Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 11 - Hợp chất của Cacbon - Phan Nam Trà

Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 11 - Hợp chất của Cacbon - Phan Nam Trà

Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử:

- Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành được ngay sau các nội dung lí thuyết.

- Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập.

- Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau.

2.1. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng

a. Ngoài các slide giới thiệu và kiểm tra còn tất cả các slide đều đồng nhất để người học tập trung vào nội dung học tập.

b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học.

c. Chữ trình bày rõ ràng theo font Times New Roman.

d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động và mỗi bài tập đều hướng dẫn cách làm (có video hướng dẫn mẫu qua ví dụ minh hoạ).

e. Mỗi bài tập đều có thống kê kết quả và nút lệnh kiểm tra kết quả để người học đối chiếu để xem mình đã hoàn thành nội dung gì và mình chưa hoàn thành nội dung gì.

pdf 29 trang Ngát Lê 25/10/2024 690
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Thuyết minh bài giảng Hóa học Lớp 11 - Hợp chất của Cacbon - Phan Nam Trà", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BẢN THUYẾT MINH 
BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ E- LEARNING 
BÀI: HỢP CHẤT CỦA CACBON 
 I. THÔNG TIN GIÁO VIÊN 
Nhóm giáo viên: 
1. Cô Phan Nam Trà Điện thoại: 097 059 800 
 Email: namtra87@quangbinh.edu.vn 
2. Thầy Hoàng Tiến Sơn Điện thoại: 01664 597 844 
 Email: tienson83@quangbinh.edu.vn 
3. Cô Phan Duy Phượng Điện thoại: 0915 085 492 
 Email: duyphuong@quangbinh.edu.vn 
Tên sản phẩm: Giáo án E- learning song ngữ ( Việt – Anh) 
Bài: Hợp chất của cacbon 
Môn học: Hóa học 
Đơn vị: THPT Ngô Quyền – Huyện Bố Trạch – Tỉnh Quảng Bình 
Giấy phép dự thi: CC-BY-SA 
II. PHẦN THUYẾT MINH 
1. Lý do chọn phần mềm 
Trong xu thế hiện nay thì công nghệ thông tin là một nhu cầu không thể thiếu 
trong mọi lĩnh vực của chúng ta. Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào trong 
ngành giáo dục rất là cần thiết. Đó là nhu cầu học tập, tiếp cận với công nghệ thông tin 
ngày càng phát triển để các em học sinh tiếp thu được những kiến thức mới, những 
khoa học mới và trở thành những chủ nhân tương lai của đát nước. Ngoài hình thức 
giáo dục trực tiếp trên lớp học, các hoạt động GD ngoài giờ lên lớp v. thì học trực 
tuyến đang là một hình thức mới và được nhiều người hưởng ứng và áp dụng bởi tính 
chủ động về mặt thời gian và phong phú hình thức học tập, học sinh tự học, tự nghiên 
cứu và nắm được nội kiến thức của bài tốt. 
Đáp ứng nhu cầu cần thiết cho việc học tập của các em học sinh trong giai đoạn 
này. Bộ GD&ĐT đã khuyến khích mọi giáo viên ở các cấp học mở rộng hình thức 
dạy – học cho học sinh bằng khả năng đào tạo áp dụng cách ứng dụng công nghệ 
thông tin vào giảng dạy đặc biệt là áp dụng những tính năng vượt trội của một số phần 
mềm vào việc thiết kế bài giảng điện tử E - Learning. 
Với thời buổi công nghệ thông tin bùng nổ thì hiện nay có rất nhiều các phần 
mềm được ứng dụng, sử dụng để thiết kế bài giảng điện tử như Violet, Lecture maker, 
Adobe captivate, Adobe presenter, Ispring...v..v. Mỗi phần mềm đều có những ưu 
điểm và thế mạnh vượt trội của nó. Quan trọng là đáp ứng chuẩn quốc tế về E-
Learning là HTML 5. 
