Bài giảng Ngữ văn 11 - Đọc hiểu: Tràng giang

Bài giảng Ngữ văn 11 - Đọc hiểu: Tràng giang

I. TÌM HIỂU CHUNG

 1.Cuộc đời và sự nghiệp

a. Cuộc đời

Cù Huy Cận (21/5/1919 – 19/2/2005)

Quê: huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.

Xuất thân: sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèo

Học vấn: năm 20t đỗ tú tài toàn phần tại Huế

-> 24t trở thành kỹ sư canh nông.

Tham gia cách mạng:

+ Trước cách mạng: 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh.

 

pptx 44 trang lexuan 9380
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Đọc hiểu: Tràng giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Đọc hiểuTràng Giang Huy CậnNhà thơHuy CậnI. TÌM HIỂU CHUNG 1.Cuộc đời và sự nghiệpQua tiểu dẫn mà bạn vừa đọc, em hãy nêu một vài nét chính về tác giả Huy Cận?I. TÌM HIỂU CHUNG 1.Cuộc đời và sự nghiệpa. Cuộc đờiCù Huy Cận (21/5/1919 – 19/2/2005)Quê: huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh.Xuất thân: sinh ra trong một gia đình nhà Nho nghèoHọc vấn: năm 20t đỗ tú tài toàn phần tại Huế-> 24t trở thành kỹ sư canh nông. Tham gia cách mạng:+ Trước cách mạng: 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh.+ Sau cách mạng: Vẫn giữ nhiều chức vụ quan trọng trong bộ máy của đảng và nhà nước và nhiệm vụ quan trọng trong nền văn hoá, văn nghệ của nước nhà-> thứ trưởng bộ văn hoá thông tin suốt 30 năm trời. Bên cạnh sự nghiệp văn chương Huy Cận còn có cả sự nghiệp chính trị hiển hách.- 1996 Huy Cận đã được Nhà nước phong tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. - 6/ 2001, Huy Cận được bầu là Viện sỹ viện Hàn Lâm thơ thế giới.Từ phải sang trái: Nguyễn Huy Tưởng, Huy Cận, Xuân Diệu, Thôi Hữu, Nguyễn Đình Thi(tại Hội nghị Văn hóa cứu quốc lần thứ nhất, tháng 11/1946)b.Sự nghiệp sáng tác- 2 giai đoạn + Trước CM: + Sau CM:- PC nghệ thuật : có sự hoà quyện giữa cổ điển và hiện đại thể hiện trên cả 2 phương diện nội dung và nghệ thuật.Các tác phẩm tiêu biểu:Lửa thiêng ( 1937-1940)Trời mỗi ngày lại sáng (1958), Đất nở hoa (1960), Bài thơ cuộc đời (1963), Hai bàn tay em (1967), Những năm sáu mươi (1968), Chiến trường gần đến chiến trường xa (1973), Ngày hằng sống, ngày hằng thơ (1975), 2. Tác phẩmXuất xứSáng tác 1939, in trong tập “Lửa thiêng” b. Hoàn cảnh sáng tácCảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mông sóng nước.c. Bố cục: 4 khổII. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢNBâng khuâng trời rộng nhớ sông dài H.CSóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,Con thuyền xuôi mái nước song song,Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;Củi một cành khô lạc mấy dòng.Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu.Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;Mênh mông không một chuyến đò ngang.Không cầu gợi chút niềm thân mật,Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.Lòng quê dợn dợn vời con nước,Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.(Lửa thiêng, NXB Đời nay, Hà Nội, 1940)II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢNNhan đề và lời đề từNhan đề “tràng giang”Điệp âm “ ang”: > âm mở-> gợi ra sự mênh mông, rộng lớn mang tầm vũ trụVần “ang” đi liền nhau tạo cảm giác vang xa, trầm buồn.Từ Hán Việt-> cổ kính-> khơi gợi nỗi buồn mênh mangb. Lời đề từ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dàiDiễn tả cảm xúc luyến tiếc, nhớ thương xen lẫn. Thể hiện tư tưởng của bài thơ: nỗi buồn trước vũ trụ bao la, bát ngát.Lâng lâng chiều nhẹ ghé muôn tai;Trong bóng chiều như mờ tiếng ai.Thổi lạc hương rừng cơn gió đến Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài.( Nhớ hờ- Huy Cận)II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN2. Tìm hiểu bài thơKhổ 1: Bức tranh sông nước buồn vắngSóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,Con thuyền xuôi mái nước song song,Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;Củi một cành khô lạc mấy dòng.II. ĐỌC-HIỂU VĂN BẢN2. Tìm hiểu bài thơKhổ 1: Bức tranh sông nước buồn vắngCâu 1: Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệpSóng gợn: lăn tăn theo chiều gió thổi nhẹ-> tràng giang không chỉ dài, rộng mà còn tĩnh lặngBuồn điệp điệp: Nỗi buồn vô tận kéo dài tầng tầng, lớp lớp, nỗi buồn chồng lên nhau, dai dẳng, triền miên và thường trực.-> Câu thơ gợi sự rộng lớn của không gian và sự kéo dài vô tận của thời gian với nỗi buồn tầng tầng, lớp lớp. Câu 2 Con thuyền xuôi mái nước song song,- Hình ảnh con thuyền + nhỏ bé, đơn độc, lẻ loi+buông xuôi, thụ độngCâu 3 Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả; - thuyền về> sự chia lìa+ nỗi sầu trăm ngả.Câu 4: Củi một cành khô lạc mấy dòng- Nhịp câu thơ trúc trắc (1/3/1/2) phá cáchCủi: đảo ngữ -> nhấn mạnh sự tầm thường nhỏ bé, vô nghĩa, vô giá trị, - Kết hợp từ+ một: sự đơn độc+ cành: nhỏ bé+ khô: cạn kiệt sức sốngnhấn mạnh đến tận cùng sự nhỏ bé, tầm thường, vô giá trị lại được đặt trong tương quan đối lập lạc mấy dòng, không biết lạc về đâu.Với phép ẩn dụ, câu thơ gợi thân phận nhỏ nhoi của kiếp người trước sự bao la của đất trời hay chính là nỗi buồn bế tắc của người dân mất nước đương thời. b. Khổ 2: Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu b. Khổ 2: Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều. Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu, Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.- Từ láy lơ thơ, đìu hiu - > buồn bã, hiu hắt, vắng lặng- Đại từ phiếm định “đâu”, cồn nhỏ, làng xa, vãn chợ chiều, Không một âm thanh, không một tiếng động, có vẳng hơi tiếng con người ở một phiên chợ chiều đã vãn nhưng mơ hồ - càng gợi sự tàn tạ, vắng vẻ, cô đơn. Nắng xuống, trời lên sâu chót vót; Sông dài ,trời rộng, bến cô liêu- Mở ra không gian ba chiều với phép đối:Nắng xuống> Bức tranh tràng giang đựơc hoàn chỉnh thêm với những chi tiết mới, hình ảnh đó không làm cho cảnh vật sống động hơn mà càng chìm vào cô đơn, tĩnh lặng. C. Khổ 3: Cảnh bèo trôi, bờ xanh hoang vắng. Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật, Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.C. Khổ 3: Cảnh bèo trôi, bờ xanh hoang vắng. Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng; - Bèo dạt:những kiếp đời trôi dạt - Về đâu: cụm từ nghi vấn->vô định, không có phương hướng gợi hình ảnh con người mất quyền lợi, mất tự do, mất chủ quyền, kiếp sống lưu lạc trên dòng đời, thân phận bèo bọt, vô nghĩa, cô đơn trước đất trời. Mênh mông không một chuyến đò ngang. Không cầu gợi chút niềm thân mật,+ không cầu.+ không đò Không bóng người, không sự giao lưu chỉ có thiên nhiên hiu hắt, buồn vắng, mênh mông.Cảnh cô đơn, buồn, trống vắng được nhấn mạnh hơn bởi hai lần phủ định? Đó là gì? Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.Lặng lẽ: sắc thái tĩnh lặng và hoang vắngBờ nối tiếp bãi, màu xanh nối tiếp màu vàng-> thiên nhiên im lìm, trải dài vô tận, không có hình bóng và dấu hiệu con người.Tái hiện lại không gian không bóng người, không sự giao lưu. Chỉ thiên nhiên hoang vu độc chiếm cùng với nỗi buồn cô đơn và niềm khao khát được giao cảm mãnh liệt với tình người, tình đời...d. Khổ 4: Tâm sự nhớ quê và nỗi niềm của nhà thơ. Lớp lớp mây cao đùn núi bạc, Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa. Lòng quê dợn dợn vời con nước, Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.THẢO LUẬN NHÓMCâu 1: Cảm nhận của em về hình ảnh: “Lớp lớp mây cao đùn núi bạc”?Câu 2: Nghệ thuật đối lập được tác giả sử dụng trong hai câu thơ cuối như thế nào?Câu 3: Sự sáng tạo của tác giả thể hiện ở hai câu thơ cưối như thế nào?d. Khổ 4: Tâm sự nhớ quê và nỗi niềm của nhà thơ Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,Từ láy lớp lớp: những đám mây chồng chất nối tiếp nhau như những dãy núi cao trùng điệp.đùn: mây chuyển động, có nội lực từ bên trong, từng lớp từng lớp mây cứ đùn ra mãi.Núi bạc: vẻ đẹp kì vĩ, tráng lệ của thiên nhiên-> bầu trời bao la, hùng vĩ Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.-> cánh chim nhỏ bé, đơn côi và chao nghiêng.Tương phản, khắc họa vẻ đẹp tráng lệ, hùng vĩ của thiên nhiên lúc hoàng hôn, đồng thời gợi nỗi buồn bơ vơ, cô độc của con người cuộc đời rộng lớn (cổ điển) Lòng quê dờn dợn vời con nước Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà”Mượn ý thơ của Thôi Hiệu:Quê hương khuất bóng hoàng hônTrên sông khói sóng cho buồn lòng ai-> Câu thơ là sáng tạo độc đáo của tác giả từ tứ thơ Đường của Thôi Hiệu nhưng tình cảm thể hiện sâu nặng và mãnh liệt hơn vì nỗi nhớ quê hương luôn hiện hữu trong lòng tác giả. (cách cảm của thơ mới- không cần đến ngoại cảnh). Đó cũng chính là lòng yêu nước thầm kín của Huy Cận trước cảnh ngộ đất nước mất chủ quyềnIV. Tổng kết :1. Nội dung : Vẻ đẹp của bức tranh thiên nhiên, nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước vũ trụ rộng lớn, niềm khao khát hòa nhập với cuộc đời và lòng yêu quê hương đất nước tha thiết, thầm kín của tg. Đó cũng là nỗi lòng chung của lớp thanh niên yêu nước, thương cảm dân tộc, đất nước nhưng lại bất lực cô đơn trước cuộc đời. 2. Nghệ thuật : - Sự kết hợp hài hòa giữa sắc thái cổ điển mà hiện đại - Nghệ thuật đối, bút pháp tả cảnh giàu tính tạo hình, hệ thống từ láy giàu giá trị biểu cảmTRÒ CHƠIHỘP QUÀ BÍ MẬTHÕtgiê12345678910A. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước. Dòng nào nói chính xác về sự ra đời bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận?B. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.C. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước.HÕtgiê12345678910A. Nỗi buồn cô đơn trước vũ trụ, cuộc đời. Dòng nào dưới đây nêu không sát nội dung cảm xúc của bài thơ “Trang Giang” được gửi gắm qua lời đề từ: “Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”?B. Nỗi xao xuyến khó tả trước vẻ đẹp của thế giới tự nhiên.C. Nỗi cô đơn buồn nhớ mênh mang trước thời gian, không gian.HÕtgiê12345678910Nếu hình ảnh cành củi khô trong dòng thơ “Củi một cành khô lạc mấy dòng” được thay thế bằng một hình ảnh khác: “cánh bèo” thì sức gợi cảm của dòng thơ này chắc chắn sẽ thay đổi như thế nào?Làm mất đi cảm giác về sự khô héo, vật vờ, trôi nổi.B. Làm giảm đi cảm giác buồn nhớ, cô đơnC. Làm tăng thêm cảm giác về sự khô héo, trôi nổi.D. Làm tăng thêm cảm giác buồn nhớ, cô đơn.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_doc_hieu_trang_giang.pptx