Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 79, 80: Vội vàng (Xuân Diệu)

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 79, 80: Vội vàng (Xuân Diệu)

1.Tác giả Xuân Diệu(1916- 1985)

- Là nhà thơ “ mới nhất trong các

nhà thơ mới” (Hoài Thanh)

- Là nhà thơ của tình yêu, của mùa

xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi

nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào,

bền bỉ, có đóng góp lớn trên nhiều

Lĩnh vực đối với nền văn học

Việt Nam hiện đại.

=> Xuân Diệu là một nhà thơ lớn,

 một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá

 lớn của dân tộc.

 

ppt 30 trang lexuan 3720
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết 79, 80: Vội vàng (Xuân Diệu)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 79- 80Vội vàng (Xuân Diệu)I/ TÌM HIỂU CHUNGDi ảnh của Xuân Diệu1.Tác giả Xuân Diệu(1916- 1985)- Là nhà thơ “ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh)- Là nhà thơ của tình yêu, của mùa xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào,bền bỉ, có đóng góp lớn trên nhiềuLĩnh vực đối với nền văn học Việt Nam hiện đại.=> Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá lớn của dân tộc.Thủ bút của Xuân Diệu2. Xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ “Vội Vàng”:a. Xuất xứ: “ Vội vàng” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu - xuất bản năm 1938.Vội vàng không phải bài thơ hay nhất của Xuân Diệu nhưng bài thơ rất XD là lời tự bạch là chân dung tự họa của nhà thơ. Một trong những bài thơ tiêu biểu trong tập thơ “ Thơ thơ”b. Thể loại :Thể thơ: tự do ( kết hợp thơ ngũ ngôn và thơ mới tám tiếng, thơ tự do). c. Bố cục bài thơ có thể chia làm 3 phần:- 13 câu đầu: thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết + 4 câu đầu : ước muốn của nhà thơ trước cuộc sống.+ 9 câu tiếp : Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên như thiên đường.- 16 câu tiếp: Cảm nhận của nhà thơ về thời gian - Còn lại: Lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.13 câu đầu thể hiện tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết Tôi muốn tắt nắng đi Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. -> 4 câu đầu: ước muốn của nhà thơ trước cuộc sống. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi sáng sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoaì xuân. -> 9 câu tiếp : Cảm nhận vẻ đẹp thiên nhiên như thiên đường. 16 câutiếp:Cảm nhận của nhà thơ về thời gianXuân đang tới, nghĩa là xuân đang qua, Xuân còn non, nghĩa là xuân sẽ già, Mà xuân hết nghĩa là tôi cũng mất. Lòng tôi rộng, nhưng lượng trời cứ chật, Không cho dài thời trẻ của nhân gian; Nói lam` chi rằng xuân vẫn tuần hoàn, Nếu tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lạị Còn trời đất, nhưng chẳng còn tôi mãi, Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời; Mùi tháng, năm đều rớm vị chia phôi, Khắp sông, núi vẫn than thầm tiễn biệt.... Con gió xinh thì thào trong lá biếc, Phải chăng hờn vì nỗi phải bay đi ? Chim rộn ràng bỗng đứt tiếng reo thi, Phải chăng sợ độ phai tàn sắp sửa ? Chẳng bao giờ, ôi ! chẳng bao giờ nữa... Còn lại: Lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ.Mau đi thôi! Mùa chưa ngả chiều hôm,Ta muốn ômCả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiềuVà non nước, và cây, và cỏ rạngCho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng,Cho no nê thanh sắc của thời tươi;- Hỡi xuân hồng, ta muốn cắn vào ngươi!II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN* Đọc 4 câu thơ đầu cùa bài thơ, em cảm nhận được mong muốn gì của Xuân Diệu? * Theo em, điều mà nhà thơ mơ ước có trở thành hiện thực được không? Vì sao?1.Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của nhà thơ (13 câu đầu):II.ĐỌC HIỂU VĂN BẢN1.Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của nhà thơ (13 câu đầu): a.4 Câu đầu : ước muốn của nhà thơ. - Mở đầu bài thơ bằng 4 câu ngũ ngôn, nhà thơ nêu lên hai ước muốn : tắt nắng; quy luật tự nhiên buộc gió Khao khát đoạt quyền tạo hóa, cưỡng lại quy luật tự nhiên, những vận động của đất trời. Ước muốn kì lạ, táo bạo, mãnh liệt muốn ngăn chặn thời gian để lưu giữ mãi hương sắc của cuộc đời, để cho màu nắng đừng phai và mùi hương đừng lan toả , đi mất. