Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 35-37: Văn bản "Chữ người tử tù" - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 35-37: Văn bản "Chữ người tử tù" - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

1. Về kiến thức

Tác giả Nguyễn Tuân; nhân vật Huấn Cao; chi tiết Huấn Cao cho chữ viên quản ngục; thông điệp “Chữ người tử tù”.

2. Về năng lực

- Nhận biết và chỉ ra được một số đặc điểm của truyện ngắn: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật; tóm tắt được truyện “Chữ người tử tù”.

- Nhận biết và phân tích được chi tiết Huấn Cao cho chữ viên quản ngục, một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật Huấn Cao (tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng).

- Nhận biết, phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp, tình huống truyện mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua nhân vật Huấn Cao.

- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một số nhiệm vụ trong thực tiễn.

3.Về phẩm chất: Trách nhiệm

 Trân trọng, tự hào giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, nâng cao ý thức học tập văn học dân gian Việt Nam.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học: Sử dụng tài khoản Google Meet, điện thoại thông minh hoặc Tap/Laptop/ máy tính bàn

2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập;

Tư liệu tham khảo: Tuyển tập Nguyễn Tuân (NXB Văn học 2002); video giới thiệu về Nguyễn Tuân

doc 11 trang Đoàn Hưng Thịnh 02/06/2022 4990
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 35-37: Văn bản "Chữ người tử tù" - Năm học 2021-2022 - Phùng Thị Thanh Thúy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 9, 10_Tiết:35, 36, 37; Ngày soạn: 10/11/2021
KẾ HOẠCH BÀI DẠY:
CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ (Nguyễn Tuân)
Môn học: Ngữ văn; lớp: 11
Thời gian thực hiện: 3 tiết
I. MỤC TIÊU DẠY HỌC
1. Về kiến thức
Tác giả Nguyễn Tuân; nhân vật Huấn Cao; chi tiết Huấn Cao cho chữ viên quản ngục; thông điệp “Chữ người tử tù”.
2. Về năng lực
- Nhận biết và chỉ ra được một số đặc điểm của truyện ngắn: cốt truyện, nhân vật, lời người kể chuyện và lời nhân vật; tóm tắt được truyện “Chữ người tử tù”.
- Nhận biết và phân tích được chi tiết Huấn Cao cho chữ viên quản ngục, một số đặc điểm tiêu biểu của nhân vật Huấn Cao (tài hoa nghệ sĩ, khí phách hiên ngang và thiên lương trong sáng).
- Nhận biết, phân tích và đánh giá được chủ đề, tư tưởng, thông điệp, tình huống truyện mà tác giả muốn gửi đến người đọc thông qua nhân vật Huấn Cao. 
- Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học để thực hiện một số nhiệm vụ trong thực tiễn.
3.Về phẩm chất: Trách nhiệm
 Trân trọng, tự hào giá trị văn hóa tinh thần của dân tộc, nâng cao ý thức học tập văn học dân gian Việt Nam.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị dạy học: Sử dụng tài khoản Google Meet, điện thoại thông minh hoặc Tap/Laptop/ máy tính bàn
2. Học liệu: SGK, SGV Ngữ văn 11 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ năng Ngữ văn 11; Kế hoạch bài dạy; Bài giảng Powerpoit; Các slide hình ảnh về tác giả và tác phẩm; Phiếu học tập; 
Tư liệu tham khảo: Tuyển tập Nguyễn Tuân (NXB Văn học 2002); video giới thiệu về Nguyễn Tuân ( 
III. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
TIẾN TRÌNH
Hoạt động học
Nội dung dạy học trọng tâm
PP, KTDH
Phương án kiểm tra đánh giá
Hoạt động Mở đầu
(10 phút)
