Thuyết minh bài giảng Công nghệ Lớp 11 - Tiết 27, Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

Thuyết minh bài giảng Công nghệ Lớp 11 - Tiết 27, Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong

1. Vị trí của bài giảng

- Bài giảng thuộc chương trình sách giáo khoa Công nghệ 11.

- Bài giảng thuộc tiết đầu của 1 trong 2 tiết của bài 21 SGK.

2. Cấu trúc bài giảng

Bài giảng gồm 21 slide và được chia thành 3 phần chính, cụ thể như sau:

- Phần 1: Giới thiệu vai trò và vị trí của động cơ đốt trong trong đời sống sản xuất và sinh hoạt.

- Phần 2: Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản trong động cơ đốt trong và hai câu hỏi tương tác.

- Phần 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì và kèm theo một số câu hỏi tương tác.

3. Mục tiêu bài giảng

a. Kiến thức: Qua bài học trực tuyến giúp học sinh:

- Hiểu được vai trò và vị trí của động cơ đốt trong đối với đời sống sản xuất cũng như trong sinh hoạt

- Hiểu được một số khái niệm cơ bản và nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì và động cơ xăng 4 kì.

 

doc 19 trang Ngát Lê 25/10/2024 680
Bạn đang xem tài liệu "Thuyết minh bài giảng Công nghệ Lớp 11 - Tiết 27, Bài 21: Nguyên lí làm việc của động cơ đốt trong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TiÕt 27 - bµi 21: NGUY£N LÝ LµM VIÖC CñA §éng c¬ ®èt trong
I. GIỚI THIỆU CHUNG
1. Vị trí của bài giảng
- Bài giảng thuộc chương trình sách giáo khoa Công nghệ 11.
- Bài giảng thuộc tiết đầu của 1 trong 2 tiết của bài 21 SGK.
2. Cấu trúc bài giảng
Bài giảng gồm 21 slide và được chia thành 3 phần chính, cụ thể như sau:
- Phần 1: Giới thiệu vai trò và vị trí của động cơ đốt trong trong đời sống sản xuất và sinh hoạt.
- Phần 2: Tìm hiểu một số khái niệm cơ bản trong động cơ đốt trong và hai câu hỏi tương tác.
- Phần 3: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì và kèm theo một số câu hỏi tương tác.
3. Mục tiêu bài giảng
a. Kiến thức: Qua bài học trực tuyến giúp học sinh:
- Hiểu được vai trò và vị trí của động cơ đốt trong đối với đời sống sản xuất cũng như trong sinh hoạt
- Hiểu được một số khái niệm cơ bản và nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì và động cơ xăng 4 kì.
b. Kĩ năng: Qua bài học trực tuyến giúp học sinh:
- So sánh được điểm khác biệt về cấu tạo cũng như nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì và động cơ xăng 4 kì.
- Sử dụng thành tạo máy tính để thực hiện các bài tập tương tác.
4. Phương tiện thực hiện bài giảng
- Các nguồn tư liệu sẵn có (sách giáo khoa, tài liệu tham khảo) và các trang mạng trực tuyến để tạo bài giảng một cách hiệu quả nhất.
- Máy tính có cài đặt sẵn các phần mềm cần sử dụng: Microsoft Office 2010; Adobe Presenter 9; After Affice, Ulead Studio 9; Photo shine; Total Converter; Photoshop 8; Nead Image; FSCapture76.
II. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
1. Side 1: Trang bìa bài giảng
- Nội dung: Giới thiệu một số thông tin cơ bản của cuộc thi, thông tin tác giả cũng như thông tin của bài giảng.
