Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 24-30 - Nắm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 24-30 - Nắm học 2019-2020

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.

- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.

2. kĩ năng:

- Đọc- hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.

3. Thái độ: Biết cảm thụ văn học và trân trọng giá trị cuộc sống.

4. Nội dung trọng tâm của bài:

- Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.

5. Định hướng phát triển năng lực:

- Năng lực chung: hợp tác, giao tiếp, thẩm mỹ, giải quyết vấn đề và sáng tạo.

- Năng lực chuyên biệt: đọc – hiểu văn bản, tạo lập văn bản, cảm thụ văn bản.

II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:

1. GV: sgk, sgv, giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng.

2. HS: sgk, sbt, vở học, vở sọan.

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh. Phân tích làm nổi bật chất thép và chất tình được tác giả thể hiện qua bài thơ.

 

docx 32 trang huemn72 4010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tuần 24-30 - Nắm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 24 Ngày soạn: 03/05/2020
Tiết 89 Ngày dạy: 07/05/2020
MỘ (CHIỀU TỐI)
 Hồ Chí Minh	
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
 - Thấy được một vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh: dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu vẫn luôn hướng về sự sống và ánh sáng.
- Cảm nhận được bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ.
2. kĩ năng:
- Đọc- hiểu tác phẩm trữ tình.
- Phân tích một bài thơ thất ngôn tứ tuyệt theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Biết cảm thụ văn học và trân trọng giá trị cuộc sống.
4. Nội dung trọng tâm của bài:
- Vẻ đẹp của tâm hồn Hồ Chí Minh.
- Bút pháp tả cảnh ngụ tình vừa cổ điển vừa hiện đại của bài thơ 
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: hợp tác, giao tiếp, thẩm mỹ, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: đọc – hiểu văn bản, tạo lập văn bản, cảm thụ văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 GV: sgk, sgv, giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng.
 HS: sgk, sbt, vở học, vở sọan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Những câu hỏi trong bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ hướng tới ai và có tác dụng gì trong việc biểu hiện tâm trạng của tác giả ?
2. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NLHT
I. TÌM HIỂU CHUNG: 
 - Trích trong “Nhật ký trong tù”
 - Sáng tác trên đường bị áp giải từ Tĩnh Tây đến Thiên Bảo vào cuối mùa thu năm 1942.
II. ĐỌC - HIỂU:
 1. Hai câu đầu:
 - Hình ảnh quen thuộc à gợi hình ảnh về chiều à thiên nhiên có hồn, nhuốm đầy tâm trạng.
 - Thiên nhiên, điệp từ à lẻ loi, cô độc.
 à một đám mây lẻ loi trôi lặng lẽ giữa bầu trời à 6/7 thanh bằng - âm điệu nhẹ nhàng à không gian rộng lớn bao la.
 à Bức tranh thiên nhiên rộng lớn, bao la thể hiện tâm hồn, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ.
 2. Hai câu cuối:
 - Hình ảnh con người à hiện thực à gắn với cảnh đời sống đang diễn ra.
 - Hoạt động à vẻ đẹp bình dị, tươi tắn của cuộc sống.
 - Điệp ngữ liên hoàn nối liền hai dòng thơ à gợi hình ảnh: diễn tả được vòng quay liên tục đều đặn của động tác xay ngô.
 - Hình ảnh giàu sức gợi à hiện thực, trữ tình: ánh lửa đỏ ấm nồng xuất hiện thật bất ngờ, tỏa sáng à nghệ thuật đặc sắc.
 + Nhịp bước thời gian theo sự chuyển đổi của màu sắc. 
 + Niềm tin, niềm vui trước cuộc sống, niềm lạc quan à tâm hồn tinh tế, nhạy cảm, sự cảm thông, trân trọng con người.
 à Sự vận động của bức tranh thiên nhiên luôn hướng về sự sống à tinh thần thời đại trong bài thơ có màu sắc cổ điển: luôn gắn với cuộc đời, đầm ấm tình người, quan hệ với thiên nhiên nhưng con người là chủ thể.
 à Chân dung một con người ung dung, tự tại và một tinh thần thép, một tình yêu thương nồng cháy 
III. TỔNG KẾT:
