Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết học 79: Tràng giang

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết học 79: Tràng giang

Tiểu sử

Sinh 1919-2005

Tên khai sinh: Cù Huy Cận

Quê: Hương Sơn, Hà Tĩnh

Xuất thân: Gia đình nhà Nho nghèo

Năm 1939, đậu tú tài; 1943, đậu kĩ sư canh nông tại Hà Nội.

Từ 1942, tham gia Mặt trận Việt Minh, rồi tham dự Quốc dân đại hộ Tân Trào.

Sau Cách mạng tháng Tám giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng.

 

pptx 27 trang lexuan 8190
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tiết học 79: Tràng giang", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Traøng GiangHUY CẬNNgữ văn 11 - Tiết 79Tiểu sửSinh 1919-2005Tên khai sinh: Cù Huy CậnQuê: Hương Sơn, Hà TĩnhXuất thân: Gia đình nhà Nho nghèoNăm 1939, đậu tú tài; 1943, đậu kĩ sư canh nông tại Hà Nội.Từ 1942, tham gia Mặt trận Việt Minh, rồi tham dự Quốc dân đại hộ Tân Trào.Sau Cách mạng tháng Tám giữ nhiều trọng trách trong chính quyền cách mạng. 2I. TÌM HIỂU CHUNG1. Tác giả3b. Sự nghiệp sáng tácCác tác phẩm tiêu biểu:+ Trước CM: tập “Lửa thiêng” (1939), “Kinh cầu tự” (1942), “Vũ trụ ca” (1940-1942)....+ Sau CMT8: “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958), “Đất nở hoa” (1960), “Bài thơ cuộc đời” (1963),....4c. Phong cách sáng tácTrước Cách mạng tháng Tám: là nhà thơ Mới tiêu biểu, nổi tiếng với hồn thơ cô đơn, ảo não vào bậc nhất.Cách mạng tháng Tám đã thổi vào hồn thơ Huy Cận sinh lực mới: dạt dào niềm vui của cuộc sống mới, gắn bó với cuộc sống cách mạng của nhân dân, có nhiều đóng góp cho nền thơ ca hiện đại Việt Nam.=> Thơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí.52. Tác phẩmHoàn cảnh sáng tácTheo tác giả, bài thơ được viết vào một buổi chiều thu năm 1939.Cảm xúc của bài thơ được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước, khi nhà thơ đứng ở bờ nam bến Chèm, trong một buổi chiều thu.b. Xuất xứIn trong tập thơ “Lửa thiêng” (1940)c. Thể thơ: Thất ngôn.6d. Bố cụcCó thể xem 4 khổ thơ là 4 phần của bài thơ:Khổ 1: Cảnh sóng gợn, thuyền trôi và nỗi buồn điệp điệp.Khổ 2: Cảnh cồn bến hoang vắng trong nắng chiều bát ngát.Khổ 3: Cảnh bèo trôi, cảnh bãi bờ.Khổ 4: Cảnh mây trời, sông nước gợi nỗi nhớ nhà.7II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN* Nhan đề và lời đề từNhan đề“Tràng”: dài => Sông dài“Giang”: sôngĐiệp vần “ang”: + Âm mở: Gợi âm hưởng vang xa, lan tỏa. + Gợi một con sông rộng, vĩnh hằng trong tâm tưởng.Đây là một từ Hán Việt: Gợi một dòng sông cổ kính, xa xưa, lâu đời. Tràng Giang được bắt nguồn, gợi hứng từ sông Hồng -> Không phải dòng sông của đời thực mà là dòng sông của lịch sử, văn hóa, đã từng chảy qua biết bao nhiêu áng cổ thi. 8b. Lời đề từ“Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài”Cảnh: trời rộng, sông dài -> Không gian rộng lớn, mênh mông, mang tầm vũ trụ, vẻ đẹp cổ điển.Tình:+ Bâng khuâng (xao xuyến, ngỡ ngàng, luyến tiếc) => Nỗi niềm thế hệ của những nhà thơ mới.