Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 28-33 - Nắm học 2020-2021

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 28-33 - Nắm học 2020-2021

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức :

- Nắm được khái niệm về thao tác, so sánh

- Xác định đúng các thao tác lập luận so sánh trong những ngữ liệu cho trước

- Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với các thao tác lập luận so sánh;

- Viết được bài văn nghị luận trong đó vận dụng kết hợp thao tác lập luận so sánh

2. Kĩ năng :

- Biết làm: bài có sử dụng thao tác lập luận so sánh

- Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận có sử dụng thao tác so sánh

3.Thái độ :

- Hình thành thói quen: sử dụng thao tác so sánh

- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kiểu bài văn nghị luận

- Hình thành nhân cách:

- Biết nhận thức được ý nghĩa của thao tác lập luận trong lĩnh hội tạo lập văn bản

- Có ý thức sử dụng các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ

4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển:

- Năng lực giải quyết vấn đề:HS thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn Gv đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra.

- Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm.

- Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.

- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

B. Chuẩn bị Giáo viên và Học sinh

1. Chuẩn bị của giáo viên

- Giáo án

- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi

- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp

- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà

2. Chuẩn bị của học sinh

- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài

- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)

- Đồ dùng học tập

C. Tổ chức dạy và học.

1. Ổn định tổ chức lớp:

- Kiểm tra sĩ số

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới :

 

