II. CHUẨN BỊ 
1. Thầy: 
- Phương pháp: thảo luận, đàm thoại, phát vấn
 - Phương tiện: Tranh ảnh, Ngữ liệu văn học
2. Trò: chuẩn bị bài trước
III. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
- Thời gian: 2 phút	
- Phương pháp: Đàm thoại
- Kĩ thuật: động não
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn kiến thức- kĩ năng- năng lực cần đạt
Bước 1: Gv dẫn dắt học sinh vào bài
Bước 2: Hs lắng nghe
	“Kiếp sau xin chớ làm người.
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo”
 Nguyễn Công Trứ muốn làm cây thông để đón gió bốn phương, để ở độ cao vời vợi, để cất tiếng hát tự do theo gió, để “ ngất ngưởng” bốn mùa. Bài thơ sắp học phải chăng là thái độ của cây thông đứng giữa trời mà reo. Ta cùng tìm hiểu bài mới “ Bài ca ngất ngưởng”.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
- Thời gian: 73 phút	
- Phương pháp: Đàm thoại, thuyết trình, thảo luận
- Kĩ thuật: động não
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn kiến thức- kĩ năng- năng lực cần đạt
Bước 1: G.v yêu cầu h.s đọc phần Tiểu dẫn (Sgk, tr.35) và trả lời câu hỏi
? Trình bày vài nét cơ bản về tác giả NCT (Cuộc đời, sáng tác tiêu biểu..)?
? Hãy xác định hoàn cảnh sáng tác, thể loại và bố cục của tác phẩm?
Bước 2: Hs suy nghĩ trả lời câu hỏi
Bước 3: Gv nhận xét chuẩn hóa kiến thức
Bước 4: GV yêu cầu hs đọc đoạn trích.
Bước 5: Hs hoạt động nhóm trả lời câu hỏi
Nhóm 1: Lối sống ngất ngưởng khi làm quan
? Em hãy cho biết ý nghĩa câu mở đầu của bài thơ? Nhận xét cách biểu đạt của nhà thơ?
? Tại sao tác giả coi việc làm quan là “vào lồng” nhưng lại tự hào tài thao lược của mình với các chức quan?
? Nhận xét sự thay đổi trong lối sống của T/g?
Nhóm 2: Ngất ngưởng khi về hưu
? Câu thơ 7 nhắc đến sự kiện gì trong cuộc đời của NCT?
? Từ đeo ngất ngưởng gợi cho em suy nghĩ gì?
Nhóm 3: Ngất ngưởng trong cách sống và sự tự ý thức về bản thân
? Phân tích nhịp điệu hai câu 15,16? Ý nghĩa của 2 câu thơ?
? Nhận xét quan niệm tổng kết của tác giả về lối sống ngất ngưởng? Câu hỏi cuối cùng có ý nghĩa gì?
Bước 6: Hs các nhóm lần lượt lên báo cáo bài làm. 
Bước 7: Gv gọi hs khác nhận xét và chuẩn hóa kiến thức
Bước 8: GV nhận xét, giảng thêm và chuẩn kiến thức
GV giảng: Nguyễn Công Trứ khẳng định vai trò trách nhiệm của mình với dân với nước. Đã làm trai thì phải “đầu đội trời chân đạp đất” làm việc gì có ích cho dân cho nướcvaf điều này là một quan niệm đạo đức của các nhà nho mà NCT đã từng nói: Khắp trời đất dọc ngang , ngang dọc.
 “Nợ tang bồng vay trả, trả vay”
Cuộc đời NCT là cuộc đời say mê hành động mà lúc nào trong tâm khảm của nhà thơ cũng hiện ra một câu hỏi lớn:
“ Đã mang tiếng ỏ trong trời đất 
 Phải có danh gì với núi sông”.
I. Tìm hiểu chung:
 1. Tác giả: Nguyễn Công Trứ (1778- 1858)
- Nguyễn Công Trứ là nhà nho tài tử, trung thành với lí tưởng trí quân trạch dân; cuộc đời phong phú, đầy thăng trầm; sống bản lĩnh, phóng khoáng và tự tin, có nhiều đóng góp cho dân nước;
- Góp phần quan trọng vào việc phát triển thể hát nói trong văn học Việt Nam.
 2. Bài thơ :
- Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ sáng tác trong thời gian ông cáo quan về ở ẩn tại quê nhà.(1848)
- Thể loại : hát nói là thể tổng hợp giữa ca nhạc và thơ, có tính chất tự do thích hợp với việc thể hiện con người cá nhân.
- Đề tài: thái độ sống của bản thân theo lối tự thuật.
 3. Bố cục : 3 phần
-6 câu đầu: Ngất ngưởng trong chốn quan trường.
-10 câu tiếp: Ngất ngưởng khi đã về hưu.
-3 câu cuối: Tuyên ngôn khẳng định cá tính, bản lĩnh.