Qua nghiên cứu, thực hành, sử dụng một số phần mềm để làm giáo án áp dụng 
trong giảng dạy. Tôi thấy phần mềm Ispring có ưu điểm tốt và dễ sử dụng nên tôi 
quyết định chọn phần mềm Ispring Suite 8 để thiết kế bài giảng của mình. Tôi muốn 
tận dụng, kết hợp khả năng thiết kế bài giảng một cách mềm dẻo của Powerpoint, 
Ispring giúp chuyển đổi các bài trình chiếu Powerpoint sang dạng tương tác 
multimedia, có lời thuyết minh (narration), có thể câu hỏi tương tác (quizze) và khảo 
sát (surveys), tạo hoạt động điều khiển dẫn dắt chương trình (animation), và tạo mô 
phỏng (simulation) một cách chuyên nghiệp. Ispring đó b iến Powerpo in t t hành 
cụng cụ soạn bà i g i ảng E -Learning, có thể tạo bài giảng để học sinh tự học, tự 
suy nghĩ có thể ghi lại lời giảng, bài giải hình ảnh bạn giảng bài, chèn các câu hỏi 
tương tác, chèn các bản flash, chèn các hoạt động ghi lại từ bất cứ phần mềm nào khỏc 
qua flash, có thể đưa bài giảng lời giảng trực tuyến Bài giảng điện tử E-Learning 
được đưa trực tiếp vào hệ thống Moodle (mã nguồn mở) quản lý tài nguyên và quản lý 
học tập. Phần mềm này như là một add-in tích hợp với MS PowerPoint, một ứng dụng 
được hầu hết các giáo viên nắm bắt và sử dụng trong các tiết dạy có ứng dụng CNTT. 
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: 
- Giúp người học nắm được kiến thức cả về lí thuyết và thực hành. Với những 
hướng dẫn cụ thể nhưng đề cao tính tự học do đó người học hiểu bài và thực hành 
được ngay sau các nội dung lí thuyết. 
- Đề cao tính tự học của tất cả các đối tượng và bài giảng điện tử e-Learning đáp 
ứng được các nhu cầu trong quá trình học tập. 
- Ưu việt trong thích ứng các hoàn cảnh học tập và tạo ra các điều kiện để người 
học có thể tự học ở các thời điểm khác nhau, không bị ràng buộc về không gian, thời 
gian cũng như mọi hoàn cảnh khác nhau. 
2.1. Tuân thủ các quy định trong trình bày bài giảng 
a. Ngoài các slide giới thiệu và kiểm tra còn tất cả các slide đều đồng nhất để 
người học tập trung vào nội dung học tập. 
b. Màu sắc các slide không lòe loẹt và không rối mắt người học. 
c. Chữ trình bày rõ ràng theo font Times New Roman. 
d. Hệ thống bài giảng theo các hoạt động và mỗi bài tập đều hướng dẫn cách làm 
(có video hướng dẫn mẫu qua ví dụ minh hoạ). 
e. Mỗi bài tập đều có thống kê kết quả và nút lệnh kiểm tra kết quả để người học 
đối chiếu để xem mình đã hoàn thành nội dung gì và mình chưa hoàn thành nội dung 
gì. 
2.2. Kĩ năng thiết kế Multimedia 
a. Các slide đều có sử dụng Audio để giảng bài và hướng dẫn giúp người học sử 
dụng đa kênh trong học tập (nghe, xem, thực hành ) 
b. Có các video ghi hình giáo viên giảng bài và các nội dung giới thiệu, chuyển 
tiết, củng cố . 
c. Có hình ảnh trong các bài tập, các clips minh họa cho các nội dung kiến thức 
của bài học. 
d. Có sử dụng các phần mềm cắt, chạy chữ, dựng phim như Proshow Producer, 
CyberLink PowerDirector 
 e. Công nghệ: Đóng gói theo chuẩn HTML5 của thể lệ quy định. Sản phẩm thân 
thiện khi sử dụng trong môi trường học tập online hoặc offline rất phù hợp trong tình 
hình học tập hiện nay của Việt Nam và thế giới. 
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV 
Hệ thống các câu hỏi trong bài giảng mang tính gợi mở kích thích người học qua 
hệ thống tương tác tích cực để khắc sâu và củng cố nội dung bài học. 
