Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 10: Ngữ cảnh - Năm học 2022-2023 - Tổ 3 - Trường THPT Quỳnh Thọ

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 10: Ngữ cảnh - Năm học 2022-2023 - Tổ 3 - Trường THPT Quỳnh Thọ

Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không còn sợ nó nữa. Tối hết cả. con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hang, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hang nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe

Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói

- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ

 

pptx 27 trang Trí Tài 01/07/2023 2560
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 10: Ngữ cảnh - Năm học 2022-2023 - Tổ 3 - Trường THPT Quỳnh Thọ", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chào mừng các bạn 
học sinh! 
Đọc mẩu chuyện cười và cho biết tại sao cô gái lại ỉu xìu không? 
Một chàng sinh viên chở bạn gái trên một chiếc xe đạp. Đang đi bỗng nhiên chàng phanh lại cái “ke...é...t” ngay trước một quán chè rồi quay ra sau hỏi: 
- Ăn không? 
Nàng: - Ăn!!! 
Chàng: - Có thế chứ! Bộ phanh này mới thay hồi sáng đó! Nói rồi, chàng tiếp tục đạp xe đi!!!!!! 
Nàng ỉu xìu mặt! 
Ngữ Cảnh 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
I. Khái niệm ngữ cảnh 
II. Các nhân tố ngữ cảnh 
III. Vai trò của ngữ cảnh 
IV. Luyện tập 
1. Ngữ liệu 1 (SGK/102) 
Câu nói: “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” 
I. KHÁI NIỆM NGỮ CẢNH 
Câu hỏi 
Câu độc lập 
“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” 
1. Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người như thế nào và có quan hệ ra sao? 
Câu nói trên là một câu nói vu vơ vì không thể xác định được 
2. Câu nói đó được nói ở đâu? Lúc nào? 
Thời gian, không gian giao tiếp câu đó xuất hiện lúc nào, ở đâu 
4. Chưa ra là hoạt động như thế nào? Theo hướng từ đâu đến? 
3. Họ trong câu nói chỉ ai? 
Đối tượng được nói đến: Họ là ai? 
Thời điểm của sự phủ định “chưa ra” tính từ thời điểm 
Có thể khẳng định: Nếu đột nhiên nghe được câu nói này, không ai biết bối cảnh sử dụng nó thì không một ai có thể trả lời được những câu hỏi trên 
1. Ngữ liệu 2 (SGK/102) 
Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không còn sợ nó nữa. Tối hết cả. con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng lại càng sẫm đen hơn nữa. Giờ chỉ còn ngọn đèn con của chị Tí, và cả cái bếp lửa của bác Siêu, chiếu sáng một vùng đất cát; trong cửa hang, ngọn đèn của Liên, ngọn đèn vặn nhỏ, thưa thớt từng hột sáng lọt qua phên nứa. Tất cả phố xá trong huyện bây giờ đều thu nhỏ lại nơi hang nước của chị Tí. Thêm được một gia đình bác xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để trước mặt, nhưng bác chưa hát vì chưa có khách nghe 
Chị Tí phe phẩy cành chuối khô đuổi ruồi bò trên mấy thức hàng, chậm rãi nói 
- Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ 
I. KHÁI NIỆM NGỮ CẢNH 
Câu hỏi 
Câu độc lập 
“Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” 
1. Câu nói trên là của ai nói với ai? Đó là những người như thế nào và có quan hệ ra sao? 
 Câu nói đó là của chị Tý, chị Tý nói câu đó với những người cùng cảnh ngộ như mình: Liên, bác Xẩm, bác Siêu...Những con người gần gũi và thân mật. 
2. Câu nói đó được nói ở đâu? Lúc nào? Hãy mở rộng thêm hoàn cảnh đất nước bấy giờ? 