- Hình ảnh: Đồ họa bằng các phần mềm là Microsoft Powpoint 2010 và Adobe Photshop 8.0.
- Âm thanh: Bản nhạc không lời “Paul Mauriat – Toccata”.
2. Side 2: Giới thiệu chung
- Nội dung: Giới thiệu vai trò và vị trí của động cơ đốt trong đối với đời sống sản xuất và sinh hoạt, lời dẫn vào bài học.
- Hình ảnh: Sử dụng nhiều phần mềm tham gia đồ họa phim, bao gồm:
	+ Microsoft Powpoint 2010 và Adobe Photshop 8.0 để tạo dựng khung và tạo nền cho video.
	+ After Affect để tách nền phông xanh của video quay tác giả.
	+ Unead Sudio 11 để dựng phim và xử lí âm thanh và chữ trong video.
+ Total Converter 3.7 để đổi đuôi video Avi, Mpec, flv.
- Âm thanh: Trong đời sống sản xuất và sinh hoạt động cơ đốt trong được sử dụng khá phổ biến. Nó được dùng làm nguồn lực cho hầu hết các máy và thiết bị, đặc biệt là các phương tiện di chuyển. Có thể kể ra một số ứng dụng như: Động cơ ô tô, động cơ xe máy, động cơ máy bơm nước, động cơ tàu hỏa, động cơ tàu thủy, động cơ máy nông nghiệp Nguồn năng lượng mà động cơ đốt trong tạo ra đó chính là cơ năng hay nói cách khác đó chính là momen quay của trục khuỷu. Vậy momen quay của trục khuỷu được tạo ra như thế nào và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ra sao thì ta sẽ đi vào bài học hôm nay.
3. Side 3: Tiêu đề bài giảng
- Nội dung: Giới thiệu tên và vị trí bài giảng trong chương trình Công nghệ 11. Giới thiệu hình ảnh tàu hỏa cũ – Một hình ảnh tiêu biểu của động cơ đốt trong.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Photo Shine 6.0 và Adobe Photshop 8.0 để tạo dựng nền video.
	+ Unead Sudio để chỉnh sửa video đoàn tàu khi dowload về.
+ Total Converter 3.7 để đổi đuôi video Avi, Mpec, flv.
- Âm thanh: Nhạc không lời và âm thanh tàu hỏa khi hoạt động.
4. Side 4: Tiêu đề bài giảng
- Nội dung: Giới thiệu hai khái niệm cơ bản về điểm chết của piitông và hành trình S của pittông.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và hiệu ứng trình chiếu.
+ Hình ảnh động về hoạt động của động cơ đốt trong được dowload về.
- Âm thanh: Khái niệm đầu tiên, điểm chết của pittông:
Như chúng ta đã biết khi động cơ làm việc pittông sẽ chuyển động trong xi lanh bao gồm chuyển động tịnh tiến lên và chuyển động tịnh tiến xuống. Như vậy sẽ có những vị trí tại đó pittông đổi chiều chuyển động và những vị trí này người ta gọi là điểm chết của pittông. Do đó ta có thể kết luận:
Điểm chết của pittông là vị trí tại đó pittông đổi chiều chuyển động.
Có 2 điểm chết là điểm chết trên (ĐCT) và điểm chết dưới (ĐCD).
Quan sát hình khi động cơ làm việc ta sẽ thấy:
Điểm chết trên là vị trí tại đó đỉnh pittông gần tâm trục khuỷu nhất.
Điểm chết dưới là vị trí tại đó đỉnh pittông xa tâm trục khuỷu nhất.
Khái niệm thứ hai, hành trình của pittông. Hành trình của pit tông là quãng đường pit tông đi được giữa hai điểm chết, kí hiệu là S.Quan sát hình trên ta sẽ thấy S chính là khoảng cách giữa hai điểm chết. Nếu gọi R là bán kính quay của trục khuỷu ta sẽ có S bằng hai R. Nghĩa là khi pittông thực hiện được một hành trình thì trục khuỷu sẽ quay được nửa vòng quay.
5. Side 5: Thể tích xi lanh