 Bài Chiều tối cho thấy tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, ý chí vượt lên hoàn cảnh khắc nghiệt của nhà thơ chiến sĩ Hồ Chí Minh, luôn ung dung, tự tại và lạc quan trong mọi cảnh ngộ đời sống. Bài thơ đậm sắc thái nghệ thuật cổ điển mà hiện đại.
HĐ1: Khởi động: Giới thiệu tập NKTT
HĐ2: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ?
HĐ3:
- Học sinh đọc bài thơ - nêu nhận xét.
- Bức tranh thiên nhiên thể hiện trong 2 câu thơ đầu?
+ Quyện điểu quy lâm
+ Cô vân
+ Quyện: mỏi, chán
- Lưu ý bản dịch mất đi cái lẻ loi, cô đơn của đám mây
- Hai câu sau miêu tả hình ảnh gì?
+ Sơn thôn thiếu nữ
+ Ma bao túc
+ Bao túc ma hoàn
- Nghệ thuật? Tác dụng?
+ Lô dĩ hồng
+ Từ nhạt đến đậm, nền của bức tranh tương phản màu sắc, tỷ lệ thuận với thời gian, cả bóng đêm lẫn bếp lửa.
- Thể hiện điều gì?
+ Âm điệu 2 câu thơ có phần dư âm Đường thi nhưng cảnh thơ, tình thơ rất hiện đại.
- Chân dung nhà thơ?
- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật bài thơ?
HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi
HS làm việc cá nhân
HS chia bố cục
HS đọc
HS chia thành 4 nhóm thảo luận theo câu hỏi
-Nhóm 1
- Nhóm 2
- Nhóm 3
- Nhóm 4
HS vận dụng tri thức văn học để suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Năng lực đọc – hiểu, tiếp nhận thông tin
Năng lực giao tiếp, tạo lập văn bản
Năng lực giao tiếp thẩm mĩ, tiếp nhận thông tin, năng lực suy nghĩ, trình bày.
Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1.Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng thấp
 Vận dụng cao
Hoàn cảnh ST, ngôn ngữ, thể thơ
Bố cục hai phần: Cảnh TN, CS
Phân tích được những hình ảnh đẹp và gợi cảm trong bài thơ
Hình thành kĩ năng nghị luận văn học với bài thơ Chiều tối
2. Hệ thống câu hỏi:
- Phân tích nét đẹp của phong cảnh và tâm trạng của tác giả trong hai câu thơ đầu
- Hình ảnh cánh chim, chòm mây gợi cảm xúc gì ?
- Hình ảnh cuộc sống trong hai câu cuối ?
- Có gì đáng chú ý trong tứ thơ và bút pháp của bài thơ?
Dặn dò: Học thuộc và phân tích hoàn chỉnh bài thơ.
 Chuẩn bị cho tiết học sau.
* Hướng dẫn tự học: Có ý kiến cho rằng thơ HCM đậm chất Đường thi mà lại rất hiện đại. Có thể nhận thấy bài này trong bài chiều tối như thế nào?
Tuần 24 Ngày soạn: 03/05/2020
Tiết 90 Ngày dạy: 09/05/2020
TỪ ẤY
 Tố Hữu
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Thấy rõ niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.
- Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp điệu, trong việc làm nổi bật tâm trạng của cái tôi nhà thơ.
2. kĩ năng:
- Đọc- hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại.
3. Thái độ: Biết cảm thụ văn học và trân trọng giá trị cuộc sống.
4. Nội dung trọng tâm của bài:
- Niềm vui sướng, say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lí tưởng cộng sản, tác dụng kì diệu của lí tưởng đối với cuộc đời nhà thơ.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: hợp tác, giao tiếp, thẩm mỹ, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: đọc – hiểu văn bản, tạo lập văn bản, cảm thụ văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 GV: sgk, sgv, giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng.
 HS: sgk, sbt, vở học, vở sọan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: Đọc thuộc phần phiên âm và dịch thơ bài thơ Chiều tối - Hồ Chí Minh. Phân tích làm nổi bật chất thép và chất tình được tác giả thể hiện qua bài thơ.
2. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NLHT
I. Tìm hiểu chung:
1. Tác giả:
- Tố Hữu (1920 - 2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Phù Lai, Quảng Thọ, Quảng Điền, Thừa Thiên - Huế.
- 1938 được kết nạp vào Đảng.
- Sự nghiệp thơ ca của ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật những chặng đường cách mạng Việt Nam.
2. Tác phẩm:
a. Xuất xứ: Bài thơ rút ra trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy.
b. Hoàn cảnh sáng tác:
1938 được kết nạp vào Đảng, được đứng chân vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc, tác giả đã viết bài thơ.
