Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 21: Văn bản "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" - Trần Thị Sơn

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 21: Văn bản "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" - Trần Thị Sơn

A. Mục tiêu bài học.

1. Kiến thức

- Nắm được đặc điểm thơ cổ thể.

- Hiểu được ý nghĩa của các hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.

- Thấy được nhận thức sâu sắc của Cao Bá Quát về con đường công danh truyền

thống và hiện thực xã hội phong kiến trì trệ bảo thủ đương thời.

2. Kĩ năng

 - Huy động được những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, ngôn ngữ (chữ Hán) để đọc hiểu văn bản.

 - Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:

 + Nhận diện thể thơ và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng thể thơ.

 + Nhận diện cảm hứng chủ đạo của bài thơ.

 + Nhận diện và phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ

 + Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ (Hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp )

 + Đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ qua bài thơ đã học.

- Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo.

- Khái quát những đặc điểm của thơ trung đại qua các bài đã học.

- Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những bài thơ trung đại khác

(không có trong sách giáo khoa); nêu những kiến giải, suy nghĩ về các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về bài thơ; rút ra những bài học lý tưởng sống, cách sống từ bài thơ và liên hệ vận dung vào thực tiễn đời sống của bản thân.

3. Thái độ

 - Trân trọng những giá trị tinh thần mà tác phẩm văn chương mang đến cho người đọc.

 - Có ý thức xác định lẽ sống, lý tưởng sống cao đẹp.

 - Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại.

 - Có cái nhìn đúng đắn về con đường công danh, sự nghiệp và có khát vọng vươn tới những giá trị mới, tiến bộ, không ngại đấu tranh với cái cũ lạc hậu.

4. Năng lực cần hình thành

 - Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết).

 - Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo).

 - Năng lực hợp tác, năng lực tự học

B. Phương pháp dạy học.

 - Trao đổi thảo luận nhóm qua phiếu học tập hoặc câu hỏi gợi dẫn

 - Nêu vấn đề

 - Phát vấn

 - Tích hợp với các văn bản cùng thể loại, cùng chủ đề và hoàn cảnh lịch sử đương thời.

 