doc 24 trang huemn72 4600
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 28-33 - Nắm học 2020-2021", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 1 -11 -20 
Tiết: 28 -29 
ÔN TẬP VĂN HỌC TRUNG ĐẠI VIỆT NAM
A. Mục tiêu bài học: 
1. Kiến thức :
* Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về văn học trung đại Việt Nam đã học trong chương trình Ngữ văn 11. Có năng lực tổng hợp kiến thức, phân tích theo từng cấp độ: sự kiện, tác giả, tác phẩm, hình tượng ngôn ngữ văn học.
* Nhận diện phân tích, cảm nhận những tác phẩm văn học thời trung đại.
2. Kĩ năng :
- Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu văn học trung đại
- Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một vấn đề
3.Thái độ :
- Hình thành thói quen: đọc hiểu văn bản văn học trung đại
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về một vấn đề
- Hình thành nhân cách: trân trọng, yêu quý văn hoá dân tộc.
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
-Năng lực sáng tạo
-Năng lực hợp tác thông qua thảo luận nhóm.
-Năng lực giao tiếp tiếng Việt: từ việc khai thác văn bản, HS được giao tiếp cùng tác giả, được hiểu và nâng cao khả năng sử dụng TV . 
-Năng lực thưởng thức văn học
B. Chuẩn bị Giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập 	
C. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp: 
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- GV cho HS chơi trò chơi nối từ, bao gồm :
A. Nguyễn Trãi I. Giai đoạn từ đầu Tk X - hết TK XIV
B. Phạm Ngũ Lão II. Giai đoạn từ TK XV - hết TK XVII
C. Nguyễn Bỉnh Khiêm III. Giai đoạn từ đầu TK XVIII - nưa đầu Tk XIX
D. Nguyễn Dữ IV. Cuối TK XIX
E. Nguyễn Du
F. Hồ Xuân Hương
G. Nguyễn Công Trứ
- HS trình bày
- Gv chốt vấn đề, vào bài mới
Hoạt động của GV và HS
Nội dung cơ bản
Hoạt động II: Hình thành kiến thức mới
* Kiểm tra khả năng hệ thống chương trình VHTĐ đã học trong chương trình Ngữ văn lớp 11.
- Gv giao nhiệm vụ
- Hs thảo luận theo nhóm
- Hs trình bày
- Gv chốt vấn đề 
* Thảo luận nhóm theo câu hỏi SGK.
Nhóm 1.
Những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước từ thế kỉ XVIII đến thế kỉ XIX ?
Nhóm 2: 
Phân tích những biểu hiện của chủ nghĩa yêu nước qua các tác phẩm, đoạn trích đã học ?
Nhóm 3.
Vì sao có thể nói văn học ở thế kỉ XVIII nữa đầu thế kỉ XIX xuất hiện trào lưu nhân đạo ?
Nhóm 4: 
 Biểu hiện phong phú của nội dung nhân đạo trong giai đoạn này?
Chứng minh qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu ?
Trao đổi cặp. Đại diện từng cặp trả lời câu hỏi.
- Gv giao nhiệm vụ, cả lớp thảo luận: 
+ Giá trị nội dung và nghệ thuật thơ văn Nguyễn Đình Chiểu? 
+ Vẻ đẹp bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc? 
- HS thảo luận theo cặp trong bàn
- HS trình bày
- Gv chốt vấn đề
Tiết 2
1. Một số đặc điểm quan trọng và cơ bản về thi pháp ( đặc điểm nghệ thuật) của VHTĐ VN.
- Gv giao nhiệm vụ: 
* HS điền vào bảng hệ thống theo định hướng của GV.
* Trao đổi cặp. Đại diện trình bày- Nêu tên tác phẩm VHTĐ gắn liền với tên thể loại văn học?
- Gv chốt vấn đề
2. Minh chứng một số sáng tạo phá cách trong quy phạm, ước lệ.
- GV giao nhiệm vụ: 
? Chỉ ra và phân tích những điểm mới phá vỡ tính quy phẩm trong các tác phẩm đã học.
- Hs thảo luận theo cặp, trình bày.
- GV chốt vấn đề
I. Ôn tập về nội dung VHTĐ.
1. Câu 1. 
- Nội dung yêu nước trong văn học thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX: là tư tưởng trung quân ái quốc với cảm hứng : ý thức độc lập tự chủ, lòng căm thù giặc, tinh thần quyết chiến, quyết thắng kẻ thù xâm lược, lòng tự hào đất nước con người...
- Những biểu hiện mới :
+ Ý thức về vai trò của trí thức đối với đất nước (chiếu cầu hiền)
+ Tư tưởng canh tân đất nước (Xin lập khoa luật)
+ Mang âm hưởng bi tráng (tác phẩm của Nguyễn Đình Chiểu)
+ Tìm hướng đi mới cho cuộc đời trong hoàn cảnh xã hội bế tắc (Bài ca ngắn đi trên bãi cát- Cao Bá Quát)
- Phân tích những biểu hiện của nội dung yêu nước qua các tác phâm và đoạn trích :
 + Chạy giặc của Nguyễn Đình Chiểu : lòng căm thù giặc, nỗi xót xa trước cảnh đất nước bị giặc tàn phá.
