Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Câu cá mùa thu

Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Câu cá mùa thu

Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)

* Cuộc đời, con người:

Tên thật: Nguyễn Thắng, hiệu: Quế Sơn

- Quê hương: huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.

- Gia đình: Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo.

Học vấn: Đỗ đầu ba kì thi  Được gọi là “Tam Nguyên Yên Đổ”

- Công danh: Làm quan khoảng 10 năm dưới triều Nguyễn sau đó cáo quan về quê.

Sự nghiệp: Được mệnh danh là “Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.

 

pptx 12 trang lexuan 7720
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Câu cá mùa thu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CÂU CÁ MÙA THU- NGUYỄN KHUYẾN -NGỮ VĂN – ĐỌC HIỂU THƠ TRỮ TÌNH TRUNG ĐẠI VIỆT NAMTổ 2 – Lớp 11B2Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt,Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.Tựa gối buông cần lâu chẳng được,Cá đâu đớp động dưới chân bèo.Nguyễn KhuyếnI) Tìm hiểu chung- Học vấn: Đỗ đầu ba kì thi Được gọi là “Tam Nguyên Yên Đổ”- Công danh: Làm quan khoảng 10 năm dưới triều Nguyễn sau đó cáo quan về quê.Sự nghiệp: Được mệnh danh là “Nhà thơ của làng cảnh Việt Nam”.Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)* Cuộc đời, con người: - Tên thật: Nguyễn Thắng, hiệu: Quế Sơn- Quê hương: huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam.- Gia đình: Xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo. Là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân. Hãy cho biết: Tại sao ông được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ?Ông đỗ đầu ba kì thi Hương – Hội – Đình, và tên quê hương của ông xã Yên Đổ, nên được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ.I) Tìm hiểu chung1) Tác giả: Nguyễn Khuyến (1835 – 1909)* Cuộc đời, con người: * Sự nghiệp sáng tác: Số lượng tác phẩm: hơn 800 bài thơ ( cả chữ Hán & Nôm) Nét nổi bật trong sáng tác:+ Tình yêu quê hương, đất nước.+ Cuộc sống của những người nông dân cực khổ, thuần phác, đôn hậu.2) Tác phẩmXuất xứ: Nằm trong chùm ba bài thơ Thu.“ Thu điếu – Thu vịnh – Thu ẩm ” Đề tài: Mùa thu – Một đề tài quen thuộc. Hoàn cảnh sáng tác: Nguyễn Khuyến đã cáo quan về ở ẩn. Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường Luật.Tại sao vốn là một người tài giỏi nhưng ông vẫn chọn cáo quan về quê ở ẩn?Thời đại NK sống là giai đoạn cuối TK XIX đầu TK XX, đây là giai đoạn XH có đầy những biến chuyển, rối ren, phức tạp. Thực dân Pháp xâm lược VN. Lục đục triều chính( ngoại xâm nội phản), đạo đức Xã hội suy đồi, bất lực trước thời cuộc, bất mãn với triều đình. Vì thế ông đã đưa theo một quyết định, đó là giữ lấy cái đạo nhà Nho, sống theo lối sống một con người có nhân cách thanh cao, trong sạch. Ông lấy lý do bị đau mắt, cáo quan về quê, sống cuộc sống thanh bạch. Với công việc chủ yếu là dạy học II) Đọc – hiểu văn bảnHai câu đề:“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo”. Không gian: “ao thu” không gian nhỏ.Lạnh lẽo+ Cảm nhận bằng xúc giác sự lạnh lẽo của nước, tĩnh lặng, hiu quạnh của không gian. Không khí đặc trưng của mùa thu.Trong veo+ Cảm nhận bằng thị giác gợi độ trong trẻo, phẳng lặng, thanh sạch. Nổi bật sự trong trẻo, tĩnh lặng của ao thu. - Cảnh vật: Chiếc thuyền câuBéTẻo Teo Danh từ chỉ đơn vị - bé đến mức mặc cảm, tội nghiệp. Số từ ít ỏi – không chỉ bé mà còn đơn độc. Vần “eo” trong hai câu liên tiếp cảnh vật xung quanh như eo lại, nhỏ bé lại trước cái lạnh của mùa thu. Không gian tĩnh lặng, nhỏ hẹp, bình dị, thân thuộc, trong trẻo và thấp thoáng hình bóng nhỏ bé của con người. II) Đọc – hiểu văn bảnHai câu đề:“Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo” Không gian: “ao thu” không gian nhỏ.2) Hai câu thực:“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo”- Điểm nhìn: từ mặt trước ao thu, thì nhìn nhận ra xung quanh, bắt gặp ao thu, sóng thu- Cảnh vật: + Sóng: Biếc (màu sắc) sắc xanh của sóngTheo làn hơi gợn tí (chuyển động) Chuyển động theo quán tính rất nhẹ, rất khẽ. + Lá:Vàng (màu sắc) tươi tắnKhẽ đưa vèo (chuyển động) Chuyển động khẽ khàng. Bức trang mùa thu dân dã, bình dị với màu sắc hài hòa, âm thanh dịu nhẹ. 3) Hai câu luận:“Tầng mây lơ lững trời xanh ngắt,Ngõ trúc quanh co khách vắng teo”- Điểm nhìn: có sự di chuyển từ ca xa xuống thấp.- Cảnh vật: + Trời Thu: Xanh ngắt xanh đậm, không gợn mây. Sự trong trẻo của bầu trời. + Ngõ Thu: Ngõ trúc quanh co ngõ trúc uốn lượn như kéo dài không gian.Khách vắng teo vắng vẻ đến vô cùng. Khắc sâu sự quạnh hiu của không gian, nỗi buồn hiu hắt của cảnh vật. Bức trang với những nét đơn sơ những vô cùng tinh tế. Cảnh thu vừa trong cảnh tĩnh.Tầng mây lơ lững mây xếp thành tầng, ở độ cao lưng chừng chuyển động rất nhẹ.4) Hai câu kết:“Tựa gối buông cần lâu chẳng được,Cá đâu đớp động dưới chân bèo”. Tâm thế: + Thái độ thanh cao, thoát tục + Trầm lặng suy tư về thế sự, con người. Tư thế: “tựa gối” người đi câu như thu mình lại trong dáng vẻ trầm lắm với những suy tư. Hành động: “buông cần” thả lỏng, không quá chuyên tầm vào việc trước mắt. Thủ pháp lấy động tả tĩnh mở ra không gian vô cùng tĩnh lặng, người đi câu trầm ngâm, dường như đang chất chứa nhiều suy tư. III) Tổng kết1, Nội dung:-Bức trang mùa thu đẹp, thanh tĩnh, sâu lắng. Tình yêu thiên nhiên gắng bó với quê hương. Tâm hồn thanh cao, khát vọng sống trong sạch. Tâm trạng u hoài, nỗi đau thời thế.2, Nghệ thuật: Bài thơ mang đậm màu sắc cổ điển: đề tài, thể thơ, bút pháp tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh. Nhưng tác phẩm có sự cách tân theo hướng dân tộc hóa: miêu tả chân thực, hình ảnh gần gũi với lành quê, ngôn ngữ thuần Nôm, từ láy gợi cảm, gieo vần “eo” tài tình,... Câu 1: Sáu câu thơ đầu trong bài thơ “Câu cá mùa thu” – được Nguyễn Khuyến ngắt nhịp như thế nào? A. 3/2/2 B. 2/2/3 C. 4/3 D. 3/4Câu 2: Ý nào nói đúng về vai trò của Nguyễn Khuyến trong nền văn học dân tộc?A. Là người mở ra một dòng thơ mới - dòng thơ về dân tình - làng cảnh Việt Nam.B. Là người đầu tiên đưa vào văn học hình tượng người nông dân yêu nước đánh giặc.C. Là người Việt hóa xuất sắc nhất các thể thơ Đường của Trung Quốc.D. Là "cái gạch nối" giữa thơ ca trung đại và thơ ca hiện đại của Việt Nam.Câu 3: Nguyễn Khuyến có đóng góp lớn vào sự phát triển của nền văn học dân tộc ở thể loại nào?A. Thơ thất ngôn bát cú Đường luật.B. Hát nói.C. Thể thơ song thất lục bát.D. Thơ NômCâu 4: Cái gì không được miêu tả trong sáu câu thơ đầu bài Câu cá mùa thu của Nguyễn Khuyến?A. Bầu trời.B. Tầng mây.C. Mặt nước ao.D. Âm thanh.Cảm ơn cô giáo và các bạn đã lắng nghe phần trình bày của tổ chúng em !. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_bai_cau_ca_mua_thu.pptx