doc 5 trang huemn72 3180
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 21: Văn bản "Bài ca ngắn đi trên bãi cát" - Trần Thị Sơn", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/10/2020
Ngày dạy: 16/10/2020
Lớp dạy: 11A1 – Trường THPT Yên Dũng số 3
GVTH: Trần Thị Son
Tiết 21:BÀI CA NGẮN ĐI TRÊN BÃI CÁT – TIẾT 1
(Sa hành đoản ca)
 - Cao Bá Quát - 
A. Mục tiêu bài học.
1. Kiến thức
- Nắm được đặc điểm thơ cổ thể.
- Hiểu được ý nghĩa của các hình ảnh biểu tượng trong bài thơ.
- Thấy được nhận thức sâu sắc của Cao Bá Quát về con đường công danh truyền
thống và hiện thực xã hội phong kiến trì trệ bảo thủ đương thời.
2. Kĩ năng
	- Huy động được những tri thức về tác giả, hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, ngôn ngữ (chữ Hán) để đọc hiểu văn bản.
	- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại:
	+ Nhận diện thể thơ và giải thích ý nghĩa của việc sử dụng thể thơ.
	+ Nhận diện cảm hứng chủ đạo của bài thơ.
	+ Nhận diện và phân tích ý nghĩa của hình tượng thơ
	+ Nhận diện, phân tích và đánh giá những nét đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ (Hình ảnh, biện pháp tu từ, vần, nhịp )
	+ Đánh giá những sáng tạo độc đáo của nhà thơ qua bài thơ đã học.
Đọc diễn cảm, đọc sáng tạo.
Khái quát những đặc điểm của thơ trung đại qua các bài đã học.
Vận dụng kiến thức và kĩ năng đã học để đọc những bài thơ trung đại khác
(không có trong sách giáo khoa); nêu những kiến giải, suy nghĩ về các giá trị nội dung và nghệ thuật của bài thơ; viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận về bài thơ; rút ra những bài học lý tưởng sống, cách sống từ bài thơ và liên hệ vận dung vào thực tiễn đời sống của bản thân.
3. Thái độ
	- Trân trọng những giá trị tinh thần mà tác phẩm văn chương mang đến cho người đọc.
	- Có ý thức xác định lẽ sống, lý tưởng sống cao đẹp.
	- Có ý thức trách nhiệm đối với đất nước trong hoàn cảnh hiện tại.
	- Có cái nhìn đúng đắn về con đường công danh, sự nghiệp và có khát vọng vươn tới những giá trị mới, tiến bộ, không ngại đấu tranh với cái cũ lạc hậu.
4. Năng lực cần hình thành
	- Năng lực giao tiếp (nghe, nói, đọc, viết).
	- Năng lực thẩm mĩ (cảm thụ và sáng tạo).
	- Năng lực hợp tác, năng lực tự học 
B. Phương pháp dạy học.
	- Trao đổi thảo luận nhóm qua phiếu học tập hoặc câu hỏi gợi dẫn
	- Nêu vấn đề
	- Phát vấn
	- Tích hợp với các văn bản cùng thể loại, cùng chủ đề và hoàn cảnh lịch sử đương thời.
C. Phương tiện dạy học.
	- Sách giáo khoa
	- Thiết kế giáo án
	- Bảng phụ
	- Phiếu học tập
	- Máy tính – ti vi trình chiếu
D. Kế hoạch lên lớp:
Hoạt động 1: Khởi động (Tạo tâm thế tò mò, gợi nhu cầu tìm hiểu kiến thức)
 .
 Hoạt động 2: Hình thành kiến thức
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
 Giáo viên hướng dẫn học sinh chuẩn bài học (tìm hiểu kiến thức phần Tiểu dẫn) thông qua sự chuẩn bị ở nhà.
TÁC GIẢ
* Ông là ai?
* Thơ văn của ông có đặc điểm gì đáng lưu ý
VĂN BẢN
* Em hãy trình bày hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
 .
 .
* Bài thơ được viết theo thể thơ nào? Đặc điểm?
 .
 .
 Học sinh làm việc cá nhân ở nhà thông qua phiếu học tập.
 Học sinh trình bày phiếu học tập.
 Học sinh nhận xét, bổ sung
 Giao viên chốt kiến thức cơ bản.
I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả:(1809?-1855)
*Thời đại: TKXIX XHPK có nhiều biến động.
* Quê quán: làng Phú Thị, huyện Gia Lâm (nay thuộc quân Long Biên, thành phố Hà Nội).
*Con Người: Tài năng và khí phách.
* Cuộc đời:
-Nhiều trắc trở nhất là con đường công danh.
- Ông mất trong cuộc khởi nghĩa chống lại chế độ phong kiến nhà Nguyễn.
* sự nghiệp:
-Số lượng tác phẩm lớn.
- Nội dung thơ văn :