Câu hỏi tập trung kích thích tư duy và động não người học trong việc đưa ra vấn 
đề và giải quyết vấn đề. Dạy học lấy người học làm trung tâm và vì lợi ích của người 
học. 
Sử dụng đa dạng các kiểu tương tác và khai thác triệt để tính ưu việt của phần 
mềm cũng như các phần mềm hỗ trợ thực hiện các ý đồ thiết kế tăng khả năng tự học 
của người học. 
2. Mục tiêu chính của việc xây dựng các bài giảng điện tử: 
- Giúp người học hiểu bài dễ hơn, chính xác hơn. Biết cách vận dụng kiến thức 
để giải các bài tập. 
- Đề cao tính có thể tự học nhờ bài giảng điện tử, đáp ứng tính cá thể trong học 
tập. 
- Giúp người học có thể tự học ở mọi nơi, mọi lúc. 
2.1. Trình bày bài giảng: 
Màu sắc không lòe loẹt, dễ nhìn 
Chữ đủ to, rõ. 
Mỗi slide đều có nội dung chủ đề. 
Có slide ngăn cách khi chuyển chủ đề lớn. 
2.2. Kĩ năng Multimedia: 
 Có âm thanh 
 Có video ghi giáo viên giảng bài. 
 Có hình ảnh, video clips minh họa nội dung kiến thức bài học. 
 Cụng nghệ: Chuẩn HTML5, có thể online hay offline, có thể sử dụng 
trên mang tính hay máy điện thoại 
2.3. Nội dung các câu hỏi của GV: 
Các câu hỏi GV đưa ra ở đây mang tính gợi mở, hướng dẫn, củng cố nội dung bài 
học. Các câu hỏi được xây dựng nhằm kích thích tính động não của người học, thực 
hiện phương châm lấy người học làm trung tâm, chú trọng tính chủ động. Có những 
nội dung gv đưa ra cho học sinh làm trong thời gian nhất định sau đó giáo viên đưa ra 
kết quả cho học sinh so sánh với bài làm của học sinh đã làm. 
3. Tóm tắt bài giảng 
STT Nội dung trình chiếu 
Mục tiêu và ý tưởng 
thiết kế 
Slide 1 
Giới thiệu 
Trang mở đầu giới thiệu 
những thông tin liên quan 
đến nhóm giáo viên và 
tên bài giảng, kết hợp với 
âm thanh nhạc nền 
 Slide 2 
Giới thiệu 
Trang mở đầu giới thiệu 
những thông tin liên 
quan đến nhóm giáo 
viên và tên bài giảng, 
kết hợp với âm thanh 
nhạc nền bằng tiếng anh 
Slide 3: 
Tên bài học 
Giới thiệu tên bài học 
kèm hiển thị lời mở đầu 
bằng tiếng anh. 
Giáo viên giới thiệu vào 
bài học bằng một đoạn 
video kết hợp với nhạc 
bên cạnh tên bài học. 
Slide 4: 
 Video mở đầu 
- Tác hại của việc dùng 
bếp than qua một đoạn 
phim ngắn có phụ đề 
bằng tiếng anh. 
- Các diễn viên trong 
đoạn phim ngắn đã bị 
khó thở, nhức đầu, mê 
man là do ngộ độc khí 
CO. 
- Từ đó dẫn dắt vào nội 
dung đầu tiên 
A. Cacbon monooxit. 
Slide 5: 
CACBON 
MONOOXIT 
I. Tính chất vật lí 
- Giáo viên đặt vấn đề 
“Tại sao các nhân vật 
trong đoạn phim có các 
triệu chứng như nhức 
đầu, hoa mắt, buôn nôn 
thậm chí là mê man bất 
tỉnh là do đâu?” 
- GV giới thiệu nội 
dung A của bài học. 
- GV giảng về các Tính 
chất vật lí của CO được 
truyền tài bằng hiệu ứng 
trong Power Point kết 
hợp với thu âm và nhạc 
- Giáo viên lưu ý về tính 
chất “rất độc” của 
cacbon monooxit. 
