Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 17: Thực hành về thành ngữ, điển cố - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 17: Thực hành về thành ngữ, điển cố - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

KIẾN THỨC MÃ HOÁ

Củng cố và nâng cao kiến thức cần thiết về thành ngữ, điển cố: đặc điểm cơ bản về cấu tạo, về ý nghĩa và cách dùng. KT

NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT

Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết

Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thành ngữ, điển cố. Đ1

Đọc – hiểu văn bản để nhận diện thành ngữ, điển cố. Đ2

Hiểu và phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ, điểm cố thông dụng Đ3

Hiểu được sự khác biệt và hiệu quả của cách diễn đạt sử dụng thành ngữ, điển cố và cách diễn đạt sử dụng từ ngữ thông thường. Đ4

 Biết lĩnh hội và sử dụng đúng thành ngữ, điển cố Đ5

Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc thành ngữ, điển cố N1

Biết vận dụng hiểu biết về thành ngữ, điển cố vào việc phân tích và tạo lập câu, văn bản. V1

Năng lực chung: NGÔN NGỮ, GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công GT-HT

Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề. GQVĐ

Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm.

 Có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Việt; có ý thức sử dụng thành ngữ đúng hoàn cảnh giao tiếp. TN

 

doc 7 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 4840
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 17: Thực hành về thành ngữ, điển cố - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 5; Tiết: 17; Ngày soạn: 30/9/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
THỰC HÀNH VỀ THÀNH NGỮ - ĐIỂN CỐ
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 1 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
TT
KIẾN THỨC
MÃ HOÁ
1
Củng cố và nâng cao kiến thức cần thiết về thành ngữ, điển cố: đặc điểm cơ bản về cấu tạo, về ý nghĩa và cách dùng.
KT
NĂNG LỰC - PHẨM CHẤT
Năng lực đặc thù: Đọc, Nói, Nghe, Viết
2
Năng lực thu thập thông tin liên quan đến thành ngữ, điển cố.
Đ1
3
Đọc – hiểu văn bản để nhận diện thành ngữ, điển cố.
Đ2
4
Hiểu và phân tích được giá trị biểu hiện của những thành ngữ, điểm cố thông dụng
Đ3
5
Hiểu được sự khác biệt và hiệu quả của cách diễn đạt sử dụng thành ngữ, điển cố và cách diễn đạt sử dụng từ ngữ thông thường.
Đ4
6
 Biết lĩnh hội và sử dụng đúng thành ngữ, điển cố
Đ5
7
Biết cảm nhận, trình bày ý kiến của mình về các vấn đề thuộc thành ngữ, điển cố
N1
8
Biết vận dụng hiểu biết về thành ngữ, điển cố vào việc phân tích và tạo lập câu, văn bản.
V1
Năng lực chung: NGÔN NGỮ, GIAO TIẾP VÀ HỢP TÁC, GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
9
 Phân tích được các công việc cần thực hiện để hoàn thành nhiệm vụ nhóm được GV phân công
GT-HT
10
Biết thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề; biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
GQVĐ
Phẩm chất chủ yếu: Trách nhiệm.
11
 Có trách nhiệm trong việc sử dụng tiếng Việt; có ý thức sử dụng thành ngữ đúng hoàn cảnh giao tiếp.
TN
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Máy chiếu/Tivi, giấy AO, A4, 
2. Học liệu: 
* Giáo viên: KHBD; Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi; Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp; Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
* Học sinh: Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài; Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước); Đồ dùng học tập 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
A. TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Mục tiêu
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
 Hoạt động Mở đầu 
 (5 phút)
Đ1
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến thành ngữ, điển cố.
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở.
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(25 phút)
Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
I. Khái niệm
II. Bài tập
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động
Luyện tập 
(10 phút)
Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng.
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành. Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); 
Kỹ thuật: động não. 
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
Hoạt động Vận dụng 
(5 phút)
Đ2, Đ3, Đ4, V1
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm hai thành phần nghĩa của câu.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá.
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
Hoạt động 1. KHỞI ĐỘNG (5 phút)
a.Mục tiêu: Đ1, GQVĐ
b. Nội dung: Chia sẻ những vấn đề liên quan, từ đó tạo tâm thế, hứng thú giờ học.
c. Sản phẩm: Câu trả lời miệng của học sinh
d.Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
GV giao nhiệm vụ: Điền vào chỗ trống các câu sau:
+ Thắt...buộc...
+ Mèo...gà....
+ .......biết mấy nắng mưa
Có khi....đã vừa người ôm (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm .
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
HS nghe câu hỏi và chuẩn bị câu trả lời các câu hỏi của GV:
+ Thắt lưng buộc bụng
+ Mèo mả gà đồng
+ Sân Lai biết mấy nắng mưa
Có khi gốc tử đã vừa người ôm (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
GV quan sát, theo dõi HS trả lời các câu hỏi, GV chú ý bao quát HS trong toàn lớp
-Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
GV dẫn dắt vào bài mới:Thành ngữ gắn với cụm từ cố định còn tục ngữ gắn với câu, thường được cấu tạo dài hơn và có logic nội tại. Cả thành ngữ và điển cố đều là cụm từ cố định nhưng cấu taọ của điển cố không cấu tạo chặt chẽ như thành ngữ. Nhìn chung thành ngữ và điển cố đều có sức biểu cảm và khái quát. Ngoài ra điển cố còn giúp ta hiểu biết về xã hội, về lịch sử văn học . Vậy cụ thể thế nào, ta tìm hiểu bài học.
Hoạt động 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25 phút)
1.1. Ôn tập kiến thức 
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
(HS nhận nhiệm vụ, giải quyết nhiệm vụ để củng cố và nâng cao kiến thức cần thiết về thành ngữ, điển cố: đặc điểm cơ bản về cấu tạo, về ý nghĩa và cách dùng.)
b.Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
 I. Khái niệm
- Thành ngữ: Là những cụm từ cố định, được hình thành trong lịch sử và tồn tại dưới dạng sẵn có, được sử dụng nguyên khối, có ý nghĩa biểu đạt và chức năng sử dụng tương đương với từ nhưng có giá trị hình tượng và biểu cảm rõ rệt, mang lại cho lời nói những sắc thái thú vị. 
- Điển cố: Là những sự vật, sự việc trong sách vở đời trước, hoặc trong đời sống văn hoá dân gian, được dẫn gợi trong văn chương, sách vở đời sau nhằm thể hiện những nội dung tương ứng. Về hình thức, điển cố không có hình thức cố định mà có thể được biểu hiện bằng từ ngữ, hoặc câu, nhưng về ý nghĩa thì điển cố có đặc điểm hàm súc, ý vị, có giá trị tạo hình tượng và biểu cảm.
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
GV cho học sinh tìm hiểu lại kiến thức về thành ngữ, điển cố 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
2.2. Luyện tập
