Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)

Nội dung của bài học gồm 3 phần :

I/ Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm:

 1.Tác giả Ngô Thì Nhậm.

 2. Đặc điểm thể loại, hoàn cảnh, mục đích sáng tác và bố cục của tác phẩm “Chiếu cầu hiền”.

II. Đọc hiểu văn bản :

 1. Đọc và giải nghĩa từ khó.

 2. Tìm hiểu văn bản.

III .Ghi nhớ.

 

ppt 22 trang lexuan 10820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài: Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KÍNH CHÀO QUÝ THẦY CÔ GIÁO VỀ DỰ GIỜ THĂM LỚPCHIẾU CẦU HIỀN (Ngô Thì Nhậm)Nội dung của bài học gồm 3 phần :I/ Tìm hiểu chung về tác giả, tác phẩm: 1.Tác giả Ngô Thì Nhậm. 2. Đặc điểm thể loại, hoàn cảnh, mục đích sáng tác và bố cục của tác phẩm “Chiếu cầu hiền”.II. Đọc hiểu văn bản : 1. Đọc và giải nghĩa từ khó. 2. Tìm hiểu văn bản.III .Ghi nhớ. Dựa vào phần tiểu dẫn, hãy giới thiệu vài nét khái quát về tiểu sử của Ngô Thì Nhậm?I. Tìm hiểu chung:* Ngô Thì Nhậm tự là Hy Doãn * Xuất thân dòng họ Ngô Thì có nhiều người tài giỏi* Quê: Tả Thanh Oai (Hà Tây).Ông đỗ Tiến sĩ (1775)* Từng làm quan dưới triều Lê- Trịnh, sau theo nhà Tây Sơn và rất được trọng dụng* Ông đã để lại cho đời sau nhiều tp có giá trị: Văn, Sử, Triết học, Tôn giáo và Chính trị1. Tác giả: Ngô Thì Nhậm (1746- 1803)Chiếu cầu hiền ra đời trong hoàn cảnh nào?2. Tác phẩm: Chiếu cầu hiềna. Hoàn cảnh ra đời và mục đích sáng tác- “Chiếu cầu hiền” của vua Quang Trung do Ngô Thì Nhậm viết thay vào khoảng năm 1778-1789 .-Bài chiếu nhằm thuyết phục sĩ phu Bắc Hà (tức các trí thức triều đại cũ) ra cộng tác với triều đại Tây Sơn. b. Giải thích nhan đề: CHIẾU CẦU HIỀN* Chiếu: là văn bản của Vua ban xuống cho dân chúng* Cầu: cầu mong, trân trọng mời, cầu chứ không phải lệnh* Hiền: người hiền “người học rộng tài cao, đức độ, giỏi giang (sách Thánh hiền, Vua hiền- không hiểu theo nghĩa: hiền lành, dễ tính)Hãy trình bày cách hiểu của em về nhan đề của văn bản?Lễ hội tưởng nhớ Vua Quang Trung và chiến thắng Đống Đac.Thể loại : - “Chiếu” là một thể văn nghị luận chính trị - xã hội của thời trung đại do nhà vua ban hành.-Xuống chiếu cầu hiền tài là một truyền thống văn hoá, chính trị của các triều đại phong kiến phương Đông.- Loại văn bản này có 3 phần:* Mở: Nêu chân lý làm căn cứ*Thân: Hiện trạng Yêu cầu Hướng dẫn thi hành* Kết: Ý nghĩa và kết quảBố cục bài chiếuBài chiếu có thể chia làm mấy phần? Nội dung của từng phần? Nhận xét hệ thống lập luận trong bài chiếu?c.Bố cục : Có thể chia làm 3 phầnPhần 1 : Mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử.Phần 2: Thái độ của nho sĩ Bắc Hà và tấm lòng cầu hiền của vua Quang Trung.Phần 3 : Con đường để người hiền tài cống hiến cho đất nước.