Slide 6: 
Tính chất vật lí 
- GV đưa hình ảnh về 
các trạng thái của người 
khi hít phải CO kết hợp 
với thu âm và nhạc nền. 
- Qua loạt hình ảnh một 
lần nữa nhấn mạnh tính 
độc của cacbon 
monooxit. 
Slide 7: 
Tính chất hóa 
học 
Tính chất hóa học của 
CO 
- GV nhắc lại cấu tạo 
phân tử CO, do có liên 
kết ba bền vững nên CO 
kém hoạt động ở điểu 
kiện thường và chỉ hoạt 
động nếu ở nhiệt độ 
cao. 
- GV chiếu đồng thời 
nếu tính chất 1 của CO 
- GV nhấn mạnh tính 
chất nổi trội của CO là 
tính khử, và các phản 
ứng chỉ xãy ra ở nhiệt 
độ cao. Biểu diễn các số 
oxi hóa bằng màu đỏ để 
HS dễ dàng nhận ra. 
- Lời giảng được truyền 
đạt bằng thu âm kết hợp 
âm nhạc không lời nhẹ 
nhàng. 
Slide 8: 
Tính chất hóa 
học 
- GV đưa ra phản ứng 
khử oxit kim loại của 
CO, đó là phản ứng 
được sử dụng nhiều 
trong ngành luyện kim. 
- GV chú ý điều kiện 
những oxit của KL sau 
Al thì bị khử bởi CO. 
- Tính chất hóa học của 
CO được truyền đạt 
bằng thu âm và nhạc 
Slide 9: 
CACBON 
MONOOXIT 
III. Điều chế 
- Đưa ra cách thức điều 
chế CO trong phòng thí 
nghiệm. 
- Điều chế CO trong 
phòng được truyền đạt 
bằng thu âm và nhạc, 
hình ảnh mô phỏng thí 
nghiệm. 
Slide 10: 
Điều chế 
- Giáo viên giới thiệu 
các phương pháp tạo ra 
CO trong công nghiệp. 
- Điều chế CO trong 
công nghiệp, giới thiệu 
về thành phần khí than 
ướt được truyền đạt 
bằng thu âm và nhạc, 
hình ảnh. 
Slide 11 : 
Điều chế 
- Phương pháp lò gas để 
điều chế CO. 
- Giới thiệu thành phần 
của khí lò gas. 
- Giáo viên lưu ý ứng 
dụng của khí than ướt 
và khí lò gas trong việc 
làm nhiên liệu khí. 
Slide 12: 
Điều chế 
Mô hình sơ đồ lò gas và 
mô hình hệ thống luyện 
kim. 
Slide 13 : 
Liên hệ thực tiễn 
Liên hệ thực tiễn “Kỹ 
năng thoát hiểm” Xử lý bị 
ngạt khí CO, học sinh 
tham khảo bằng cách bấm 
vào biểu tượng theo 
đường link. HS chỉ xem 
được video này nếu máy 
tính đang được kết nối 
mạng. 
m/watch?v=wPb2h1PL
Ozg 
Slide 14 : 
Hệ thống câu hỏi 
kiểm tra kiến 
thức phần CO 
GV đưa ra các câu hỏi 
tương tác về nội dung 
CO nhằm cũng cố kiến 
kiến thức cho HS, với 
hệ thống câu hỏi phong 
phú. 
Trong gói câu hỏi ở nội 
dung này có 8 câu 
Câu 1: Dạng câu hỏi 1 
lựa chọn đúng. 
Câu hỏi có mục đích 
kiểm tra lại tính chất vật 
lí của CO, khắc ghi tính 
độc của chất khí này 
Câu 2: Dạng câu hỏi 
điền câu trả lời đúng. 
Hệ thống câu trả lời có 
sẵn. 
Nhằm giúp HS biết một 
trong những biện pháp 
tránh ngộ độc khí than. 
 Câu 3: Dạng câu hỏi 
đúng sai. 
Giúp HS nhớ lại đầy đủ 
các tính chất vật lí quan 
trọng của CO. 
Câu 4: Dạng câu hỏi 1 
lựa chọn đúng. 