c. Bố cục: 3 phần.
- Khổ 1: niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng.
- Khổ 2: những nhận thức mới về lẽ sống.
- Khổ 3: Những chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ.
II. Đọc hiểu:
1. Niềm vui sướng say mê khi bắt gặp lí tưởng:
- Từ ấy: từ ngày bắt gặp lí tưởng, với tác giả đó là một sự kiện, một bước ngoặt.
- Tâm trạng của nhà thơ:
nắng hạ: ánh nắng rực rỡ, huy hoàng soi rọi
mặt trời chân lí, chói qua tim
à Hình ảnh ẩn dụ: nhà thơ khẳng định lí tưởng ấy như một nguồn sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ.
Những động từ mạnh: bừng, chói nhấn mạnh ánh sáng của lí tưởng đã hoàn tàn xua tan màn sương mù của ý thức cũ, ý thức tiểu tư sản, mở ra một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng, tình cảm:
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim.
à Thế giới tràn đầy sức sống, đầy hương sắc.
Bằng bút pháp trữ tình lãng mạn, những hình ảnh so sánh: diễn tả cụ thể niềm vui sướng vô hạn của nhà thơ trong buổi đầu đến với lí tưởng cộng sản.
=> Nhà thơ sung sướng đón nhận lí tưởng như cỏ cây, hoa lá đón nhận ánh sáng mặt trời. lí tưởng đã làm cho tâm hồn con người tràn đầy sức sống, yêu đời, có ý nghĩa hơn.
2. Những nhận thức mới về lẽ sống:
Buộc: ý thức tự nguyện sâu sắc và quyết tâm cao độ.
Trang trải: tâm hồn nhà thơ như trải rộng với cuộc đời.
à Hòa cái tôi cá nhân bé nhỏ vào cái ta cộng đồng rộng lớn (khắp muôn nơi).
Khối đời: hình ảnh ẩn dụ chỉ những người lao động đoàn kết với nhaucùng phấn đấu vì một mục tiêu chung.
=> Tố Hữu đã dặt mình giữa dòng đời, giữa một cộng đồng người rộng lớn của quần chúng lao khổ. Ở đó, nhà thơ đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm mến yêu, bằng sự giao cảm giữa những trái tim.
3. Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm nhà thơ:
Tôi là con là em là anh 
Điệp từ là: nhấn mạnh, khắc sâu
Con, anh, em: những từ ngữ chỉ quan hệ ruột thịt, gắn bó.
à Khẳng định một tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết.
Vạn: ước lệ, chỉ sự đông đảo, quảng đại.
=> Nhà thơ cảm nhận sâu sắc bản thân là một thành viên của một đại gia đình rộng lớn, gia đình của quần chúng lao động nghèo khổ bị áp bức: kiếp phôi pha, cù bất cù bơ
* Tứ thơ mới mẽ, hình ảnh thơ giàu tính biểu hiện, ngôn ngữ gần gũi, nhịp điệu linh hoạt, Tất cả góp phần thể hiện tâm trạng của cái tôi nhà thơ. Đó là tâm trạng của một con người hết sức nhiệt thành, say mê lí tưởng nhưng cũng có phần mang tính chất bồng bột của tuổi trẻ.
Ghi nhớ: SGK
HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vài nét về tác giả Tố Hữu.
- Xuất xứ ?
- Hoàn cảnh sáng tác của bài thơ ?
- Chia bố cục ?
HĐ3: đọc hiểu nội dung và nghệ thuật
Câu hỏi 1:
Tác giả đã dùng những hình ảnh nào để chỉ lí tưởng và biểu hiện niềm vui sướng, say mê khi bắt gặp lí tưởng ?
Câu hỏi 2:
Khi được ánh sáng của lí tưởng soi rọi, nhà thơ có những nhận thức mới về lẽ sống như thế nào ?
Câu hỏi 3:
Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của nhà thơ được thể hiện ra sao ?
Câu hỏi 4: Nhận xét về các biện pháp tu từ? 
- Nhận xét về nội dung, nghệ thuật bài thơ ?
HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi
HS làm việc cá nhân
HS chia bố cục
HS đọc
HS chia thành 4 nhóm thảo luận theo câu hỏi
- Nhóm 1
- Nhóm 2
- Nhóm 3
- Nhóm 4
HS vận dụng tri thức văn học để suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Năng lực đọc – hiểu, tiếp nhận thông tin
Năng lực giao tiếp, tạo lập văn bản
Năng lực giao tiếp thẩm mĩ, tiếp nhận thông tin, năng lực suy nghĩ, trình bày.
Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề
Năng lực làm việc nhóm, thuyết trình và giao tiếp thẩm 
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1.Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng thấp
 Vận dụng cao
Hoàn cảnh ST, ngôn ngữ, thể thơ
Bố cục ba phần
Phân tích được những hình ảnh đẹp và gợi cảm trong bài thơ
Hình thành kĩ năng nghị luận văn học với bài thơ Từ ấy
2. Hệ thống câu hỏi:
- Sự chuyển biến của con người khi bắt gặp lí tưởng soi đường. 
- Đặc sắc nghệ thuật của bài thơ.
Dặn dò: Học thuộc bài thơ; phân tích hoàn chỉnh tác phẩm dựa theo các gợi ý.
 Chuẩn bị cho tiết học sau.
* Hướng dẫn tự học: Theo ĐTM tập thơ Từ ấy là bó hoa lửa lộng lẫy, nồng nàn. Hãy tìm vẻ đẹp đó trong bài thơ
Tuần 27 Ngày soạn: 12/05/2020
Tiết 95 Ngày dạy: 14/05/2020
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 5
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
- Nắm được các yêu cầu của đề.
- Thấy được những lỗi sai mắc phải trong quá trình làm bài, từ đó rút kinh nghiệm trong những bài viết tiếp theo.
II. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: tiến hành trong quá trình trả bài
2. Trả bài: Có đính kèm đáp án và biểu điểm.
Nhận xét chung: 
	- Ưu điểm: một số bài viết hiểu đề, biết cách triển khai vấn đề, hành văn tương đối tốt, phối hợp tốt các thao tác nghị luận trong quá trình làm bài.
	- Tồn tại:
	+ Một số bài viết chưa biết cách đưa dẫn chứng để bài viết tăng sức thuyết phục người đọc.
	+ Số bài hiểu các yêu cầu của đề, triển khai tốt các ý theo yêu cầu của đề tương đối ít. Đa số bài viết hiểu vấn đề một cách sơ sài, không hoàn chỉnh.
	+ Nhiều bài chưa nắm cách hành văn, bố cục của một bài nghị luận chưa rõ, chưa đúng. Thiếu thao tác đặt vấn đề, mở rộng liên hệ vấn đề.
	+ Hình thức: còn mắc nhiều lỗi chính tả, lỗi trình bày bài viết câu văn lủng củng diễn đạt thiếu lôgic 
3. Củng cố: Các yêu cầu của đề.
4. Dặn dò: Hoàn chỉnh bài viết. Rút kinh nghiệm trong những bài viết tiếp theo.
* Rút kinh nghiệm, bổ sung
Tuần 27 Ngày soạn: 12/05/2020
Tiết 96, 97 Ngày dạy: 15/05/2020
TÔI YÊU EM
 ( Puskin )
I. Mục tiêu bài học: Giúp học sinh:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế cả về nội dung và hình thức của bài thơ. Qua đó thầy được sự cao thượng, chân thành, vị tha của nhân vật trữ tình.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ:
- Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.
II. Tiến trình dạy - học:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh.
2. Bài mới: 
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được vẻ đẹp giản dị, trong sáng, tinh tế cả về nội dung và hình thức của bài thơ. Qua đó thầy được sự cao thượng, chân thành, vị tha của nhân vật trữ tình.
2. Kĩ năng:
- Đọc- hiểu tác phẩm trữ tình theo đặc trưng thể loại
3. Thái độ:
- Giáo dục văn hóa tình yêu, niềm tin và nghị lực trong cuộc sống.
4. Nội dung trọng tâm của bài:
- Tình yêu cao thượng, chân thành, vị tha của nhân vật trữ tình, của nhà thơ.
5. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực chung: hợp tác, giao tiếp, thẩm mỹ, giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực chuyên biệt: đọc – hiểu văn bản, tạo lập văn bản, cảm thụ văn bản.
II. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS:
 GV: sgk, sgv, giáo án, chuẩn kiến thức kĩ năng.
 HS: sgk, sbt, vở học, vở sọan.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Kiểm tra bài cũ: KT sự chuẩn bị bài của học sinh.
2. Bài mới:
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
NLHT
I. Đọc – Tìm hiểu. 
1. Tác giả.
- Tên đầy đủ, năm sinh, năm mất.
- Quê quán
- Cuộc đời và sự nghiệp
- Các tác phẩm tiêu biểu
2. Bài thơ.
- Bài thơ có liên quan đến nữ nhân vật Ôlênhia, con gái ông viện trưởng viện Hàn lâm nghệ thuật Nga, nơi Puskin thường xuyên lui tới. Nhà thơ ngỏ lời yêu, nhưng cuộc tình không thành. Hình ảnh cô gái luôn là nguồn cảm hứng trong thơ Puskin.
- Bài thơ viết năm 1829, được in trong tập Những bông hoa phương Bắc, xuất bản 1930, lúc nhà thơ 30 tuổi.
II. Đọc - hiểu 
Nhan đề bài thơ.
- Bài thơ vốn không có nhan đề - Puskin không đặt nhan đề cho bài thơ.
- Tôi yêu em là nhan đề do người dịch tự đặt căn cứ vào mạch tình cảm của bài thơ.
- Cách xưng hô: Tôi – Em: Nói đúng tình cảm quan hệ giữa nhân vật trữ tình và em – vừa gần vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở. 
- Có thể coi đây là bức thư tình. 
Kết cấu.
