Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiếng Việt: Ngữ cảnh

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiếng Việt: Ngữ cảnh

Trích “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam

 “Đêm tối đối với chị em Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nữa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.

 Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:

 - Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?

 Chị muốn nói mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục là những khách hàng quen của chị.”

 

pptx 17 trang lexuan 9860
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiếng Việt: Ngữ cảnh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếng ViệtNGỮ CẢNHPHÂN TÍCH NGỮ LIỆU“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”Thông tin (liên quan)Ai nói? Nói với ai?Nói ở đâu? Nói lúc nào?HỌ trong câu nói chỉ ai?CHƯA RA là hoạt động hướng từ đâu tới?GIỜ MUỘN THẾ NÀY là nói đến khoảng thời gian nào?Câu độc lập- Không có thông tin chính xác. Đặt câu nói này trong bối cảnh phát sinh: - Truyện ngắn “Hai đứa trẻ” (Thạch Lam).Trích “Hai đứa trẻ”- Thạch Lam	“Đêm tối đối với chị em Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa. Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nữa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe.	Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói:	- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?	Chị muốn nói mấy chú lính trong huyện, mấy người nhà của cụ thừa, cụ lục là những khách hàng quen của chị.”PHÂN TÍCH NGỮ LIỆU“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?”Thông tin (liên quan)Ai nói? Nói với ai?Nói ở đâu? Nói lúc nào?HỌ trong câu nói chỉ ai?CHƯA RA là hoạt động hướng từ đâu tới?GIỜ MUỘN THÉ NÀY là nói đến khoảng thời gian nào?Câu độc lập- Không có thông tin chính xácCâu trích từ “Hai đứa trẻ”- Chị Tí- nói với những người bạn nghèo ( chị em Liên, bác phở Siêu, gia đinh bác xẩm), bằng giọng điệu trống không, thân mật.- Không gian, thời gian hẹp: ở phố huyện nhỏ, vào buổi tối. Không gian, thời gian rộng: xã hội VN trước CM8.1945.-HỌ: là những khách hàng quen của chị Tí.- CHƯA RA: từ phía trong huyện ra phố (ghé hàng chị Tí uống nước, hút điếu thuốc lào).- GIỜ MUỘN THẾ NÀY= thời điểm những người khách quen thường lui tới quán chị+ bộc lộ sự khát khao, mong đợiI. KHÁI NIỆM:	Ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (người viết) sản sinh ra lời nói (câu văn) thích ứng còn người nghe (người đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội đúng lời nói (câu văn).BỐI CẢNH NGÔN NGỮNGƯỜI NÓI(NGƯỜI VIẾT)LỜI NÓICÂU VĂNNGƯỜI NGHE(NGƯỜI ĐỌC)II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNHNhân vật giao tiếp:Mỗi nhân vật giao tiếp đều có đặc điểm: lứa tuổi, giới tính, nghề nghiệp, địa vị, trình độ ..Quan hệ, vị thế của các nhân vật giao tiếp luôn bị chi phối nội dung và hình thức của câu văn, lời nói.2. Bối cảnh ngoài ngôn ngữa. Bối cảnh giao tiếp rộng (bối cảnh văn hóa):Là bối cảnh xã hội, lịch sử, địa lí, văn hóa, phong tục, tập quán của cộng đồng ngôn ngữ. Nó tạo nên bối cảnh văn hóa của một đơn vị ngôn ngữ, một sản phẩm ngôn ngữ. Ví dụ:	+ “Hai đứa trẻ”: xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, cuộc sống người dân lúc đó nghèo khổ và những người bán hàng ở phố huyện nhỏ lam lũ, nghèo khổ, ao ước có một cuộc sống tươi sáng hơn.