 + Văn tế nghĩa sĩ cần giuộc (Nguyễn Đình Chiểu) : sự biết ơn với những người đã hi sinh vì Tổ quốc.
 + Bài ca phong cảnh Hương Sơn (Chu Mạnh Trinh) : ca ngợi vẻ đẹp thiên nhiên đất nước.
 + Vịnh khoa thi hương (Trần Tế Xương) : lòng căm thù giặc
 + Xin lập khoa luật (Nguyễn Trường Tộ) : canh tân đất nước.
 + Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) : ngợi ca vẻ đẹp của quê hương đất nước, đồng thời thể hiện tình yêu nước thầm kín của tác giả.
2. Câu 2 :
- Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học thế kỉ XXVIII đến nữa đầu thế kỉ XIX, xuất hiện thành trào lưu nhân đạo vì : tác phẩm mang nội dung nhân đạo xuất hiện nhiều, liên tiếp tập trung vào vấn đề con người.
 Biểu hiện của nội dung nhân đạo:
 + Sự thương cảm trước bi kịch và đồng cảm trước khát vọng của con người
 + Khẳng định, đề cao nhân phẩm, tài năng, lên án thế lực tàn bạo chà đạp lên quyền sống của con người.
 + Đề cao truyền thống đạo lí nhân nghĩa của dân tộc. 
=> Vấn đề cơ bản của nội dung nhân đạo, hướng vào quyền sống con người(con người trần thế) qua Truyện Kiều, thơ Hồ Xuân Hương, ý thức về cá nhân đậm nét( ý thức về quyền sống cá nhân, hạnh phúc cá nhân, tài năng cá nhân), khẳng định con người cá nhân qua các tác phẩm như : Đọc tiểu Thanh kí của Nguyễn Du ; Tự tình của Hồ Xuân Hương ; Bài ca ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ.
- Chứng minh qua các tác giả, tác phẩm tiêu biểu :
 + Truyện Kiều (Nguyễn Du) : đề cao vai trò của tình yêu. Đó là biểu hiện cao nhất của sự đề cao con người cá nhân.
 Tình yêu không chỉ đem lại cho con người vẻ đẹp cuộc sống, qua tác phẩm, nhà thơ muốn đặt ra và chống lại định mệnh.
 + Chinh phụ ngâm (Đặng Trần Côn) : con người cá nhân được gắn liền với nỗi lo sợ tuổi trẻ, hạnh phúc chóng phai tàndo chiến tranh.
 + Thơ Hồ Xuân Hương : đó là con người cá nhân bản năng khao khát sống, khao khát hạnh phúc, tình yêu đích thực, dám nói lên một cánh thẳng thắn những ước mơ của người phụ nữ bằng cách nói ngang với một cá tính mạnh mẽ.
 + Truyện Lục Vân Tiên(Nguyễn Đình Chiểu) : con người cá nhân nghĩa hiệp và hành động theo nho giáo.
 + Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ) : con người cá nhân công danh, hưởng lạc ngoài khuôn khổ.
 + Câu cá mùa thu (Nguyễn Khuyến) : con người cá nhân trống rỗng mất ý nghĩa.
 + Thơ Tú Xương : nụ cười giải thoát cá nhân và sự khẳng định mình.
Câu 4.
- Giá trị nội dung thơ văn Nguyễn Đình Chiểu: Đề cao đạo lí nhân nghĩa, yêu nước chống giặc ngoại xâm.
- Giá trị nghệ thuật: Tính chất đạo đức - trữ tình. Màu sắc Nam Bộ qua ngôn ngữ, hình tượng nghệ thuật.
- Vẻ đẹp bi tráng và bất tử của hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ trong Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc:
+ Bi: Gợi lên qua cuộc sống vất vả, lam lũ. Nỗi đau buồn, thương tiếc trước sự mất mát, hi sinh và tiếng khóc đau thương của người còn sống.
+ Tráng: Lòng căm thù giặc, lòng yêu nước, hành động quả cảm, anh hùng của nghĩa sĩ. à Tạo nên tiếng khóc lớn lao,cao cả.
à Trước Nguyễn Đình Chiểu, VHVN chưa có hình tượng nghệ thuật hoàn chỉnh về người anh hùng nông dân nghĩa sĩ. Sau Nguyễn Đình Chiểu rất lâu cũng chưa có một hình tượng nghệ thuật nào như thế. Vì vậy lần đầu tiên trong VHDT có một tượng đài bi tráng và bất tử về người nông dân nghĩa sĩ.
III. Ôn tập về phương pháp.
1. Một số đặc điểm quan trọng và cơ bản về thi pháp ( đặc điểm nghệ thuật) của VHTĐ VN.
Đặc điểm
thi pháp
Nội dung biểu hiện.
Tư duy
nghệ thuật
Theo kiểu mẫu, công thức, hình ảnh ước lệ, tượng trưng,
Quan niệm thẩm mĩ
Hướng về cái đẹp trong quá khứ, thiên về cái tao nhã, cao cả, ưa sử dụng điển tích, điển cố, thi liệu, thi liệu Hán học.
Bút pháp
Thiên về ước lệ, tượng trưng, gợi nhiều hơn tả.
Thể loại
Ký sự, thơ TNBCĐL, lục bát, hát nói, ca trù, văn tế, ca hành, chiếu, điều trần.
2. Minh chứng một số sáng tạo phá cách trong quy phạm, ước lệ.
- Thơ Nguyễn Khuyến, thơ Hồ Xuân Hương.
+ Hình thức: Thơ Nôm đường luật TNBC.