- Căn cứ vào dấu câu , bài thơ có 2 ý lớn ( 4 câu đầu/ 4 câu sau).
- Căn cứ vào lôgíc ý, bài thơ chia làm 3 đoạn, bắt đầu bằng cụm từ Tôi yêu em
- Bài thơ được viết theo thể thơ phức tạp nhất.
 1. Bốn câu đầu.
- Tôi yêu em đến nay ngọn lửa tình chưa tàn phai 
à bày tỏ quan điểm chân thành, giọng điệu trầm lắng, dè dặt, ngập ngừng, cách nói không hoa mĩ, giản dị trong cách diễn đạt để nhằm khẳng định: tình yêu chưa hoàn toàn tắt lụi trong tôi.
- Tình yêu ấy trước kia điên dại, mê say, đến bây giờ vẫn âm thầm cháy trong tim.
- Nhưng không để em bận lòng hay hồn em phải u hoài
à Ý thơ đột ngột thay đổi, khẳng định tình yêu không mang lại hạnh phúc cho em thì phải chấm dứt, trả lại sự thanh thản cho tâm hồn em.
- Lý trí muốn chối bỏ, tình yêu lại tuôn trào : Ngọn lửa tình / không muốn bận lòng. Vậy là tình thế trong bài thơ là tình yêu đơn phương.
- Nhân vật trữ tình tuyên bố một kiểu yêu cao thượng: Tình yêu là tự nguyện, là hiến dâng, là hi sinh. Nhận sự thua thiệt, chỉ mong cho người mình yêu hạnh phúc. 
à Đó chính là văn hóa tình yêu!
2. Bốn câu sau:
- Thẳng thắn bộc lộ tình yêu của mình, rất đời thường, giống như bao tình yêu khác : Âm thầm/ không hi vong/ rụt rè/ hậm hực / ghen.
- Đau khổ khi yêu mà không được đền đáp, yêu mà không hi vọng. Tình yêu ở đây là sự hiến dâng, sự hi sinh thầm lặng. 
- Nhân cách của nhân vật trữ tình được bộc lộ ở hai câu thơ cuối : Yêu chân thành đằm thắm/ cầu em được người tình như tôi đã yêu em. 
à Câu thơ hay nhất, sáng tươi sau bao sóng gió, tình yêu ấy vẫn vẹn nguyên dù bao đau khổ.
- Câu thơ cuối bất ngờ xuất hiện nhân vật thứ 3 trong bài thơ : Cầu em người tình : Cách nói đẩy ra, kéo vào, từ chối mà khẳng định. Không yêu được vẫn chúc phúc cho người yêu. Coi hạnh phúc của người yêu là hạnh phúc của mình.
à Một tình yêu cao thượng, bao dung, nó vượt qua thói ích kỷ tầm thường hàng ngày, tình yêu 
chỉ cho mà không hề nhận. 
à Văn hóa tình yêu.
Ghi nhớ - SGK.
HĐ1: Tìm hiểu tác giả, tác phẩm.
- Giới thiệu vài nét về tác giả.
- Xuất xứ ?
HĐ3: đọc hiểu nội dung và nghệ thuật
Em hiểu nhan đề bài thơ như thế nào ?
Nhận xét kết cấu bài thơ ?
Trao đổi thảo luận nhóm. Đại diện nhóm trình bày. 
Cách thổ lộ tình yêu của nhân vật trữ tình như thế nào?
Sự mâu thuẫn giữa tình cảm và lý trí trong con người nhân vật trữ tình là gì ?
Diễn biến phức tạp của nhân vật trữ tình được thể hiện như thế nào ?
Tại sao nói hai câu kết là bất ngờ, hàm chứa nhiều ý vị ?
- Em học được điều gì qua bài thơ?
HS đọc SGK, suy nghĩ trả lời câu hỏi
HS làm việc cá nhân
HS chia bố cục
HS chia thành 4 nhóm thảo luận theo câu hỏi
- Nhóm 1
- Nhóm 2
- Nhóm 3
- Nhóm 4
HS vận dụng tri thức văn học để suy nghĩ và trả lời câu hỏi
Năng lực đọc – hiểu, tiếp nhận thông tin
Năng lực giao tiếp, tạo lập văn bản
Năng lực giao tiếp thẩm mĩ, tiếp nhận thông tin, năng lực suy nghĩ, trình bày.
Năng lực sáng tạo và giải quyết vấn đề
Năng lực làm việc nhóm, thuyết trình và giao tiếp thẩm 
IV. CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HS
1.Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
 Nhận biết
 Thông hiểu
 Vận dụng thấp
 Vận dụng cao
Các kiến thức chung về tác giả, tác phẩm.
Kết cấu của bài thơ, ngôn từ được sử dụng.
Phân tích được những hình ảnh đẹp và gợi cảm trong bài thơ
Cảm nhận hoàn chình nội dung và nghệ thuật bài thơ.
2. Hệ thống câu hỏi:
- Những nét chính về tác giả ?
- hiểu biết của em về Ô lê nhi a ?
- Sự cao thượng, chân thành, vị tha của nhân vật trữ tình
Dặn dò: - Học thuộc lòng bài thơ. Phân tích hoàn chỉnh tác phẩm dựa trên những gợi ý. 
	 - Chuẩn bị cho tiết học sau.
 KIỂM TRA 15 PHÚT LẦN HAI HỌC KÌ II
 ĐỀ BÀI : Cảm nhận của em về câu thơ cuối trong bài thơ Tôi yêu em
 ĐÁP ÁN : Tùy vào cách diễn đạt của HS nhưng phải đảm bảo 1 số ý sau :
- Câu thơ hay nhất, sáng tươi sau bao sóng gió, tình yêu ấy vẫn vẹn nguyên dù bao đau khổ. (1 điểm)
