Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 13: Chí Phèo - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hà Trang - Trường PTDT Bán trú Tiểu học Sơn La
1.Tiểu sử
- Nam Cao (1917-1951) là bút danh của Trần Hữu Tri
- Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam.
- Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác.
- Trước năm 1945, ông viết văn và dậy học, tới 1943 ông tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội.
- Năm 1946, làm phóng viên mặt trận miền Nma Trung Bộ
- Năm 1951, ông hi sinh tại vùng địch hậu thuộc tỉnh Ninh Bình, Liên khu II.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 13: Chí Phèo - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hà Trang - Trường PTDT Bán trú Tiểu học Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN MỘT: TÁC GIẢ Nam Cao (1917-1951) Câu hỏi 1: Tên khai sinh của nhà văn Nam Cao ? Đáp án 1: Trần Hữu Tri Câu hỏi 2: Nam Cao sinh ra trong một gia đình? Đáp án 2 : Nông dân ở làng Đại Hoàng. Câu hỏi 3: Năm 1943, Nam Cao tham gia vào nhóm ? Đáp án 3 : Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội Câu hỏi 4: Nam Cao quan niệm, không có tình thương đồng loại thì không đáng gọi là ? Đáp án 4: Người (Đời Thừa) Câu hỏi 5: Tác giả Nam Cao nhìn bề ngoài có vẻ như thế nào? Đáp án 5: Lạnh lùng, vụng về, ít nói, nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn sôi sục, có khi căng thẳng. Câu hỏi 6: Năm 1996, Nam Cao được Nhà nước trao tặng giải gì? Đáp án 6: Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. I – VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI. 1.Tiểu sử - Nam Cao (1917-1951) là bút danh của Trần Hữu Tri - Ông sinh ra trong một gia đình nông dân ở làng Đại Hoàng, tỉnh Hà Nam. - Học hết bậc Thành chung, Nam Cao vào Sài Gòn kiếm sống và bắt đầu sáng tác. - Trước năm 1945, ông viết văn và dậy học, tới 1943 ông tham gia nhóm Văn hóa cứu quốc ở Hà Nội. - Năm 1946, làm phóng viên mặt trận miền Nma Trung Bộ - Năm 1951, ông hi sinh tại vùng địch hậu thuộc tỉnh Ninh Bình, Liên khu II. HÌNH ẢNH NAM CAO CHỤP VỚI CÁC NHÀ VĂN KHÁC: MỘ NHÀ VĂN NAM CAO I – VÀI NÉT VỀ TIỂU SỬ VÀ CON NGƯỜI 2. Con người - Bề ngoài có vẻ lạnh lùng, vụng về, ít nói nhưng đời sống nội tâm lại rất phong phú, luôn luôn sôi sục, có khi căng thẳng . - Ông có tấm lòng đôn hậu, chan chứa yêu thương Nam Cao là tấm gương cao đẹp của một nhà văn chân chính, được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật. NHẬN XÉT NGUYỄN ĐÌNH THI Nam Cao chỉ là một nhà văn mảnh khảnh như thư sinh, ăn nói ôn tồn, mỗi lúc mỗi đỏ mặt, mà kì thực mang trong lòng một sự phản kháng mảnh kiệt . HÀ MINH ĐỨC ĐỖ TIẾN THỤY Ông là người hay bâng khuâng về vấn đề nhân phẩm, thái độ kính trọng đối với mọi người. Ông thường dễ bất bình trước tình trạng con người bị lăng nhục chỉ vì đầy đọa của cảnh nghèo đói cùng đường . Ông là một nhà văn vừa có tài năng đáng phục, vừa có nhân cách thẳng thắn và chính trực II – SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 1. Quan điểm nghệ thuật “ Chao ơi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...”(Giăng Sáng). Qua câu trích trên trong tác phẩm Giăng Sáng của Nam Cao, qua đó bạn hiểu gì về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? 1. Quan điểm nghệ thuật “ Chao ơi! Nghệ thuật không cần phải là ánh trăng lừa dối, không nên là ánh trăng lừa dối, nghệ thuật có thể là tiếng đau khổ kia, thoát ra từ những kiếp lầm than...”(Giăng Sáng). Qua câu trích trên trong tác phẩm Giăng Sáng của Nam Cao, qua đó bạn hiểu gì về quan điểm nghệ thuật của Nam Cao? - Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng. 1. Quan điểm nghệ thuật “Một tác phẩm thật giá trị...nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi.Nó ca tụng lòng thương, tình bái ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa) Một tác phẩm phải chứa đựng nội dung gì? 1. Quan điểm nghệ thuật “Một tác phẩm thật giá trị...nó phải chứa đựng được một cái gì lớn lao, mạnh mẽ, vừa đau đớn, lại vừa phấn khởi.Nó ca tụng lòng thương, tình bái ái, sự công bình...Nó làm cho người gần người hơn” (Đời thừa) Một tác phẩm phải chứa đựng nội dung gì? -Tác phẩm có gía trị là tác phẩm thấm thuần tư tưởng nhân đạo . 