Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài học: Tôi yêu em

Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài học: Tôi yêu em

Nàng, đại mỹ nhân, mắt ngọc trong xanh như pha lê, mày ngài mong manh như liễu, khuôn ngực căng tràn nhựa sống, nước da trắng mịn như tuyết, mang nét đẹp cổ điển tựa thiên sứ.

Chàng, một thi sĩ mang dòng máu hiệp sĩ, với niềm sau mê lý tưởng và bầu máu nóng ràn rực nhiệt huyết.

 

pptx 25 trang lexuan 5010
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Bài học: Tôi yêu em", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1What is love?Khởi động 1Kể tên một số tác phẩm, những mối tình đẹp trong văn học đông tây kim cổ?Đọc một đôi câu thơ tình mà em biết?Theo em tình yêu có vai trò, vị trí như thế nào trong sự phát triển của văn minh nhân loại?2Văn thơ trăm vạn quyển của thế gian không cắt nghĩa được tình yêu.Khởi động 1Lương- chúcLữ Bố- Điêu ThuyềnRomao- julietKim- KiềuChí Phèo- Thị Nở.Tình yêu như những giọt sương/ Nhẹ rơi trên cánh hoa hồng...Xin hãy làm thinh...Làm sao cắt nghĩa...Xin hỏi thế gian tình là gì?Tình yêu vĩ đại như cách mà loài người phát hiện ra lửa.3Khởi động 2Tìm hiểuyêuLấyẤythíchHãy sắp xếp các ô chữ theo thứ tự để có một qui luật tình yêu mà em cho là hợp lý?4Khởi động 2tìm hiểuyêuLấyẤythích1thíchtìm hiểuẤyLấyyêu2Tôi yêu emPushkin- Bài học giáo dục từ tác phẩm:Nhằm dạy thế hệ trẻ cách yêu thương, cách thể hiện tình cảm và cách bước đi với phẩm giá cao thượng khi tình yêu bị từ chối.Đôi đồng tử to tròn, lấp lánh sự sống, thể hiện sự lanh lợi, thông minh và chiều sâu mỹ cảm trong tâm hồn, tóc xoăn, sợi cứng, lửng lơ chân mày vừa cảm dũng vừa nhẹ nhàng là giao thoa giữa sự cực kì nhạy cảm của tâm hồn và dòng máu quý tộc quyền trượng.Là hiệp sĩ, thi sĩ sẵn sàng vì tình yêu mà quyết tuyệt tất cả.Bi kịch tình yêu của Đại Thi HàoNàng, đại mỹ nhân, mắt ngọc trong xanh như pha lê, mày ngài mong manh như liễu, khuôn ngực căng tràn nhựa sống, nước da trắng mịn như tuyết, mang nét đẹp cổ điển tựa thiên sứ.Chàng, một thi sĩ mang dòng máu hiệp sĩ, với niềm sau mê lý tưởng và bầu máu nóng ràn rực nhiệt huyết.Chàng đã gặp Nàng trong một vũ hội của giới thượng đẳng(1928) và lập tức quay cuồng trong mê luyến ánh mắt Nàng. Chàng cầu hôn Nàng trong niềm ái mộ vô biên, tuy gặp sự ngăn cản của mẹ Nàng nhưng chàng vẫn không thỏa hiệp và cuối cùng tình yêu cuồng say đó cũng đã vượt lên tất cả để váy cưới chạm đất, Nàng trở thành cô dâu của Chàng thi sĩ.Bi kịch tình yêu của Đại Thi HàoSau khi kết hôn, Nàng lại mặn mà đằm thắm hơn ngàn lần, như bông hoa muôn sắc ngàn hương, quyến rũ bậc nhất để ong bướm vây quanh tíu tít, dập dìu.Dantes, một gã cuồng ngây nhan sắc của Nàng đã kiêu mạn thách thức dòng máu tráng sĩ và tín ngưỡng tình yêu của Chàng, khiến chàng đã quả quyết dương súng nả đạn và ngã xuống để bảo vệ tình yêu đích thực của đời mình, trước sự xúc phạm của những kẻ xảo trá vô luôn.I. Tìm hiểu chung(Dựa vào các tín hiện ngôn ngữ từ học liệu- SGK hãy nêu những nét chính về đời, thi nghiệp Pushkin và lai lịch đứa con đẻ tình thần Tôi yêu em)1. Tác giả: Aleksandr Sergeyevich Pushkin (1799-1837; 38 tuổi) Người nghệ sĩ đa tài.Mặt trời của thi ca NgaNgười anh hùng tình yêuViết nhiều thể loại: Thơ, sử thi, kịch, văn xuôi.102. Tác phẩm- Viết