Giúp HS nắm được CO 
chỉ khử được các oxit 
của các kim loại sau Al 
trong dãy hoạt động hóa 
học. 
Câu 5: Dạng câu hỏi 
điền khuyết (HS tự đánh 
câu trả lời) 
- HS biết được chất có 
thể dùng để điều chế 
CO trong phòng thí 
nghiệm. 
- Ở đây học sinh có thể 
đánh công thức bằng 
chữ thường hoặc chữ 
hoa đều chấp nhận 
được. 
 Câu 6: Dạng câu chọn 
đáp án đúng 
- Rèn kĩ năng nhạy bén 
trong việc xác định tính 
chất hóa học của CO 
Câu 7: Củng cố thành 
phần CO của khí than 
ướt. 
- Ghi nhớ thành phần 
của khí than ướt để từ 
đó biết ứng dụng của 
khí than ướt trong 
ngành nhiên liệu. 
Câu 8: Kiểm tra khả 
năng khử oxit kim loại 
của CO. 
- Củng cố phần tính 
chất chất hóa học của 
CO, rèn khả năng viết 
phương trình phản ứng. 
Slide 15: 
Giới thiệu về 
CO2 
- GV đặt câu hỏi loạt 
hình ảnh sau gợi các em 
liên tưởng tới hợp chất 
gì? 
- Là một khí sinh là từ 
sự cháy 
- GV đưa ra hình ảnh 
cháy rừng và ngọn nến 
cháy 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 16: 
Giới thiệu về 
CO2 
- Là khí quan trọng nhất 
của quá trình quang 
hợp. 
- Phần quá trình quang 
hợp HS đã được biết ở 
môn sinh học. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 17: 
Giới thiệu về 
CO2 
- Là nguyên nhân chính 
gây ra hiệu ứng nhà 
kính. 
- Kiến thức hiệu ứng 
nhà kính hầu như không 
còn xa lạ với mỗi người 
đặc biệt là HS vì đây là 
kiến thức hầu như có 
trong tất cả các môn 
học. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 18: 
Giới thiệu về 
CO2 
- Được gọi là nước đá 
khô khi tạo thành khối 
rắn trắng. 
- Tên gọi nước đá khô 
đang mới với học sinh, 
nhưng có nhiều em đã 
biết thì đây là lúc giúp 
HS củng cố thêm một 
kiến thức thực tế. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 19: 
Giới thiệu về 
CO2 
- Ứng dụng nước đá khô 
trong hiệu ứng khói sân 
khấu. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 20: 
Giới thiệu về 
CO2 
- Hiển thị hình ảnh trái 
đất và mũi tên loại bỏ 
khí CO2 ra khỏi trái đất. 
- HS sẽ biết được CO2 
là một chất khí có ảnh 
hưởng, có tác dụng như 
thế nào và muốn được 
hiểu rõ thêm về CO2. 
Từ đó khi vào nội dung 
mới sẽ hay hơn. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 21: 
Cacbon đioxit 
- GV nhắc lại CTCT 
của cacbon đioxit và 
cấu trúc thẳng của phân 
tử CO2. Nội dung về 
cấu tạo phân tử nằm 
trong chương liên kết 
hóa học ở lớp 10. 
 - Đưa ra đầy đủ các 
tính chất vật lí của CO2 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 22: 
Tác dụng của 
nước đá khô 
- Hình ảnh về ứng dụng 
của nước đá khô. 
- Giáo viên bổ sung ở 
nước ngoài HS vẫn 
thường làm các thí 
nghiệm vui về nước đá 
khô. 
- GV gợi ý HS có thể 
xem các thí nghiệm vui 
ở phần thư viện cuối bài 
học. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm 
nhạc. 
Slide 23: 
Tính chất hóa 
học 
- Giới thiệu về tính chất 
hóa học của khí 
cacbonic, từ tính chất 
không cháy không duy 
trì sự cháy suy ra ứng 
dụng của các bình chữa 
cháy. 