II. Đọc hiểu văn bản
1. Cảm hứng chủ đạo của bài thơ
- Tập trung ở từ “ngất ngưởng”
- Từ “ngất ngưởng” xuất hiện 5 lần. 
- “Ngất ngưởng”: 
+ Là khác người, xem mình cao hơn những người khác
+ Thoải mái, tự do, không theo khuôn khổ nào.
à Khinh đời, ngạo thế, thách thức mọi thứ.	
2. Lối sống ngất ngưởng khi làm quan
- Câu 1:
“Vũ trụ nội mạc phi phận sự”
à Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta: Thái độ tự tin, ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm và tài năng của bản thân.
- Câu 2:
“Ông Hi văn tài bộ đã vào lồng”
à Ông coi việc nhập thế làm quan như một trói buộc, nhưng đó là điều kiện, phương tiện để thể hiện hoài bão vì dân vì nước và tài năng của mình.
- Câu 3, 4, 5, 6: Liệt kê tài năng hơn người:
 + Giỏi văn chương (khi thủ khoa)
 + Tài dùng binh (thao lược)
à Tài năng lỗi lạc xuất chúng: văn võ song toàn
- Khoe danh vị, xã hội hơn người:
 + Tham tán
 + Tổng đốc
 + Đại tướng (bình định Trấn Tây)
 + Phủ doãn Thừa Thiên
à Thay đổi chức vụ liên tục, không chịu ở yên hoặc làm việc gì quá lâu
] Hệ thống từ Hán Việt uy nghiêm trang trọng, âm điệu nhịp nhàng, nhiều điệp ngữ: khẳng định tài năng lỗi lạc, địa vị xã hội vẻ vang, xứng đáng một con người xuất chúng.
3. Ngất ngưởng khi về hưu
“ Đô môn giải tổ chi niên”
à Nhắc lại một sự kiện quan trọng trong cuộc đời (về hưu), điều kiện để ông thực hiện lối sống ngất ngưởng.
- Những hành động ngất ngưởng:
+ “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”
à Dạo chơi bằng cách cưỡi con bò vàng, đeo nhạc ngựa trước ngực nó, đeo mo cau sau đuôi, bảo rằng để che miệng thế gian.
+ “Kìa núi nọ phao phao mây trắng”
à Thưởng thức cảnh đẹp, ngao du sơn thủy
+ “Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi”
à Cười mình là tay kiếm cung (một ông tướng có quyền sinh quyền sát) " dạng từ bi: dáng vẻ tu hành, trái hẳn với trước.
+ “ Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì”
à Dẫn các cô gái trẻ lên chơi chùa, đi hát ả đào. 
+ Chứng kiến cảnh ấy 
“Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng”
à Một cá tính nghệ sĩ: Sống phúng túng tự do, thích gì làm nấy, sống theo cách của mình, nhanh chóng thích nghi hoàn cảnh
+ Câu 13: Vượt qua dư luận xã hội, không quan tâm được mất
+ Câu 14: không bận lòng trước những lời khen chê.
à Cuộc sống khi cáo quan cũng thể hiện cá tính khác người, kệ đời, không màng khen chê, thách thức dư luận sống đúng với nhân cách của mình.
4. Ngất ngưởng trong cách sống và sự tự ý thức về bản thân
+ Câu 15, 16
/ Nhịp 2/2/2/2 và 2/2/3 đều đặn, nhịp nhàng. Gợi ra cuộc sống tự do, phóng túng, tận hưởng mọi thú vui, không vướng tục.
" Một nhân cách, một bản lĩnh ngất ngưởng: sống không giống ai, không nhập tục cũng không thoát tục.
- Câu 17, 18: Cá tính và bản lĩnh
+ So sánh mình với các bậc anh tài
+ Tự khẳng định mình là bề tôi trung thành
à Ý thức về bản lĩnh, tài năng và phẩm chất.
- Câu cuối: vừa hỏi vừa khẳng định: mình là một đại thần trong triều, không có ai sống ngất ngưởng như ông cả.
- Nêu bật sự khác biệt của mình so với đám quan lại khác: cống hiến, nhiệt huyết.
- Ý thức muốn vượt ra khỏi quan niệm “đạo đức” của nhà nho.
- Thể hiện tấm lòng sắt son, trước sau như một đối với dân, với nước.
à Ngất ngưởng nhưng phải có thực tài, thực danh
à Từ ngất ngưởng khẳng định cách sống tự do của bậc tài tử phong lưu,không ngần ngại khẳng định cá tính của mình. Thái độ sống ngất ngưỡng đầy thách thức trước những tôn ti phép tắc khắc kỉ của XHPK
C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
- Kĩ thuật: động não, góc
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn kiến thức- kĩ năng- năng lực cần đạt
Bước 1: Gv đưa yêu cầu học sinh hoàn thiện vào vở ghi.
 Phân tích tác dụng nghệ thuật của các biện pháp tu từ được sử dụng trong các câu:
“Khi thủ khoa Thừa Thiên”.