+ Nhớ (hoài niệm) Cảm xúc chủ đạo của bài thơ chính là nỗi buồn, tâm trạng khắc khoải trước vũ trụ bao la, bát ngát.91. Khổ 1Không gian sông nước:+ Hình ảnh “sóng gợn”: Những con sóng khẽ loang ra, lan xa, xô đuổi nhau, trải dài theo dòng sông mênh mang sông nước. => Lấy động tả tĩnh.+ Từ láy “điệp điệp” -> Nỗi buồn chồng chất, kéo dàiNhững vòng sóng nhấp nhô nối tiếp nhau trải dài vô tận.2 lớp sóng:+ Sóng gợn Tràng Giang -> sóng nước+ Buồn điệp điệp -> sóng lòng.=> Một dòng sông tâm trạng: Gợi nỗi buồn triền miên không dứt trong lòng người.a. Câu 1“Sóng gợn Tràng Giang buồn điệp điệpCon thuyền xuôi mái nước song songThuyền về nước lại, sầu trăm ngả;Củi một cành khô lạc mấy dòng.”10Hình ảnh “con thuyền”+ xuôi mái, nước song song: buông trôi theo dòng nước, theo những luồng nước rong ruổi mãi về cuối trời....Con thuyền sông nước, con thuyền cuộc đời.Gợi sự trôi nổi, phó mặc.- Nghệ thuật: + Tương phản: Con thuyền (bé nhỏ, buông xuôi) > Gợi nỗi buồn chia li, xa cách. + Đặt điệp từ ở cuối câu thơ: Câu thơ như dài ra -> Không gian sông nước mênh mông, bất tận -> Nỗi buồn của thi nhân cứ kéo dài ra. => Con thuyền thường là hình ảnh tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định.b. Câu 2“Con thuyền xuôi mái nước song song”11c. Câu 3“Thuyền về nước lại sầu trăm ngả”Gợi lên sự mênh mông vắng lặng.Hình ảnh đối lập: thuyền về/ nước lại: chuyển động ngược chiều, không gặp nhau=> Gợi lên cái buồn chia lìa, tan tác: Nước ngược thuyền xuôi, để lại mối sầu trăm ngả lan tỏa khắp đất trời. 12d. Câu 4“Củi một cành khô lạc mấy dòng”- Bản thảo: + “Một cánh bèo trôi đã lạc dòng”+ “Một chút bèo đơn lạnh giữa dòng”+ “Củi một cành khô lạc giữa dòng”Cảnh gợi lên sự nhỏ bé, bơ vơNghệ thuật:+ Đối lập, tương phản: củi một cành khô > Nhấn mạnh sự vật nhỏ bé, đơn sơ.-> Ẩn dụ tượng trưng cho kiếp người.13TIỂU KẾT:Nội dung: Diễn tả nỗi buồn trầm lắng của tác giả trước thiên nhiên rộng lớn. Nghệ thuật: Khổ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, cách gieo vần nhịp nhàng, sử dụng từ láy gợi hình gợi cảm.+ Mang đậm màu sắc cổ điển (3 câu đầu)Hình ảnh “sóng gợn” và “con thuyền xuôi mái”: mang vẻ đẹp tĩnh lặng, nhẹ nhàng, thường thấy trong thơ cổ.Bút pháp gợi tả, không miêu tả -> thơ cổ.+ Mang vẻ đẹp hiện đại (Câu thơ thứ 4)Hình ảnh “củi một cành khô”: mộc mạc, bình dị, gần gũi, ít gặp trong thơ cổ.Nỗi buồn mênh mang, xa vắng của cái tôi bé nhỏ cô đơn trước cảnh vũ rụ bao la, bát ngát.+ Nhạc điệu khổ thơ: Ngắt nhịp 2/2/3Thanh điệu có sự hoán vị bằng trắc đều đặn.Cấu trúc đăng đối.142. Khổ 2Không gian “cồn nhỏ”: hoang sơ, vắng lặng (lơ thơ, đìu hiu). Tính từ gợi cảnh vật nhỏ bé, cô độc, thoáng lên cái vắng lặng, lạnh lẽo cô đơn đến rợn ngợp.Phép đảo ngữ. Từ “đâu” có hai cách hiểu: Đâu có (không có) Đâu đó (vọng lại)=> Nghệ thuật lấy động tả tĩnh – bút pháp quen thuộc của Đường thi.