+ Sáng tạo: Thi đề, hình ảnh, từ ngữ, tính ước lệ.
- Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc: Đảm bảo nghiêm ngặt thể loại văn tế, nhưng mang tinh thần thời đại, mang tính hiện đại...
- Thượng kinh kí sự. Bài ca ngất ngưởng. Văn té nghĩa sĩ Cần Giuộc. Sa hành đoản ca. Chiếu cầu hiền. 
Hoạt động 3: Luyện tập
Bước 1: GV giao nhiệm vụ 
Câu hỏi 1: Nhận xét nào trong các nhận xét sau nói đúng về thể thơ hát nói?
a. Hát nói trong văn học trung đại Việt Nam chính là hát ca trù.
b. Hát nói là một trong những điệu chủ đạo của hát ca trù.
c. Hát nói trong văn học trung đại Việt Nam chính là hát xẩm.
d. Hát nói là một trong những điệu chủ đạo của hát đối đáp.
Câu hỏi 2: Dòng nào nêu đúng các nhà thơ trung đại “công khai khẳng định cá tính độc đáo của mình. Thơ văn của họ thể hiện sự bức bối của lịch sử muốm tung phá cái khuôn khổ trật hẹp, tù túng và giả dối của chế độ phong kiến trong thời suy thoái”?
a.Hồ Xuân Hương, Cao Bá Quát, Nguyễn Đình Chiểu.
b. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Cao Bá Quát.
c. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Công Trứ, Nguyễn Khuyến.
d. Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu.
Câu hỏi 3: Dòng nêu đúng những biểu hiện của sự phân hoá trong văn học Việt Nam 1900 – 1945 ?
a. Thể loại phong phú và đội ngũ tác giả đông đảo.
b. Nhiều thành tựu nổi bật và nhiều thể loại mới xuất hiện.
c. Nhiều bộ phận văn học và nhiều khuynh hướng thẩm mĩ.
d. Nhiều tác giả có cá tính và cái tôi thể hiện đậm nét. 
Câu hỏi 4: Yếu tố nào cho thấy rõ nhất dấu vết của tiểu thuyết trung đại?
a. Sử dụng nhiều từ Hán Việt.
b. Nhiều điển tích, điển cố.
c. Nhiều hình ảnh ước lệ, tượng trưng.
d. Kết cấu chương hồi và kết thúc có hậu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
ĐÁP ÁN
[1]='b' [2]='b' [3]='c' [4]='d'
Hoạt động 4: Vận dụng
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
+ Vẽ sơ đồ tư duy Phần ôn tập văn học trung đại Việt Nam
+ Tìm đọc thêm một số bài thơ của các tác giả lớn: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Tú Xương, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Đình Chiểu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
4. Củng cố: 	Tổng kết những vấn đề quan trọng của bài học. 
5. Dặn dò: Chuẩn bị bài mới
Ngày soạn 1 - 11 -20 
Tiết 30 
Thao tác lập luận so sánh 
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức :
- Nắm được khái niệm về thao tác, so sánh 
- Xác định đúng các thao tác lập luận so sánh trong những ngữ liệu cho trước 
- Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với các thao tác lập luận so sánh;
- Viết được bài văn nghị luận trong đó vận dụng kết hợp thao tác lập luận so sánh
2. Kĩ năng :
- Biết làm: bài có sử dụng thao tác lập luận so sánh
- Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận có sử dụng thao tác so sánh
3.Thái độ :
- Hình thành thói quen: sử dụng thao tác so sánh
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kiểu bài văn nghị luận
- Hình thành nhân cách: 
- Biết nhận thức được ý nghĩa của thao tác lập luận trong lĩnh hội tạo lập văn bản
- Có ý thức sử dụng các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
- Năng lực giải quyết vấn đề:HS thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn Gv đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra.
- Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm.
- Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị Giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập 	
C. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp: 
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
 "Bài ca của Nguyễn Đình Chiểu làm chúng ta nhớ bài Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi. Hai bài văn: hai cảnh ngộ, hai thời buổi, nhưng một dân tộc. Bài ca của Nguyễn Trãi là khúc ca khải hoàn, ca ngợi những chiến công oanh liệt chưa từng thấy, biểu dương chiến thắng làm rạng rỡ nước nhà. Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc là khúc ca những người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang: "Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc... muôn kiếp nguyện được trả thù kia...".
