Bài giảng Ngữ văn 11 - Từ ấy

Bài giảng Ngữ văn 11 - Từ ấy

Tác giả Tố Hữu :

Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên - Huế.

Năm 1938, ông được kết bạp vào Đảng Cộng sản  trở thành nhà thơ Cộng sản .

Tố Hữu đến với thơ và Cách mạng cùng một lúc  con đường thơ của ông luôn gắn bó với phản ánh chân thật những chặng đường Cách mạng Việt Nam.

=>Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam.

 

ppt 19 trang lexuan 6750
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Từ ấy", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TỪ ẤYTỐ HỮUTìm hiểu chungTác giả Tố Hữu : Tố Hữu (1920-2002) tên khai sinh là Nguyễn Kim Thành, quê ở Thừa Thiên - Huế.Năm 1938, ông được kết bạp vào Đảng Cộng sản trở thành nhà thơ Cộng sản .Tố Hữu đến với thơ và Cách mạng cùng một lúc con đường thơ của ông luôn gắn bó với phản ánh chân thật những chặng đường Cách mạng Việt Nam.=>Tố Hữu là nhà thơ lớn của dân tộc, là lá cờ đầu của thơ ca cách mạng Việt Nam. Chân dung Tố Hữu lúc 17 tuổiChân dung Tố Hữu lúc 20 tuổiTrong hai cuộc chiến chống Pháp và Mỹ cho đến năm 1986, Tố Hữu liên tục giữ nhiều chức vụ quan trong trong bộ máy lãnh đạo nhà nước.Tố Hữu và vợChúc mừng nhà thơ Tố Hữu nhân 80 năm ngày sinhLễ truy điệu của nhà Tố HữuMộ của nhà thơ Tố HữuTác phẩm “Từ ấy”Hoàn cảnh sáng tácSáng tác vào tháng 7 năm 1938, là bài thơ mở đầu trong phần Máu lửa của tập thơ Từ ấy – tập thơ đầu tiên của tác giả.Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ về ngày được đứng vào hàng ngũ của Đảng, bước ngoặc quan trọng trong cuộc đời của Tố Hữu.Ý nghĩa của bài thơMở đầu cho con đường Cách mạng, con đường thi ca của Tố HữuTuyên ngôn về lẽ sống của 1 người chiến sĩ Cách mạng, tuyên ngôn nghệ thuật của 1 nhà thơ.Thể thơ và bố cụcThể thơ 7 chữ.Bố cục:- Khổ 1: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng- Khổ 2: Nhận thức về lẽ sống- Khổ 3: Sự biến chuyển trong tình cảmTừ ấyTừ ấy trong tôi bừng nắng hạMặt trời chân lý chói qua timHồn tôi là một vườn hoa láRất đậm hương và rộn tiếng chim Tôi buộc lòng tôi với mọi ngườiĐể tình trang trải với trăm nơiĐể hồn tôi với bao hồn khổGần gũi nhau thêm mạnh khối đời.Tôi là con của vạn nhàLà em của vạn kiếp phôi phaLà anh của vạn đầu em nhỏKhông cơm áo, cù bất cù bơ Đọc - hiểu văn bảnKhổ một: Cảm xúc của nhà thơ khi gặp lý tưởng của ĐảngHai câu đầu: Nhà thơ kể lại kỉ niệm không quên của đời mình.	 - Bút pháp tự sự	- “Từ ấy”: mốc thời gian được giác ngộ lí tưởng cộng sản, được kết nạp vào Đảng.	- Sử dụng những hình ảnh ẩn dụ (nắng hạ, mặt trời chân lí) - Động từ: bừng, chói → lý tưởng cách mạng như nguồn ánh sáng mới làm bừng sáng tâm hồn nhà thơ. 	Chính ánh sáng của lý tưởng Đảng đã xua tan màn sương mù của ý thức tiểu tư sản và mở ra trong tâm hồn nhà thơ một chân trời mới của nhận thức, tư tưởng và tình cảm. Thể hiện thái độ thành kính, biết ơn của nhà thơ với ĐảngHai câu sau: Nhà thơ tiếp tục bày tỏ niềm vui sướng vô hạn của mình trong buổi đầu đến với Cách mạng.	- Bút pháp trữ tình lãng mạn. 	- Những hình ảnh so sánh: Hồn tôi- vườn hoa lá => Thế giới tràn đầy sức sống	→ Niềm vui sướng của tác giả.	 Lý tưởng làm con người tràn đầy sức sống và niềm yêu đời, làm cuộc sống có ý nghĩa hơn.	Cách mạng đã khơi dậy một sức sống mới, đem lại một cảm hứng sáng tạo mới cho hồn thơ → tình cảm chân thành, trong trẻo và hết sức nồng nhiệt của một thanh niên lần đầu tiên được tiếp nhận lý tưởng của Đảng, tìm được hướng đi đúng đắn cho cuộc đời mình.. Khổ 2: Nhận thức mới về lẽ sống . 	- “Buộc”: tự nguyện hoà nhập cái “tôi” riêng của mình với cái ta chung của toàn dân tộc.	- “Trăm nơi”: hoán dụ chỉ mọi người sống ở khắp nơi cùng “trang trải”, chia sẻ với nhau. - Hồn tôi-hồn khổ-> TH đặc biệt quan tâm đến quần chúng lao khổ. Tâm hồn nhà thơ đã trải rộng với cuộc đời, khả năng đồng cảm sâu xa với từng hoàn cảnh của mọi người.Tóm lại, Tố Hữu đã tìm thấy niềm vui và sức mạnh mới không chỉ bằng nhận thức mà còn bằng tình cảm yêu mến và sự giao cảm của trái tim mình với mọi người.Khổ 3: Sự chuyển biến trong tình cảm của nhà thơ. 	- Những điệp từ là, cùng với các từ con, em, anh và số từ ước lệ vạn: 	+ Nhấn mạnh và khẳng định tình cảm gia đình đầm ấm, thân thiết. 	+ Vừa biểu hiện sự đồng cảm, tấm lòng xót thương chân thành của nhà thơ với những kiếp người nghèo khổ.-> Nhà thơ đã tự nhận mình là một thành viên của đại gia đình quần chúng lao khổ=>Lý tưởng Cộng sản: giúp nhà thơ vượt qua được những tình cảm ích kỷ, hẹp hòi của giai cấp tiểu tư sản để có được tình yêu thương ruột thịt với quần chúng lao khổ.Tổng kết	Bài thơ “Từ ấy” là lời tâm nguyện của người thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng cộng sản, sự vận động của tâm trạng nhà thơ được thể hiện sinh động bẳng những hình ảnh tươi sáng, các biện pháp tu từ và ngôn ngữ giàu nhạc điệu.

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tu_ay.ppt