- Nội dung: Giới thiệu các khái niệm cơ bản về thể tích xi lanh bao gồm: Thể tích toàn phần, thể tích buồng cháy và thể tích công tác.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và hiệu ứng trình chiếu.
+ Hình ảnh các loại thể tích xi lanh như trong sách giáo khoa.
- Âm thanh: Khái niệm tiếp theo – Thể tích xi lanh, ở bài trước ta đã được biết thể tích xi lanh chính là phần không gian xi lanh giới hạn bởi:
Thành xi lanh, nắp máy và đỉnh pittông. Khi động cơ làm việc vị trí pit tông sẽ thay đổi và ở những vị trí xác định người ta quy ước ba khái niệm về thể tích xi lanh như sau:
	Thứ nhất, thể tích toàn phần! Kí hiệu là Vtp, đơn vị tính lít hoặc cm3. Quan sát hình ta sẽ thấy, thể tích toàn phần chính là phần không gian màu xanh bên trong xi lanh động cơ. Do đó ta có thể kết luận, thể tích toàn phần chính là thể tích xi lanh khi pit tông ở điểm chết dưới.
	Thứ hai, thể tích buồng cháy Kí hiệu là Vbc, đơn vị tính lít hoặc cm3. Thể tích buồng cháy chính là phần không gian màu đỏ bên trong xi lanh động cơ. Do đó ta cũng có thể kết luận. Thể tích buồng cháy chính là thể tích xi lanh khi pit tông ở điểm chết trên.
	Thứ ba, thể tích công tác. Kí hiệu là Vct, đơn vị tính lít hoặc cm3. Tiếp tục quan sát hình ta sẽ thấy! Thể tích công tác chính là phần không gian màu vàng bên trong xi lanh động cơ. Do vậy, thể tích công tác chính là thể tích xi lanh giới hạn bởi hai điểm chết.
Nhìn vào mối tương quan giữa ba loại thể tích ta sẽ thấy Vct bằng Vtp trừ Vbc.
Nếu gọi D là đường kính xi lanh ta sẽ có (công thức). Công thức này đã được chứng minh ở hình bên, ta có thể tham khảo. Kết luận công thức tính thể tích công tác.
6. Side 6: Tỉ số nén của động cơ
- Nội dung: Giới thiệu khái niệm về tỉ số nén, công thức tính tỉ số nén. Ưngs dụng của tỉ số nén trong việc sử dụng động cơ.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và hiệu ứng trình chiếu.
+ Hình ảnh hai loại động cơ sử dụng nhiên liêu điêzen và nhiên liệu xăng.
- Âm thanh: Tỉ số nén chính là tỉ số giữa thể tích toàn phần và thể tích buồng cháy, kí hiệu là e. Do đó ta có công thức: Thông thường tỉ số nén của động cơ điêzen thường lướn hơn tỉ số nén của động cơ xăng. Vì vậy mà trong thực tế với những máy móc, thiết bị hoạt động với tải trọng lớn thường dùng nhiên liệu là điêzen còn những máy móc thiết bị hoạt động với tải trọng nhỏ thường dùng nhiên liệu là xăng.
7. Side 7: Chu trình làm việc và Kỳ
- Nội dung: Giới thiệu khái niệm về chu trình làm việc của động cơ và kì. Chỉ ra một số đặc điểm của động cơ bốn kì và động cơ hai kì.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và hiệu ứng trình chiếu.
+ Hình ảnh đồ thị chu trình làm việc của động cơ.
- Âm thanh: Khi động cơ làm việc bên trong xi lanh động cơ sẽ diễn ra các quá trình bao gồm: quá trình nạp, quá trình nén, quá trình cháy dãn nở và quá trình thải khí. Tổng hợp các quá trình đó gọi là một chu trình làm việc của động cơ. Do đó ta có thể kết luận:
Chu trình làm việc của động cơ là tổng hợp của các quá trinh: nạp, nén, cháy dãn nở và thài khí.