Huy động, kích hoạt kiến thức trải nghiệm nền của HS có liên quan đến tác giả Nguyễn Tuân, tác phẩm Chữ người tử tù
- Nêu và giải quyết vấn đề
- Đàm thoại, gợi mở
Đánh giá qua câu trả lời của cá nhân cảm nhận chung của bản thân; 
Do GV đánh giá.
Hoạt động Hình thành kiến thức
(90 phút)
I. Tìm hiểu chung 
 1. Tác giả
 2. Tác phẩm
 II. Đọc hiểu văn bản.
1. Tình huống truyện
2. Nhân vật Huấn Cao
3. Nhân vật viên quản ngục
III.Tổng kết: Rút ra những thành công đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Dạy học hợp tác (Thảo luận nhóm, thảo luận cặp đôi); Thuyết trình; Trực quan; kĩ thuật sơ đồ tư duy. 
Đánh giá qua sản phẩm sơ đồ tư duy với công cụ là rubric; qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động
Luyện tập 
(25 phút)
Thực hành bài tập luyện kiến thức, kĩ năng
Vấn đáp, dạy học nêu vấn đề, thực hành; hoạt động nhóm
Kỹ thuật: động não.
Đánh giá qua hỏi đáp; qua trình bày do GV và HS đánh giá
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
Hoạt động Vận dụng
(10 phút)
Liên hệ thực tế đời sống để làm rõ thêm thông điệp tác giả gửi gắm trong tác phẩm.
Đàm thoại gợi mở; Thuyết trình; Trực quan. 
Đánh giá qua sản phẩm graphics qua trình bày do GV và HS đánh giá.
Đánh giá qua quan sát thái độ của HS khi thảo luận do GV đánh giá
B. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Hoạt động 1: Mở đầu (thực hiện ở nhà, trước giờ học)
a. Mục tiêu: HS xác định được những nét chính về tác giả Nguyễn Tuân, và bước đầu HS tóm tắt được truyện “Chữ người tử tù”; tìm được một số chi tiết liên quan đến nhân vật Huấn Cao, cảnh cho chữ, nhân vật viên quản ngục, từ đó đưa ra được nhận xét của bản thân về nhân vật.
b. Nội dung: Thực hiện các nhiệm vụ sau vào vở bài học:
* Đọc phần “Tiểu dẫn” trong SGK và hoàn thiện phiếu học tập số 1 về tác giả Nguyễn Tuân. Xem video giới thiệu về Nguyễn Tuân (Lưu ý: Xuất thân, phong cách)
Đặc điểm phong cách sáng tác và tác phẩm chính:
.............................................................................................................................................................................. ...................................................................................... .............................................................................................................................................................................. ......................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1. TÌM HIỂU VỀ TÁC GIẢ NGUYỄN TUÂN
Khái quát những nét chính về cuộc đời: 
.................................................................................................................................................................. ......................................................................................................................... .................................................................................................................................................................. ..................................................................................
Ghi lại hai nhận định hoặc đánh giá hay nhất về Nguyễn Tuân mà anh/chị biết
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
.................................................................................................................................................................................................................................................................................