- Câu thơ cuối bất ngờ xuất hiện nhân vật thứ 3 trong bài thơ : Cầu em người tình : Cách nói đưa đẩy vừa từ chối vừa khẳng định. Không yêu được vẫn chúc phúc cho người yêu. Coi hạnh phúc của người yêu là hạnh phúc của mình.(4 điểm)
 - Một tình yêu cao thượng, bao dung, nó vượt qua thói ích kỷ tầm thường hàng ngày, tình yêu chỉ cho mà không hề nhận. (3 điểm)
à Văn hóa tình yêu.(2 điểm)
TuÇn 27 Ngµy so¹n: 17/05/2020
TiÕt 98, 99 Ngµy gi¶ng: 21/05/2020
®äc v¨n:	 NGƯỜI TRONG BAO
 A.P. Sê-khốp
I. Mục tiêu cần đạt: Giúp học sinh
1.Kiến thức: Giúp học sinh:
- Bi kịch "người trong bao" Bê – li – cốp ; tính khái quát và ý nghĩa xã hội của hình tượng này.
- Tính cách nhân vật điển hình trong truyện ngắn Sê – khốp.
2. Kĩ năng:
- Đọc hiểu văn bản theo đặc trưng thể loại.
- Phân tích tâm lí, tính cách nhân vật
3.Thái độ: Giáo dục học sinh : Có thái độ căm ghét và đấu tranh với lối sống ích kỷ, hèn nhát, bạc nhược từ đó xác định được cách sống hợp lí.
4. Xác định nội dung trọng tâm của bài :
- Nắm được đặc điểm tính cách và ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật Bê – li – cốp.
- Nhận diện được bút pháp hiện thực sắc sảo trong việc xây dựng hình tượng điển hình của Sê – khốp.
5. Định hướng phát triển các năng lực:
- Năng lực chung : tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. 
- Năng lực chuyên biệt : Đọc- hiểu, đánh giá, tranh luận, phân tích và vận dụng viết đoạn, bài văn nghị luận.
II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: 	
1. Phương pháp: 
+ Phương pháp và và kĩ thuật dạy học : thảo luận, đàm thoại , gợi mở, thuyết trình sử dụng máy chiếu để hỗ trợ.
+ Hình thức tổ chức dạy học: cá nhân, nhóm, lớp.
2. Phương tiện dạy học:
- Chuẩn bị của GV: sách giáo khoa, giáo án và tài liệu dạy học cần thiết.
- Chuẩn bị của học sinh: sách giáo khoa, vở soạn, vở ghi bài.
III. Hoạt động dạy học :
1. ổn định lớp
2. Kiểm tra bài cũ : Trong quá trình dạy học
3. Bài mới : 
NỘI DUNG
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Năng lực
I. Đọc – tìm hiểu: 
1. Tác giả ): 
- An – tôn Sê – khốp (1860 - 1904), nhà văn Nga kiệt xuất.
- Thể loại thành công nhất: truyện ngắn, truyện vừa, kịch nói.
- Cốt truyện giản dị, nhưng đặt ra nhiều vấn đề có ý nghĩa xã hội to lớn, ý nghĩa nhân bản sâu xa.
- Ông đại diện cuối cùng của chủ nghĩa hiện thực Nga cuối thế kỉ XIX.
- Nhà cách tân thiên tài về truyện ngắn và kịch.
2. Truyện ngắn: Người trong bao (8 – 10 phút): 
- Xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác: 1898, khi nhà văn dưỡng bệnh tại Ianta ở thời điểm xã hội chuyên chế Nga với bầu không khí ngạt thở.
→ Lắm kiểu người kì quái.
- Phát hiện nghệ thuật độc đáo và đặc sắc của nhà văn.
- Tóm tắt tác phẩm: SGK
II. Đọc hiểu:
1. Hình tượng nhân vật Bê-li-cốp: 
a) Bê- li – cốp khi còn sống (20- 22 phút)
* Chân dung và trang phục:
- Chân dung :
+ Bộ mặt giấu ở trong chiếc cổ áo bành tô 
+ Mắt đeo kính râm, lỗ tai nhét bông vào, đi xe ngựa luôn kéo mui xe lên. 
→ kì quái, khác thường.
- Trang phục:
+ Mặc áo bành tô ấm cốt bông, giày cao su ngày nào cũng vậy
+ Ô, đồng hồ, dao... đồ vật lỉnh kỉnh → tất cả đều để trong bao.
-> Quan sát một cách kĩ lưỡng khắc họa Bê-li-cốp là người lập dị -> Chân dung mang tính biếm họa.
* Tính cách
- Lối sống sinh hoạt:
+ Khi ở nhà cũng mặc áo khoác ngoài......
+ Buồng ngủ chật như cái hộp, đóng kín mít cửa; 
+ Khi ngủ kéo chăn trùm kín đầu, nằm trong chăn ..
- > lúc nào cũng sợ nhỡ lại xảy ra chuyện gì
+ Đến nhà người khác chơi : ngồi im như phỗng độ 1 giờ rồi cáo từ ra về “cách duy trì những mối quan hệ tốt”.
=> Cô độc, sợ hãi, nhút nhát
* Suy nghĩ, hành động
+ Chỉ có những thông tư, chỉ thị, bài báo cấm đoán điều này điều nọ mới là rõ ràng
→ Máy móc, giáo điều
+ Ca ngợi quá khứ, ghê tởm hiện tại 
→ Cổ hủ
- Đối với cấp trên : Cần có thái độ kính trọng đối với chính quyền .Tôi sẽ báo cáo với ngài hiệu trưởng . 
-> sợ quyền lực, mách nẻo
- Lu«n cho m×nh lµ tö tÕ, ®óng ®¾n
+ Phản ứng thông qua bức tranh biếm họa
+ Phản ứng gay gắt thông qua việc 2 chị em Cô –va – len – ca đi xe đạp trên đường phố