Khái niệm về kì: Kì là một phần của chu trình, diễn ra trong một hành trình của pit tông. Động cơ bốn kì pit tông sẽ thực hiện bốn hành trình trong một chu trình, còn động cơ hai kì pít tông sẽ thực hiện hai hành trình trong một chu trình.
8. Side 8: Câu hỏi tương tác 1
- Mục tiêu: Củng cố lại khái niệm về hành trình của pittông và khái niệm về kì.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và khi trình chiếu.
- Âm thanh: Bản nhạc không lời “Mariage Damour” - Richard Clayderman.
9. Side 9: Câu hỏi tương tác 2
- Mục tiêu: Củng cố lại khái niệm về thể tích xi lanh bao gồm thể tích toàn phần, thể tích buồng cháy và thể tích công tác: Người học có thể kéo và rê từng cặp để tìm đáp án hoặc nhập trực tiếp phương án ở cột bên trái.
Thể tích toàn phần xác định khi pit tông ở điểm chết dưới.
Thể tích buồng cháy xác định khi pit tông ở điểm chết trên.
Thể tích công tác giới hạn bởi hai điểm chết.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và khi trình chiếu.
- Âm thanh: Bản nhạc không lời “Mariage Damour” - Richard Clayderman
10. Side 10: Đặc điểm động cơ 4 kì
- Nội dung: Giới thiệu một số dặc điểm cơ bản (cấu tao và nguyên lí chung) của động cơ 4 kì.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và hiệu ứng trình chiếu.
+ Hình ảnh cấu tạo và nguyên lí chung của động cơ điêzen 4 kì.
- Âm thanh: Trước khi đi vào tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ 4 kì ta cần lưu ý một số đặc điểm sau:
Về cấu tạo thì trên náp máy của động cơ 4 kì có bố trí các xupap để đóng mở các cửa khí và vòi phun để phun nhiên liệu điêzen vào buồng cháy.
Về nguyên lí chung: Đối với động cơ 4 kì thì trong một chu trình làm việc pit tông sẽ thực hiện 4 hành trình, tương ứng với mỗi hành trình sẽ là một kì và tương ứng với mỗi kì sẽ là một quá trình, cụ thể: Kì 1 sẽ là kì nạp, kì 2 là kì nén, kì 3 là kì cháy và kì 4 là kì thải.
Và ta cũng biết chia theo nhiên liệu động cơ 4 kì gồm hai loại là động cơ điêzen 4 kì và động cơ xăng 4 kì. Ngay sau đây ta sẽ lần lượt đi tìm hiểu nguyên lí làm việc của hai loại động cơ này.
Phần II, Nguyên lí làm việc của động cơ điêzen 4 kì
11. Side 11: Kì nạp của động cơ điêzen 4 kì
- Nội dung: Tìm hiểu hoạt động của kì nén khi động cơ làm việc.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và hiệu ứng trình chiếu.
+ Video hoạt động của động cơ ở kì nạp (thực hiện nhiều lần).
- Âm thanh: Kì đầu tiên – Kì nạp: 
Ở kì này động cơ sẽ nạp không khí vào xi lanh thông qua cửa nạp. Hình ảnh chúng ta đang quan sát chính là hình ảnh động cơ đang nạp không khí vào xi lanh. Quan sát video chúng ta sẽ cùng đi phân tích một số đặc điểm của động cơ ở kì nap, bao gồm: Sự chuyển động của pit tông? Tác nhân gây ra chuyển động của pit tông? Vị trí các xupap? Trạng thái khí bên trong xi lanh?
Như vậy sau khi quan sát video ta thấy. Ở kì này:
Pittông chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD. Xupap nạp mở, xuppáp thải đóng.
Pittông được trục khuỷu dẫn động đi xuống: Thể tích xi lanh tăng, áp suất trong xi lanh giảm. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên ngoài và bên trong trong xi lanh nên không khí sẽ được nạp vào xi lanh qua đường ống nạp. Ki pit tông xuống đến ĐCD thì kết thúc kì nạp.