 ( Trích trong bài "Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc" của tác giả Phạm Văn Đồng.)
 Người viết đã so sánh Bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc với tác phẩm nào? Câu văn nào nói lên điều đó?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức và dẫn vào bài mới: Trong bài văn nghị luận, để thuyết phục người đọc, người nghe tin và làm theo những gì mình định gởi gắm, cần sử dụng nhiều thao tác lập luận. Bên cạnh thao tác lập luận phân tích, lập luận so sánh được sử dụng khá nhiều và có những mục đích, hiệu quả riêng. Bài học hôm nay làm rõ những vấn đề trên.
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học.
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải quyết nhiệm vụ.
- Có thái độ tích cực, hứng thú. 
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
* Thao tác 1 : 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
 Nhắc lại kiến thức cũ.
- Thế nào là so sánh? Trong cuộc sống chúng ta hay dùng so sánh không? So sánh để làm gì? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
- So sánh là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa 2 sự vật, hiện tượng ấy.
- Có 2 kiểu so sánh: Tương đồng ( chỉ ra những nét giống nhau) và tương phản (chỉ ra những nét khác nhau).
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
* Thao tác 2 : 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Hướng dẫn HS làm bài tập và trả lời câu hỏi SGK bằng trao đổi thảo luận nhóm.
 Nhóm 1:
 Đọc đoạn trích và trả lời: Đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh là gì?
Nhóm 2. 
Điểm giống và khác nhau giữa đối tượng được so sánh và đối tượng so sánh.
Nhóm 3.
 Phân tích mục đích so sánh trong đoạn trích?
Nhóm 4.
 Mục đích và yêu cầu của thao tác so sánh? 
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Nhóm 1 trình bày:
Đối tượng được so sánh: Bài văn Chiêu hồn. Đối tượng so sánh: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều.
Nhóm 2 trình bày:
+ Giống: Đều bàn về con người.
+ Khác: Chinh phụ ngâm, Cung oán ngâm khúc, Truyện Kiều đều bàn về con người ở cõi sống, văn Chiêu hồn bàn về con người ở cõi chết.
Nhóm 3 trình bày:
- Nhằm làm sáng tỏ, vững chắc hơn lập luận của mình. Qua so sánh người đọc thấy cụ thể hơn, sinh động hơn ý của tác giả.
Nhóm 4 trình bày:
- Mục đích của so sánh là làm sáng rõ đối tượng đang nghiên cứu trong tương quan với đối tượng khác. 
- Yêu cầu của so sánh: Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến của người viết.
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
I. Tìm hiểu bài:
 1. Khái niệm so sánh.
2. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận so sánh.
 a. Tìm hiểu ngữ liệu:
Câu1. Đối tượng được so sánh: 
Câu 2. Điểm giống và khác nhau.
Câu 3. Mục đích so sánh trong đoạn trích.
b. Kết luận.
- Mục đích của so sánh :
- Yêu cầu của so sánh: 
* Thao tác 1 : 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Nguyễn Tuân so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố với những quan niệm nào?
- Căn cứ để so sánh là gì? 
- Mục đích của so sánh là gì?
GV: Có những cách so sánh nào?
HS đọc mục II trong SGK và trả lời câu hỏi theo cặp.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
HS trả lời cá nhân:
Nguyễn Tuân so sánh quan niệm "soi đường" của Ngô Tất Tố với những quan niệm sau: 
+ Quan niệm của những người chủ trương" cải lương hương ẩm" cho rằng chỉ cần bài trừ hủ tục là đời sống nông dân sẽ được nâng cao.
+ Quan niệm của những người hoài cổ cho rằngchỉ cần trở về với đời sống thuần phác, trong sạch như ngày xưa là đời sống của những người nông dân sẽ được cải thiện.
Dựa vào sự phát triển tính cách của các nhân vật trong "Tắt đèn", với các nhân vật khác trong một số tác phẩm cùng viết về đề tài nông thôn thời kì ấy- nhưng viết theo chủ trương cải lương hương ẩm hoặc ngư ngư tiều tiều canh canh mục mục.