................................................................................................................................................................................. ...................................................................................................................................................................................
* Đọc văn bản “Chữ người tử tù” và tóm tắt lại văn bản trong khoảng 7-10 câu.
* Hoàn thành phiếu bài tập số 2 về nhân vật Huấn Cao.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2. TÌM HIỂU NHÂN VẬT, CHI TIẾT, SỰ KIỆN
Nghệ sĩ tài hoa
.............................................................................................................................
Khí phách hiên ngang
...................................................................................................................................................
NHÂN VẬT HUẤN CAO
Thiên lương trong sáng
.........................................................................................................................................................................
* Hoàn thành phiếu bài tập sau số 3 về cảnh cho chữ
* Hoàn thành phiếu bài tập sau số 3 về cảnh cho chữ.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 3. TÌM HIỂU NHÂN VẬT, CHI TIẾT, SỰ KIỆN
CẢNH CHO CHỮ
Vì sao cảnh cho chữ là cảnh tượng xưa nay chưa từng có?
...................................................................................................................................................................................... * Lời khuyên của Huấn Cao:
........................................................................................................
=> Quan điểm của Nguyễn Tuân: ..........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 4. TÌM HIỂU NHÂN VẬT, CHI TIẾT, SỰ KIỆN
- Hoàn cảnh sống của viên quản ngục:
....................................................................................................................................................................................................................................................................
- Sở thích, sở nguyện cao quý: 
................................................................................................................................................................................................................................................................
- Tấm lòng biệt nhỡn liên tài: 
..................................................................................................................................................................................................................................................................
-> Nhận xét: 
.................................................................................................................................................................................................................................................................
=> Quan điểm nghệ thuật của tác giả:
....................................................................................................................................................................................................................................................................
* Hoàn thành phiếu bài tập sau số 4 về nhân vật viên quản ngục.
c. Sản phẩm (Dự kiến sản phẩm HS – GV KL) (theo KHBD có sản phẩm kèm theo)
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