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢNTuy nhiên, đây là ước muốn và mục đích rất thực. Nó xuất phát từ tâm lý: sợ thời gian trôi, muốn níu kéo thời gian, muốn giữ niềm vui và muốn mãi mãi được tận hưởng sắc màu và hương vị cuộc sống.-> tình yêu cuộc sống đến thiết tha, say mê, mãnh liệt, sôi nổi. Ước muốn không tưởng, không bao giờ thực hiện được.II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN* Cái hay trong nghệ thuật biểu đạt của nhà thơ ở 4 câu thơ là :- Cách nói kỳ lạ, có vẻ như ngông cuồng của nhà thơ -> khẳng định cái tôi cá nhân. - Thể thơ ngũ ngôn ngắn gọn.- Điệp ngữ “Tôi muốn” nhắc lại 2 lần, kết hợp điệp từ “cho” thể hiện thái độ muốn trực tiếp can thiệp vào quy luật của tạo hoá, cũng như ước muốn và tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà thơ. II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢNở 9 câu thơ tiếp theo, nhà thơ đã cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống bằng những hình ảnh nào?* Những hình ảnh, màu sắc, âm thanh trong đoạn thơ đều có chung một đặc điểm gì? Theo em, câu thơ nào là mới mẻ nhất? Vì saob.Cảm xúc trước thiên nhiên và cuộc sống của nhà thơ : II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢNb.Cảm xúc trước thiên nhiên và cuộc sống của nhà thơ : - Bức tranh mùa xuân hiện ra như một khu vượt tràn ngập hương sắc thần tiên. Cảnh vật thiên nhiên vừa gần gũi, vừa thân quen vừa mới lạ, độc đáo. Của ong bướm này đây tuần tháng mật, Này đây hoa của đồng nội xanh rì, Này đây lá của cành tơ phơ phất, Của yến anh này đây khúc tình si Và này đây ánh sáng chớp hàng mi.II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢNb.Cảm xúc trước thiên nhiên và cuộc sống của nhà thơ : Bức tranh thiên nhiên được cảm nhận của nhà thơ hiện lên bằng một loạt hình ảnh, âm thanh, màu sắc tươi đẹp, tràn đầy sức sống, sôi nổi: ong bướm, hoa đồng nội xanh rì, lá phơ phất, yến anh, ánh sáng, thần vui Từ “ của” và “ này đây” -> liệt kê, những hình ảnh thiên nhiên tươi đẹp, tràn đầy sức sống-> như tiếng reo vui, cảm giác hân hoan, sung sướng II. ĐỌC HiỂU VĂN BẢN - Cuộc sống trần gian hiện lên thật sống động, tươi tốt, đáng yêu, đáng sống, tràn ngập âm thanh, màu sắc tươi sáng, khai mở ra một thiên đường tồn tại chính trên cõi trần này.- Với Xuân Diệu, cuộc đời lúc nào cũng tràn ngập niềm vui, mỗi ngày mới đến là niềm vui cũng gõ cửa ùa vào theo: Mỗi buổi sớm thần Vui hằng gõ cửa“ Tháng giêng ngon như cặp môi gần” -> Một cách so sánh rất riêng, rất táo bạo, đầy tình yêu đời nồng nhiệt rất Xuân Diệu.Thiên đường mặt đất Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình siĐang vui say, Xuân Diệu bỗng chốc lại buồn ngay vì nhận ra một sự thật nghiệt ngã. Ý thức dòng chảy của thời gian -> niềm vui không trọn vẹn. Tôi vui sướng. Nhưng vội vàng một nửa Tôi không chờ nắng hạ mới hồi xuân. Tóm lại, đoạn thơ là chuỗi tiếng reo vui hồn nhiên, hân hoan của nhà thơ như đang lạc vào một khu vườn xuân đầy cảnh sắc. Qua đó, đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt với một tâm hồn tràn trề nhựa sống của nhà thơ. 2.Cảm nhận của nhà thơ về thời giana. cảm nhận về hiện thực cuộc sống và giới hạn của đời người:-Thời gian trong mối quan hệ với mùa xuân và tuổi trẻ của con người.-Thời gian vân động không ngừng theo một tuyến tính 1 đi không trở lại:Xuân đang tới nghĩa là xuân đang quaXuân còn non nghĩa là xuân đã già xuân hết nghĩa là tôi cũng mất.+Phép điệp ngữ “nghĩa là” kết hợp với phép đối hiện thực phũ phàng của cuộc đời trước qui luật nghiệt ngã của thời gian * Theo em, quan niệm về thời gian của Xuân Diệu được thể hiện như thế nào trong 11 câu thơ tiếp theo của bài thơ?b.Tâm trạng và thái độ của nhà thơ :- Cái đẹp của thiên nhiên là mùa xuân,cái đẹp của con người là tuổi trẻ:Lòng tôi rộng > Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu người, yêu cảnh, đó là sự ham sống, thèm sống.IV/ Luyện tập1. Nêu tư tưởng chủ đạo của bài thơ Vội vàng? Liên hệ , so sánh với lối sống thác loạn của một phận thanh niên hiện nay?2. Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? 3. Học thuộc lòng bài thơ.4. Làm bài tập trong sách giáo khoa ( sau bài học).5. Soạn bài thơ Tràng giang ( Huy Cận)

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tiet_79_80_voi_vang_xuan_dieu.ppt