a. Mục tiêu: Đ1, Đ2, Đ3, Đ4, Đ5, N1, GT-HT, GQVĐ
b. Nội dung: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
c. Sản phẩm: Câu trả lời, sản phẩm hoạt động nhóm của HS.
II.LUYỆN TẬP
1. Bài tập1
+ “Một duyên hai nợ” -> Một mình phải đảm đang công việc gia đình để nuôi cả chồng và con.
+ “Năm nắng mười mưa” -> Vất vả cực nhọc, chịu đựng dãi dầu nắng mưa.
=> Các thành ngữ ngắn gọn, cô đọng, cấu tạo ổn định, đồng thời qua hình ảnh cụ thể, sinh động thể hiện nội dung khái quát và có tính biểu cảm.
2.Bài tập 2
+ “Đầu trâu mặt ngựa” -> biểu hiện được tính chất hung bạo, thú vật, vô nhân tính của bọn quan quân đến nhà Thuý Kiều khi gia đình nàng bị vu oan.
+ “Cá chậu chim lồng” -> biểu hiện được cảnh sống tù túng, chật hẹp, mất tự do.
+ “Đội trời đạp đất” -> biểu hiện được lối sống và hành động tự do, ngang tàng, không chịu sự bó buộc, không chịu khuất phục bất cứ uy quyền nào. Nó dùng để nói về khí phách hảo hán, ngang tàng của Từ Hải.
=> Các thành ngữ trên đều dùng hình ảnh cụ thể và đều có tính biểu cảm: Thể hiện sự đánh giá đối với điều được nói đến.
3. Bài tập 3 
+ “Giường kia”: Gợi lại chuyện về Trần Phồn thời Hậu Hán dành riêng cho bạn là Từ Trĩ một cái giường khi bạn đến chơi, khi bạn về lại treo giường lên.
+ “Đàn kia” gợi lại chuyện Chung Tử Kì nghe tiếng đàn của Bá Nha mà hiểu được ỹ nghĩ của bạn. Do đó sau khi bạn chết, Bá Nha treo đàn không gẩy nữa vì cho rằng không có ai hiểu được tiếng đàn của mình.
-> Đặc điểm của điển cố: Chữ dùng ngắn gọn mà biểu hiện được tình ý sâu xa, hàm súc.
-> Điển cố chính là những sự việc trước đây hay câu chữ trong sách đời trước được dẫn ra và sử dụng lồng ghép vào bài văn, vào lời nói để nói về những điều tương tự.
4. Bài tập 4
+ “Ba thu”: Kinh thi có câu: “Nhất nhật bất kiến như tam thu hề” (Một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba mùa thu) -> câu thơ trong “Truyện Kiều” muốn nói khi Kim Trọng đã tương tư Thúy Kiều thì một ngày không thấy mặt nhau lâu như ba năm.
+ “Chín chữ”
+ “Liễu Chương Đài”
+ “ Mắt xanh
5. Bài tập 5
- “Ma cũ bắt nạt ma mới” -> ỷ thế thông thuộc địa bàn, quan hệ rộng...bắt nạt người mới đến lần đầu.
Thay thế: bắt nạt người mới đến
- “Chân ướt chân ráo” -> vừa mới đến còn lạ lẫm
- “Cưỡi ngựa xem hoa” -> làm việc qua loa, không đi sâu đi sát, không tìm hiểu thấu đáo, kĩ lưỡng
Thay thế: Qua loa
=> Khi thay thế có thể biểu hiện được phần nghĩa cơ bản nhưng mất đi phần sắc thái biểu cảm, mất đi tính hình tượng và dài dòng hơn
6. Bài tập 6
- Chị ấy sinh rồi, mẹ tròn con vuông.
- Mày đừng có trứng khôn hơn vịt nhé!
- Được chưa, nấu sử sôi kinh vậy mà thi cử liệu có đậu không?
- Bọn này lòng lang dạ thú lắm, đừng có tin.
- Trời, bày đặt phú quý sinh lễ nghĩa!
- Tao đi guốc trong bụng mày rồi, có gì cứ nói thẳng ra.
- Chỉ bảo bao nhiêu lần rồi mà làm không được, đúng là nước đổ đầu vịt!
- Thôi, hai đứa lui ra đi, dĩ hòa vi quý mà!
- Mày đừng bày đặt xài sang, con nhà lính, tính nhà quan thì sau này đói ráng chịu nhé!
- Không nên hỏi làm gì, mất công người ta nói mình thấy người sang bắt quàng làm họ.
7. Bài tập 7 
Đặt câu với mỗi điển cố.
- Lần này thì lòi gót chân A- sin ra rồi.
- Nó cứ chi tiêu hoang đàng, nên giờ nợ như chúa Chổm.
- Anh phải quyết đoán, chứ không là thành kẻ đẽo cày giữa đường đấy!
- Nó là gã Sở Khanh, nên bây giờ cô ấy khổ.
- Với sức trai Phù Đổng , thanh niên đang đóng góp nhiều công sức cho công cuộc xây dựng đất nước. 
d. Tổ chức thực hiện: 
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên giao nhiệm vụ
Nhóm 1: Bài tập 1,2
Nhóm 2: Bài tập 3,4
Nhóm 3: Bài tập 5,6