GV triển khai mục Nội dung và yêu cầu HS nộp lại sản phẩm chậm nhất vào buổi tối trước giờ học.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà). 
GV theo dõi từ xa, hỏi thăm quá trình làm bài có gì khó khăn để kịp thời hỗ trợ.
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (HS nộp bài thông qua hệ thống quản lí học tập). 
GV theo dõi, hỗ trợ những HS gặp khó khăn do vấn đề kĩ thuật.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập (GV dành 10 phút mở đầu để nhận xét, đánh giá chung) 
GV xem xét sản phẩm của HS, phát hiện, chọn ra những bài có kết quả khác nhau và những tình huống cần đưa ra thảo luận trước lớp.
2. Hoạt động 2: Đọc hiểu văn bản “Chữ người tử tù” (trực tuyến, khoảng 90 phút, yêu cầu HS đọc những đoạn tiêu biểu về nhân vật Huấn Cao và cảnh cho chữ) 
a. Mục tiêu: HS hiểu được đặc điểm của truyện ngắn thông qua cốt truyện, sự kiện, nhân vật; hiểu và phân tích hành động, ngôn ngữ của nhân vật Huấn Cao, cảnh cho chữ và nhân vật viên quản ngục. Từ đó, nêu được ý nghĩa, chủ đề “Chữ người tử tù”. 
b. Nội dung
- Chuẩn bị để trình bày về bài làm của mình trước lớp.
- Lắng nghe phần trình bày của các bạn khác, ghi lại những nội dung bạn có kết quả khác với em và tìm nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó.
c. Sản phẩm: HS ghi lại được những nội dung mà các bạn khác có kết quả khác với mình, đưa ra nhận định kết quả nào đúng và giải thích tại sao. 
d. Tổ chức thực hiện
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập cho HS như mục Nội dung.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập (HS thực hiện nhiệm vụ ở nhà).
Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
Một số HS trình bày về bài làm của mình khi được GV chỉ định. Các HS khác thực hiện nhiệm vụ. GV điều hành phần trình bày, đặt thêm câu hỏi để làm rõ sự giống và khác nhau trong mỗi bài.
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập 
GV nhận xét sơ lược về sự giống nhau và khác nhau trong bài làm của cả lớp; có thể chọn một vài HS báo cáo/ giải thích kết quả bài làm (dựa vào những gì các em đã nộp để chọn HS theo ý đồ.
GV định hướng kiến thức trọng tâm:
I. Tìm hiểu chung (10 phút)
 1. Tác giả
- Nguyễn Tuân (1910-1987), sinh tại Hà Nội, trong gia đình nhà nho khi Hán học đã tàn.
- Nguyễn Tuân là một nhà văn lớn, một nghệ sĩ suốt đời đi tìm cái đẹp.
- Ông đặc biệt thành công ở hai thể loại: Truyện ngắn và tuỳ bút.
- Phong cách nghệ thuật: Tài hoa, uyên bác.
2. Tập truyện “Vang bóng một thời”
- Gồm 11 truyện ngắn, in 1940.
- Nhân vật chính: Những trí thức Hán học tài hoa lỗi lạc. Họ là lớp nho sĩ cuối mùa, tuy buông xuôi bất lực nhưng quyết giữ “Thiên lương” và “sự trong sạch của tâm hồn”.
- Nội dung: Kể về những phong tục đẹp, cách ăn chơi thanh lịch tao nhã có văn hoá: Thả thơ, đánh thơ, thưởng trà. Qua đó, ca ngợi nét đẹp văn hoá truyền thống dân tộc.
- Chủ đề: Thông qua những vẻ đẹp còn vang bóng, nhà văn kín đáo bày tỏ thái độ bất hòa sâu sắc trước thực tại cũng như lòng yêu nước và tinh thần dân tộc.
3. Truyện ngắn “Chữ người tử tù”
- Lúc đầu có tên: “Dòng chữ cuối cùng”, in năm 1938 trên tạp chí “Tao đàn”
- Năm 1940 được đưa vào tập truyện “Vang bóng một thời” và đổi tên: “Chữ người tử tù”.
II. Đọc hiểu văn bản (75 phút)
1. Tình huống truyện (10 phút)
- Tình huống độc đáo, làm nổi bật tính cách của hai nhân vật, đồng thời thể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm.
- Cuộc gặp gỡ tình cờ, oái oăm giữa Huấn Cao - một tử tù nguy hiểm và thầy trò viên quản ngục, góp phần tạo nên kịch tính cho tình huống.