Chỉ ra ảo tưởng của hai quan niệm trên để làm nổi bật cái đúng của Ngô Tất Tố: Người nông dân phải đứng lên chống lại kẻ bóc lột mình, áp bức mình.
- Có 2 cách so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
3. Cách so sánh.
 a. Tìm hiểu ngữ liệu:
- Câu 1. 
- Câu 2. Căn cứ so sánh: 
- Câu 3. Mục đích của so sánh: .
b. Kết luận:
- Có 2 cách so sánh: so sánh tương đồng và so sánh tương phản.
- Khi so sánh phải đặt các đối tượng vào cùng một bình diện, đánh giá trên cùng một tiêu chí mới thấy được sự giống nhau và khác nhau giữa chúng, đồng thời phải nêu rõ ý kiến quan điểm của người nói (người viết)
4. Ghi nhớ: SGK
* Thao tác 1 : 
Hướng dẫn HS luyện tập
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
Nhóm 1: Câu 1
Nhóm 2: Câu 2
Nhóm 3: Câu 3
Từng nhóm lên bản trình bày kết quả
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
* Nhóm 1 
Câu 1: Tác giả so sánh Bắc và Nam.
Giống: cả hai đều có lãnh thổ, văn hóa, phong tục, chính quyền, hào kiệt 
Khác: 
+ Văn hóa: vốn xưng nền văn hiến đã lâu.
+ Lãnh thổ: núi sông bờ cõi đã chia.
+ Phong tục: bắc nam cũng khác.
+ Chính quyền riêng: từ Triệu, Đinh .một phương.
+ Hào kiệt: song hào kiệt đời nào cũng có.
* Nhóm 2 
Từ sự so sánh đó khẳng định Đại Việt là một nước độc lập, tự chủ, ý đồ xâm lược của phương Bắc là trái đạo lí, đạo trời
Nhóm 3 
Đây là đoạn văn so sánh mẫu mực có sức thuyết phục cao.
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
II. Luyên tập:
Đoạn trích Bình Ngô đại cáo của Nguyễn Trãi.
1) Tác giả đã ss “ Bắc” với “Nam” về những mặt:
- Văn hiến ( vốn xưng đã lâu )
- Lãnh thổ ( núi sông đã chia)
- Phong tục ( phong tục.. khác )
- Chính quyền riêng ( từ Triệu một phương )
- Hào kiệt ( song hào kiệt có )
2) Về mọi mặt, nước Đại Việt ta đều có từ trước, đủ tư cách là một nước có độc lập, chủ quyền, ngang hàng và không hề thua kém các triều đại Trung Hoa
3) Đoạn văn có sức thuyết phục mạnh mẽ, đem đến cho người đọc niềm tin và niềm tự hào dân tộc.
 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
 Câu nói sau thuộc dạng thao tác lập luận so sánh gì? Vì sao?
Đọc cuốn sách hay đối với trí tuệ giống như thể dục đối với cơ thể.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
- HS: Suy ghĩ trao đổi và trả lời.
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ 
Bước 4: GV nhận xét, chốt lại kiến thức
Gợi ý: Thuộc thao tác lập luận so sánh tương đồng. Bởi vì:
- Thể dục đối với cơ thể giúp cơ thể được vận động, tránh được sức ỳ, tạo ra sự lành mạnh về thể chất.
- Cuốn sách hay chưa đựng nhiều vấn đề, buộc con người phải suy nghĩ, động não, tìm tòi.
- Vậy giống như thể dục đối với cơ thể, đọc cuốn sách hay giúp con người rèn luyện trí nhớ, tăng sức sáng tạo.
- Thể dục đối với cơ thể giúp khỏe mạnh về thể chất, đọc sách hay giúp con người phát triển về trí tuệ.
 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
- GV giao nhiệm vụ
Viết đoạn văn trình bày luận điểm: “Vinh và nhục“.
- Hs thực hiện nhiệm vụ
- Hs trình bày
- Gv chốt vấn đề:
- “Vinh” là vinh quang, vinh danh được mọi người ca ngợi, kính phục >< Nhục là nhục nhã, bị coi thường, sỉ vả.
- Vinh quang chỉ dành cho những gì cao cả, chân chính >< Nhục chỉ dành cho kẻ hèn hạ, xấu xa.
- Vinh quang giúp con người thấy tự tin, hạnh phúc, động viên con người tiếp tục hướng thiện >< Nhục nhã làm con người xấu hổ, đôi khi dẫn đến tự ti, mặc cảm.
- Con người phải biết làm điều thiện để nhận được vinh quang, tránh điều nhục nhã.
- Biết vượt qua sự mặc cảm tạm thời để hướng thiện
4. Dặn dò: Hoàn thiện phần đoạn văn
- Soạn: Luyện tập thao tác lập luận so sánh
Ngày soạn: 1 -11-20
Tiết 31 : Luyện tập thao tác lập luận so sánh
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1. Kiến thức 
- Nắm được khái niệm về thao tác, so sánh 
- Xác định đúng các thao tác lập luận so sánh trong những ngữ liệu cho trước 
- Xây dựng được dàn ý cho bài văn nghị luận gắn với các thao tác lập luận so sánh;
- Viết được bài văn nghị luận trong đó vận dụng kết hợp thao tác lập luận so sánh
2. Kĩ năng :
- Biết làm: bài có sử dụng thao tác lập luận so sánh