=> Bài chiếu có lập luận chặt chẽ, đi từ “điểm tựa” của lập luận : + Hiền tài sinh ra để phụng sự cho đời. + Phân tích thực trạng người hiền chưa chưa ra giúp cho triều đại. + Đưa ra cách tiến cử và tự tiến cử hiền tài cho triều đại + Khuyến khích sĩ phu Bắc Hà gạt bỏ băn khoăn để tham gia triều chính, phụng sự đất nước. Để đi đến kết luận: “Người hiền tài cần phải phụng sự cho đời mới là đúng ý trời” tác giả đã lập luận ra sao? Qua đó cho em thấy sự khéo léo như thế nào trong cách thuyết phục của tác giả bài chiếu? II. Đọc- hiểu văn bản:1. Đọc và giải nghĩa từ khó :2. Tìm hiểu văn bản : a.Mối quan hệ của người hiền và Thiên tử: * Tác giả khẳng định: +Người hiền cũng như sao sáng trên trời→Cách so sánh đã khẳng định, trân trọng vai trò của người có tài, có đức.+ Sao tất phải chầu về Bắc thần ( Sao Bắc đẩu)→ Quy luật của tinh tú trong tự nhiên.+Từ đó đi đến kết luận : “người hiền ắt làm sứ giả cho Thiên tử” ( người hiền tài phải quy thuận về với vua)* Phần mở đầu bài chiếu ngắn gọn, có hình ảnh , tác giả đã đưa ra luận đề mà bất cứ người hiền tài nào cũng không phủ nhận được. * Lời lẽ, ý tứ giàu sức thuyết phục khi tác giả đứng trên quyền lợi của dân tộc, của đất nước để lập luận.(đặc biệt là dùng cách dẫn lời của Khổng Từ trong sách “Luận ngữ” càng làm cho nội dung đoạn văn chặt chẽ ) Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả bài chiếu ở phần mở đầu? b.Thái độ của nho sĩ Bắc Hà và tấm lòng của Quang Trung: THẢO LUẬN NHÓMNhóm 1,3: Hãy xác định đối tượng của bài chiếu và cho biết thái độ của họ khi vua Quang Trung ra Bắc diệt Trịnh? Vì sao?Nhóm 2,4: Phân tích thái độ và tấm lòng của Vua Quang Trung?KẾT QUẢ THẢO LUẬN* b1. Thái độ của Nho sĩ Bắc Hà khi vua Nguyễn Huệ đem quân ra Bắc diệt Trịnh:- Đối tượng: là các nho sĩ Bắc Hà và các quan lại trí thức trong triều Lê- Trịnh.Thái độ: + Cố chấp: vì chữ “Trung” với triều đại cũ+ Lo sợ: nên im lặng, làm việc cầm chừng+ Nghi ngờ: vì nguồn gốc xuất thân của Vua Quang Trung.KẾT QUẢ THẢO LUẬNb2 . Thái độ và tấm lòng của vua Quang Trung: - Thái độ: Thành tâm, chân thực,khiêm nhường, mong đợi hiền tài.- Tấm lòng của vua Quang Trung được thể hiện qua lời giãi bày của nhà vua.→ Lời lẽ chân thành, da diết, thể hiện ý thức trách nhiệm trước quyền lợi của nhân dân ở cả người viết lẫn người ban chiếu. VUA QUANGTRUNGĐồng tiền thời Quang Trung	Vua Quang Trung đề cao tinh thần Quốc Gia Dân Tộc, dùng chữ Nôm thay thế chữ Hán trong các chiếu, biểu, sắc, dụ, thi phú.* CỦNG CỐ:Hoàn cảnh đất nước khi bài chiếu ra đời?2. Mối quan hệ giữa người hiền tài và thiên tử?3. Thái độ của vua Quang Trung trong việc “Chiêu hiền đãi sĩ” như thế nào?* DẶN DÒ:Bài cũ: Nắm các nét chính về tác giả Ngô Thì Nhậm Nội dung cơ bản của tiết 12. Bài mới: Soạn kĩ phần “Đường lối cầu hiền của vua Quang Trung”	Nét NT tiêu biểu trong bài chiếu.Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô, chúc quý thầy cô mạnh khoẻ và thành đạt

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_bai_chieu_cau_hien_ngo_thi_nham.ppt