12. Side 12: Kì nén của động cơ điêzen 4 kì
- Nội dung: Tìm hiểu hoạt động của kì nén khi động cơ làm việc.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và hiệu ứng trình chiếu.
+ Video hoạt động của động cơ ở kì nén (thực hiện nhiều lần).
- Âm thanh: Kì thứ hai – Kì nén: Mời các em cùng tiếp tục quan sát video hoạt động của động cơ ở kì nén để cùng phân tích một số đặc điểm hoạt động của động cơ ở kì này. Sau khi quan sát ta sẽ thấy ở kì này:
Pittông chuyển động từ ĐCD lên ĐCT. Cả 2 xupap đều đóng.
Pittông được trục khuỷu dẫn động đi lên: Thể tích xi lanh giảm, áp suất trong xi lanh tăng, nhiệt độ trong xi lanh cũng tăng dần. 
Cuối kì nén vòi phun phun nhiên liệu điêzen vào buộng cháy. Khi pit tông lên đến ĐCT thì kết thúc kì nén.
13. Side 13: Kì cháy của động cơ điêzen 4 kì
- Nội dung: Tìm hiểu hoạt động của kì cháy khi động cơ làm việc. Nhấn mạnh kì này là kì duy nhất sinh công.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và hiệu ứng trình chiếu.
+ Video hoạt động của động cơ ở kì cháy dãn nở (thực hiện nhiều lần).
- Âm thanh: Kì thứ ba– Kì cháy dãn nở hay còn gọi là kì nổ: Quan sát video ta dễ dàng nhận thấy tiếng nổ. Đó là do hòa khí tự bốc cháy sinh ra. Do vậy ta có thể kết luận:
Pittông chuyển động từ ĐCT xuống ĐCD. Cả 2 xupap vẫn đóng..
Nhiên liệu được phun tơi vào buồng cháy cuối kì nén ở nhiệt độ và áp suất cao sẽ tự bốc cháy. Khí cháy ở nhiệt độ và áp suất lớn sẽ đẩy pit-tông đi xuống qua thanh truyền làm trục khuỷu quay. Vì vậy kì này được gọi là kì sinh công, hay nói cách khác, kì này là kì tạo ra momen quay cho trục khuỷu để duy trì sự chuyển động của pit tông ở các kì còn lại. Khi pit tông xuống đến ĐCD thì kết thúc kì cháy.
14. Side 14: Kì thải của động cơ điêzen 4 kì
- Nội dung: Tìm hiểu hoạt động của kì thải khi động cơ làm việc. 
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và hiệu ứng trình chiếu.
+ Video hoạt động của động cơ ở kì thải (thực hiện nhiều lần).
- Âm thanh: Kì cuối cùng– Kì thải: Quan sát video kì thải ta thấy: Pit-tông chuyển động từ ĐCD lên ĐCT. Xuppap nạp đóng, xupap thải mở. Pit-tông được trục khuỷu dẫn động đi lên: Thể tích xi lanh giảm, áp suất trong xi lanh tăng. Do sự chênh lệch áp suất giữa bên ngoài và bên trong nên khí cháy sẽ được thải ra ngoài qua cửa thải.
 Khi pit- tông đến điểm chết trên kết thúc một chu trình làm việc và chu trình làm việc mớilại bắt đầu.
15. Side 15: Tổng hợp chu trình làm việc
- Nội dung: Quan sát tổng thể một chu trình làm việc của động cơ (nạp, nén, cháy dãn nở và thải khí).
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và hiệu ứng trình chiếu.
+ Video tổng hợp chu trình làm việc của động cơ (thực hiện nhiều lần).
- Âm thanh: Tóm lại trong chu trình làm việc của đọng cơ điêzen 4 kì chỉ có kì cháy dãn nở là kì duy nhất sinh công. Các kì còn lại là các kì tiêu tốn công, hay nói cách khác kì này là kì tạo ra momen quay cho trục khuỷu để duy trì sự chuyển động của pit tông ở các kì còn lại.