+ bộc lộ thái độ phê phán mạnh mẽ chế độ phong kiến trì trệ, bảo thủ; 
+chứa đựng tư tưởng khai sáng; phản ánh nhu cầu đổi mới của xã hội Việt Nam trong giai đoạn giữa thế kỉ XIX.
=> Cao Bá Quát, con người có tài năng lớn, khí phách lớn, có tư tưởng khai sáng đáng ngưỡng mộ.
2. Bài Thơ
* Hoàn cảnh sáng tác: có thể được viết trong khi Cao Bá Quát đi thi Hội.
* Thể thơ: thể hành, một thể thơ cổ, có tính chất tự do phóng khoáng, không gò bó về luật, không hạn chế về số câu, gieo vần, nhịp điệu linh hoạt.
 Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc cá nhân. 
 - Học sinh đọc văn bản (đọc phần chữ Hán).
 - Dựa vào phần phiên âm chữ Hán, chỉ ra những đặc điểm về số câu trong bài, số chữ trong câu, cách gieo vần, nhịp điệu.
 - Việc sử dụng thể thơ của tác giả có hợp lí không? Vì sao?
 - Học sinh đọc phần dịch nghĩa và dịch thơ, so sánh bản dịch thơ và bản dịch nghĩa để nhận diện sự khác nhau trong sắc thái ngôn ngữ từ nguyên tác đến dịch thơ (nếu có).
 - Nhân vật trữ tình trong bài thơ là ai? Những từ ngữ nào trong bài thơ giúp em xác định được nhân vật trữ tình? 
 - Nhân vật trữ tình được đặt trong hoàn cảnh nào? 
 - Xác định những hình tượng nghệ thuật chính trong bài thơ.
II. Đọc – hiểu văn bản
1. Đọc văn bản
* Nhận diện thể thơ: 
- Bài thơ gồm 16 câu thơ dài ngắn khác nhau, có sáu câu năm chữ, chín câu bảy chữ, một câu 8 chữ.
- Bài ca sử dụng nhiều vần khác nhau, cả vần bằng và vần trắc.
- Nhịp điệu tiết tấu biến hóa linh hoạt.
 => Thể thơ phù hợp cho sự diễn tả tâm trạng có nhiều thay đổi.
* So sánh dịch nghĩa và dịch thơ
Câu 4: chưa dịch hết nghĩa của ý “nước mắt lã chã rơi”; câu 5: dịch thiếu từ “anh”; câu 6: từ “giận” trong phần dịch thơ thay cho từ “oán” là chưa đảm bảo về nghĩa; câu 11: “sóng muôn đợt” dịch là “sóng dào dạt” chưa đảm bảo về nghĩa.
* Cảm nhận chung.
- Nhân vật trữ tình trong bài thơ là người lữ khách (“Đi một bước như lùi một bước”- “Lữ khách trên đường nước mắt rơi” – “Anh đứng làm chi trên bãi cát”).
- Nhân vật trữ tình được đặt trong hành trình đi trên cát.
- Hình tượng nghệ thuật chính trong bài thơ là: Bãi cát và người lữ khách (người đi trên cát).
 Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm hai người hoặc ba trong vòng 5 phút, thông qua hệ thống câu hỏi gợi dẫn.
 - Hình ảnh bãi cát được tác giả miêu tả qua những từ ngữ hình ảnh nào?sử dụng nghệ thuật gì?Từ đó hình dung như thế nào về hình ảnh bãi cát?
 - Có ý kiến cho rằng, đây là hình ảnh tưởng tượng, chỉ có ý nghĩa tượng trung. Ý kiến khác cho rằng, đây là hình ảnh thực, chỉ có nghĩa thực. Ý kiến thứ ba lại cho rằng đây là hình ảnh thực, vừa có nghĩa thực, vừa có nghĩa tượng trưng. Trình bày ý kiến của em. Lí giải?
 Học sinh trao đổi thảo luận.
 Học sinh trình bày ý kiến theo từng hệ thống hình ảnh.
 Học sinh nhận xét, bổ sung
 Giáo viên nhận xét, khái quát kiến thức cơ bản.
 Giáo viên liên hệ với hình tượng con đường trong thơ trung đại để thấy đây là hình tượng phổ biến, song ý nghĩa ở mỗi trường hợp cụ thể lại khác nhau. “Hành lộ nan” của Lí Bạch dùng lộ để chỉ đường đời gian nan nói chung, con đường cùng xuất hiện trong thơ Nguyễn Du là để chỉ hoàn cảnh cụ thể của Nguyễn Du trong những năm tháng sống phiêu dạt: “Nhân đáo cùng đồ vô hảo mộng” (Trệ khách). Từ đó khẳng định hình ảnh bãi cát, con đường cùng có ý nghĩa tượng trưng.
Giáo viên liên hệ với con người Cao Bá Quát (Thể hiện qua thơ của ông) và quá trình thi cử nhọc nhằn của Cao Bá Quát để làm cơ sở khẳng định ý nghĩa tượng trưng của hình ảnh thơ. 
- Phát hiện và lí giải tư tưởng của Cao Bá Quát thể hiện qua hình ảnh bãi cát và con đường cát?
Học sinh đánh giá khái quát về giá trị nghệ thuật và tư tưởng của hai hình ảnh bãi cát và con đường cùng.
