Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 10: Hai đứa trẻ - Năm học 2022-2023 - Cao Văn Cẩn- Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu
- Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh.
- Sự cảm thông, trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về cuộc sống tươi sáng hơn.
- Nét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 10: Hai đứa trẻ - Năm học 2022-2023 - Cao Văn Cẩn- Trường THPT Nguyễn Đình Chiểu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHÀO MỪNG CÁC EM ĐẾN VỚI TIẾT HỌC HÔM NAY Giáo viên: Cao Văn Cẩn Lớp dạy: 11A2, 11A12 Qua một nỗi lòng, một cảnh ngộ, một sự việc của nhân vật, nhà văn muốn đối thoại với bạn đọc về một vấn đề nhân sinh. Con hãy nghe nỗi buồn của rừng cây héo khô, của hành tinh lạnh ngắt, của chim muôn què quặt. Nhưng trước nhất, con hãy nghe nỗi buồn người . (Nazim - Hikmet) Hai đứa trẻ (Thạch Lam) - Tình cảm xót thương của Thạch Lam đối với những con người sống nghèo khổ, quẩn quanh . - Sự cảm thông , trân trọng của nhà văn trước mong ước của họ về cuộc sống tươi sáng hơn. MỤC TIÊU BÀI GIẢNG - N ét độc đáo trong bút pháp nghệ thuật của Thạch Lam qua một truyện ngắn trữ tình. Giúp học sinh cảm nhận được: I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Tác giả Thạch Lam (1910-1942) 1. Tác giả - Thạch Lam (1910 – 1942) tên khai sinh là Nguyễn Tường Vinh ( sau đổi thành Nguyễn Tường Lân ) . a. Cuộc đời 1. Tác giả a. Cuộc đời Sinh ra tại Hà Nội. Thuở nhỏ sống ở quê ngoại: Cẩm Giàng – Hải Dương. - Thành viên nhóm Tự lực văn đoàn . CẨM GIÀNG – HẢI DƯƠNG Thường viết những truyện không có cốt truyện . b. Sự nghiệp văn chương Khai thác thế giới nội tâm nhân vật Lời văn trong sáng, giản dị, thâm trầm mà sâu sắc. Truyện như một bài thơ trữ tình - Những tác phẩm chính: + Tiểu thuyết: Ngày mới (1939) + Các tập truyện ngắn: Gió đầu mùa (1937), Nắng trong vườn (1938), Sợi tóc(1942) + Tiểu luận: Theo dòng (1941) + Tùy bút: Hà Nội băm mươi sáu phố phường (1943) Các nhà thơ, nhà văn trong nhóm “Tự lực văn đoàn” (1933 - 1943) 1937 1938 1942 1943 1939 Một kiếp sống mỏng manh Một đời văn ngắn ngủi Tác phẩm đếm được trên đầu ngón tay Mà dư âm dằng dặc Truyện ngắn Hai đứa trẻ in trong tập Nắng trong vườn , sáng tác 1938. - Xuất xứ: I I. TÌM HIỂU CHUNG 2. Tác phẩm - Thể loại: Truyện ngắn trữ tình - Bố cục Từ đầu đến “về phía làng” Phố huyện lúc chiều về Từ “Trời đã bắt đầu đêm” đến “ mơ hồ không hiểu” Phố huyện lúc đêm xuống Phần còn lại Phố huyện lúc đoàn tàu đi qua I. TÌM HIỂU CHUNG 2. Tác phẩm C âu chuyện sinh hoạt thường ngày của những người lao động lam lũ xoay quanh quầy hàng tạp hóa của chị em Liên và An vào buổi chiều tối tại một phố huyện - nơi có tuyến đường sắt từ Hà Nội đi qua. Nếu liên hệ với cuộc đời của chính Thạch Lam, thì cái quê ấy là quê ngoại, phố huyện Cẩm Giàng (Hải Dương). Liên và An trong truyện chính là bà Nguyễn Thị Thế và Nguyễn Tường Vinh (tức Thạch Lam). Hà Nội, với Liên, là quá khứ, là kỉ niệm ngọt ngào, đáng sống. Phố huyện là quê hương, là hiện tại, là nơi mà Liên không còn tuổi thơ, là nơi mà cô khao khát thay đổi, vượt thoát. Yên lặng Yên tĩnh Mà sao chẳng yên lòng Có thể tìm được ngọc trai trong bất kì rãnh nước nào. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 1. Phố huyện lúc chiều tàn Chiều quê Tiếng trống thu không trên cái chòi của một huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra để gọi buổi chiều . Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn . Dãy tre làng trước mắt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời. Chiều, chiều rồi. Một buổi chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve . Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ; từng tiếng một vang xa để gọi buổi chiều. Phương Tây đỏ rực như lửa cháy Những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve. II 1. Phố huyện lúc chiều tàn a. Khung cảnh thiên nhiên - Âm thanh: Tiếng trống thu không, tiếng ếch nhái kêu ran ngoài đồng ruộng; tiếng muỗi vo ve. - Màu sắc, đường nét: Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn, dãy tre làng đen lại in lên nền trời. Bức tranh quen thuộc, gần gũi, thi vị nhưng đượm buồn . b. Khung cảnh cuộc sống Chợ họp giữa phố vãn từ lâu. Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất. Trên đất chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn, lá mía. Mấy đứa trẻ con nhà nghèo ở ven chợ cúi lom khom trên mặt đất đi lại tìm tòi, chúng nhặt nhạnh thanh nứa, thanh tre hay bất cứ cái gì đó có thể dùng được của các người bán hàng để lại. - Cảnh chợ tàn: người về hết, tiếng ồn ào không còn, chỉ còn rác rưởi, vỏ bưởi, vỏ thị - Con người: những đứa trẻ con nhà nghèo, mẹ con chị Tí, cụ Thi hơi điên Tàn lụi, nghèo đói, tiêu điều Khung cảnh đẹp nhưng buồn và tĩnh lặng , tiêu biểu cho mọi làng quê trên đất nước Việt Nam thời Pháp thuộc . Thạch Lam là người am hiểu và gắn bó với quê hương, xứ sở. II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN 2. Phố huyện lúc về đêm a. Cảnh phố huyện về đêm Vòm trời hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh vệt sáng của những con đom đóm Vài cửa hàng còn thức, cửa chỉ để hé một khe ánh sáng Ngọn đèn của Liên thưa thớt vặn nhỏ từng hột sáng. Xa xăm, cách biệt Chấp chới, mơ hồ Thăm thẳm, bao la Quầng sáng leo lét Ngọn đèn nhỏ nhoi Thoắt ẩn thoắt hiện Hàng ngàn ngôi sao ganh nhau lấp lánh Vệt sáng của những con đom đóm Vài cửa hàng còn thức hé ra khe sáng Quầng sáng thân mật trên chõng hàng chị Tí Chấm lửa hàng phở của bác Siêu Từng hột sáng trong cửa hàng của Liên Hà Nội nhiều đèn quá! 2. Phố huyện lúc về đêm: - Sự đối lập giữa bóng tối và ánh sáng: a. Cảnh phố huyện về đêm Ánh sáng Bóng tối - Vệt sáng của những con đom đóm bay là là trên mặt đất. - Quầng sáng lay động chung quanh ngọn đèn con của chị Tí. - Một chấm lửa khác và nhỏ vàng lơ lửng. - Ngọn đèn của Liên thưa thớt vặn nhỏ từng hột sáng. Ánh sáng mong manh, yếu ớt, mờ nhạt. - Đường phố và các con ngõ dần dần chứa đầy bóng tối. - Tối hết cả con đường ra sông, con đường qua chợ về làng, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa. Bóng tối dày đặc, mênh mông. Ngọn đèn xuất hiện 7 lần. - Ánh sáng từ ngọn đèn của chị Tí: + Quầng sáng thân mật chung quanh ngọn đèn lay động trên chõng hàng của chị Tí. + Chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí chiếu sáng một vùng đất cát.... - Ý nghĩa: + Tả thực: Ngọn đèn nơi gian hàng của chị Tí nhỏ bé, leo lét. + Tượng trưng: Cuộc sống mù tối, chìm khuất của những con người bị bỏ quên nơi phố huyện. Gợi tả một không gian xã hội tăm tối ở một phố huyện nghèo chìm trong bóng tối trước cách mạng tháng 8 b. Cuộc sống của người dân nơi phố huyện b Con người nơi phố huyện