cho mối tình đơn phương giữa nhà thơ- là chủ thể cảm xúc trong bài thơ) với nàng thơ Anna Olenia (nhân vật lắng nghe câm lặng trong bài thơ).3. ĐọcGiọng điệu kết hợp các tư thái cảm xúc: lân mẫn, thương hại, đồng tình, mặn mà, sâu lắng.11II. Tìm hiểu tác phẩmCấu trúc thơ:Bài thơ được sắp xếp liền mạch, không chia khổ, toàn bài là hai câu lớn chỉ là hai dòng thơ “tôi yêu em” lặp lại như một khúc tình ca luyến nhớ trong bản hợp xướng đầy tha thiết về sự trường tồn bất tử của tình yêu (mà ở đây là tình đơn phương đẫm nước mắt).Giọng điệu chủ đạo của toàn bài thơ là sự chân thành, đằm thắm dung trộn sự dày vò, chất vấn của suy tư, dường như hơi thở tình yêu đang tan loãng và chủ thể trữ tình đang ngập ngụa, sục sạo để chạm đáy nỗi đau của tình đơn phương.122. Mạch cảm xúc bài thơ.13*4 câu đầu: Những mâu thuẩn giằng xé và nỗi đau nén trong lòng.*2 câu giữa: Sự giãi bày chân thành qua đó hiển lộ một nỗi đau đến khóet thịt đúc xương, sự hậm hực trong giao lộ heo hút của một tình yêu không được đáp trả.*2 câu cuối: Sau những giao tranh trong tư tưởng thì chủ thể cảm xúc đành chấp nhận sự thật là tình yêu đôi lúc không từ cảm giác yêu thương từ hai người, trấn tĩnh chính mình, bước qua hận thù và hi sinh để tình yêu cao thượng mãi mãi chiến thắng cái xấu cái ác trong đáy thẳm tâm hồn.3. Tìm hiểu chi tiếta. Hình ảnh ngọn lửa tìnhYếu tính, cơ cấu chất thể của lửa:Yếu nghĩa biểu tượng của Lửa trong câu thơ:“Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai”: 15* Yếu tính, cơ cấu chất thể của lửa: Lửa là quá trình oxy hóa nhanh chóng của một vật liệu trong phản ứng cháy, giải phóng ra nhiệt, ánh sáng.* Yếu nghĩa biểu tượng của Lửa trong câu thơ: Nhiệt: nóng bỏng, nồng nàn; ánh sáng: biểu tượng cho tình yêu, sự minh triết, chân lí, lẽ phải.* Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai nghĩa là tình yêu vẫn còn ánh sáng, còn nồng cháy. “Chưa hẳn”- có nghĩa là nó sắp tàn không còn như thời điểm rực thắm của nó song ngọn lửa sắp tàn bỗng dưng vụt sáng, cục than nóng nhất là lúc nó sắp tàn... ở thời điểm này tác giả đang “nóng” nhất trong cái võ bọc băng lạnh ngàn năm, trong cái đam mê say đắm của một lõi cô độc.4. Bốn câu đầuTâm trạng bao trùm của chủ thể cảm xúc là gì?Bi kịch tình yêu được thể hiện như thế nào?16Tác giả bộc lộ nỗi bồn chồn trong lòng, dường như tận sâu trong tâm khảm đang chứa đựng một nỗi bi kịch.Sự xung động giữa khát vọng cá nhân và hiện thực đời sống, khát vọng cá nhân muốn yêu và được yêu nhưng hiện thực đời sống lại trói buộc sự trao nhận, dâng tặng của tình yêu để rồi tác giả đã khóc, dòng nước mắt chảy ra đậm vị suy tư, suy tư về mối tình đơn phương và sự tự giải thoát cho mình bằng cách “cao thượng” nhất quyết định chôn sâu tình cảm đó trong lòng và tự động viên linh hồn rằng “không để em bận lòng hơn nữa”.175. Hai câu giữa:Em hiểu như thế nào về câu thơ thứ 5?Chọn góc độ Tâm lý học, hãy phân tích cảm xúc của chủ thể trữ tình trong câu thơ thứ 6.1819“Tôi yêu em âm thầm không hi vọng” một khối trúc trắc trong tâm linh, sao yêu mà lại không hi vọng, nếu không hi vọng có nghĩa là tuyệt vọng, tác giả dường như đã chết ở trong lòng mà thảng thốt lên những từ ngữ đầy tính mâu thuẩn, nhưng mâu thuẩn ở đây hợp qui luật, qui luật của một trái tim đã yêu hết mình mà