Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 93: Đọc văn "Tôi yêu em" - Trần Ngọc Ánh

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 93: Đọc văn "Tôi yêu em" - Trần Ngọc Ánh

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, say đắm, vị tha, cao thượng.

- Thấy được nét đặc sắc của thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế.

2. Kĩ năng:

- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại

- Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh ngôn từ.

3. Thái độ:

- Có thái độ trân trọng tình cảm trong sáng, cao thượng của con người. Đặc biệt là tình yêu chân thành, vị tha.

- Hình thành được quan niệm tốt đẹp, đúng đắn và ứng xử có văn hóa về tình yêu.

4. Phẩm chất, năng lực: năng lực cảm thụ văn học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực hợp tác.bồi đắp đời sống tinh thần cá nhân với những tình cảm trong sáng cao thượng.

II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC

1. Phương tiện:

- Học sinh: Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập II, vở ghi, vở soạn

- Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa.

2. Phương pháp: đọc sáng tạo, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở

3. Hình thức: dạy học theo lớp.

 

docx 13 trang huemn72 11210
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 93: Đọc văn "Tôi yêu em" - Trần Ngọc Ánh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Giảng viên hướng dẫn: Bùi Thị Mến
Người soạn: Trần Ngọc Ánh
Ngày soạn:17/02/2017
Ngày giảng:
Tiết 93: Đọc văn
TÔI YÊU EM
(A.X. PU-SKIN)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 
Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn của nhân vật trữ tình trong tình yêu: chân thành, say đắm, vị tha, cao thượng.
- Thấy được nét đặc sắc của thơ trữ tình Puskin: giản dị, trong sáng, tinh tế. 
Kĩ năng:
Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại 
Phân tích theo những đặc trưng cơ bản của thơ: cảm hứng nghệ thuật, hình ảnh ngôn từ. 
Thái độ:
Có thái độ trân trọng tình cảm trong sáng, cao thượng của con người. Đặc biệt là tình yêu chân thành, vị tha. 
Hình thành được quan niệm tốt đẹp, đúng đắn và ứng xử có văn hóa về tình yêu.
Phẩm chất, năng lực: năng lực cảm thụ văn học, năng lực giao tiếp, năng lực giải quyết vấn đề, sáng tạo, năng lực hợp tác...bồi đắp đời sống tinh thần cá nhân với những tình cảm trong sáng cao thượng. 
II. CHUẨN BỊ BÀI HỌC 
Phương tiện:
Học sinh: Sách giáo khoa Ngữ văn 11 tập II, vở ghi, vở soạn 
Giáo viên: Giáo án, sách giáo khoa. 
Phương pháp: đọc sáng tạo, nêu và giải quyết vấn đề, gợi mở 
Hình thức: dạy học theo lớp.
III. TỔ CHỨC DẠY HỌC
Ổn định tổ chức lớp
Kiểm tra bài cũ
Dạy bài mới
Lời vào bài: Từ xưa đến nay, tình yêu vốn là một đề tài muôn thuở, có sức mạnh lôi quấn các thi nhân. Những cung bậc tình cảm, những rung đậm tinh tế của tâm hồn con người đều xuất hiện trong thơ ca. Và điều thơ ca muốn hướng tới đó là lý tưởng về những tình yêu tươi đẹp, trong sáng, chân thành và đắm say. Puskin là một nhà thơ tình yêu như thế. Trong thơ Puskin chúng ta tìm thấy tình yêu nhân loại và tình yêu nhân văn. Yêu và được yêu quả thật là hạnh phúc, nhưng nếu yêu đơn phương thì sẽ như thế nào? Cô và các em sẽ cũng nhau đi tìm câu trả lời trong bài học ngày hôm nay, đó là bài thơ “Tôi yêu em” của Puskin.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu về tác giả, tác phẩm. 