Bác Siêu Bà cụ Thi Gia đình bác x ẩm Mẹ con chị Tí Hai chị em Liên Những đứa trẻ nghèo - Những đứa trẻ con nhà nghèo: lượm lặt, tìm tòi rác rưởi còn sót lại sau phiên chợ tàn. Cuộc sống nghèo khổ, thiếu thốn - Bác Siêu: bán phở (đối với người dân phố huyện đó là món quà xa xỉ). Buôn bán ế ẩm, cuộc sống bấp bênh. - Gia đình bác xẩm: Hát rong, kiếm sống bằng cây đàn bầu đã cũ trên manh chiếu rách. Cuộc sống vất vưởng, lầm than - Chị em Liên: gia đình sa sút, hai chị em trông coi gian hàng tạp hóa nhỏ xíu. Cuộc sống đáng thương, tội nghiệp. - Mẹ con chị Tí + Ngày: mò cua, bắt tép. + Tối: Bán nước chè tươi. Cuộc sống cơ cực, cầm chừng trong vô vọng. - Cụ Thi: Hơi điên, nghiện rượu, cười khanh khách. Cuộc sống đau buồn, u uất Cuộc sống vật chật nghèo nàn, cơ cực, cuộc sống tinh thần nhàm chán, quẩn quanh Những đứa trẻ Mẹ con chị Tí Cụ Thi điên Mẹ Liên Chị em Liên - Khát vọng sống của người dân phố huyện: Ước mơ mơ hồ, xa xôi Giọng văn chậm buồn, xót xa, cảm thương, trân trọng của nhà văn Chừng ấy người trong bóng tối họ mong đợi một cái gì tươi sáng cho cuộc sống sống nghèo khổ hàng ngày của họ 3. Nhân vật Liên và tâm trạng đợi tàu của hai chị em a. Hoàn cảnh - Bố mất việc nên gia đình chuyển về phố huyện nghèo sống. Mẹ làm hàng xáo, hai chị em được mẹ giao cho trông coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu Là cô gái đảng đang, giúp mẹ trông coi cửa hàng, lo lắng chăm sóc cho em, có trách nhiệm với công việc. Đáng thương , tội nghiệp Lúc chiều về Lòng buồn man mác Liên là cô bé có tâm hồn trong sáng nhạy cảm, giàu lòng trắc ẩn và đầy tình yêu thương Tâm trạng buồn thấm thía Khi đêm xuống b. Tâm trạng của nhân vật Liên lúc chiều tối 3. Nhân vật Liên và tâm trạng đợi tàu của hai chị em NHÓM 1 Tìm chi tiết miêu tả sự xuất hiện của hình ảnh đoàn tàu? Từ xa: . . Đến gần: . . . Khi tàu qua: . . NHÓM 2 So sánh âm thanh chuyến tàu mang đến với âm thanh của phố huyện? Âm thanh con tàu: . . Âm thanh phố huyện: . Nhận xét: . . NHÓM 3 So sánh ánh sáng chuyến tàu mang đến với ánh sáng của phố huyện? Ánh sáng con tàu: . . Ánh sáng phố huyện: . . Nhận xét: . . NHÓM 4 Nghệ thuật miêu tả đoàn tàu và ý nghĩa của đoàn tàu? PHIẾU HỌC TẬP ” Tàu chưa đến Tàu đi khuất Tàu đến - Sự ngự trị tuyệt đối của bóng tối. - Âm thanh: Trống cầm canh ở huyện đánh tung lên một tiếng ngắn, khô khan, không vang động ra xa, rồi chìm ngay vào bóng tối . - Người vắng mãi một lát có mấy người làm công ở hiệu khách đi đón bà chủ ở tỉnh về. - Ánh sáng: N gọn lửa xanh biếc, sát mặt đất, như ma trơi. Một làn khói bừng sáng trắng lên đằng xa đồng và kền lấp lánh, và các cửa kính sáng. Âm thanh: + Rồi tiếng còi xe lửa ở đâu vang lại, trong đêm khuya kéo dài ra theo gió xa xôi. +T iếng xe rít mạnh vào ghi., + T iếng hành khách ồn ào khe khẽ . + Tiếng còi đã rít lên, và tàu rầm rộ đi tới . - Ánh sáng: N hững đốm than đỏ bay tung trên đường sắt. +C ái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng . - Âm thanh: Tiếng vang động của xe hỏa đã nhỏ dần, và mất dần trong bóng tối . 