- Thông thạo: sử dụng tiếng Việt khi trình bày một bài nghị luận có sử dụng thao tác so sánh
3. Thái độ :
- Hình thành thói quen: sử dụng thao tác so sánh
- Hình thành tính cách: tự tin khi trình bày kiến thức về kiểu bài văn nghị luận
- Hình thành nhân cách: 
- Biết nhận thức được ý nghĩa của thao tác lập luận trong lĩnh hội tạo lập văn bản
- Có ý thức sử dụng các thao tác lập luận trong giao tiếp ngôn ngữ
4. Những năng lực cụ thể học sinh cần phát triển: 
- Năng lực giải quyết vấn đề:HS thể hiện quan điểm cá nhân khi đánh giá các đề văn Gv đưa ra, giải quyết được các tình huống GV đưa ra.
- Năng lực sáng tạo: Biết cách đặt các câu hỏi khác nhau về một đề văn-xác định và làm rõ thông tin, ý tưởng mới-phân tích, tóm tắt những thông tin liên quan để hoàn thành nội dung kiến thức bài học. Trình bày suy nghĩ và khái quát hóa thành các luận điểm.
- Năng lực hợp tác:thảo luận nhóm để hoàn thành công việc chung, HS biết cách lắng nghe người khác, hòa giải bất đồng và giải quyết vấn đề theo hướng dân chủ.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
B. Chuẩn bị Giáo viên và Học sinh
1. Chuẩn bị của giáo viên
- Giáo án 
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi
- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp 
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà
2. Chuẩn bị của học sinh
- Đọc trước ngữ liệu trong SGK để trả lời câu hỏi tìm hiểu bài
- Các sản phẩm thực hiện nhiệm vụ học tập ở nhà (do giáo viên giao từ tiết trước)
- Đồ dùng học tập 	
C. Tổ chức dạy và học.
1. Ổn định tổ chức lớp: 
- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ: 
3. Bài mới :
 HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG 
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Hãy so sánh hình ảnh trẻ thơ trong các câu thơ sau:
Hai bức tranh về đời sống trẻ thơ:
 Miền Bắc thiên đường của các con tôi
 (Tố Hữu – Bài ca xuân 61)
 Tôi đã gặp những đứa em còm cõi
 Lên năm lên sáu tuổi đầu
 Cơm thòm thèm độn cám và rau
 Mới tháng ba đã ngóng mong đến tết
 Để được ăn cơm no có thịt
 (Phùng Quán – Chống tham ô lãng phí)
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện 
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức và dẫn vào bài mới: Tố Hữu nhìn cuộc sống bằng đôi mắt lạc quan của một người làm công tác chính trị, luôn hướng về tương lai tươi sáng và chỉ miêu tả những gì gợi sự phấn chấn, tin tưởng. Trái lại, Phùng Quán quan sát và miêu tả cuộc sống từ những hình ảnh thực đang diễn ra hằng ngày, trước mắt. Nhận xét này có được nhờ có sự so sánh hình ảnh trẻ thơ trong 2 văn bản.Chúng ta đã học xong phần lí thuyết thao tác lập luận so sánh. Hôm nay, chúng ta tiếp tục làm phần thực hành.
HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
* Thao tác 1 : 
Hướng dẫn HS Ôn tập về lập luận so sánh.
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
- Thế nào là so sánh? Có mấy cách so sánh?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện 
HS Tái hiện kiến thức và trình bày.
- So sánh là đối chiếu 2 sự vật, hiện tượng, để thấy được sự giống và khác nhau giữa 2 sự vật, hiện tượng ấy.
- So sánh tương đồng: So sánh để thấy được sự giống nhau giữa các đối tượng.
- So sánh tương phản: So sánh để thấy được sự khác nhau giữa các đối tượng.
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức
I. Ôn tập về lập luận so sánh.
- So sánh là :
- So sánh tương đồng: 
- So sánh tương phản: 
* Thao tác 1 : 
Hướng dẫn HS LUYỆN TẬP
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Tổ chức cho HS thảo luận nhóm: 
Nhóm 1: Bài tập 1.
Nhóm 2: Bài tập 2
Nhóm 3: Bài tập 3
 Nhóm 4: Bài tập 4
Mỗi nhóm lần lượt trình bày kết quả thảo luận:
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện 
* Nhóm 1 
- Tình cảm khi về thăm quê của hai tác giả Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên trong hai bài thơ:
+ Điểm giống nhau: Đều rời quê hương đi xa từ lúc trẻ và trở về khi tuổi đã cao. Khi trở về đều trở thành người xa lạ trên quê hương mình.