Thời gian và không gian xác định: buổi tối nới phố huyện nhỏ 
Thời gian và không gian rộng: Xã hội VN trước CM Tháng Tám, đời sống nhân dân lam lũ, khổ cực, 
4. Chưa ra là hoạt động như thế nào? Theo hướng từ đâu đến? 
“Giờ muộn thế” nói đến khoảng thời gian? 
3. Họ trong câu nói chỉ ai? 
Họ - mấy người phu gạo hay phu xe hoặc mấy chú lính lệ trong huyện hay người nhà thầy Thức đi gọi tổ tôm,.. 
- “Chưa ra” : Họ từ trong huyện ra phố, rẽ vào hàng chị Tí uống nước 
- “Giờ muộn thế” thời điểm của sự phủ định tính từ buổi tối 
2. Kết luận. Ngữ cảnh là gì? 
Bối cảnh ngôn ngữ 
Người nói 
(Người Viết) 
Lời nói, 
Câu văn 
Người nghe 
(Người đọc) 
Ngữ cảnh chính là bối cảnh ngôn ngữ, ở đó người nói (viết) sản sinh ra lời nói thích ứng, còn người nghe (đọc) căn cứ vào đó để lĩnh hội được đúng lời 
I. KHÁI NIỆM NGỮ CẢNH 
II. Các nhân tố của ngữ cảnh 
1. Nhân vật giao tiếp 
 “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” 
Người nói: chị Tí 
Người nghe: Chị em Liên, Bác Xẩm, Bác Siêu, 
Nhân vật giao tiếp 
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
II. Các nhân tố của ngữ cảnh 
1. Nhân vật giao tiếp 
Là 
 người tham gia vào hoạt động giao tiếp 
người nói (người viết) và người nghe (người đọc) 
Song thoại: Nếu chỉ có một người nói và một người nghe 
Hội thoại: Nếu có nhiều người tham gia và luân phiên vai nói – nghe cho nhau 
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
II. Các nhân tố của ngữ cảnh 
1. Nhân vật giao tiếp 
Mỗi nhân vật giao tiếp đều có đặc điểm: Lứa tuổi, giới tính, dân tộc, nghề nghiệp, địa vị xã hội, 
Quan hệ, vị thế của các nhân vật giao tiếp luôn chi phối nội dung hình thức của lời nói, câu văn. 
Mỗi người nói và người nghe đều có một vai nhất định: vai dưới, vai trai, vai bình đẳng. Các vai này có hình thức quan hệ giao tiếp (gần gũi, khách sáo, nhiệt tình...) 
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
II. Các nhân tố của ngữ cảnh 
2. Bối cảnh giao tiếp 
 “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” 
Thời gian: Buổi tối 
Không gian: Nơi phố huyện nhỏ mọi người đang chờ đợi khách hàng. 
Xã hội Việt Nam trước CM Tháng Tám. 
Bối cảnh giao 
 tiếp hẹp 
Bối cảnh giao 
 tiếp rộng 
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
II. Các nhân tố của ngữ cảnh 
2. Bối cảnh giao tiếp 
a. Bối cảnh giao tiếp rộng 
Khái niệm: bao gồm toàn bộ những nhân tố xã hội, địa lí, chính trị, kinh tế văn hoá, phong tục tập quán...của cộng đồng sử dụng ngôn ngữ, tạo thành một môi trường ngôn ngữ, chi phối các nhân vật giao tiếp và cả quá trình sản sinh cũng như lĩnh hội lời nói. 
- Đối với văn bản văn học là hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm, nó chi phối cả nọi dung và hình thức ngôn ngữ của tác phẩm 
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
II. Các nhân tố của ngữ cảnh 
2. Bối cảnh giao tiếp 
b. Bối cảnh giao tiếp hẹp 
Khái niệm: là nơi chốn, thời gian phát sinh câu nói, cùng với những sự việc hiện tượng xảy ra xung quanh 
Vai trò: tạo nên những tình huống của từng câu nói. 
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
II. Các nhân tố của ngữ cảnh 
2. Bối cảnh giao tiếp 
c. Hiện thực được nói tới 
 “Giờ muộn thế này mà họ chưa ra nhỉ?” 
Hiện tượng những chú lính lệ, những người nhà thầy thừa và đến hàng của chị uống nước, hút thuốc như mọi khi 
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
2. Bối cảnh giao tiếp 