16. Side 16: Nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì
- Nội dung: Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì, qua đó chỉ ra điểm giống và khác với động cơ điêzen 4 kì.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và hiệu ứng trình chiếu.
+ Video mô hình hoạt động của động cơ xăng 4 kì (thực hiện nhiều lần).
- Âm thanh: Ta sang phần II – Tìm hiểu nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì. Hình ảnh chúng ta đang quan sát chính là mô hình hoạt động của động cơ xăng 4 kì. Về cơ bản nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì cũng tương đối giống của động cơ điêzen 4 kì. Chỉ khác ở 2 điểm sau:
Kì nạp:
 + Động cơ điêzen: Khí nạp vào xi lanh động cơ là không khí.
 + Động cơ xăng: Nạp hòa khí (hỗn hợp không khí và xăng).
Cuối kì nén:
 + Động cơ điêzen: Vòi phun phun nhiên liệu điêzen vào buồng cháy.
 + Động cơ xăng: Buzi bật tia lửa điện đốt cháy hoà khí. Vì hòa khí này là không thể tự bốc cháy
17. Side 17: Câu hỏi tương tác 3
- Mục tiêu: Củng cố lại khái niệm về động cơ đốt trong bằng việc điền từ “nhiệt” vào chỗ trống: “Động cơ đốt trong là loại động cơ nhiệt trong đó quá trình đốt cháy nhiên liệu để sinh nhiệt và quá trình biến đổi nhiệt năng thành công cơ học diễn ra ngay bên trong xi lanh động cơ”.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và khi trình chiếu.
- Âm thanh: Bản nhạc không lời “Mariage Damour” - Richard Clayderman.
18. Side 18: Câu hỏi tương tác 4
- Mục tiêu: Củng cố lại đặc điểm cấu tạo của động cơ đốt trong bằng việc ghép các cặp phương án đúng: Pittông chuyển động tịnh tiến, thanh truyền chuyển động lắc, trục khuỷu chuyển động quay.
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và khi trình chiếu.
- Âm thanh: Bản nhạc không lời “Mariage Damour” - Richard Clayderman.
19. Side 19: Câu hỏi tương tác 5
- Mục tiêu: Củng cố lại việc nghiên cứu chu trình làm việc của động cơ đốt trong bằng việc lựa chọn một trong 4 phương án sao cho đúng.
“Trong chu trình làm việc của đọng cơ điêzen 4 kì chỉ có kì cháy dãn nở là kì duy nhất sinh công. Các kì còn lại là các kì tiêu tốn công, hay nói cách khác kì này là kì tạo ra momen quay cho trục khuỷu để duy trì sự chuyển động của pit tông ở các kì còn lại”
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và khi trình chiếu.
. - Âm thanh: Bản nhạc không lời “Mariage Damour” - Richard Clayderman
20. Side 20: Câu hỏi tương tác 6
- Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về nguyên lí làm việc của động cơ xăng 4 kì:
- Hình ảnh: Xử lí hình ảnh bằng tổ hợp các phần mềm, bao gồm:
+ Adobe Photshop 8.0 để tạo nền cho nội dung của trang trình chiếu.
+ Microsoft Powpoint 2010 để tạo nội dung chữ và khi trình chiếu.
- Âm thanh: Bản nhạc không lời “Mariage Damour” - Richard Clayderman
21. Side 21: Tài liệu tham khảo
- Âm thanh: Bản nhạc không lời “Mariage Damour” - Richard Clayderman

Tài liệu đính kèm:

  • docthuyet_minh_bai_giang_cong_nghe_lop_11_tiet_27_bai_21_nguyen.doc
  • docxFILE GHI AM BAI GIANG.docx