=> Không gian vắng lặng, cô tịch, âm thanh sự sống của con người rất xa vắng, mơ hồ.a. Câu 1+2“Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều,Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. “15b. Câu 3+4Không gian được mở rộng ra theo nhiều chiều khác nhau:+ Cao (trời lên)+ Dài (sông dài)+ Rộng (trời rộng)Kết hợp sáng tạo “Sâu chót vót”:+ “sâu”: gợi ấn tượng về sự thăm thẳm, hun hút đến không cùng.+ “chót vót”: khắc họa được chiều cao dường như vô tận.Nghệ thuật đối lập:+ xuống > Không gian được đẩy tới vô biên. + Sông dài, trời rộng (thiên nhiên, vũ trụ, vô hạn, vô cùng của vũ trụ) > khao khát gắn bó với cuộc đời.- Thể hiện cái tôi “lạc loài giữa cái mênh mông của đất trời, cái xa vắng của thời gian” (Hoài Thanh).Khổ thơ đậm chất Đường thi với cách gieo vần tài tình, tạo âm hưởng trầm bổng.173. Khổ 3Hình ảnh “bèo dạt...hàng nối hàng”: Tô đậm sự lênh đênh, phiêu bạt vô định ở khổ thơ đầu.Động từ “dạt”: bị xô đẩy phũ phàng, không thể cưỡng lại.Câu hỏi “về đâu”: gợi cái bơ vơ, lạc loài của kiếp người vô định.Điệp từ “hàng nối hàng”: số lượng nhiều không kể xiết.Thân phận nổi chìm, bơ vơ, lạc lõng của ngàn vạn kiếp người trên dòng đời.Nỗi sầu thời thế.“Bèo dạt về đâu, hàng nối hàng;Mênh mông không một chuyến đò ngang.Không cầu gợi chút niềm thân mật,Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.”a. Câu 118b. Câu 2+3+4- Đảo ngữ “Mênh mông”: nhấm mạnh không gian sông nước vời vợi, xa hút đến vô cùng.- Điệp từ phủ định:+ “không một chuyến đò ngang”+ “không cầu”Không có sự giao hòa, sự sống thân mật, ấm cúng giữa người với người.Cái tôi cô đơn, trống vắng, khát khao những dấu hiệu của sự sống, khát khao đồng cảm, hòa hợp giữa những con người.Đảo ngữ “lặng lẽ”: im lìm, vắng lặng, hoang vu.“bờ xanh”, “bãi vàng”: những bờ bãi nối tiếp nhau trải dài vô tận, không sức sống của cây lá.19TIỂU KẾT:Nội dungNghệ thuậtBức tranh thiên nhiên hoang vắng, không có dấu vết của con người.Cái tôi mong muốn thiết tha gắn bó với cuộc đời. Khổ thơ mang màu sắc cổ điển: cấu tứ đối lập, sử dụng thi liệu quen thuộc.201. Khổ 4Hình ảnh ước lệ, cổ điển: Mây, chimĐảo ngữ “Lớp lớp mây cao” -> những đám mây chất chồng lên cao mãi -> Bầu trời hùng vĩ, khoáng đạt.Động từ “đùn núi bạc”: những đụn mây khổng lồ đang vận động, nối tiếp nhau điệp trùng, huy hoàng như dát bạc.- Nhà thơ học chữ “đùn” trong bản dịch “Thu hứng” của Đỗ Phủ:“Lưng trời sóng dợn lòng sông thẩmMặt đất mây đùng cửa ải xa.”=> Vẽ nên bức tranh chiều tà bao la, hùng vĩ, tráng lệ.“Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.Lòng quê dợn dợn vời con nước,Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà.”a. Câu 121b. Câu 2Trên nền trời bao la, xuất hiện một cánh chim nhỏ bé chao nghiêng như không chịu được sức nặng của bóng chiều.Hình ảnh quen thuộc: cánh chim nhỏ bé giữa trời chiều.Cái nhìn mới mẻ: tái hiện chuyển động vô hình của vũ trụCánh chim chở cả trời chiều.Thi liệu cổ nhưng cái nhìn hiện đại.Nghệ thuật đối lập:Bầu trời bao la, hùng vĩ > < CóNỗi buồn nhớ quê