Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Bài ca ngất ngưởng
- Nội dung chủ yếu: thơ của ông mang màu sắc thời đại rõ rệt
+ Chí làm trai
+ Cảnh nghèo và nhân tình thế thái.
+ Triết lý hưởng lạc
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Bài ca ngất ngưởng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Baøi ca ngaát ngöôûngNguyeãn Coâng TröùI. Tìm hiểu chung:1. Tác giả: - Nguyễn Công Trứ (1778-1858), sinh ra trong gia đình nhà nho nghèo ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Ông chăm học, thông minh từ nhỏ, có tài, có chí, văn võ song toàn, có tài năng và nhiệt huyết trên nhiều lĩnh vực xã hội. - Là một người anh hùng yêu nước. - Lúc nhỏ sống trong nghèo khổ, song cũng trong thời gian này, ông được tiếp xúc với văn hóa sinh hoạt hát ca trù. - Năm 1819, ông thi đỗ Giải nguyên và được bổ làm quan, nhưng con đường làm quan của ông lận đận. - Nổi bật với lối “chơi ngông”, thể hiện qua nhiều vần thơ và giai thoại trong cuộc đời. - Tính cách: cương trực, phóng khoáng, thích hoạt động, yêu thích tự do nên sự nghiêp lận đận, không cố định. - Được người ta ghi nhớ với cái biệt danh “Vị quan ngông”. Đó là một cá tính khác người của Nguyễn Công Trứ. - Ông là nhà thơ xuất chúng, đóng vai trò quan trọng trong nền văn học Việt Nam. - Ông còn là một vị tướng đại tài. - Cuộc đời của Nguyễn Công Trứ đã làm được hai việc đáng chú ý khiến người đời cảm kích: khai hoang và giúp triều đình an dân.Sự nghiệp văn học: + Sáng tác hầu hết bằng chữ Nôm, thể loại ưa thích là hát nói (có hơn 60 bài). + Là một thể thơ nửa hát, nửa nói, có tính chất kể chuyện, là một điệu của ca trù. Thường dùng biểu đạt nội tâm phóng khoáng, cái chí thoát vòng cương tỏa, thoát vòng danh lợi để hưởng mọi lạc thú của cuộc đời trần thế. + Cốt cách của người tài tử cá tính, dám vượt lên trên những thông lệ của giáo phái phong kiến. + Hát nói tồn tại từ lâu về trước, song phải đến đầu TK XIX, hát nói mới thực sự được phổ biến. + Ông để lại một kho tàng văn học không quá đồ sộ, chủ yếu là thơ (trên 50 bài), hát nói (trên 60 bài) và 1 tập phú “Hàn nho phong vị phú”. - Nội dung chủ yếu: thơ của ông mang màu sắc thời đại rõ rệt + Chí làm trai + Cảnh nghèo và nhân tình thế thái. + Triết lý hưởng lạc2. Tác phẩm: - Hoàn cảnh sáng tác: ra đời khoảng năm 1848, không lâu sau khi cụ cáo quan. - Thể loại hát nói: + Một điệu của ca trù. + Thường kết hợp với những nhạc cụ phách, đàn, trống ca trù + Thực sự phổ biến vào đầu thế kỉ XIX mà công đầu thuộc về Nguyễn Công Trứ. - Nội dung: tổng kết cuộc đời sóng gió của tác giả, thái độ ngất ngưởng, tự tin trong suốt cuộc đời. - Bố cục: + 6 câu đầu: ngất ngưởng khi làm quan. + 10 câu tiếp: ngất ngưởng khi cáo quan. + 3 câu cuối: tổng kết cuộc đời.II. Đọc - hiểu văn bản:1. Cảm hứng chủ đạo: - “Ngất ngưởng” : được lặp lại 4 lần. + Nghĩa đen: từ láy tượng hình, gợi tư thế nghiêng ngã, không vững chãi, dễ lung lay. + Nghĩa bóng: thái độ ngông nghênh, khác thường vượt ra ngoài khuôn phép, quy cách của xã hội, tự đặt mình ở vị trí cao hơn người khác. → Lối sống vượt thế tục, lối chơi ngông thách thức xung quanh trên cơ sở nhận thức rõ tài năng và nhân cách bản thân. “Vũ trụ nội mạc phi phận sự, Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng. Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông, Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng. Lúc bình Tây, cờ đại tướng, Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.”2. “Ngất ngưởng” khi làm quan. “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” (“Mọi việc trong trời đất đều là phận sự của ta”) - Là một câu thơ chữ Hán → gợi sự trang trọng, thái độ kiêu hãnh→ Thái độ của bậc quân tử có tài kinh bang tế thế, sự dõng dạc, tự tin và ý thức sâu sắc về vai trò, trách nhiệm của chính mình. - Là quan niệm sống tiến bộ, phương châm hành thế xuất xứ từ những bậc Nho gia. “Ông Hi Văn tài bộ đã vào lồng” - Danh xưng độc đáo : “Hi Văn”+ “Hi”: Hiếm có, hi hữu + “Văn”: Văn chương - “Tài bộ”: Tài hoa → Đề cao tài năng xuất chúng, hơn người. → Giọng văn khoa trương nhưng không gây khó chịu - “Vào lồng”: a. Gợi sự trói buộc, giam hãm của những khuôn phép . b. Đặt tài năng sánh ngang với trời đất → Tài năng văn chương hiếm có “Khi Thủ khoa, khi Tham Tán, khi Tổng đốc Đông,Gồm thao lược đã đến tay ngất ngưởng.Lúc bình Tây, cờ đại tướng,Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.” - Thủ pháp liệt kê → Đảm nhận nhiều chức vụ, cả văn lẫn võ - Khoe tài năng hơn người + Giỏi văn chương (Thủ khoa, Tham tán, ) + Tài quân sự (thao lược, “cờ đại tướng”, ) - Thay đổi chức vị liên tục → Con đường làm quan lận đận. Sự nghiệp không thuận lợi, song lại chứng tỏ được tài năng hơn người của nhà thơ. Đấy là cách chơi ngông dựa trên bản lĩnh, tài năng và sự nghiệp của chính mình. “Đô môn giải tổ chi niên,Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởngKìa núi nọ phau phau mây trắng,Tay kiếm cung mà nên dạng từ bi,Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì, Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.Được mất dương dương người thái thượng,Khen chê phơi phới ngọn đông phong.Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,Không Phật, không Tiên, không vướng tục.” 3. Ngất ngưởng khi về hưu:* Những việc làm khác người, trêu ngươi: - Cưỡi bò vàng, đeo đạc ngựa → Sự chê trách, khinh miệt thói thích đàm tiếu, thị phi, thích phê phán người khác bằng phương thức khôi hài. - Đưa đào hát đi chùa, đi ngao du đây đó. → Thể hiện tính thích chơi ngông, đồng thời cho thấy sự yêu thích sâu sắc tới nghệ thuật ca trù. → Lối sống ngược ngạo, trái khoáy để ngạo đời thể hiện khát vọng tự do, tự tại của một con người muốn phá cách.* Sự thay đổi, chuyển biến trong cuộc đời: Tay cầm kiếm → dạng từ bi: - Sử dụng nghệ thuật đối lập: + Tay kiếm cung: người anh hùng tay nhuốm máu + Dạng từ bi: con người trần thế bình thường→ Bước chuyển mình trong cuộc đời thi sĩ: Rời bỏ công danh để về với lối sống giản dị của người bình thường, tay không bị máu tanh vấy bẩn; bảo vệ lối sống thanh sạch, sống an nhàn, nhàn thân lẫn nhàn tâm. Tâm hồn tự do, cái ngất ngưởng thật đến khôi hài, lập dị của một trang nam tử.Những quan niệm sống riêng biệt: - Không coi trọng chuyện được mất, khen chê, không mảy may bận tâm thị phi, đàm tiếu của cuộc đời. + Sử dụng từ ngữ tương phản, nghệ thuật đối giữa 2 câu thơ (“được mất”, “khen chê”).→ Khẳng định thái độ ngất ngưởng, không màng sự đời của mình. - Sống hết mình với cuộc đời, với bản thân. + Điệp từ “khi” cùng thủ pháp liệt kê “ca, tửu, các, tùng” - những thú vui, khoái lạc của người trần tục.→ Hành động theo ý nghĩ, theo sở thích cá nhân. + Điệp từ “không” → Hưởng lạc theo cách không giống ai song lại làm toát lên cái chất riêng của Nguyễn Công Trứ. Ngất ngưởng một cách tự do, phóng túng với bản thân, vượt qua những quy tắc hà khắc trong lễ giáo phong kiến.