3. Nhân vật Liên và tâm trạng đợi tàu của hai chị em c. Hình ảnh đoàn tàu đêm 3. Nhân vật Liên và tâm trạng đợi tàu của hai chị em - Nghệ thuật miêu tả đoàn tàu + Theo trình tự thời gian từ xa đến gần + Bằng nhiều giác quan: thính giác, thị giác + Bằng sự đối lập tương phản bằng hồi ức, thực tại và ước mơ. Nghệ thuật miêu tả tinh tế, hàm súc, gợi cảm c. Hình ảnh đoàn tàu đêm 3. Nhân vật Liên và tâm trạng đợi tàu của hai chị em - Ý nghĩa hình ảnh đoàn tàu + Biểu tưởng của thế giới đáng sống. + Khát vọng vươn tới ánh sáng, vượt qua cuộc sống tù túng, quẩn quanh. c. Hình ảnh đoàn tàu đêm d. Tâm trạng đợi tàu của hai chị em Tàu chưa đến Tàu đến Tàu đi khuất An và Liên đã buồn ngủ ríu cả mắt. Tuy vậy hai chị em vẫn cố gượng để thức khuya chút nữa để đợi tàu - Liên đánh thức em, An dậy nhỏm dậy, lấy tay dụi mắt cho tỉnh hẳn. - Hai chị em nghe thấy - Liên dắt em đứng dậy để nhìn đoàn xe vụt qua - Liên chỉ thoáng trông thấy - Hai chị em còn nhìn theo cái chấm đỏ của chiếc đèn xanh trên toa sau cùng, xa xa mãi rồi khuất sau rặng tre - Liên lặng theo mơ tưởng - Liên thấy mình sống giữa bao nhiêu sự xa xôi . Chờ đợi, háo hức Say mê, vui sướng Nuối tiếc, xúc động 3. Nhân vật Liên và tâm trạng đợi tàu của hai chị em Nhà văn thể hiện một cách nhẹ nhàng khát vọng hướng tới cuộc sống tốt đẹp, tươi sáng của những con người bé nhỏ, nghèo khổ, bình thường Giá trị nhân đạo 1. Nội dung III. TỔNG KẾT Giá trị hiện thực: + Bức tranh thiên nhiên đẹp, buồn. + Bức tranh cuộc sống nghèo, đơn điệu. Giá trị nhân đạo: + Cảm thông, xót thương. + Đánh thức những ước mơ, khao khát. + Trân trọng ước mơ. + Lên án tố cáo xã hội. 2. Nghệ thuật 1 4 3 2 5 Cốt truyện đơn giản, nổi bật những dòng tâm trạng chảy trôi Miêu tả sinh động những biến đổi tinh tế của cảnh vật , con người Giọng điệu thủ thỉ thấm đượm chất thơ, chất trữ tình sâu lắng. Ngôn ngữ, hình ảnh giàu ý nghĩa tượng trưng. Bút pháp tương phản đối lập Văn Thạch Lam đẹp, tinh tế; con người Thạch Lam hồn hậu và rất mực tài hoa. Đó là lý do vì sao Thạch Lam luôn chiếm được cảm tình đặc biệt của người đọc nhiều thế hệ. Trao gửi những niệm lành cho nhau! LUYỆN TẬP BẮT B Ư ỚM GAME 1 ĐỘI A 2 3 4 5 6 7 8 9 10 5 4 7 3 1 6 2 8 1 ĐỘI B 2 3 4 5 6 7 8 9 10 CHÚC MỪNG ĐỘI A CHÚC MỪNG ĐỘI B PIPI A. Những trang văn đậm chất hiện thực phê phán Câu 1. Nhận định nào không đúng đặc điểm truyện ngắn của Thạch Lam ? B . Văn trong sáng, giản dị, thâm trầm, sâu sắc. C. Truyện không có chuyện, chủ yếu khai thác nội tâm nhân vật. D. Mỗi truyện như một bài thơ trữ tình, giọng điệu điềm đạm, chứa đựng tình cảm chân thành và sự nhạy cảm của nhà văn. GO HOME A . Cảnh nhà sa sút, bố mất việc Câu 2. Ý nào sau đây đúng với gia cảnh của chị em Liên? B . Cả nhà bỏ Hà Nội về quê, mẹ làm hàng xáo. C. Chị em Liên trông nom một cửa hàng tạp hoá nhỏ xíu. D. Tất cả các ý trên. GO HOME A. Lòng buồn xao xuyến trước giờ khắc ngày tàn Câu 3. Ý nào sau đây đúng với tâm trạng của Liên trước giờ khắc ngày tàn? B. Lòng buồn man mác trước giờ khắc ngày tàn C. Lòng buồn xa vắng trước giờ khắc ngày tàn D. Lòng buồn thiu trước giờ khắc ngày tàn GO HOME A. Nghèo khổ, mòn mỏi Câu 4. Trong văn bản “ Hai đứa trẻ ”, nhà văn Thạch Lam đã bày tỏ niềm thương xót với những kiếp người nào ? B. Tật nguyền, nghèo khổ C. Đau thương, tật nguyền D. Bất hạnh, yêu đời GO HOME A. Bóng tối dày đặc . Câu 5. Trong văn bản “ Hai đứa trẻ ”, nhà văn Thạch Lam đã miêu tả ánh sáng và bóng tối như thế nào? B. Ánh sáng yếu ớt. C. Bóng tối lấn át cả ánh sáng D. Bất hạnh, yêu đời GO HOME CHÚC CÁC EM HỌC TẬP TỐT!
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_11_tuan_10_hai_dua_tre_nam_hoc_2022_2023_c.pptx