GV: Bằng sự chuẩn bị bài ở nhà, hãy 
nêu những hiểu biết của em về cuộc đời và sự nghiệp của tác giả Puskin?
HS: Trả lời. 
GVBS: A. X. Puskin sinh ra và lớn lên trong thời đại cả nước Nga đang bị đè nặng bởi ách thống trị của chế độ nông nô chuyên chế. Mặc dù xuất thân trong môi trường giáo dục quý tộc nhưng cả cuộc đời ông gắn bó với số phận của nhân dân, đất nước, dũng cảm đấu tranh chống chế độ độc đoán Nga hoàng.
GV: Cuộc đời ngắn ngủi nhưng tài năng và sức sáng tạo của Puskin hết sức mạnh mẽ. Ông để lại cho nhân loại một sự nghiệp rực rỡ, một di sản lớn lao. 
GV: Tôi yêu em là một trong những bài thơ tình nổi tiếng của Puskin. Bài 
tác trong hoàn cảnh nào?
HS: Trả lời. 
GV: Thời kì sống ở Pe-téc-bua, Puskin thường lui tới nhà vị Chủ tịch Viện Hàn lâm nghệ thuật Nga một phần vì say mê nghệ thuật một phần vì A.A Ô-nhê-li-a, con gái vị chủ nhà. Rung động, say đắm người con gái xinh đẹp Puskin đã dành cho cô nhiều vần thơ đằm thắm. Mùa hè năm 1828, nhà thơ ngỏ lời cầu hôn nhưng không được nhận lời. Năm 1829, bài thơ ra đời trên cơ sở mối tình có thực này. 
=> Ra đời trong hoàn cảnh ấy, Tôi yêu em thấm đượm nỗi buồn của mối tình vô vọng, nhưng là nỗi buồn trong sáng của một tâm hồn yêu đương chân thành, mãnh liệ, nhân hậu, vị tha. 
GV: Gọi và hướng dẫn HS đọc bài thơ: chú ý đọc đúng nhịp thơ 3/5, giọng da diết, nhẹ nhàng, hơi buồn; chú ý nhấn mạnh ở các tính từ như rụt rè, hậm hực, chân thành, đằm thắm. Chú ý câu thơ cuối đọc với giọng đượm buồn, chân thành, nhẹ nhàng.
HS: Đọc
GV: Nhận xét, đọc mẫu.
GV: Yêu cầu học sinh đọc chú thích cuối SGK trang 60. 
GV: Nhan đề bài thơ gợi cho em cảm nghĩ gì? (Tôi là ai? Cặp đại từ nhân xưng Tôi – em gợi cho em suy nghĩ gì về mối quan hệ của hai nhân vật này?)
HS: 
Tôi có thể là Puskin hoặc là một nhân vật trữ tình.
 Tôi – em: mối quan hệ khác thường (bình thường là Anh yêu em); tình đơn phương; ...
GV: Các em có nhận xét gì về hình thức của bài thơ? (Bài thơ có mấy câu?)
HS: (Phát hiện) 2 câu.
GV: bài thơ có 8 dòng, nhưng chỉ có 2 câu thơ. 4 dòng đầu trong khổ thứ nhất là sự giằng xé, lời giãi bày và giã từ về mối tình đơn phương. Câu thứ 2 nằm trong 4 dòng sau tương ứng với khổ thứ 2 là nỗi lòng tuyệt vọng, khổ đau và lời cầu nguyện dành cho người yêu thương, thể hiện lòng cao thượng, chân thành của nhân vật trữ tình. 
Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu bài thơ “Tôi yêu em”.
GV: Em có nhận xét gì về cách mở đầu bài thơ của tác giả?
HS: Bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp, chân thành.
GVBS: Cách thổ lộ của Puskin rất mộc mạc, rất chân phương, nhưng thấm thía những chân tình và sâu sắc. Bởi đó là cách bộc lộ tình cảm trực tiếp nhất, giản dị nhất với những cảm xúc dồn nén từ bên trong. 
GV: Bên cạnh đó, khoảng thời gian “chừng có thể” là khoảng thời gian rất khó xác định. “Đến nay chừng có thể” thể hiện một tình yêu sâu đậm, có độ bền của thời gian.
GV: Em có nhận xét gì về dấu câu được sử dụng trong 2 dòng thơ đầu tiên?
HS: 
Dấu (:) thể hiện sự giải thích, phân trần.
Dấu (;) ngắt câu câu thơ thành 2 vế.
GV: Cảm nhận của em về hình ảnh “ngọn lửa tình”?
HS : Trả lời.
GVBS: Thể hiện tình yêu của nhân vật tôi là niềm say mê âm ỉ, dai dẳng cháy sáng trong tâm hồn như ngọn lửa, nó luôn ấm nóng, nồng nàn như trái tim của nhân vật tôi.