- > luôn thỏa mãn, hài lòng với lối sống bảo thủ, sợ điều mới xảy ra.
 → Tác giả lựa chọn những chi tiết rất tủn mủn, vụn văt tưởng chừng như chẳng ăn nhập gì với nhau nhưng nó lại có tính khái quát cao về tính cách nv : Khát vọng mãnh liệt được thu mình trong vỏ, không dám đối mặt với thực tế. 
-> Tính cách tiêu cực, phê phán cách sống bệnh hoạn Bê – li – cốp
* Phạm vi ảnh hưởng của Bê – li – cốp : tất cả giáo viên thậm chí cả hiệu trưởng trong trường học, các bà cô ở thành phố, giới tu hành đều sợ hắn và trong vòng mươi, mười lăm năm dân chúng đâm ra sợ tất cả.
- > Trong suốt 1 khoảng thời gian dài tất cả mọi người đã bị Bê – li – cốp cảm hóa, và bị ám ảnh bởi lối sống đó. Tiếng nói cảnh báo về sự tiếp diễn của “hiện tượng Bê – li – cốp”
 * Nghệ thuật chọn ngôi kể, với giọng điệu chậm rãi, u buồn, giễu cợt một cách sâu cay, xây dựng nhân vật điển hình: .Bê-li-cốp là điển hình cho một kiểu người, một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX nói riêng và toàn nhân dân Nga lúc bấy giờ nói chung. Hắn không phải là một cá nhân quái đản mà là con đẻ của chế độ phong kiến chuyên chế đang phát triển mạnh trên con đường tư bản hóa ở nước Nga cuối thế kỉ XIX
2. Cái chết của Bê-li-cốp:
Cái chết của y là kết cục của mong muốn thành thực nhất của y. Bê-li-cốp đã tìm được cho mình cái bao tốt nhất, bền vững nhất.
- Khi y còn sống, mọi người sợ hãi, căm ghét, bị ám ảnh sâu sắc.
- Khi y chết, họ cảm thấy thoát khỏi gánh nặng, thấy nhẹ nhàng thoải mái.
Nhung chưa được bao lâu, cuộc sống lại diễn ra như cũ: nặng nề, mệt nhọc, vô vị, tù túng, 
à Kiểu người Bê-li-cốp, lối sống Bê-li-cốp đã ám ảnh, đầu độc cả một xã hội Nga đương thời. Nó như một hiện tượng xã hội mang tính phổ biến rộng rãi, mang tính quy luật trong sự phát triển của xã hội loài người.
3. Chủ đề:
Cái bao: vật dùng để bao, gói đựng đồ vật, hàng hóa.
à Kiểu người Bê-li-cốp, kiểu người trong bao, lối sống trong bao – một kiểu người, một lối sống không chỉ đã và đang tồn tại ở nước Nga cuối thế kỉ XIX dầu thế kỉ XX. Cả xã hội Nga thời đó phải chăng là một cái bao khổng lồ trói buộc, tù hãm, vây bủa, ngăn chặn tự do của mọi người.
=> Truyện Người trong bao lên án, phê phán mạnh mẽ kiểu người trong bao, lối sống trong bao và tác hại của nó đối với hiện tại và tương lai của nước Nga. Đồng thời bức thiết cảnh báo và kêu gọi mọi người cần thay đổi cuộc sống, cách sống, không thể sống tầm thường, hèn nhát, ích kỉ, vô vị và hủ lậu mãi như Bê-li-cốp.
4. Vài nét về nghệ thuật của truyện:
- Người kể chuyện: Bu-rơ-kin à tạo tính khách quan.
- Giọng kể: mĩa mai châm biếm mà trầm tĩnh, chậm buồn, bề ngoài có vẻ khách quan, bình thản nhưng giấu bên trong sự bức xúc, trăn trở mạnh mẽ, sâu sắc.
- Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình.
- Nghệ thuật xây dựng biểu tượng: hình ảnh cái bao, lời nói Nhỡ lại xảy ra chuyện gì, cái chết của Bê-li-cốp.
Ghi nhớ: SGK
1. Phiếu học tập cá nhân : Điền thông tin về vị trí, vai trò của Sê – Khốp trong nền văn học Nga cuối thế kỉ XIX, thể loại ông sáng tác nhiều và thành công; đặc điểm về nội dung và nghệ thuật ttrong các sáng tác của Sê – khốp 
 Vấn đáp, gợi mở
- Trình bày những hiểu biết của em về hoàn cảnh lịch sử xã hội Nga cuối thế kỉ XIX
- Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm.
- HS tóm tắt vb
GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm làm việc 3 phút.
Thảo luận
Nhóm 1 (Chân dung và trang phục của nhân vật được hiện lên ntn? Lấy d/c cụ thể và em nhận xét gì về chân dung, trang phục ấy)
Nhóm 2 Tính cách của Bêlicốp bộc lộ như thế nào qua lối sống sinh hoạt, em hãy lấy dẫn chứng cụ thể và gọi tên bản chất tính cách của Bê-li-cốp.?
Nhóm 3: Tính cách của Bêlicốp bộc lộ như thế nào qua suy nghĩ, hành động, em hãy lấy dẫn chứng cụ thể và gọi tên bản chất tính cách của Bê-li-cốp ?
Nhóm 4 (bằng sơ đồ tư duy) (Bê – li – cốp đã ảnh hưởng đến những đối tượng nào trong xã hội ? trong khoảng thời gian bao lâu và nguyên nhân của sự ảnh hưởng ấy)