+ Hai nhà thơ sống ở hai thời đại cách xa nhau hơn một nghìn năm, có tâm sự giống nhau: Khoảnh khắc giật mình với những tiếc nuối, bâng khuâng. 
* Nhóm 2 
- Mùa xuân, mùa thu chỉ các giai đoạn khác nhau: ban đầu thu hoạch được ít, càng về sau thu hoạch được nhiều hơn. Học thì lúc đầu khó khăn. về sau hiểu dần, khôn lớn trưởng thành - có học vấn.
à Trồng cây thì tăng thu nhập kinh tế. Học tập thì trưởng thành về trí tuệ.
* Nhóm 3 
+ Giống nhau: Cùng là thơ thất ngôn bát cú, đều tuân thủ cách gieo vần, luật đối chặt chẽ.
+ Khác nhau: Thơ Hồ Xuân Hương dùng nhiều từ ngữ gần gũi lời ăn tiếng nói hằng ngày như từ : tiếng gà, trên bom, mõ thảm, và cả những từ có vần hiểm hóc như: cớ sao om; già tom; mõm mòm Có một câu dùng nhiều từ Hán Việt “ Tài tử văn nhân ai đó tá?”
=> Phong cách thơ Hồ Xuân Hương rất gần gũi, bình dị tuy có phần chua xót nhưng vẫn tinh nghịch.
Thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt trang trọng như : hoàng hôn; mục tử; cô thôn; và những thi liệu Hán học: ngàn mai; dặm liêu và sử dụng điển cố, điển tích như Chương Đài.
=> Phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan trang trọng đài các.
* Nhóm 4 
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức
II. Luyện tập.
Bài tập1.
- Tình cảm khi về thăm quê của hai tác giả Hạ Tri Chương và Chế Lan Viên trong hai bài thơ:
+ Điểm giống nhau: 
+ Điểm khác nhau: 
=> Hạ Tri Chương sống trước Chế Lan Viên hơn một nghìn năm nhưng tâm trạng khi xa quê trở về đều có những nét tương đồng 
Bài tập 2.
Học cũng như trồng cây, mùa xuân được hoa, mùa thu được quả.
Bài tập 3.
 So sánh ngôn ngữ trong hai bài thơ của bà Huyện Thanh Quan và Hồ Xuân Hương:
+ Giống nhau: 
+ Khác nhau: 
=> Phong cách thơ Hồ Xuân Hương rất gần gũi, bình dị tuy có phần chua xót nhưng vẫn tinh nghịch.
Thơ Bà Huyện Thanh Quan dùng nhiều từ ngữ Hán Việt trang trọng như : hoàng hôn; mục tử; cô thôn; và những thi liệu Hán học: ngàn mai; dặm liêu và sử dụng điển cố, điển tích như Chương Đài.
=> Phong cách thơ Bà Huyện Thanh Quan trang trọng đài các.
Bài tập 4.
- Tham khảo đoạn văn so sánh tương phản:
Các cụ ưa những màu đỏ choét, ta lại ưa những màu xanh nhạt...các cụ bâng khuâng vì tiếng trùng đêm khuya, ta nao nao vì tiếng gà lúc đúng ngọ. Nhìn một cô gái ngây thơ, xinh xắn, các cụ coi như đã làm một việc tội lỗi; ta thì cho mát mẻ như đứng trước một cánh đỗng xanh. Cái ái tình của các cụ thì chỉ là sự hôn nhân, nhưng đối với ta thì trăm hình muôn trạng: cái tình say đắm, cái tình thoảng qua, cái tình gần gũi, cái tình xa xôi...,cái tình trong giây phút, cái tình ngàn thu...( Lưu Trọng Lư ).
 HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
So với người lính thú thời xưa trong ca dao Bước chân xuống thuyền nước mắt như mưa, người nông dân nghĩa sĩ trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn Đình Chiểu có điểm gì khác nhau ?Viết đoạn văn ngắn ( 5 đến 7 dòng) làm rõ sự khác nhau đó.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ
Bước 3: HS báo cáo kết quả thực hiện 
Bước 4: GV nhận xét, chốt kiến thức
Đoạn văn đảm bảo các yêu cầu :
-Hình thức: đảm bảo về số câu, không được gạch đầu dòng, không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp. Hành văn trong sáng, cảm xúc chân thành ; 
-Nội dung: Thấy được sự khác nhau : hình ảnh người lính xưa trong ca dao chỉ chiến đấu cho vua chúa, vì quyền lợi của vua chúa và giai cấp thống trị, bị bắt buộc đi tham gia chiến trận nên mang trong lòng nỗi đau đớn qua tiếng khóc xót xa. Còn người nông dân khoác áo lính trong bài Văn tế chiến đấu với tinh thần tự nguyện, sẵn sàng hi sinh xương máu để đem lại độc lập tự do cho Tổ quốc.
HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG 
Hoạt động của GV - HS
Kiến thức cần đạt
Bước 1: GV giao nhiệm vụ
Xác định câu văn thể hiện lập luận so sánh trong đoạn trích sau :
Nguyễn Mộng Tuân, một người bạn của Nguyễn Trãi, đã từng ca ngợi Nguyễn Trãi như sau : “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông t

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_28_33_nam_hoc_2020_2021.doc