hương da diết, sâu sắc của nhà thơ.Nỗi buồn của thế hệ thanh niên, trí thức trước 1945, bế tắc, ngột ngạt.23III. TỔNG KẾT Nội dung: Nỗi sầu của cái tôi cô đơn trước thiên nhiên mênh mông, hiu quạnh.Niềm khao khát hòa hợp giữa con người với con người và một tình cảm yêu nước thầm kín àm thiết tha.Nghệ thuật:- Các biện pháp tu từ được sử dụng hiệu quả (đảo ngữ, đối lập, điệp từ,...)Có sự kết hợp giữa yếu tố cổ điển và hiện đại:+ Yếu tố cổ điển:Thể thơ thất ngôn, 4 khổ thơ như bức tranh tứ bình tả cảnh ngụ tình.Sử dụng nhiều từ Hán Việt, nhiều thi liệu truyền thống.Hàm súc, cô đọng, khái quát, tao nhã cao sâu.Hình ảnh ước lệ, tượng trưng.+ Yếu tố hiện đại:Nỗi buồn sầu cô đơn nhưng lại bâng khuân man mác – nỗi buồn thời đại.Cảnh vật gần gũi, thân thuộc.Trực tiếp thể hiện cái tôi cô đơn trước vuc trụ, tình yêu quê hương đất nước thầm kín, tha thiết.Hình ảnh gần gũi chân thực.24Câu 1: Nội dung nào sau đây đúng khi nói về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận?A. Bài thơ điển hình cho hệ thống thi pháp trung đại: hoài niệm, cổ kính, hoang sơ đậm chất Đường thi.B. Bài thơ tạo dựng một bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ với tầm vóc mênh mang, vô biên, đậm chất Đường thi; song vẫn có nét quen thuộc, hần gũi.C. Bài thơ mang lại một không gian mênh mông, bao la, vô tận với những hình ảnh thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ lớn lao, to lớn, kì vĩ.D. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên sông nước Việt Nam quen thuộc, gần gũi, thân thiết, bình dị ở bất kì một làng quê nào, thể hiện nỗi lòng yêu quê hương đất nước Việt Nam.BÀI TẬP CỦNG CỐEm hãy khoanh tròn trước vào chữ cái đứng trước kết quả em cho là đúng:25Câu 2: Sắc thái ý nghĩa nào không được gợi ra từ nhan đề Tràng Giang?Trang trọngCổ kính, xa xămHiện đạiMênh mang sông nước Câu 3: Nét đặc sắc nghệ thuật của Tràng Giang là:A. Giọng thơ sôi nổi, thiết tha, rạo rực, đắm say.B. Vẻ đẹp của hồn thơ đậm phong vị ca dao.C. Giọng điệu đau thương, da diết, khắc khoảiD. Phong vị Đường thi vẫn in đậm dấu ấn của hồn thơ lãng mạn hiện đại.26Câu 4: Ấn tượng, cảm giác chung dễ thấy nhất về khung cảnh, không khí của "tràng giang" trong bài thơ Tràng giang của Huy Cận toát ra từ khổ thơ thứ hai là:A. Hoang vắng, quạnh quẽ.B. Trơ trọi, hoang vắng.C. Hoang vắng, trơ trọi, quạnh quẽ.D. Trơ trọi, quạnh quẽ.Câu 5: Âm điệu chung của bài thơ là gì?A. Nhẹ nhàng, thanh thoát.B. Buồn man mác, sâu lắng.C. Vui tươi, hóm hỉnh, dí dỏm.D. Sinh động, nhộn nhịp.27BÀI TẬP VỀ NHÀEm hãy phân tích bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận để làm sáng tỏ nhận định sau:“Qua bài thơ, Huy Cận đã bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên rộng lớn, trong đó thấm được tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín mà thiết tha”.(SGK Ngữ văn 11, tập 2, NXB Giáo dục, 2008, tr.30)

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tiet_hoc_79_trang_giang.pptx