Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 79+80: Đọc văn "Vội vàng"

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 79+80: Đọc văn "Vội vàng"

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC

 Giúp học sinh:

- Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu

- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc, những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.

B. CÁCH THỨC TIẾN HÀNH

 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi.

C. PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN

 SGK + SGV + Giáo án

D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Ổn định lớp:

 2. Kiểm tra bài cũ :

 Câu chuyện của Tản Đà kể khi lên hầu trời?

 

docx 6 trang huemn72 8580
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 79+80: Đọc văn "Vội vàng"", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy: 
Ngày soạn: 
Ngày dạy: 
Tiết: 79-80
VỘI VÀNG
- Xuân Diệu -
MỤC TIÊU BÀI HỌC
 Giúp học sinh: 
Cảm nhận được niềm khát khao sống mãnh liệt, sống hết mình và quan niệm về thời gian, tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu
Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch luận lí sâu sắc, những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của nhà thơ.
CÁCH THỨC TIẾN HÀNH
 Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc, thảo luận và trả lời câu hỏi.
PHƯƠNG TIỆN THỰC HIỆN
 SGK + SGV + Giáo án
TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định lớp:
 2. Kiểm tra bài cũ :
 Câu chuyện của Tản Đà kể khi lên hầu trời?
 3. Bài mới:
HOẠT ĐỘNG GV VÀ HS
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Hoạt động 1: 
 GV gọi HS nêu vài nét về tiểu sử của nhà thơ
 - Xuất xứ của bài thơ?
 - Chủ đề?
Hoạt động 2: Tìm hiểu nội dung và nghệ thuật của văn bản
 - Tại sao nói 4 câu đầu đã thể hiện ý tưởng táo bạo đầy lãng mạn của Xuân Diệu?
 - Nêu biện pháp NT và hình ảnh tiêu biểu?
 - Cách so sánh của tác giả có gì mới lạ?
 - Phân tích câu 12, 13 và nêu ý nghĩa
 - Tại sao tác giả lại dùng từ “đương”? Quan niệm của ông về thời gian?
 - Nêu những hình ảnh đối lập?
 - Tại sao tác giả lại sống vội?
 - Nêu nghệ thuật?
TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả: (sgk)
Bài thơ “Vội vàng”:
 Xuất xứ:
- Bài thơ độc đáo nhất, “mới nhất” của thi sĩ XD, in trong tập “Thơ Thơ” (1933 – 1938).
- Đoá hoa đầu mùa đầy hương sắc làm rạng danh một tài thơ thế kỉ.
Chủ đề: Niềm yêu đời thiết tha với cuộc sống và nỗi lo âu hốt hoảng trước thực tại ngắn ngủi của đời người, tuổi trẻ.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN:
Lòng yêu đời, yêu cuộc sống của nhà thơ:
 a. Ý tưởng táo bạo, đầy lãng mạn: (4 câu đầu)
Điệp ngữ: Tôi muốn – tắt nắng – màu đừng nhạt mất– buộc gió – hương đừng bay đi 
Câu ngắn, trùng lặp liên tiếp
=> Khát vọng mãnh liệt muốn giữ lại những phút giây tươi đẹp nhất của thiên nhiên: hương & màu của mùa xuân. 
 b. Niềm vui say ngây ngất trước thiên nhiên tươi đẹp đầy sức sống:
Điệp từ “này đây” + liệt kê:
 . Tuần tháng mật của ong bướm
 . Hoa của đồng nội xanh rì
 . Lá của cành tơ phơ phất
 . Khúc tình si của yến anh
 . Ánh sáng gõ cửa
- Cuộc sống phong phú, muôn màu muôn vẻ đầy sức hấp dẫn được tác giả giới thiệu qua điệp ngữ “này đây” một cách thích thú, vui sướng.
 “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”
Cảm nhận bằng vị giác
So sánh 
 à Sức hấp dẫn, quyến rũ của cuộc sống
 * Câu 12, 13:
Dấu chấm giữa dòng thơ: diễn tả sự chuyển biến đột ngột trong tâm trạng: hân hoan, sung sướng -> lo sợ, vội vã + “Vội vàng”
 + “Không chờ nắng hạ mới hoài xuân”
Nỗi lo âu, hốt hoảng, vội vã khi nghĩ về thực tại:
Ý niệm về thời gian: 
 “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua,
 Xuân còn non nghĩa là xuân đã già.”
Thước đo thời gian của thi sĩ -> tuổi trẻ: một đi không trở lại – không có sự tuần hoàn “chẳng hai lần thắm lại”
Đặt cái vô hạn của thời gian, thiên nhiên đất trời đối lập với cái hữu hạn của kiếp người – Ngậm ngùi.
 Lòng tôi rộng > < Lượng trời cứ chật Xuân vẫn tuần hoàn Tuổi trẻ chẳng 2 lần thắm lại 
 Còn trời đất Chẳng còn tôi mãi.
Âm vang sông núi là “lời than thầm tiễn biệt ” – Luyến tiếc & buồn day dứt.
 + Câu hỏi “Nói làm chi” – nổi bật sự đối lập 
 + Câu cảm & cách ngắt nhịp thơ 3/1/4
 “Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa ”
-> Vừa lo lắng, băn khoăn vừa luống cuống, tiếc rẻ, bâng khuâng.
Từ ngữ gợi tả: bâng khuâng, tiếc, rớm, than thầm, thì thào, hờn, sợ 
-> Thiên nhiên nơi “vườn trần” ít nhiều mang “bi kịch” thời gian 
 “Gió xinh” từ biệt “lá biếc ”
 Chim “dứt tiếng reo thi” 
=> Thiên nhiên mất vẻ vui tươi, hồn nhiên trong nỗi sợ phải bước vào độ tàn phai không tránh khỏi.
Niềm khát khao cuồng nhiệt: 
Đang chìm đắm trong đau buồn, tuyệt vọng, nhà thơ chợt nhận ra thời gian của tuổi xuân vẫn còn 
 “Mùa chưa ngả chiều hôm”
- Lên tiếng thúc giục: “mau đi thôi !”
Sự thay đổi cách xưng hô: 
 + “Tôi” (đầu bài) – đối thoại với đồng loại – hăm hở.
 + “Ta” (cuối) – đối thoại với sự sống – hoà nhập, đồng điệu trong một đời người, trong một dòng chảy thời gian : sống mãnh liệt, sống hết mình.
Phép điệp: “Ta muốn”
 + Ôm cả sự sống mơn mởn
 + Riết mây đưa gió lượn
 + Say cánh bướm tình yêu
 + Thâu trong 1 cái hôn nhiều
 Tăng cấp: Tình yêu đối với cuộc sống rất thiết tha, mãnh liệt và mỗi lúc một dâng trào trong tâm hồn tác giả.
Từ ngữ: No nê, đã đầy, chếnh choáng: từ láy, từ ghép rất gợi tả – sự thoả mãn ở mức độ cao
 à Niềm đam mê mãnh liệt và đòi hỏi sự tuyệt đối khi tận hưởng.
Hô ngữ: “Hỡi xuân hồng” -> lời gọi cuộc sống thiết tha, trìu mến
Từ “Cắn” -> độc đáo, mới lạ
 à Ham muốn lên tới đỉnh cao nhất của sự sống.
 III. TỔNG KẾT:
GHI NHỚ: SGK/ 23
4. Củng cố:
- Nhân xét về cách dùng từ, giọng thơ, hình ảnh thơ.
- Em rút ra được bài học gì cho bản thân qua thông điệp của bài thơ?
5. Dặn dò: 
- HTL bài thơ .
- Chuẩn bị: + Nghĩa của câu

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_7980_doc_van_voi_vang.docx