không được đồng tình, trao nhận, dần dần những nỗi tuyệt vọng bồi đắp mãi đến lúc đi đến một câu trả lời minh triết nhất, sáng suốt nhất cho bài toán tình yêu này là “không hi vọng”, không hi vọng bao hàm cả sự tha thứ, hi sinh, chấp nhận.20“Lúc rụt rè khi hậm hực lòng ghen”- đó là cảm xúc tình yêu có sự hỉ, nộ, ái, ố, ai, lạp, sầu, chủ thể chữ tình đang muốn được đồng cảm cho cảm xúc yêu đương chân thành đơn phương của mình (liên hệ mối tình Hàn và Hoàng Cúc). Có lẽ, rụt rè là sự không dám nói, không dám thổ lộ vì một sự “mặc cảm” về danh phận, địa vị và sự cao quí của hai người. Nàng quá xinh đẹp, cao quí, trắng trong, trinh bạch và cả dòng máu thượng đẳng mà tất cả là không sao với tới. Nhưng “hậm hực lòng ghen”, ta có trái tim băng máu bằng thịt và dẫu đơn phương vẫn trào dâng lòng sự ghen hận, ghen là một đặc trưng của tình yêu.6. Hai câu cuối:21Triết lý và tuyên ngôn tình yêu quả tác giả được thể hiện:* Hai câu cuối là định nghĩa về tình yêu mà Puxkin đưa ra, là triết học về tình yêu của nhà thơ, đến lúc kết thúc tất cả ngoảnh nhìn lại đau khổ nhà thơ đã tự hào vì mình đã từng yêu và giờ là giây phút cho đi, hi sinh để thấy lòng mình thuần khiết.* Chủ thể cảm xúc đã tuyên ngôn về tình yêu chân thành say đắm của mình, khẳng định về sự chân chí tuyệt đối về tình yêu của bản thân dành cho người yêu và qua đó cũng gửi trao một lời chúc may mắn đến với nàng rằng sẽ gặp được người “như tôi đã yêu em” và điều đó đối với ý nghĩ của nhà thơ là rất khó hay/ hoặc là không tưởng. Hai câu cuối đã vượt lên những đau buồn, u ám, để tác giả tuyên ngôn tình yêu và khẳng định tình yêu, chân lí đã chiến thắng, chiến thắng đó được xây dựng bằng sự hi sinh cao cả, sự giải thoát cho tình yêu được thanh khiết, thuần lành.22Đã trãi qua bao nhiêu biến đổi bể dâu về nhân tình thế thái quan niệm xã hội và ngay cả bản thân tình yêu cũng có nhiều biến đổi bạo liệt, thế nhưng tác phẩm Tôi yêu em của PXK vẫn sống mãi trong lòng độc giả, đặc biệt là độc giả thế hệ trẻ, vì đâu?23Nội dung: Bài thơ thể hiện tình yêu chân thành, đằm thắm đơn phương nhưng trong sáng và cao thượng của nhân vật trữ tình. Đó là một tình yêu chân chính, giàu lòng vị tha và đức hi sinh luôn mong muốn cho người mình yêu những gì tốt đẹp nhất.III. Tổng kếtNghệ thuật: Ngôn từ nghệ thuật giản dị, trong sáng cùng với những điệp ngữ và nghệ thuật diễn tả lí trí và tình cảm song song tồn tại, giằng co diễn tả thành công tâm trạng của nhân vật trữ tình.24Thanks!Phân biệt giữa tình yêu cao thượng và cảm giác nhục dục thấp hèn.Làm sao để khi tình yêu kết thúc thì hận thù không ập tới.Hãy định nghĩa về tình yêu.Liệu rằng tình yêu có là mãi mãi?25Thanks!Tình yêu cao thượng thì luôn khoan dung và độ tha, luôn trân trọng và thông cảm, luôn biết buông bỏ và mĩm cười khi nó kết thúc. Cảm giác nhục dục thấp hèn là những khoái hoạt ngắn ngủi, những ái cảm tức thời như bao giống loài khác...Muốn thế, trước khi yêu phải xác định chân thành và hết mình, để khi kết thúc thì không còn hối tiếc, phải xác định rằng “duyên mình lỡ” thì sẵn lòng ra đi.Tình yêu là ánh sáng.Tình yêu là mãi mãi khi và chỉ khi chúng ta sống với nhau bằng cả trái tim, sự tôn trọng và trách nhiệm của một con người.

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_bai_hoc_toi_yeu_em.pptx