c. Hiện thực được nói tới 
Phân 
loại 
Vai trò: làm lên thông tin miêu tả đồng thời cả thông tin bộc lộ 
Hiện thực bên ngoài: các sự kiện, biến cố, các sự việc, hoạt động diễn ra trong thực tế đời sống 
Hiện thực bên trong (tâm trạng) của nhân vật giao tiếp: vui, yêu, ghét, buồn... 
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
3. Văn cảnh 
“Cần” trong “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến? 
Nói đến một loại rau: rau cần 
Nói đến một loại rượu: rượu cần 
Nói đến dụng cụ: cần câu cá 
Động tự bắt buộc: Con cần .này 
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
II. CÁC NHÂN TỐ CỦA NGỮ CẢNH 
3. Văn cảnh 
Khái 
niệm: 
Gồm tất cả các yêu tố ngôn ngữ cùng có mặt trong văn bản, đi trước hoặc đi sau một yếu tố ngôn ngữ nào đó 
 Được xác định ở cả dạng nói và dạng viết, ở cả văn bản đơn thoại và đối thoại 
Vai trò: vừa là cơ sở cho việc sử dụng vừa là cơ sở cho việc lĩnh hội đơn vị ngôn ngữ. 
Các nhân tố của ngữ cảnh 
Nhân vật 
giao tiếp 
Văn cảnh 
Bối cảnh ngoài ngôn ngữ 
Bối cảnh giao tiếp rộng 
Hiện thực được nói đến 
Bối cảnh giao tiếp hẹp 
III. VAI TRÒ CỦA NGỮ CẢNH 
1. Đối với quá trình sản xuất văn bản 
Là môi trường sản sinh ra lời nói, câu văn => chi phối cả nội dung và hình thức của câu 
2. Đối với quá trình lĩnh hội văn hoá 
Là cơ sở để dễ dàng giải mã các phát ngôn để hiểu được các thông tin miêu tả, thông tin bộc lộ 
Ngữ cảnh có vai trò quan trọng cả với quá trình tạo lập và quá trình lĩnh hội lới nói. 
IV. LUYỆN TẬP 
Bài 1: (SGK/106) 
Căn cứ vào ngữ cảnh (hoàn cảnh sáng tác) hãy phân tích những chi tiết được miêu tả trong hai câu "Tiếng phong hạc ....cắn cổ“ 
Nguyễn Đình Chiểu 
IV. LUYỆN TẬP 
Bài 1: (SGK/106) 
- Hai câu văn trong bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc cho ta hiểu biết về bối cảnh thực dân Pháp xâm lược nước ta, vua quan nhà Nguyễn đầu hàng, chỉ có lòng dân thể hiện ý chí và căm thù giặc. 
Nội dung cụ thể: 
+ Hơn mười tháng, người dân phấp phỏng chờ đợi lệnh của quan trên để đánh giặc. Nỗi chờ đợi ấy như trời hạn mong mưa 
+ Ngó thấy kẻ thù (buồm trên tàu địch) và xe cộ đi lại trên đường, người nông dân không nén được lòng căm thù muốn “ăn gan”, “cắn cổ” quân giặc. 
IV. LUYỆN TẬP 
Bài 2: (SGK/106) 
Xác định hiện thực được nói tới trong hai câu thơ 
“Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn 
Trơ cái hồng nhan với nước non ” 
- Hai câu thơ của HXH gắn liền với tình huống giao tiếp cụ thể: đêm khuya, tiếng trống canh dồn dập mà "người phụ nữ vẫn cô đơn, trơ trọi.. 
- Câu thơ là sự diễn tả tình huống, còn tình huống là nội dung đề tài của câu thơ 
- Ngoài sự diễn tả tình huống, câu thơ còn bộc lộ tâm sự của nhân vật trữ tình- của chính tác giả, một người phụ nữ lận đận, trắc trở trong tình duyên 
IV. LUYỆN TẬP 
Phân tích các tình huống bối cảnh giao tiếp để xác định ngôi của những đại từ được sử dụng trong ví dụ sau: 
Anh ngã xuống đường băng Tân Sơn Nhất, 
Nhưng anh gượng đứng lên tì vào xác trực thăng. 
Và anh chết trong khi đứng bắn, 
Máu anh phun như lửa đạn cầu vồng 
(Lê Anh Xuân) 
YÊU CẦU VỀ NHÀ 
Chỉ ra văn cảnh của câu thơ thứ 3 trong đoạn thơ sau: 
Quanh năm buôn bán ở mom sông 
(2) Nuôi đủ năm con với một chồng 
(3) Lặn lội thân cò khi quãng vắng 
(4) Eo sèo mặt nớc buổi đò đông 
Hoàn thiện nốt bài 3,4,5 vào vở soạn. 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_10_ngu_canh_nam_hoc_2022_2023_to_3.pptx