Bước 2: Hs thảo luận theo cặp trình bày vào vở ghi trong thời gian 3p
Bước 3: Đại diện 1 nhóm trình bày
Bước 4: Gv chuẩn hóa kiến thức.
Gợi ý
- Sử dụng nhiều từ Hán Việt mang màu sắc trang trọng.
- điệp từ khi kết hợp liệt kê vừa có tác dụng khoe tài, vừa nhấn mạnh các chức danh đã từng trải qua.
-Cách ngắt nhịp dồn dập, mạnh mẽ thể hiện niềm vui. niềm tự hào về những thành tích mà ông đã đạt được trong thi cử, quan trường
=> Thể hiện một ý thức rõ nét, trang trọng về tài năng và địa vị của bản thân.
D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
- Thời gian: 5 phút
- Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
- Kĩ thuật: động não, góc.
Hoạt động của thầy và trò
Chuẩn kiến thức- kĩ năng- năng lực cần đạt
Bước 1: Gv đưa nhiệm vụ học sinh suy nghĩ trả lời
 Câu hỏi: Viết 1 đoạn văn ngắn (8-10 câu), phân tích hình tượng nhân vật trữ tình trong văn bản.
Bước 2: hs làm vào vở
Bước 3: 1 hs lên bảng trình bày, cả lớp lắng nghe.
Bước 4: Gv nhận xét chuẩn hóa kiến thức
Gîi ý:
– Về hình thức: 
+ Số đoạn: 1 đoạn 
+ Số câu: 8-10 câu
+ Kĩ năng làm văn: Viết đoạn văn, sử dụng thao tác lập luận phân tích
– Về nội dung:
+ Hình ảnh con người ngất ngưởng khi làm quan: tự ý thức trách nhiệm đối với cuộc đời, ý thức về tài năng, địa vị bản thân
+ Hình ảnh người quân tử sống bản lĩnh, tự tin, kiên trì lí tưởng
E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI MỞ RỘNG
- Thời gian: về nhà
- Phương pháp: Thảo luận, đàm thoại
- Kĩ thuật: động não, góc
 Nhiệm vụ: Tìm nghe bài ca trù Bài ca ngất ngưởng. Viết đoạn văn cảm nhận về bài ca trù trên.
Gợi ý:Link nghe ca trù
IV. Kiểm tra, đánh giá người học 
Câu hỏi 1: Ý nào nói không đúng đặc điểm của thể hát nói?
a. Có sự chuyển hóa linh hoạt giữa các câu thơ dài ngắn khác nhau trong bài.
b. Số câu trong bài không cố định,dao động từ 7 câu đến 23 câu.
c. Gồm cả nhạc, cả thơ và lời nói.
d. Dùng hình thức biền văn, câu văn 4 chữ,6 chữ, 8 chữ sóng đôi với nhau.
Câu hỏi 2: Thể hát nói phù hợp với việc diễn tả tâm trạng của các nghệ sĩ nào?
a. Tài hoa ,tài tử.
b. Khuôn mẫu, mực thước.
c. Thâm trầm, kín đáo.
d. Bồng bột, nông nổi.
Câu hỏi 3: Nghĩa gốc của từ ngất ngưởng là gì?
a. Dùng để chỉ một tư thế nghiêng ngả, không vững đến mức chực ngã.
b. Dùng để chỉ một dáng điệu, cử chỉ khônng nghiêm chỉ, không đứng đắn.
c. Dùng để chỉ tư thế nằm không ngay ngắn, không nghiên chỉnh, lộn xộn.
d. Dùng cho một ai đó tự nghĩ mình hơn người, luôn coi thường người khác.
Câu hỏi 4: Thực chất thái độ sống ngất ngưởng ở Nguyễn Công Trứ là gì?
a. Coi thường tất cả, chỉ coi trọng bản thân.
b. Vươn lên trên thế tục, sống khác đời, khác người.
c. Sống lệ thuộc vào người khác, và những thói quen cố hữu, nhàm chán.
d. Không dám sống hết mình cho mình và cho người, lo sợ dư luận xã hội.
Câu hỏi 5: Câu “Vũ trụ nội mạc phi vận sự” cho thấy Nguyễn Công Trứ là con người như thế nào? 
a. Có trách nhiệm cao với cuộc đời.
b.Có tài năng xuất chúng, hơn người.
c. Có niềm tin sắt đá vào bản thân.
d.Có lòng yêu nước tha thiết.
Đáp án:
[1]='d' [2]='a' [3]='a' [4]='b' [5]='a'
V. Rút kinh nghiệm
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
............................................................................................................................................
Tổ trưởng chuyên môn
(Kí và ghi rõ họ tên)
 Phạm Thị Hồng Cúc
Người dạy
 Đỗ Minh Duy
Hiệu trưởng
(Kí và ghi rõ họ tên)
Nguyễn Thị Hồng Dịu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_1516_van_ban_bai_ca_ngat_nguong.docx