+ Không gian: Nhà tù → Không phải là nơi dành cho những cuộc gặp gỡ.
+ Thời gian: Là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường nhận án chém của Huấn Cao. 
+ Trên bình diện xã hội họ có quan hệ hoàn toàn đối địch.
+ Trên bình diện nghệ thuật họ lại là tri kỉ. Ở họ đều có những phẩm chất cao quí đáng ngưỡng mộ.
2. Nhân vật Huấn Cao (50 phút)
a. Một người nghệ sĩ tài hoa trong nghệ thuật thư pháp
- Tài danh của Huấn Cao được bộc lộ gián tiếp qua lời đồn đại của người trong vùng: “Hay là cái người mà vùng tỉnh Sơn ta vẫn khen cái tài viết chữ rất nhanh và rất đẹp”; “nhiều người nhắc nhỏm đến cái danh đó luôn.”
- Thể hiện qua thái độ ngưỡng mộ, thán phục và sở nguyện của viên quản ngục:
+ “Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm”.
+ Chữ của Huấn Cao không chỉ đẹp mà còn hiếm: “Tính ông vốn khỏanh, trừ chỗ tri kỉ, ông ít chịu cho chữ”.
+ Viên quản ngục đã so sánh chữ Huấn Cao với “vật báu ở trên đời”.
+ Lo sợ nếu không kịp xin được chữ của Huấn Cao trước khi ông bị hành hình thì “ân hận suốt đời”.
- Thể hiện trực tiếp qua lời nói của Huấn Cao: “Chữ thì quý thực”.
- Ca ngợi tài của Huấn Cao, nhà văn thể hiện quan niệm và tư tưởng nghệ thuật của mình: 
+ Kính trọng, ngưỡng mộ người tài. 
+ Trân trọng nghệ thuật thư pháp cổ truyền của dân tộc.
b. Một con người có khí phách hiên ngang bất khuất
- Là thủ lĩnh của phong trào khởi nghĩa chống lại triều đình.
- Trong hoàn cảnh lao tù vẫn hiên ngang, khí phách: 
+ Trước câu nói của tên lính áp giải: Không thèm để ý, không thèm chấp.
+ Thản nhiên rũ rệp trên thang gông: “Huấn Cao lạnh lùng nâu đen”
-> Khí tiết anh hùng, thái độ khinh bỉ bọn tiểu nhân.
+ Khi được viên quản ngục biệt đãi: “Thản nhiên nhận rượu thịt” như “việc vẫn làm trong cái hứng bình sinh” -> Phong thái tự do, ung dung, xem nhẹ cái chết. 
+ Xua đuổi viên quản ngục: “Ta chỉ muốn có một điều là. Là nhà ngươi đừng đặt chân vào đây” -> Xưng ta, gọi nhà ngươi, không hề tỏ ra sợ hãi trước quyền lực. 
+ Lời kể của Huấn Cao: Không vì quyền lực, tiền bạc mà ép mình cho chữ ai bao giờ; cả đời chỉ mới viết tặng cho ba người bạn thân.
+ Bình thản nhận lệnh hành hình.
+ Đĩnh đạc cho chữ viên qianr ngục.
c. Một nhân cách, một thiên lương cao cả
- Tâm hồn trong sáng, cao đẹp: “Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”, và chỉ mới cho chữ “ba người bạn thân” -> Trọng nghĩa, khinh lợi, chỉ cho chữ những người tri kỉ.
- Khi chưa biết tấm lòng của quản ngục: Xem y là kẻ tiểu nhân -> Đối xử coi thường, cao ngạo.
- Khi biết tấm lòng của quản ngục: Cảm nhận được “tấm lòngbiệt nhỡn liên tài” và hiểu ra “sở thích cao quý” của quản ngục, Huấn Cao nhận lời cho chữ -> Chỉ cho chữ những người biết trân trọng cái tài và quý cái đẹp. 
- Câu nói của Huấn Cao: “Thiếu chút nữa ... trong thiên hạ” -> Sự trân trọng đối với những người có sở thích thanh cao, có nhân cách cao đẹp.
d. Cảnh cho chữ 
* Cảnh tượng xưa nay chưa từng có:
- Địa điểm: Tại đề lao tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt. Tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián.
- Thời gian: Đêm khuya 
- Tư thế của những người cho chữ, nhận chữ: 
+ Người cho chữ: Tử tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang say mê tô từng nét chữ. 
+ Người nhận chữ: Viên quản ngục “khúm núm”, thầy thơ lại “run run bưng chậu mực”. 
* Lời khuyên của Huấn Cao:
- Lời khuyên: Khuyên quản ngục hãy thay chỗ ở để giữ thiên lương “Ta khuyên... lương thiện đi” -> Cái đẹp cần có môi trường phù hợp để được nuôi dưỡng.
(Cái đẹp có thể ra đời ở mọi nơi nhưng cái đẹp không thể chung sống với cái xấu xa, cái ác bởi bản chất của cái đẹp là cái thiện. Cái đẹp của văn chương nghệ thuật không thể tách rời cái đẹp của tình người. Vì vậy, muốn chơi chữ trước hết cần phải giữ lấy thiên lương.)
- Hành động của viên quản ngục: “Vái người tù một vái kẻ mê muội này xin bái lĩnh”-> Cái đẹp có sức mạnh cảm hóa con người. Dù trong hoàn cảnh nào, con người vẫn luôn khát khao hướng tới chân – thiện – mỹ. 
=> Quan điểm của Nguyễn Tuân: Cái tài phải đi đôi với cái tâm, cái đẹp và cái thiện không thể tách rời nhau; thể hiện sự trân trọng những giá trị tinh thần của dân tộc.
3. Nhân vật Quản ngục (15 phút)
- Hoàn cảnh sống của viên quản ngục:
+ Nơi quản ngục sống: Đề lao nơi “người ta sống bằng tàn nhẫn, lừa lọc”.
+ Nơi đó, bọn lính ngục đã hành hạ người tù bằng những thói “tiểu nhân thị oai”.
Sống trong hoàn cảnh như vậy, con người dễ bị tha hoá, nhưng viên quản ngục vẫn giữ được phẩm chất cao đẹp, sở thích cao quý.
- Sở thích, sở nguyện cao quý: 
+ Ông là người biết yêu quý cái đẹp coi chữ của Huấn Cao - báu vật; 
+ Ông có sở nguyện cao quý: Được treo trong nhà đôi câu đối do Huấn Cao viết.
- Tấm lòng biệt nhỡn liên tài: Yêu quý cái đẹp, ông yêu quý và kính trọng người tạo ra cái đẹp: Huấn Cao. Điều đó đã được bộc lộ qua hành vi, suy nghĩ của ông:
+ Ông “biệt nhỡn liên tài” đối với Huấn Cao.
+ Ông đã “biệt đãi” Huấn Cao - một người tử tù. (Đó là một việc làm không đúng bổn phận của nhà chức trách, có thể nguy hại đến tính mạng bản thân và gia đình).
+ Ông nhún nhường trước người tử tù: Bị xua đuổi, không tức giận, lễ phép lui ra với câu nói “xin lĩnh ý”.
+ Ông mong Huấn Cao dịu lại tính nết để ông trình bày sở nguyện xin chữ của Huấn Cao.
+ Khi Huấn Cao cho chữ, viên quản ngục đã “khúm núm” nhận chữ.
+ Được Huấn Cao khuyên rời khỏi hoàn cảnh “hỗn loạn xô bồ”, ông đã chân thành rơi lệ và “bái lĩnh”.
=> Đó chính là những phẩm chất khiến Nguyễn Tuân xem nhân vật này là một “thanh âm trong trẻo” chen vào giữa một bản đàn mà “nhạc luật đều xô bồ, hỗn loạn” và Huấn Cao cảm kích coi là “một tấm lòng trong thiên hạ”. 
=> Quan điểm nghệ thuật của tác giả:
- Trong mỗi con người đều có một người nghệ sĩ, đều ẩn chứa một tâm hồn yêu cái đẹp, cái tài.
- Cái đẹp chân chính trong bất cứ hoàn cảnh nào vẫn giữ được “phẩm chất”, “nhân cách”. Có khi, có lúc, cái đẹp tồn tại ở trong môi trường của cái ác, cái xấu, nhưng không vì thế mà nó lụi tàn, trái lại nó càng bền bỉ và mạnh mẽ.
III. Tổng kết (5 phút)
1. Nội dung
Chữ người tử tù khẳng định và tôn vinh sự chiến thắng của ánh sáng, cái đẹp, cái thiện và nhân cách cao cả của con người đồng thời bộc lộ lòng yêu nước thầm kín của nhà văn.
2. Nghệ thuật
- Tạo dựng tình huống truyện độc đáo, đặc sắc (cuộc gặp gỡ và mối quan hệ éo le, trớ trêu giữa viên quản ngục và Huấn Cao).
- Sử dụng thành công thủ pháp đối lập, tương phản.
- Xây dựng thành công nhân vật Huấn Cao, con người hội tụ nhiều vẻ đẹp.
- Ngôn ngữ góc cạnh, giàu hình ảnh, có tính tạo hình, vừa cổ kính, vừa hiện đại.
ic đánh giá kết uả:
Hoạt động 3. Luyện tập (25 phút)
a. Mục tiêu: (Xem mục II)
b. Nội dung: Củng cố kiến thức vừa tìm hiểu về bài học
c.Sản phẩm: Phiếu học tập.
d.Tổ chức hoạt động học
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập 
Câu hỏi – Luyện tập (Trang 115 SGK ngữ văn 11 tập 1)