- GV lưu ý không dùng 
CO2 để dập tắt các đám 
cháy bằng kim loại. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 24: 
Tính chất hóa 
học 
- Cacbon dioxit là một 
oxit axit, lưu ý khả năng 
tan trong nước để tạo ra 
axit cacbonic là rất ít, 
biểu diễn dấu 2 chiều. 
- CO2 có tính chất 
chung của một oxit axit 
đó là khả năng phản ứng 
với oxit bazo và bazo 
tạo muối. 
- GV lưu ý với HS về 
sản phẩm tạo thành, làm 
thế nào để xác định 
được muối gì tạo thành 
sau phản ứng. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 25: 
Điều chế 
- Cách điều chế CO2 
trong PTN và trong 
công nghiệp. 
- Ở nội dung này phải 
giúp HS biết nguyên tác 
điều chế CO2 trong PTN 
là cho muối cacbonat 
tác dụng với dung dịch 
axit. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 26: 
Liên hệ thực tiễn 
- GV thiết kế video về 
biến đổi khí hậu, các hệ 
quả kéo theo. 
- Sử dụng phần mềm 
Samtaria Studio để lòng 
ghép hai video vào 
nhau. Kết hợp với thu 
âm một số đoạn trong 
video. 
- Qua đoạn video HS sẽ 
giật mình suy nghĩ về 
việc biến đổi khí hậu 
trên thế giới hiện nay. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 27: 
Giải pháp giảm 
thiểu CO2 
- Cách giảm thiều khí 
CO2 mà tất cả mọi 
người đều có thể thực 
hiện được, giáo dục ý 
thức con người. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 27: 
Giải pháp giảm 
thiểu CO2 
- Trồng nhiều cây xanh 
sẽ tăng cường quá trình 
quang hợp giúp giảm 
lượng CO2 trong không 
khí đồng thời tang 
lượng oxi trong môi 
trường, giúp môi trường 
trong sạch hơn. 
- Được truyền đạt bằng 
hình ảnh âm nhạc 
Slide 28: 
Giải pháp giảm 
thiểu CO2 
- Hình ảnh về nguồn 
nguyên liệu thay thế đó 
là nguyên liệu hyđro. 
- Đây là nguồn nguyên 
liệu thân thiện với môi 
trường. 
- Được truyền đạt bằng 
hình ảnh âm nhạc 
Slide 29: 
Giải pháp giảm 
thiểu CO2 
- Được truyền đạt bằng 
hình ảnh âm nhạc 
Slide 30: 
Giải pháp giảm 
thiểu CO2 
Được truyền đạt bằng 
hình ảnh âm nhạc 
Slide 32: 
Giải pháp giảm 
thiểu CO2 
- Được truyền đạt bằng 
hình ảnh âm nhạc 
Slide 33: 
Giải pháp giảm 
thiểu CO2 
- Các hội nghị trên thế 
giới về vấn đề môi 
trường, biến đổi khí 
hậu. 
- Được truyền đạt bằng 
hình ảnh âm nhạc 
Slide 34: 
Giải pháp giảm 
thiểu CO2 
- Các hội nghị bảo vệ 
môi trường tại Việt 
Nam 
- Được truyền đạt bằng 
hình ảnh âm nhạc 
Slide 35: 
Gói câu hỏi 
cacbon đioxit 
Hệ thống câu hỏi củng 
cố phần cacbon đioxit 
Câu 1: HS một lần nữa 
nhớ lại nước đá khô 
chính là CO2 ở dạng 
rắn. 
 Câu 2: Ngoài tính chất 
là oxit axit thì do trong 
phân tử CO2 nguyên tử 
C có số oxi hóa +4 nên 
CO2 sẽ thể hiện tính oxi 
hóa. Chính vì thế không 
được dùng CO2 để dập 
tắt các đám cháy bằng 
kim loại. 
Câu 3: HS sẽ áp dụng 
tính tỷ lệ số mol NaOH/ 
số mol CO2 để từ đó 
dựa vào giá trị tìm được 
xác định được loại muối 
tạo thành. 
Câu 4: Câu hỏi ghép cột 
A với cột B cho phù 
hợp. 