GV: Cho dù tình yêu đó bắt đầu từ bao giờ, có kéo dài đến bao lâu thì ngọn lửa đó vẫn cháy mãi trong lòng tác giả “chưa hẳn đã tàn phai”. Từ “chưa hẳn” mang tính phủ định, thể hiện rằng tình yêu đó chưa lụi tắt.
GV: Em có nhận xét gì về giọng điệu ở 2 câu thơ đầu?
HS: Trả lời.
GV: Như vậy, hai dòng thơ đầu đã bày tỏ một tình yêu, một say mê mang dáng vẻ âm thầm, dai dẳng nhưng cháy bỏng của một trái tim chung thuỷ không phải là những say mê bộc phát, nhất thời. 
GVBS: Liên hệ với câu thơ trong bài Tự hát của Xuân Quỳnh. Trong cái hữu hạn, ngắn ngủi của cuộc đời, tình yêu trở thành vĩnh cửu. 
Em trở về đúng nghĩa trái tim em 
Là máu thịt đời thường ai chẳng có
Cũng ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa.
Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi. 
GV: Sau lời khẳng định tình yêu ở 2 dòng thơ đầu, mạch cảm xúc của nhân vật trữu tình ở 2 dòng thơ sau có gì thay đổi? ( Đó là tiếng nói của lý trí hay tình cảm). 
HS: Trả lời. 
GVBS: Tiếng nói của lý trí sáng suốt.
GV: Từ “nhưng” xuất hiện trong câu thơ thứ 3 cho em cảm nhận được gì về sự thay đổi của nhân vật trữ tình?
HS: chỉ sự đối lập.
GV: Từ “nhưng” chỉ mối quan hệ giữa tình cảm chân thành, say mê (câu 1,2) với sự kìm nén của lí trí (câu 3,4). Chúng ta cảm nhận được sự mâu thuẫn trong tâm trạng nhân vật trữ tình, yêu thiết tha đó nhưng lại muốn bỏ cuộc, tình cảm vẫn nồng cháy nhưng lý trí lại bắt phải dừng lại. 
GV: Tại sao tác giả lại tự tạo mâu thuẫn trong chính mình? Khi con tim vẫn yêu nồng cháy nhưng lý trí lại bắt dừng lại?
HS: Trả lời.
GVBS: Cần dập tắt ngọn lửa tình yêu dù âm thầm, dai dẳng không phải vì mệt mỏi tuyệt vọng không có hồi âm mà vì tác giả không muốn nhân vật em phải bận lòng thêm và buồn thêm nữa. “Tôi” nhận ra rằng: tình yêu của tôi không mang lại cho em niềm vui, hạnh phúc, chỉ mang tới cho em sự “bận lòng” hay “u hoài” thì không thể tiếp tục yêu. Lời thơ như sự nhắn nhủ, 1 sự tự ý thức về tình yêu của mình và cũng là tiếng nói đầy dịu dàng, trân trọng với nhân vật em. 
GV: 4 dòng thơ đầu cho em thấy nétgì đáng quý của nhân vật tôi?
HS: Trả lời.
GVBS: Chúng ta thấy được vẻ đẹp trong nhân cách của nhân vật tôi đang dần được bộc lộ. Chàng trai có tình yêu chân thành, say mê, biết vượt qua thói vị kỉ để đem lại sự thanh thản, thoải mái nơi người mình yêu. 
GVBS: Liên hệ với câu thơ trong bài “Yêu” của Xuân Diệu:
Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu. 
Cho rất nhiều nhưng nhận chẳng bao nhiêu.
Người ta phụ hoặc thờ ơ chẳng biết”
GV: Bản dịch của Thuý Toàn mang cách diễn đạt thơ bóng bẩy hơn so với nguyên tác “Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì”. Câu thơ giản dị ấy đã xác định một tình yêu cao thượng, một chân lý của tình yêu: yêu là biết chấp nhận, biết hi sinh, yêu là biết vì hạnh phúc của người mình yêu.
GV: Như vậy, sự mâu thuẫn trong tình cảm và lý trí của nhà thơ đã đem đến cho chúng ta thấy sự éo le trong quan hệ tình cảm giữa tác giả và cô gái mà người yêu thương. Tác giả tuy khẳng định một tình yêu chân thành, say đắm nhưng lại nói lời chối bỏ nó. Đây chính là những cảm xúc thật, những trải nghiệm thật của chính Puskin trong mối tình dang dở của mình.