Nhóm 4: Bài tập 7
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
Các nhóm HS trao đổi thảo luận và báo cáo sản phẩm
GV quan sát, nhắc nhở HS về cách thức báo cáo sản phẩm 
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi đại diện nhóm HS báo cáo sản phẩm, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung
GV bổ sung, hướng dẫn HS chốt lại các ý
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV hướng dẫn, yêu cầu HS tự nhận xét, đánh giá kết quả làm việc của HS
Hoạt động 3: LUYỆN TẬP (10 phút)
a. Mục tiêu: Đ3, Đ4, Đ5, GQVĐ
(HS nắm chắc nội dung bài học để giải quyết các bài tập)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Câu trả lời của HS
- Nhân vô thập toàn: con người không thể không có lỗi lầm
NB: nhìn nhận và đánh giá con người một cách độ lượng, bao dung.
-Vô danh tiểu tốt: tên lính nhỏ không có tên tuổi gì
NB: thân phận thấp hèn.
- Hữu danh vô thực: có cái danh (hão) nhưng không có thực tài hoặc thực quyền
NB: háo danh một cách mù quáng, tự biến mình thành một thằng hề làm trò cười cho thiên hạ.
- Hữu dũng vô mưu: có sức khoẻ mà không có mưu kế
NB: hành động một cách mù quáng, mê muội; thường phải trả giá đắt.
d. Tổ chức thực hiện:
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng của các thành ngữ sau:
- Nhân vô thập toàn
- Vô danh tiểu tốt: 
- Hữu danh vô thực: 
- Hữu dũng vô mưu: 
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Nhóm đại diện mỗi nhóm trình bày sản phẩm của nhóm mình. 
Các nhóm khác có thể hỏi và bổ sung.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Hoạt động 4: VẬN DỤNG (5 phút)
a. Mục tiêu: Đ2, Đ3, Đ4, V1
(HS biết ứng dụng kiến thức đã học để giải quyết một vấn đề nâng cao)
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
 Thành ngữ: Khổ tận cam lai
 Giải thích:
Đây là câu thành ngữ Hán Việt.
Khổ: nghĩa là đắng, khốn khổ (như từ “thống khổ” tức đau khổ)
Tận: nghĩa là hết, đến tận cùng
Cam: nghĩa là ngọt (như từ “cam thảo” tức cỏ ngọt)
Lai: nghĩa là đến, tới (như từ “tương lai” tức sắp đến, sắp tới)
Khổ tận cam lai nghĩa là Đắng hết ngọt đến, khổ cực hết thì vui tươi đến.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Xác định thành ngữ và giải thích thành ngữ được dùng trong bài thơ sau:
Cảm ơn bà biếu gói cam,
Nhận thì không đúng, từ làm sao đây!
Ăn quả nhớ kẻ trồng cây,
Phải chăng khổ tận đến ngày cam lai
Tháng 1 năm 1946
Hồ Chí Minh
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
Thành ngữ: Khổ tận cam lai
 Giải thích:
Đây là câu thành ngữ Hán Việt.
Khổ: nghĩa là đắng, khốn khổ (như từ “thống khổ” tức đau khổ)
Tận: nghĩa là hết, đến tận cùng
Cam: nghĩa là ngọt (như từ “cam thảo” tức cỏ ngọt)
Lai: nghĩa là đến, tới (như từ “tương lai” tức sắp đến, sắp tới)
Khổ tận cam lai nghĩa là Đắng hết ngọt đến, khổ cực hết thì vui tươi đến.GV yêu cầu HS báo cáo bài làm vào tiết học sau
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV đánh giá trực tiếp bài làm của học sinh.
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC
1- Bài vừa học: 
Củng cố và nâng cao kiến thức cần thiết về thành ngữ, điển cố: đặc điểm cơ bản về cấu tạo, về ý nghĩa và cách dùng.
2- Bài sắp học: Ôn tập văn học trung đại
- Đọc và trả lời theo hướng dẫn trong sgk.
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 11.
+ Các tác giả, tác phẩm đã học.
+ Những nội dung yêu nước và nhân đạo mới.
+ Những giá trị nghệ thuật truyền thống và những manh nha của sự thay đổi để hiện đại hoá văn học.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_17_thuc_hanh_ve_thanh_ngu_dien_c.doc