- Câu hỏi này sẽ giúp 
học sinh cũng cố tính 
chất hóa học của 
cacbon, cacbon đioxit, 
cacbon monooxit. 
Câu 5: Câu hỏi điền 
khuyết, ở đây mỗi ý đều 
có 3 phương án để học 
sinh lựa chọn. 
Cũng cố lại phương 
trình phản ứng điều chế 
CO2 trong PTN. 
 Câu 6: Câu hỏi nhiều 
lựa chọn. 
- Giúp HS nêu ra được 
các biện pháp nhằm 
giảm thiểu lượng CO2 
trong không khí. 
Câu 7: Câu hỏi kéo thả 
HS nắm được hiện 
tượng xãy ra khi thổi 
khí cacbonic vào dung 
dịch Ca(OH)2 
Câu 8: Câu hỏi lựa chọn 
1 đáp án đúng. 
HS viết phương trình từ 
đó tính được kết quả. 
Đây là một bài tập tính 
toán khá đơn giản nên 
HS có thể nhẩm được. 
Slide 36: 
C. Axit cacbonic 
và muối 
cacbonat 
I. Axit cacbonic 
- Các vấn đề liên quan 
đến axit cacbonic, 
hướng dẫn HS viết quá 
trình phân li theo nấc 
của axit cacbonic 
- Axit cacbonic không 
bền bị phân tích thành 
CO2 và H2O 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 37: 
II. Muối 
cacbonat 
- Các tính chất của hai 
loại muối cacbonat. 
- Bảng so sánh tính tan 
của hai loại muối. 
- Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm 
nhạc. 
Slide 38: 
Muối cacbonat 
- Bảng so sách tính chất 
hóa học của hai loại 
muối hidrocacbonat và 
cacbonat về khả năng: 
- Tác dụng với axit. 
- Tác dụng với dung 
dịch kiềm. 
- Phản ứng nhiệt phân. 
Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm 
nhạc. 
Slide 39: 
Muối cacbonat 
Chiếu hình ảnh đồng 
thời giới thiệu về ứng 
dụng của hợp chất 
cacbon. 
Được truyền đạt bằng 
thu âm kết hợp âm nhạc 
Slide 40: 
Bài tập củng cố 
Hệ thống câu hỏi củng 
cố phần axit cacbonic 
và muối cacbonat (gói 
này gồm 2 câu hỏi) 
 Câu 1: Chọn đáp án 
đúng. 
Qua câu hỏi toàn toàn 
bộ tính chất của axit 
cacbonic được thể hiện. 
Câu 2: Câu hỏi ghép nối 
Slide 41: 
Tóm tắt bài học 
- Tóm tắt các nội dung 
trọng tâm của bài. 
- Được truyền âm nhạc. 
Slide 42: 
Tóm tắt bài học 
- Tóm tắt các nội dung 
trọng tâm của bài. 
- Được truyền âm nhạc. 
 Slide 43: 
Kiểm tra cuối 
bài 
- Video giáo viên căn 
dặn học sinh trước khi 
kết thúc bài học kèm hệ 
thống gồm 10 câu hỏi 
tương tác với giúp học 
sinh cũng cố bài học. 
- Được truyền âm nhạc. 
Slide bắt đầu 
- Để có thể lưu lại được 
kết quả làm bài của 
mình sau khi học bài, 
HS phải điền tên và 
Email của mình vào. 
Kết quả sẽ được gửi về 
mail của HS. 
Câu 1: Chọn đáp án 
đúng 
- HS được xem một 
video, từ video đó HS 
lựa chọn đáp án đúng. 
(Bằng cách kích chuột 
vào mũi tên để làm to 
đoạn video) 
 Câu 2: Chọn đáp án 
đúng. 
Câu hỏi này giúp HS 
nắm được tính chất của 
oxit axit có thể phản 
ứng với dung dịch bazo 
và đặc biệt phản ứng 
giữa CO2 và dung dịch 
Ca(OH)2 là một phản 
ứng rất gần gũi. 
Câu 3: Giúp HS kiểm 
tra lại tính tan của các 
loại muối cacbonat. 