Anh (chị) hãy viết một đoạn văn trình bày cảm nghĩ của mình về nhân vật Huấn Cao trong truyện Chữ người tử tù.
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập 
HS làm bài tập trong vở bài tập
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV gọi HS trả lời các câu hỏi.
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tổng kết và đánh giá kết quả làm việc của HS và kết luận: đoạn văn cần tập trung những ý chính:
Trong Chữ người tử tù, ngòi bút Nguyễn Tuân đã tập trung khắc hoạ vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Huấn Cao. Vẻ đẹp của Huấn Cao trong Chữ người tử tù được thế hiện ở ba phẩm chất:
- Huấn Cao là một con người tài hoa nghệ sĩ. Ông có tài viết chữ, chữ ông “đẹp và vuông lắm”. Nổi tiếng khắp vùng tỉnh Sơn. Khiến cho viên quản ngục say mê đến mê muội, ngày đêm mong có được chữ của ông để treo trong nhà.
- Khí phách hiên ngang, bất khuất, Huấn Cao là một trang anh hùng. Huấn Cao là một kẻ “đại nghịch” đã đành, ngay cá khi bắt đầu đặt chân vào nhà lao này, ở ông vẫn giữ được cái thế hiên ngang. Sự ngang tàng của Huấn Cao còn thể hiện thái độ không quỵ luỵ trước cường quyển và tù ngục.
- Huấn Cao còn là một người có “thiên lương” trong sáng và cao đẹp. Được thể hiện ở thái độ tôn trọng trước một nhân cách đẹp (viên quản ngục), trước một người nghệ sĩ có cái sở nguyện trong sáng. Ông sẵn sàng cho chữ, sẵn sàng chia sẻ những lời khuyên chân thành với viên quản ngục trước khi vào kinh thành chịu án tử. Đó là sự ứng xử đáng trọng của một nhân cách cao cả.
Hoạt động 4: Vận dụng (10 phút)
a. Mục tiêu: (Xem mục II)
b. Nội dung: HS hoạt động cá nhân
c. Sản phẩm: Bài làm của HS
- Nêu được thực trạng những giá trị văn hóa truyền thống đang dần bị mai một.
- Từ kiến thức của bài học, học sinh biết trân trọng hơn những vẻ đẹp truyền thống của dân tộc.
- Đưa ra được một số giải pháp cụ thể để góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
- Bài học: Sống có bản lĩnh, có khí phách. Dù trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải giữ “thiên lương”, cái Tâm trong sáng, tốt đẹp.
d. Tổ chức thực hiện.
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập
Giáo viên gợi mở: Cuộc sống hiện đại ngày nay, những giá trị văn hóa truyền thống có còn được xem trọng? Suy nghĩ về trách nhiêm của tuổi trẻ trong việc giữ gìn giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống ấy?
Em học được gì từ hình tượng nhân vật Huấn Cao?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập
HS suy nghĩ và thực hiện nhiệm vụ
- Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
GV yêu cầu HS báo cáo bài làm 
- Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
IV. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC:
1- Bài vừa học: 
- Cảm nhận được vẻ đẹp của hình tượng Huấn Cao; quan điểm thẩm mĩ và tình cảm yêu nước kín đáo của nhà văn Nguyễn Tuân.
- Thấy được những nét đặc sắc nghệ thuật của thiên truyện.
2- Bài sắp học: Hạnh phúc của một tang gia (Trích Số đỏ - Vũ Trọng Phụng)
- Tìm hiểu về Vũ Trọng Phung, hoàn cảnh xã hội Việt Nam 30 năm đầu của thế kỉ XX.
- Tiểu thuyết Số đỏ, tóm tắt tác phẩmbằng sơ đồ.
- Đoạn trích: Hạnh phúc của một tang gia 
+ Đọc văn bản.
+ Tóm tắt văn bản.
+ Giải thích ý nghĩa nha đề.
+ Niềm hạnh phúc của những người trong đám tang (trong và ngoài thang quyến).
+ Cảnh đám ma gương mẫu.
+ Nghệ thuật trào phúng của chương truyện.

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_35_37_van_ban_chu_nguoi_tu_tu_na.doc