Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 13: Chí Phèo - Năm học 2022-2023 - Nhóm 6
3. Nhan đề
-Cái lò gạch cũ Vòng đời luẩn quẩn, bế tắc và là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, qui luật nghiệt ngã của xã hội.
-Đôi lứa xứng đôi (NXB Đời Mới, Hà Nội, 1941) Hướng vào mối tình “người – ngợm” giữa Chí Phèo và Thị Nở, tạo ra nhan đề giật gân, gây tò mò, phù hợp với thị hiếu lúc bấy giờ.
Chí Phèo (NXB Luống cày, 1946) Nhan đề khái quát, súc tích và đầy đủ nhất, nhấn mạnh vào vị trí trung tâm và chủ đề tác phẩm.
Là tác phẩm khẳng định tài năng của Nam Cao.
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 13: Chí Phèo - Năm học 2022-2023 - Nhóm 6", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chí Phèo Nam Cao MV HẾT THƯƠNG CẠN NHÓ I. TÌM HIỂU CHUNG 1. Đề tài, xuất xứ * Đề tài: Nông dân * Xuất xứ: Được viết 1940, xuất bản năm 1941, in trong tập “Luống cày”. 2. Kết cấu Theo lối đầu cuối tương ứng (kết cấu vòng tròn). Mở đầu là hình ảnh cái lò gạch, kết thúc cũng là hình ảnh cái lò gạch bỏ không. Lối kết cấu cho thấy được cuộc sống quẩn quanh, bế tắc của những người nông dân trước Cách mạng Tháng Tám. Bá Kiến - Nhà tù Tình yêu,s ự chăm sóc Thị Nở Làng Vũ Đại Bà cô Thị Nở Chí Phèo bị tha hóa Khát vọng trở về lương thiện Chí Phèo giết Bá Kiến, tự sát. Chí Phèo bị cự tuyệt quyền làm người Uất ức – tuyệt vọng Chí Phèo lương thiện 3. Nhan đề - Cái lò gạch cũ Vòng đời luẩn quẩn, bế tắc và là biểu tượng về sự xuất hiện tất yếu của hiện tượng Chí Phèo, qui luật nghiệt ngã của xã hội. - Đôi lứa xứng đôi ( NXB Đời Mới, Hà Nội, 1941 ) Hướng vào mối tình “người – ngợm” giữa Chí Phèo và Thị Nở, tạo ra nhan đề giật gân, gây tò mò, phù hợp với thị hiếu lúc bấy giờ. Chí Phèo (NXB Luống cày, 1946) Nhan đề khái quát, súc tích và đầy đủ nhất, nhấn mạnh vào vị trí trung tâm và chủ đề tác phẩm. Là tác phẩm khẳng định tài năng của Nam Cao. 4. Tóm tắt tác phẩm Chí Phèo II. ĐỌC – HIỂU 1. Bức tranh làng Vũ Đại ngày ấy 1. Bức tranh làng Vũ Đại ngày ấy *Làng Vũ Đại: là làng Đại Hoàng, quê của Nam Cao. - Là làng điển hình cho nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám với những mâu thuẫn điển hình: + Nông dân >< địa chủ + Địa chủ >< địa chủ - Đó là một làng quê “xa phủ, xa tỉnh”, khép kín trong “một cái ao đời” tù đọng , “dân không quá hai nghìn” người . Trở thành một miếng mồi béo bở cho bọn cường hào, địa chủ. * Cư dân: - Trong làng có nhiều thành phần: + Loại vai vế : Bá Kiến, Đội Tảo, Bát Tùng, Cánh Tư Đam Nhiều bè cánh, hiện tượng phổ biến ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám. + Loại cùng đinh : Những người nông dân nghèo khổ, tha hóa (Năm thọ, Binh Chức, Chí Phèo ) Đám đông vô danh (sợ sệt, nhu nhược, ghét lôi thôi) 2. Nhân vật Bá Kiến - Đặc điểm con người : + Giọng quát rất sang + Tiếng cười Tào Tháo + Lối nói ngọt nhạt đầy cá tính, rất ấn tượng. - Phương châm, thủ đoạn thống trị : + “Mềm nắn rắn buông” + “Thứ nhất sợ kẻ anh hùng - Thứ hai sợ kẻ cố cùng liều thân” + “Bám thằng có tóc, ai bám thằng trọc đầu” + “Già néo đứt dây - Hãy ngấm ngầm đẩy người ta xuống sông, nhưng rồi lại dắt nó lên để nó đền ơn...” Khôn ngoan, xảo quyệt - Chính sách dùng người : + Biết mềm biết cứng + Trị không l ại thì dùng + Dùng thằng đầu bò trị thằng đầu bò + Thu dụng những thằng bạt mạng, không sợ chết và không sợ đi tù Cáo già thâm độc Tính cách gian hùng - “Con hổ biết cười” - Đời tư : 4 vợ, ghen tuông thảm hại mà lại sợ vợ, gỡ gạc đê tiện, bỉ ổi, thối nát. Vạch trần bộ mặt tàn ác, xấu xa của bọn cường hào ác bá Nhân vật điển hình cho giai cấp thống trị đương thời. * Bá Kiến chết : thái độ mọi