2. Đọc hiểu:
a. 4 câu đầu
*không gian:
-Hình ảnh bãi cát:
+Xuất hiện: + Trong nhan đề bài thơ
 + Xuyên suốt bài thơ
 + Câu thơ đầu và câu thơ cuối
+Nghệ thuật thể hiện:
 + Điệp từ: “trường sa” được lặp lại nhiều lần trong các câu thơ.
 +từ “lại”
=> Hình ảnh bãi cát hiện lên trong hình dung của người đọc: dài, nối tiếp mênh mông, vô cùng, vô định; hình ảnh thơ ám ảnh người đọc về một không gian bãi cát vây bủa con người, mờ mịt, hoang vắng, rợn ngợp.
* Ý nghĩa của hình ảnh:
- Là hình ảnh thực: Những bài cát, những con đường một bên là dãy núi Trường Sơn hùng vĩ, một bên là biển cả mênh mông của các tỉnh miền Trung (Quảng Bình, Quảng Trị).
- Là hình ảnh tượng trưng cho con đường công danh mờ mịt; con đường tiến thân nhọc nhằn; con đường đời không lối thoát của người trí thức đương thời.
(Hệ thống hình ảnh có sự tương đồng, nhất quán, tuy hai mà là một. Bãi cát là con đường cùng. Người đi trên cát mình đang đi trên con đường cùng. Dùng hình ảnh bãi cát để đưa đến ý niệm con đường cùng là sáng tạo nghệ thuật của Cao Bá Quát)
-Thời Gian: mặt trời lặn.
-Hành động: Đi một bước như lùi một bước.
-TT:nước mắt rơi.
→Nhười đi trên cát chính là biểu tượng của người đi tìm chân lí giữa cuộc đời mờ mịt.
- Thể hiện tư tưởng của Cao Bá Quát: Nhận thức của Cao Bá Quát về con đường công danh truyền thống và hiện thực xã hội đen tối đương thời; thể hiện nhận thức của Cao Bá Quát về mâu thuẫn giữa khát vọng của người trí thức và hiện thực xã hội đương thời.
* Tiểu kết:
- Nội dung:
-Nghệ thuật:
-Hình tượng nghệ thuật độc đáo, sáng tạo của nhà thơ.
-Tiêu biểu đặc trưng hình ảnh trong thơ trung đại: Sử dụng hình ảnh có ý nghĩa biểu tượng.
- sử dụng điệp từ, điệp ngữ, ngắt nhịp 2/3 linh hoạt.
Hoạt động 3: Luyện tập
Giáo viên tổ chức trò chơi :Trả lời câu hỏi trắc nghiệm.
Tổ chức lớp thành 4 đội chơi
Thể lệ: Các đội giành quyền trả lời câu hỏi bằng cách giơ tay nhanh nhất.
 Điểm cho câu trả lời đúng là số dừng lại trên các vòng quanh của chiếc nón kì diệu.
 Câu trả lời sai không có điểm.
 Đội có số điểm cao nhất sẽ nhận được phần quà của giáo viên.
Câu hỏi luyện tập:
Câu 1: “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát được viết theo thể thơ nào?
Lục bát.
Thất ngôn
Song thất lục bát
Cổ thể
Đáp án: D
Câu 2: Hình ảnh bãi cát trong bài thơ “ Bài ca ngắn đi trên bãi cát” biểu tượng cho:
Khát vọng của con người.
Sự vô cùng của thiên nhiên
Sự vô nghĩa của đời người
Con đường công danh khoa cử.
Đáp án: D
Câu 3: Câu thơ nào không dùng để miêu tả hình ảnh con đường cùng trong bài thơ “Bài ca ngắn đi trên bãi cát” của Cao Bá Quát:
“Lữ khách trên đường nước mắt rơi”
“Phía bắc núi bắc núi muôn trùng”
“Tính sao đây? Đường bằng mờ mịt”
“Phía nam núi nam sóng dào dạt”
Đáp án: A
Câu 4: Biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong câu thơ: “Bãi cát lại bãi cát dài” (Bài ca ngắn đi trên bãi cát – Nguyễn Công Trứ):
Liệt kê
Câu hỏi tu từ
Điệp từ
So sánh
Đáp án: C
Hoạt động 4: Hoạt động vận dụng (Làm ở nhà)
Bài tập: Viết bài văn ngắn khoảng 300 chữ trình bày cảm nhận của em về một hình ảnh thơ trong tác phẩm văn học trung đại (khuyến khích văn bản sưu tầm).
Học sinh trình bày cảm nhận sâu sắc, hiểu hình ảnh, hiểu giá trị nghệ thuật và giá trị nội dung tư tưởng mà hình ảnh thơ thể hiện. Có kĩ năng đọc hiểu hình ảnh thơ trong tác phẩm văn học trung đại.
Hoạt động 5: Hoạt động mở rộng, sáng tạo (Làm ở nhà)
 Bài tập 1: Sưu tầm những bài thơ viết theo thể thơ cổ thể.
 Bài tập 2: Sưu tầm những bài thơ của tác giả Cao Bá Quát có cùng chủ đề.
	Yên Dũng, ngày 16 tháng 10 năm 
	Giáo viên thực hiện
 	Trần Thị Son

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_21_van_ban_bai_ca_ngan_di_tren_b.doc