GV: Với cách nói tuy giản đơn nhưng tác giả đã khẳng định được một tình yêu bất diệt. Lời giã từ tình yêu cũng là lời giãi bày tình cảm. Lý do nhà thơ hy sinh tình yêu cũng là cách biểu hiện tình cảm của mình.
TÌM HIỂU CHUNG
Tác giả
Cuộc đời: 
Alếch-xan-đrơ Xécghê-ê-vích Puskin (1799-1837).
Là một nhà thơ, nhà văn, nhà viết kịch nổi tiếng người Nga. 
Xuất thân trong một gia đình quý tộc ở Maxcova.
Sớm tiếp thu những tư tưởng tiến bộ, đấu tranh chống Nga Hoàng.
Dành trọn cuộc đời mình đấu tranh cho khát vọng tự do của thời đại.
Sự nghiệp
Được tôn vinh là Đại thi hào, Mặt trời của thi ca Nga.
Thành công trên nhiều thể loại:
+ Thơ: trên 800 bài thơ trữ tình
+ Tiểu thuyết bằng thơ: Ep-ghê-nhi-ô-nhê-ghin
+ Kịch: bô-rít-gô-đu-nốp
+ Truyện ngắn: cô tiểu thư nông dân, con đầm pích.
+ Trường ca: cáp-ca-dơ, Ru-xlan và li-út-mi-la.
+ Những ngụ ngôn thâm trầm. 
Tác phẩm
- Năm 1828, Puskin cầu hôn Ô-nhê-li-a nhưng bị từ chối. 
- Năm 1829, bài thơ ra đời bày tỏ tình cảm chân thành của nhà thơ.
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN
Đọc – hiểu khái quát
 a. Đọc – chú thích 
 b. Ý nghĩa nhan đề
- Dịch giả đã lấy điệp khúc “Tôi yêu em” làm tiêu đề cho bài thơ. 
Đại từ “Tôi”:
+ Có thể là Puskin
+ Có thể là trái tim yêu của những chàng trai, và Puskin là thư ký trung thành của những chàng trai ấy.
Cặp đại từ nhân xưng “tôi – em”:
+ Khoảng cách giữa 2 người vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở.
+ Là tình yêu đơn phương của chàng trai.
 c. Kết cấu
- Được sắp xếp liền mạch 8 câu, không chia khổ mà chia thành 2 câu thơ và đều bắt đầu bằng “Tôi yêu em”
Đọc – hiểu chi tiết 
Sự giằng xé, lời giãi bày và giã từ về mối tình đơn phương.
Hai dòng thơ đầu
Mở đầu: “Tôi yêu em”
+ Bộc lộ tình cảm trực tiếp.
+ Lời thú nhận với tất cả sự chân thành, không ồn ào mà trầm lắng, giản dị. 
“Đến nay chừng có thể”
+ Khoảng thời gian khó xác định.
+ Tình yêu có độ bền của thời gian.
Dấu câu:
+ Dấu (:) diễn giải, trần tình, tình cảm của nhân vật trữ tình => làm nhịp thơ đứt quãng, cảm xúc thơ dàn trải. Tôi và tình yêu là hai chủ thể hoàn toàn khác nhau, tình yêu vừa là một phần trong tôi vừa là một cái gì độc lập tương đối. 
+ Dấu (;) ngắt câu câu thơ thành 2 ý, vừa đồng đẳng, vừa đối lập.
Hình ảnh “ngọn lửa tình”: thể hiện mãnh liệt, say mê âm ỉ trong tâm hồn như ánh lửa rực cháy. 
Từ “chưa hẳn”: mang tính phủ định, thể hiện tình yêu chưa hoàn toàn lụi tắt.
- Giọng thơ có sự dè dặt, ngập ngừng trong lời thổ lộ. “có thể”, “chưa hẳn”.
Tiểu kết: Hai dòng thơ đầu bày tỏ một tình yêu, một say mê âm thầm, dai dẳng nhưng cháy bỏng, chân thành, tha thiết.
Hai dòng thơ tiếp.
“Nhưng”: yêu thiết tha >< muốn bỏ cuộc.
Tạo mâu thuẫn trong tâm trạng nhân vật trữ tình: tình cảm >< lí trí.
“Bận lòng”, “u hoài”:
Sự éo le trong quan hệ tình cảm.
Tiểu kết: Tuy khẳng định một tình yêu chân thành, say đắm nhưng lại nói lời chối bỏ nó.
TỔNG KẾT
Nội dung: Ca ngợi vẻ đẹp tình yêu chân thành đằm thắm, đức hi sinh cao thượng vì hạnh phúc của người mình yêu thương và trân trọng.
Nghệ thuật: Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, không có biện pháp tu từ nào ngoài điệp ngữ “Tôi yêu em” mà vẫn toát được những cảm xúc chân thành.
Củng cố, dặn dò
GV chốt lại kiến thức chính, trọng tâm của bài học.
GV dặn dò HS về nhà học thuộc lòng bài thơ.
Rút kinh nghiệm

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_93_doc_van_toi_yeu_em_tran_ngoc.docx