? Nhận xét khái quát về nghệ thuật xây dựng nhân vật Bê- li – cốp.
? Liên hệ : Trong cuộc sống hiện nay còn có những biểu hiện của Bê – li – cốp nữa không ? Nêu biểu hiện của Bê – li – cốp trong đối tượng là học sinh và ở lĩnh vực học tập. Từ đó em rút ra bài học như thế nào về cách sống và học tập.
Câu hỏi 2:
Vì sao Bê-li-cốp chết ?
Thái độ, tình cảm của mọi người như thế nào đối với Bê-li-cốp ?
ý nghĩa ?
Câu hỏi 3:
- Cái bao ?
Nghĩa biểu trưng của hình tượng cái bao là gì ?
GV hướng dẫn, học sinh phát biểu chủ đề của truyện.
Câu hỏi 4: 
Vài nét về nghệ thuật của truyện ?
GV hướng dẫn, học sinh trả lời. Chỉnh sử, bổ sung và giảng thêm (nếu cần).
Câu hỏi 5: học sinh tự thảo luận
HS làm vào phiếu học tập cá nhân
HS trả lời câu hỏi 
HS trả lời câu hỏi 
HS tóm tắt tp
Học sinh thảo luận nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi -> cử đại diện trình bày
Học sinh thảo luận nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi -> cử đại diện trình bày
Học sinh thảo luận nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi -> cử đại diện trình bày
Học sinh thảo luận nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi -> cử đại diện trình bày
HS trả lời câu hỏi 
HS tả lời câu hỏi 
Học sinh thảo luận nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi -> cử đại diện trình bày
Học sinh thảo luận nhóm nhỏ, trả lời câu hỏi -> cử đại diện trình bày
Năng lực Đọc - hiểu, 
tự học, tư duy, sử dụng ngôn ngữ. 
Năng lực giải quyết vấn đề, tư duy, sử dụng ngôn ngữ. 
Phần thảo luận : Năng lực tự học, giải quyết vấn đề, tư duy, tự quản lý, giao tiếp, hợp tác, sử dụng ngôn ngữ. 
Đọc- hiểu, đánh giá, tranh luận.
Năng lực trình bày vần đề
Năng lực trình bày vần đề
	IV CÂU HỎI/ BÀI TẬP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC HỌC SINH. 
1.Bảng ma trận kiểm tra các mức độ nhận thức:
Cấp độ
Nội dung
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
1. Tác giả Sê-khốp
Nắm được những nét chính trong cuộc đời, thời đại và đặc điểm sáng tác của Sê-khốp
Hiểu được đặc điểm sáng tác của nhà văn qua một số tác phẩm chính.
Vận dụng những hiểu biết để tạo lập văn bản thuyết minh hoặc viết TSTT về tác giả.
2.Nội dung truyện ngắn
Nhận biết được một số chi tiết tiêu biểu miêu tả về chân dung, lối sống của nhân vật Bêlicop
- Nắm được ý nghĩa xã hội của hình tượng nhân vật
- Tóm tắt được tác phẩm.
- Hiểu được sự phê phán sâu sắc của nhà văn đối với lối sống thu mình vào trong bao của một bộ phận tri thức Nga cuối thế kỉ XIX thông qua nhân vật Bêlicop
- Viết đoạn văn trình bày suy nghĩ về hiện tượng nhân vật Bêlicop
- Phân tích giá trị hiện thực của tác phẩm
- Đọc hiểu được nội dung một tác phẩm văn xuôi. 
3. Nghệ thuật truyện ngắn
Nhận biết được giá trị nghệ thuật
- Nêu những đặc sắc về nghệ thuật làm nên thành công của tác phẩm
- Phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình, mang tính biểu tượng
- Rèn luyện kĩ năng cảm thụ - phân tích hình tượng nhân vật điển hình, liên hệ với những tình huống cụ thể trong đời sống thực tiễn.
2.Câu hỏi và bài tập củng cố, dặn dò:
2.1 Câu hỏi
MĐ1: ? Nêu xuất xứ và hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm 
MĐ2 : ? Tính cách của Bêlicốp bộc lộ như thế nào qua lối sống sinh hoạt, em hãy lấy dẫn chứng cụ thể và gọi tên bản chất tính cách của Bê-li-cốp.?.....
MĐ3 : ? Nếu em là 1 người dân sống trong thành phố đó thì thái độ và tâm trạng của em sẽ như thế nào ?
MĐ4: ? Trong cuộc sống hiện nay còn có những biểu hiện của Bê – li – cốp nữa không ? Nêu biểu hiện của Bê – li – cốp trong đối tượng là học sinh và ở lĩnh vực học tập. Từ đó em rút ra bài học như thế nào về cách sống và học tập.
2.2 Bài tập củng cố (5 – 8 phút)
Câu 1: Trình bày vắn tắt về tác giả Sê – Khốp
Câu 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề Người trong bao.
Câu 3: Dòng nào sau đây có thể thay thế cho nhan đề của truyện ngắn? Vì sao/
a. Bê – li – cốp

Tài liệu đính kèm:

  • docxgiao_an_ngu_van_lop_11_tuan_24_30_nam_hoc_2019_2020.docx