Câu 4: Dạng câu hỏi 
kéo thả 
Câu hỏi này đưa ra các 
tác dụng chữa bệnh đau 
dạ dày của thuốc 
Nabica. 
 Câu 5: Ghép hai cột cho 
đúng. 
- Kiểm tra lại tính chất 
của 3 loại chất vừa học 
Câu 6: Bài toán dự vào 
tỷ lệ số mol xác định 
các chất thu được. 
Câu 7: Dạng câu hỏi 
kéo thả 
- Giúp HS nhớ lại một 
lần nữa cách giải bài 
toán dựa vào tỷ lệ số 
mol của CO2 tác dụng 
với dd kiềm. 
Câu 8: Câu hỏi nhiều 
lựa chọn 
- Giúp HS mở rộng kiến 
thức, biết thêm về các 
tên gọi khác nhau của 
CO2 
Câu 9: Chọn đáp án 
đúng 
Nhớ lại quá trình quang 
hợp của cây xanh. 
Câu 10: Một bài toán 
hóa vừa rèn kĩ năng tính 
toán, vừa rèn tư duy suy 
luận logic. 
Slide 44: 
Thư viện 
- Soạn thảo thư viện bao 
gồm các thí nghiệm liên 
quan đến bài hợp chất 
Cacbon nhằm giúp học 
sinh tham khảo thêm. 
- Bao gồm các thí 
nghiệm: 
+ Điều chế CO2 
+ Khí CO2 làm đục 
nước vôi trong 
+ Thí nghiệm đốt cháy 
khí CO 
+ Thí nghiệm vui với 
nước đá khô. 
- Kết hợp giữa âm nhạc 
và lời giới thiệu. 
Slide 45: 
Sách điện tử 
Soạn thảo hệ thống câu 
hỏi trắc nghiệm liên 
quan đến Cacbon và 
hợp chất Cacbon nhằm 
giúp học sinh tham khảo 
thêm. 
Cuối sách có phần đáp 
án. 
Được truyền âm nhạc 
Hai trang đầu của quyển 
sách. 
Trang cuối cùng của 
quyển sách. 
 Slide 46: 
 Các tài liệu tham 
khảo. 
- Các tài liệu tham khảo 
được sử dụng trong 
trong trình soạn giảng, 
bao gồm: 
- Phần mềm soạn giáo 
án Ispring suite 8.0 
- Phần mềm cắt ghép 
video, chạy chữ 
proshow producer 
- Phần mềm camtasia 
studio 8 full crack giúp 
tách hình nền video, 
lòng hai video vào 
nhau. 
III. KẾT LUẬN. 
Trên đây là toàn bộ bản thuyết minh cho bài giảng E- Learning của tôi (nhóm 
chúng tôi) . Trong bài giảng chúng tôi đã khai thác các nội dung, phương pháp dạy học 
như: giảng giải, trực quan, phân tích, thực hành, thảo luận..v..v 
Qua cách học này đã tạo cho các em hứng thú học tập. Các em nắm bắt được bài 
học một cách dễ dàng, các em có thể học bất cứ lúc nào. Hình thức học này mang tính 
chất mở, thoải mái thông qua bài hát và trò chơi cũng như các câu hỏi trắc nghiệm 
được đánh giá bằng điểm số giúp học sinh tư duy và ghi nhớ bài tốt hơn. Qua sự 
hướng dẫn của giáo viên các em có thể tự tìm tòi và khai thác kiến thức. 
Để bài giảng của nhóm chúng tôi được tốt hơn nữa chúng tôi rất mong được sự 
góp ý, đánh giá về chuyên môn và cụng nghệ để chúng tôi có thể xây dựng một bài 
giảng điện tử hay hơn, hiệu quả hơn nữa. 
Xin chân thành cảm ơn! 
 Quảng Bình, tháng 10 năm 2016 
 Nhóm người thực hiện 
 1. Cô Phan Nam Trà 
 2. Thầy Hoàng Tiến Sơn 
 3. Cô Phan Duy Phượng 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfthuyet_minh_bai_giang_hoa_hoc_lop_11_hop_chat_cua_cacbon_pha.pdf