“Chẳng Trãi, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú.Nghĩa vua tôi trọn vẹn đạo sơ chung.Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” 4. Lời tổng kết cuộc đời:“Chẳng Trãi, Nhạc cũng vào phường Hàn, Phú,Nghĩa vua tôi trọn vẹn đạo sơ chung. Trong triều ai ngất ngưởng như ông!” - So sánh với các danh tướng thời xưa: khẳng định tài năng và lòng trung thành + “Trãi, Nhạc”, “Hàn Phú”: Những nguời nổi tiếng có sự nghiệp lớn lao, ghi danh trong sử sách Trung Quốc. → Xếp mình ngang hàng với những anh hùng + “Vẹn đạo sơ chung”: Khẳng định mình là một trung thần, đã làm tròn trách nhiệm với vua với dân, hoàn thành phận sự “trị gia bình quốc”. → Tác giả tự hào về những cống hiến của chính mình, cũng tự hào lối sống ngay thẳng, không cúi đầu của bản thân xứng đáng là một bậc Nho gia đáng được lưu danh sử sách. - So sánh với các vị quan trong triều: nhấn mạnh sự khác biệt về thái độ và quan niệm sống → Khẳng định lần nữa cá tính ngất ngưởng của Nguyễn Công Trứ, độc nhất vô nhị, khó ai sánh bằng.III. Tổng kết:1. Nội dung: - Thể hiện rõ nét cốt cách của người tài tử cá tính, bản lĩnh, phong cách của một thi sĩ dám bỏ ngoài những vòng vây vô hình của những quan niệm xã hội phong kiến lỗi thời. - “Bài ca ngất ngưởng” còn được ví như một bản tuyên ngôn của Nguyễn Công Trứ về chính cuộc đời mình cùng với những triết lý sống riêng biệt.2. Nghệ thuật: - Thể loại hát nói, lối tự thuật một cách tự do, phóng khoáng về câu chữ, vần nhịp. - Sử dụng đan xen các câu Hán và Nôm. - Sử dụng linh hoạt các từ mang tính khẩu ngữ, tạo sự sống động gần gũi.Töïa voâ lan can treân laàu caoNaâng ly ngaém hoa rôi khaép ñöôøngPhæ baùng ñeå ngoaøi taiTaâm voán kieân ñònh chæ sôï mieäng löôõi theá gianSau moät ñôøi xuaân thuNhaân quaû naêm xöa ñeàu chæ laø “nghe noùi”Maëc lôøi ñoàn tröôùc maétTaám loøng nhieät huyeát caàn chi giaûi thíchTheá söï coù ngaøn ngöôøi, ngaøn lôøi, ngaøn boä maëtHà Tĩnh xưa văng vẳng khúc ca trùIn một tiếng vào lòng Uy ViễnVững vàng lớn khôn, nam nhi toàn tài võAnh hùng ca một thở phải ghi danhNợ nước nợ dân vốn gánh lấy trên vai.Thị phi chốn quan trường, không ngạiÔm chí lớn lại nửa đời ngất ngưởngNgất ngưởng làm quan tới ngất ngưởng từ quanChe miệng thế gian bằng đạc ngựa bò vàngHỡi tổng đốc Đông, ai ngông nghênh như ông?An hưởng hoan lạc thường một chuyệnThế nhân cười nhưng chẳng dám chêCông trạng kia còn lừng lẫy bốn bềÔng đại tướng đâu chỉ là người ngất ngưởngNam tử hán lòng mang đất nướcGần đất xa trời vẫn nặng nợ quê hươngThừa Thiên cười người chẳng tầm thườngRồi đây Ủ một vò tế ông Công TrứHà Tĩnh xưa văng vẳng khúc ca trùIn một tiếng vào lòng Uy ViễnVững vàng lớn khôn, nam nhi toàn tài văn võAnh hùng ca một thở phải ghi danhNợ nước nợ dân vốn gánh lấy trên vai.Thị phi chốn quan trường, không ngạiÔm chí lớn lại nửa đời ngất ngưởngNgất ngưởng làm quan tới ngất ngưởng từ quanChe miệng thế gian bằng đạc ngựa bò vàngHỡi tổng đốc Đông, ai ngông nghênh như ông?An hưởng hoan lạc thường một chuyệnThế nhân cười nhưng chẳng dám chêCông trạng kia còn lừng lẫy bốn bềÔng đại tướng đâu chỉ là người ngất ngưởngNam tử hán lòng mang đất nướcGần đất xa trời vẫn nặng nợ quê hươngThừa Thiên cười người chẳng tầm thườngRồi đây Ủ một vò tế ông Công Trứ.Caûm ôn coâ vaø caùc baïnÑa õ laéng nghe
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_11_bai_bai_ca_ngat_nguong.pptx