người: + mừng + ngờ vực phản ánh thực trạng xã hội không ổn định Giá trị hiện thực và ý nghĩa phê phán rất sâu sắc. Nguyên mẫu của nhân vật Bá Kiến trong tác phẩm Chí Phèo là Bá Bính, tên thật là Trần Duy Bính được cố nhà văn Nam Cao cho biết. 3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo 3. Hình tượng nhân vật Chí Phèo 3.1 Sự xuất hiện độc đáo: Chửi trời Chửi đời Chửi tất cả làng Vũ Đại Chửi đứa nào không chửi nhau với hắn Chửi đứa nào đẻ ra Chí Phèo Không ai lên tiếng, không ai ra điều Gây ấn tượng sâu sắc về nhân vật chính - một kẻ say rượu vừa quen vừa lạ. Nó quen như bao gã đang ngập chìm trong hơi men, nhưng nó lại khác người bởi cái sự chửi lạ lùng. Đằng sau những tiếng chửi là sự vật vã, tuyệt vọng của một tâm hồn đau khổ, khao khát giao tiếp với đồng loại. Ngôn ngữ kể chuyện đa giọng điệu: vừa trần thuật nửa trực tiếp, vừa tả một cách khách quan, vừa nhập vào nhân vật để kể và nghĩ. 3.2 Quá trình tha hóa của Chí Phèo Từ người nông dân hiền lành, lương thiện trở thành thằng lưu manh Chí vốn là một đứa trẻ tội nghiệp bị bỏ rơi, là một anh canh điền hiền lành, chất phác, lương thiện, giàu lòng tự trọng. Cuộc đời Chí là một con số không to tướng: không cha, không mẹ, không người thân, không tình thương, không một tấc đất cắm dùi. “Hai mươi tuổi, người ta không là đá, nhưng cũng không hoàn toàn là xác thịt. Người ta không thích cái gì người ta khinh” Bá Kiến vì ghen tuông âm mưu hãm hại , vu cáo Người nông dân lương thiện Tên lưu manh 3.2 Quá trình tha hóa của Chí Phèo Nhà tù thực dân Trở về l àng sau 7,8 năm ở nhà tù thực dân, Chí đã trở thành Chí Phèo: + Về nhân hình: đặc như thằng săng đá, cái đầu thì trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trông gớm chết, mình đầy vết xăm Hình dáng của một thằng lưu manh, một tên côn đồ. + Về nhân tính: Rạch mặt ăn vạ, kêu làng, triền miên say, tiếng chửi thách thức Dễ bị mua chuộc, lợi dụng. Con quỉ dữ của làng Vũ Đại Là sản phẩm, phương tiện của bọn thống trị. Bị tàn phá tâm hồn, bị hủy hoại từ nhân hình đến nhân tính. 3.3 Quá trình hồi sinh của Chí Phèo - Đêm trăng gặp gỡ Được khơi dậy bản năng của một người bình thường. - Trận ốm dịu tính nết , thay đổi tâm lí sâu sắc. - Sáng hôm sau: + Bắt đầu có lại những cảm xúc của một con người + Lần đầu sau khi ra tù , Chí biết xúc động trước những âm thanh bình dị, đời thường. Tiếng chim hót vui vẻ, tiếng anh thuyền chài gõ mái chèo đuổi cá, tiếng cười nói, trò chuyện của người đi chợ Thấy bâng khâng, lòng mơ hồ buồn - Nhớ lại quá khứ - Liên tưởng đến hiện tại - Lo sợ cho tương lai Chí Phèo đã được thức tỉnh. Mơ ước: Chồng cuốc mướn, cày thuê, vợ dệt vải, nuôi lợn, mua ruộng làm Tới cái dốc bên kia của cuộc đời: già, cơ thể đã hư hỏng nhiều Đói rét, ốm đau và cô độc. Cô độc còn đáng sợ hơn cả đói rét, ốm đau 3.3 Quá trình hồi sinh của Chí Phèo Được quan tâm, chăm sóc: bát cháo hành Lần đầu tiên được cho, được chăm sóc Khóc Tính người thực sự trở về - Chí Phèo khát khao: + Được làm người lương thiện. + Có được hạnh phúc bình dị. Sức mạnh từ tình yêu mộc mạc, chân thành của Thị Nở đã chữa lành tâm hồn từng băng hoại, đánh thức bản chất lương thiện của Chí. Trời ơi! Hắn thèm lương thiện, hắn muốn làm hòa với mọi người biết bao! - Giá cứ thế này mãi thì thích nhỉ? - Hay là mình sang đây ở với tớ một nhà cho vui. VIDEO - Bà cô Thị Nở - đại diện cho định kiến khắt khe, cổ hủ của xã hội. Chí Phèo rơi vào bi kịch tâm hồn đau đớn: Bị cự tuyệt quyền làm người 3.4. Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người Chạy theo, níu giữ Khóc Uống rượu, càng uống càng tỉnh Hơi rượu không sặc sụa, hắn cứ thoảng thoảng ngửi thấy mùi cháo hành Dù bị vùi dập nhưng khát vọng lương thiện không bao giờ tắt - Không rẽ vào nhà Thị Nở: Xách dao đến nhà Bá Kiến: nhaän ra keû thuø ñích thöïc. Đòi được làm người lương thiện: thaùi ñoä kieân quyeát, yù thöùc nhaân phaåm trôû veà. Đâm chết Bá Kiến Tự sát Mâu thuẫn giai cấp gay gắt, không thể dung hòa Tố cáo xã hội phản động không thể dung nạp được những con người bình thường với những mơ ước bình thường. 3.4 Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người Năm Thọ Binh Chức Chí Phèo Chí Phèo con Hiện tượng Chí Phèo rất phổ biến. Có tính qui luật. Chí Phèo là một hình tượng điển hình cho người nông dân bị lưu manh hóa trong xã hội cũ Nhà văn đã phát hiện, miêu tả phẩm chất tốt đẹp của người lao động ngay khi tưởng như họ đã bị xã hội cướp mất cả linh hồn và diện mạo con người. Tư tưởng nhân đạo mới mẻ và sâu sắc của Nam Cao: III. TỔNG KẾT - Xây dựng nhân vật điển hình trong hoàn cảnh điển hình - Miêu tả tâm lí nhân vật sắc sảo - Ngôn ngữ: phong phú, sinh động, gần gũi, giản dị, diễn đạt độc đáo. - Cố truyện và các tình tiết hấp dẫn 1. Nghệ thuật III. TỔNG KẾT Tác phẩm lên án, tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy người nông dân vào bước đường cùng. Đồng thời nhà văn phát hiện, trân trọng những phẩm chất tốt đẹp ở họ. 2. Nội dung Chí Phèo (Nguyễn Duy Xuân) Cái lò gạch cũ còn đây Đâu rồi anh Chí cuồng say một thời? Sinh ra chẳng được làm người Thân tàn ma dại giữa đời nhiễu nhương Chỉ vì lão bá ghen tuông Biến anh thành kẻ ngông cuồng, khổ sai Mặt mày ngang dọc vết chai Cả làng Vũ Đại còn ai dám gần? *** Đêm nay gió mát, trăng ngân Tàu chuối ưỡn ngực hứng tình sông êm Có cô Thị Nở làng bên Chiều nay kín nước, ngủ quên mất rồi! Ai hay duyên số tại trời Bỗng dưng anh lại là người được cho. *** Chẳng còn say khướt vật vờ Hồn anh sống lại giấc mơ một thời Khát khao trở lại làm người Để anh sống thật cuộc đời của anh Dở hơi Thị Nở khước tình Niềm hi vọng bỗng biến thành khổ đau! *** Thân này biết gửi về đâu Anh ra đi quyết tìm câu trả lời: - Ai cho ta được làm người? Ai xoá sạch vết nhơ đời của ta? Chỉ còn một cách...Thế là Thù xưa đã trả, thân ta thôi rồi! Phút giây hấp hối cuộc đời Miệng anh ngáp ngáp, nói lời chẳng nên. *** Cái lò gạch cũ hiện lên Ngẩn ngơ, Thị Nở liếc nhìn xa xa... Bảy mươi năm Chí Phèo (Nguyễn Duy Xuân) Bảy mươi năm giữa cuộc đời Anh là hình mẫu hạng người gớm ghê Dữ dằn mang tiếng cười chê Chứ anh vốn gã dân quê hiền lành. *** Sóng đời xô đẩy thân anh Cho nên anh phải lưu manh với đời Nhưng không chết - một phần người Từ trong sâu thẳm cuộc đời lưu manh Vẫn còn âm ỉ lòng nhân Thắp lên hy vọng làm anh canh điền Chẳng mơ lắm bạc nhiều tiền Chỉ mong được sống bình yên giữa đời... *** Bảy mươi năm đã qua rồi Chuyện xưa... xin được ngỏ lời cùng anh Dẫu rằng phải kiếp lưu manh Nhưng anh vẫn đẹp nhân tình Chí ơi! Chết anh - một kiếp con người Hoá thành bất tử giữa đời văn chương! Trăng nở nụ cười Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao Vẫn vườn chuối gió lao xao Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền Ả ngớ ngẩn Gã khùng điên Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người Vườn sông trăng nở nụ cười Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau Giữa đời vàng lẫn với thau Lòng tin còn chút về sau để dành Tình yêu nên vị cháo hành Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi . ( Lê Đình Cánh) Câu thơ “ Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người ” gợi cho anh chị suy nghĩ gì về sức mạnh của tình yêu trong cuộc sống?
Tài liệu đính kèm:
- bai_giang_ngu_van_11_tuan_13_chi_pheo_nam_hoc_2022_2023_nhom.ppt