1. Quan điểm nghệ thuật “Văn chương không cần đến người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa ra . Văn chương chỉ cần dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có”(Đời thừa). Nam Cao đòi hỏi gì về nghề viết văn? 1. Quan điểm nghệ thuật “Văn chương không cần đến người thợ khéo tay, làm theo một vài kiểu mẫu đưa ra . Văn chương chỉ cần dung nạp những người biết đào sâu, biết tìm tòi khơi nguồn chưa ai khơi, và sáng tạo những gì chưa có”(Đời thừa). Nam Cao đòi hỏi gì về nghề viết văn? - Nam Cao đòi hỏi phải có lương tâm, nhân cách xứng đáng và sự sáng tạo trong nghề viết văn. II – SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 1. Quan điểm sáng tác - Nghệ thuật phải gắn bó với đời sống, nói lên nỗi khốn khổ, cùng quẫn của nhân dân, vì họ mà lên tiếng. -Tác phẩm có gía trị là tác phẩm thấm thuần tư tưởng nhân đạo. - Nam Cao đòi hỏi phải có lương tâm, nhân cách xứng đáng và sự sáng tạo trong nghề viết văn. II – SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 2. Các đề tài chính. A) Trước cách mạng. ĐỀ TÀI ??? ??? II – SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG 2. Các đề tài chính. a) Trước cách mạng. ĐỀ TÀI Người trí thức nghèo Người nông dân nghèo a) Người trí thức nghèo Nam Cao đã miêu tả sâu sắc tấn bi kịch tinh thần của người trí thức nghèo trong xã hội cũ. Những tác phẩm tiêu biểu: Găng sáng, Đời thừa, Những truyện không muốn viết, Mua nhà, Truyện tình, Quên điều độ, Cười, Nước mắt,... Và tiểu thuyết Sóng mòn. b) Người nông dân nghèo Nam Cao là cây bút xuất sắc về đề tài người nông dân. Tiêu biểu là các tác phẩm: Chí Phèo, Lão Hạc, Dì Hảo, Lang Rận, Một bữa no, Một đám cưới, Mua danh, Điếu văn, Trẻ con không được ăn thịt chó, Tư cách mõ, Nửa đêm. B) Sau Cách Mạng Nam Cao là cây bút tiêu biểu của văn học giai đoạn kháng chiến chống Pháp (1945-1954). - Các tác phẩm tiêu biểu như: Nhật kí ở rừng (1948), truyện ngắn Đôi mắt (1948). II – SỰ NGHIỆP VĂN CHƯƠNG III – ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM 1.Hoàn cảnh sáng tác: Truyện ngắn Chí Phèo được Nam Cao sáng tác năm 1941. Năm 1946, tác phẩm này được in lại trong tập Luống Cày (Hội Văn hóa Cứu quốc, NXB Hà Nội). Nam Cao dựa vào “người thật, việc thật” ở làng Đại Hoàng quê hương ông, rồi hư cấu thêm để viết tác phẩm này. III – ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM 2 . Nhan đề - Truyện ngắn Chí Phèo nguyên tên là Cái Lò gạch cũ: Nhấn mạnh sự xuất hiện của Chí Phèo trong cuộc đời, dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ không ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm. - Sau đó Nhà xuất bản đổi tên là “Đôi lứa xứng đôi”: Nhan đề dựa trên mối tình Chí Phèo – Thị Nở, gợi sự tò mò cho độc giả 3. Ý nghĩa của nhan đề “Chí Phèo” - Nhan đề “Chí Phèo” cũng là tên nhân vật chính của câu chuyện. Tác giả sử dụng nhan đề này để làm rõ số phận, cuộc đời, bất hạnh, cô đơn, cô độc của nhân vật chính được nhắc đến. Đồng thời, nhan đề này cũng gây ám ảnh, ấn tượng mạnh đối với người đã, đang và sẽ đọc câu chuyện . III – ĐÔI NÉT VỀ TÁC PHẨM 4. Thể loại - Truyện ngắn 5. Bố cục: 3 phần - Phần 1 (Từ đầu đến cả làng Vũ Đại cũng không ai biết ): Chí Phèo xuất hiện cùng tiếng chửi. - Phần 2 (Tiếp theo đến không bảo người nhà đun nước mau lên): Chí Phèo mất hết nhân tính. - Phần 3 (Còn lại): Sự thức tỉnh, ý thức về bi kịch của cuộc đời Chí Phèo. 6. Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo Truyện kể về nhân vật Chí Phèo là một đứa con hoang bị bỏ rơi trong cái lò gạch cũ ngay từ khi mới lọt lòng, được dân làng truyền tay nhau nuôi lớn. Đến năm 20 tuổi Chí Phèo đến làm canh điền cho nhà bá Kiến. Chí Phèo vốn là một anh nông dân hiền lành, chăm chỉ, siêng năng làm việc nhưng do bị bá Kiến ghen và hãm hại Chí phải vào tù. Khi ra tù, Chí trở về làng với bộ dạng của một tên lưu manh. Hắn chuyên uống rượu, rạch mặt ăn vạ. Cả làng lánh xa hắn, Chí bị Bá Kiến lợi dụng thành công cụ cho hắn. - Vào một đêm trăng, Chí Phèo say khướt thì gặp thị Nở. Được sự chăm sóc tận tình của thị Nở, Chí Phèo khao khát muốn làm người lương thiện.Bị bà cô thị Nở ngăn cấm, Chí Phèo rơi vào tuyệt vọng, uất ức. Chí Phèo đến nhà bá Kiến đòi làm người lương thiện, Chí đâm bá Kiến rồi tự vẫn ngay tại chỗ. IV – TỔNG KẾT - Giá trị nội dung: + Lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. + Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính. - Giá trị nghệ thuật: +Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bất hủ vừa có tính chung tiêu biểu vừa có những điểm riêng biệt không trộn lẫn. + Nam Cao có biệt tài phân tích tâm lí nhân vật khiến nhân vật của ông thật hơn con người thật. + Nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt phóng túng nhưng nhất quán và chặt chẽ. + Ngôn ngữ giàu có đậm hơi thở cuộc sống
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_11_tuan_13_chi_pheo_nam_hoc_2022_2023_nguy.pptx