Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết: Khởi động

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết: Khởi động

 Tình huống
 Gia đình một đứa bé có mời bác hàng xóm sang ăn cỗ. Mâm cỗ vừa bày đặt xong thì con chó của gia đình liền sà vào ngồi ngay cạnh mâm cỗ, thàng bé tức qúa liền quát: Chó,cút ngay.
 Đúng lúc đó bác hàng xóm bước vào, nghe được câu nói ấy của đứa bé, bác lẳng lặng ra về.

ppt 15 trang lexuan 7690
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết: Khởi động", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KHỞI ĐỘNG Tình huống Gia đình một đứa bé có mời bác hàng xóm sang ăn cỗ. Mâm cỗ vừa bày đặt xong thì con chó của gia đình liền sà vào ngồi ngay cạnh mâm cỗ, thàng bé tức qúa liền quát: Chó,cút ngay. Đúng lúc đó bác hàng xóm bước vào, nghe được câu nói ấy của đứa bé, bác lẳng lặng ra về.Theo em tại sao bác hàng xóm bỏ ra về ? Nếu nắm được hoàn cảnh phát sinh câu nói đó của đứa bé thì bác hàng xóm có thái độ như vậy không ? Nếu đột nhiên nghe được câu: “ Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ ”.- Câu nói trên là của ai nói với ai?.- Câu đó được nói ở đâu và vào lúc nào?- Họ trong câu nói đó chỉ ai?- Chưa ra là hoạt động như thế nào? Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa.Tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn của chị Tí, và cái bếp lửa của bác Siêu chiếu sáng một vùng đất cát; Trong cửa hàng, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có người nghe. Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói: - Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ? Câu trên là của chị Tý nói với những người bạn bán hàng, nói ở phố huyện vào buổi tối, “họ’’ chỉ những người phu gạo, phu xe, mấy chú lính lệ và người nhà cụ Thừa từ trong phố huyện đi ra. VD: Trong lời của chị Tí, chị nói với những người quen biết ở phố huyện cho nên câu nói mang sắc thái gần gũi, tự nhiên ( nói trống không, dùng từ tình thái nhỉ..), nội dung nói về sự việc hàng ngày.VD: Tác giả Nguyễn Đình Chiểu viết bài văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc trong bối cảnh rộng đó là: Xã hội Việt Nam ở cuối thế kỷ XIX còn lạc hậu, đất nước rơi vào tay giặc, đời sống nhân dân khổ cực.( Bối cảnh đó phần nào chi phối nội dung và hình thức bài văn tế)VD: Trong câu nói của chị Tí có bối cảnh hẹp đó là: Chị nói ở phố huyện, vào lúc đêm tối, khi mọi người đang chờ khách, chưa có khách ra mua hàng.( Bối cảnh hẹp đó đã chi phối câu nói của chị)Vd:  Bác Dương thôi đã thôi rồi (Khóc Dương Khuê - Nguyễn Khuyến)- Hiện thực bên ngoài: Việc bác Dương qua đời.-Tâm trạng bên trong: Nỗi buồn đau man mác trong lòng tác giả.Vd:  Trong câu thơ Tựa gối buông cần lâu chẳng được, tác giả không cần viết đầy đủ là cần câu nhưng người đọc vẫn hiểu được đó là cần câu vì các câu văn đi trước nó đã tạo nên văn cảnh cho từ cần xuất hiện như: ao thu, thuyền câu.* Đối với người nói(người viết), và quá trình sản sinh lời nói, câu văn. + Ngữ cảnh là môi trường sản sinh ra lời nói câu văn. + Ngữ cảnh chi phối nội dung, hình thức câu văn.* Đối với người nghe(người đọc): Ngữ cảnh là căn cứ để lĩnh hội nội dung, thông tin.* Luyện tập. Bài 1(Nhóm 1) Căn cứ vào ngữ cảnh(hoàn cảnh sáng tác), hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu sau:  Tiếng phong hạc phập phồng hơn mười tháng, trông tin quan như trời hạn trông mưa; Mùi tinh chiên vấy vá đã ba năm, nghét thói mọi như nhà nông nghét cỏ. Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan, ngày xem ống khói chạy đen sì muốn ra cắn cổ. (Nguyễn Đình Chiểu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)Bài 2( Nhóm 2) Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ sau: Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn, Trơ cái hồng nhan với nước non. (Tự tình-bài II,Hồ Xuân Hương)Bài 3( Nhóm 3) Vận dụng hiểu biết về ngữ cảnh để lý giải những chi tiết về hình ảnh bà Tú trong bài thơ thương vợ của Tú Xương.Bài 4( Nhóm 4) Đọc những câu thơ sau trong bài Vịnh khoa thi hương của Tú Xương và cho biết nhưng yếu tố nào của ngữ cảnh đã chi phối nội dung của những câu thơ đó. - Nhà nước ba năm mở một khoa Trường Nam thi lẫn với trường Hà. - Lọng cắm rợp trời quan xứ đến Váy lê quét đất mụ đầm ra. - Xác định nhân vật giao tiếp trong bài thơ Tự tình của Hồ Xuân Hương. - Tại sao khi tìm hiểu một tác phẩm văn học chúng ta phải tìm hiểu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm đó?.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tiet_khoi_dong.ppt