- Đối với văn bản văn học, bối cảnh văn hóa chính là hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm. Nó chi phối nội dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm.b. Bối cảnh giao tiếp hẹp (bối cảnh tình huống):Là thời gian, địa điểm cụ thể, tình huống giao tiếp cụ thể cùng với những sự việc, hiện tượng xảy ra chung quanh.	Ví dụ:	 + Phố huyện vào buổi tối trong đoạn trích “Hai đứa trẻ”.	 + Đêm trăng thanh, anh mới hỏi nàng	 Tre non đủ lá, đan sàng nên chăng?Đối với giao tiếp ngôn ngữ, tình huống thay đổi sẽ kéo theo quan hệ, vị thế, cảm xúc của nhân vật giao tiếp thay đổi. Và tất cả sự thay đổi ở tình huống đều chi phối nội dung và hình thức.	Ví dụ: Cách xưng hô của chị Dậu trong “Tắt đèn”	+ “hai ông làm phúc nói với ông lý cho cháu khất”.	+ “cháu van ông, nhà cháu mới tỉnh, ông tha cho.”	+ “chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”. 	+“mày trói chồng bà đi, bà cho mày xem”.c. Hiện thực được nói tới (nội dung giao tiếp)- Hiện thực bên ngoài các nhân vật giao tiếp.- Hiện thực bên trong- tâm trạng con người.Ví dụ:+ Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non.3.Văn cảnh:Ở hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ, ngữ cảnh của một đơn vị ngôn ngữ là văn cảnh xuất hiện của nó.Bao gồm các đơn vị ngôn ngữ đi trước và đi sau một đơn vị ngôn ngữ nào đó. ( đơn vị ngôn ngữ = âm, tiếng, từ, ngữ, câu, đoạn)Là cơ sở cho việc sử dụng, lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ.Căn cứ vào văn cảnh xác định nghĩa của từ:BẠCNén bạc đâm toạc tờ giấy.Lễ bạc lòng thành.Phận sao phận bạc như vôiĐã đành nước chảy hoa trôi lỡ làngXUÂN Gần xa nô nức yến anhChị em sắm sửa bộ hành chơi xuân. Kiếp hồng nhan quá mong manhNửa chừng xuân thoắt gãy cành thiên hương. Mùa xuân là Tết trông câyLàm cho đất nước càng ngày càng xuân.Các nhân tố của ngữ cảnhNhân vật giao tiếpBối cảnh ngoài ngôn ngữVăn cảnhBối cảnh giao tiếp rộngBối cảnh giao tiếp hẹpHiện thực được nói đếnIII. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH1.Người nói (người viết)Quá trình tạo lập văn bảnNgữ cảnh là môi trường để sản sinh ra lời nói, câu văn.2. Người nghe (người đọc)Quá trình lĩnh hội văn bảnNgữ cảnh là cơ sở để lĩnh hội chính xác, đầy đủ lời nói, câu văn.LUYỆN TẬPBài tập 1: Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:	Tiếng phong hạc phập phồng hơn mươi tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, ghét thói mọi như nhà nông ghét cỏ.	Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan; ngày xem ống khói chạy đen xì, muốn ra cắn cổ.Bài tập 1/106Bối cảnh đất nước:	- Thực dân Pháp xâm lược nước ta.	- Vua quan nhà Nguyễn đầu hàng.	- Chỉ có lòng dân thể hiện lòng căm thù và ý chí đấu tranh.Bối cảnh câu văn:	- Tin tức về kẻ thù xâm lược đã có từ 10 tháng rồi nhưng chưa thấy lệnh quan	- Trong khi chờ đợi người nông dân cảm thấy chướng tai gai mắt trước những hành vi của kẻ thù.Bài tập 4/106Đọc những câu thơ sau trong bài thơ Vịnh khoa thi Hương của Tú Xương và cho biết những yếu tố nào trong ngữ cảnh chi phối nội dung của những câu đó.- Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà. - Lọng cắm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra.Bài tập 4/106Ngữ cảnh: vào năm Đinh Dậu (1897), chính quyền mới do thực dân Pháp lập nên bắt sĩ tử Hà Nội xuống thi chung trường thi Nam Định.Nhà nước ba năm mở một khoaTrường Nam thi lẫn với trường Hà.Trong khoa thi Hương Đinh Dậu, Toàn quyền Pháp ở Hà Nội là Đu-Me đã cùng vợ đến dự.Lọng căm rợp trời quan sứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tieng_viet_ngu_canh.pptx