Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Năm học 2019-2020

Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Năm học 2019-2020

A. Mục tiêu cần đạt:

I. Kiến thức:

o Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ giao tiếp chung. ( âm, tiếng, từ ngữ cố định, ) và các quy tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị tạo lập các sản phẩm, (cụm từ, câu, đoạn, văn bản). Còn lời nói cá nhân được cá nhân tạo ra, khi sử dụng phương tiện để giao tiếp.

o Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:Trong lời nói cá nhân vừa có nhöõng yếu tố chung của ngôn ngữ xã hội, vừa có cái riêng, có sự sáng tạo của cá nhân.

o Sự tương tác:Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển.

II. Kỹ năng:

o Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói.

o Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân trong lời nói.

o Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng chuẩn mực của ngôn ngữ xă hội.

o Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.

* Giáo dục kỹ năng sống:

o Giao tiếp phản hồi lắng nghe tích cực; tìm hiểu về phương tiện giao tiếp, trình bày nội dung lĩnh hội lời nói của người khác.

o Tự nhận thức về sự phát triển về vốn từ ngữ và khả năng sử dụng ngôn ngữ của bản thân trong giao tiếp.

o Đặt mục tiêu học tập ngôn ngữ chung và trau dồi ngôn ngữ cá nhân.

III. Thái độ: Từ đó có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo , góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội .

IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực, phẩm chất:

1. Năng lực:

o Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.

o Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: học sinh nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong các ngữ liệu.

o Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.

2. Phẩm chất: Trách nhiệm trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, hoạt động giao tiếp.

 

doc 6 trang huemn72 7080
Bạn đang xem tài liệu "Giáo án Ngữ văn Lớp 11 - Tiết 3: Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân - Năm học 2019-2020", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 1	 	Ngày sọan: 25 – 08 – 2019
Tiết 3	Ngày dạy: 30 – 08 – 2019
Tiếng Việt:
A. Mục tiêu cần đạt:
I. Kiến thức:
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói cá nhân: Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp chung, bao gồm những đơn vị ngôn ngữ giao tiếp chung. ( âm, tiếng, từ ngữ cố định, ) và các quy tắc thống nhất về việc sử dụng các đơn vị tạo lập các sản phẩm, (cụm từ, câu, đoạn, văn bản). Còn lời nói cá nhân được cá nhân tạo ra, khi sử dụng phương tiện để giao tiếp.
Những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng:Trong lời nói cá nhân vừa có nhöõng yếu tố chung của ngôn ngữ xã hội, vừa có cái riêng, có sự sáng tạo của cá nhân.
Sự tương tác:Ngôn ngữ là cơ sở để tạo ra lời nói, còn lời nói hiện thực hóa ngôn ngữ và tạo điều kiện cho ngôn ngữ biến đổi, phát triển.
II. Kỹ năng: 
Nhận diện và phân tích những đơn vị và quy tắc ngôn ngữ chung trong lời nói.
Phát hiện và phân tích nét riêng, nét sáng tạo của cá nhân trong lời nói.
Sử dụng ngôn ngữ chung theo đúng chuẩn mực của ngôn ngữ xă hội.
Bước đầu biết sử dụng sáng tạo ngôn ngữ chung để tạo nên lời nói có hiệu quả giao tiếp tốt và có nét riêng của cá nhân.
* Giáo dục kỹ năng sống:
Giao tiếp phản hồi lắng nghe tích cực; tìm hiểu về phương tiện giao tiếp, trình bày nội dung lĩnh hội lời nói của người khác.
Tự nhận thức về sự phát triển về vốn từ ngữ và khả năng sử dụng ngôn ngữ của bản thân trong giao tiếp.
Đặt mục tiêu học tập ngôn ngữ chung và trau dồi ngôn ngữ cá nhân.
III. Thái độ: Từ đó có ý thức tôn trọng những quy tắc ngôn ngữ chung của xã hội, vừa có sáng tạo , góp phần vào sự phát triển ngôn ngữ của xã hội .
IV. Định hướng góp phần hình thành năng lực, phẩm chất:
1. Năng lực:
Năng lực hợp tác: Thảo luận nhóm để thể hiện cảm nhận của cá nhân và lắng nghe ý kiến của bạn để tự điều chỉnh cá nhân mình.
Năng lực thưởng thức văn học/cảm thụ thẩm mỹ: học sinh nhận ra được những giá trị thẩm mỹ trong các ngữ liệu.
Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
2. Phẩm chất: Trách nhiệm trong quá trình sử dụng ngôn ngữ, hoạt động giao tiếp.
B. Tiến trình dạy học
 Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1 – Khởi động:
* Giaó viên giao nhiệm vụ: Có 2 em bé:
Em bé A nói với mẹ: “Con muốn ăn cơm.”
Em bé B bị khiếm thính nên có cử chỉ đưa tay và cơm vào miệng.
?. Như vậy em bé A đã dùng phương tiện gì để mẹ hiểu được ý em ? (ngôn ngữ)
?. Vậy ngôn ngữ là gì ?
?. Có phải cá nhân nào cũng sử dụng ngôn ngữ giống nhau không ?
?. Không phải cá nhân nào cũng sử dung ngôn ngữ giống nhau. Người Việt ngôn ngữ của họ là tiếng Việt “ thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng qúy báu của dân tộc” nhưng với người Anh là tiếng Anh... Vậy ngôn ngữ là gì ? Ngôn ngữ là của chung hay của riêng mỗi cá nhân?
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
* Giáo viên nhận xét và dẫn vào bài mới: Cha ông ta khi dạy con cách nói năng, cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp hằng ngày thường sử dụng câu ca dao:
 “Lời nói chẳng mất tiền mua
 Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”
 Để hiểu được điều này, chúng ta sẽ tìm hiểu qua bài học : “Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân”.
Hoạt động 2 – Hình thành kiến thức:
* Hướng dẫn học sinh tìm hiểu ngữ liệu:
* Giáo viên phát vấn học sinh suy nghĩ trả lời: 
?. Tìm nét chung các từ có nghĩa chỉ cái chết trong các ví dụ ( Giáo viên sử dụng bảng phụ)
Định hướng:
- Nét riêng: 
 + Thôi ® chia ly ® chết ( nói giảm)
 + Chết đuối trên cạn ® ở ẩn ( Trách móc, phê phán,...)
- Tại sao lại có các cách thể hiện khác nhau này?
 + Cao Bá Quát hy sinh : không còn hiện diện, ( ghi chép lịch sử).
 + Dương Khuê – thôi : chết 
 + Chết đuối trên cạn: không giúp ích cho đời 
* Giáo viên phát vấn học sinh tìm thêm một số ví dụ cụ thể về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân:
Định hướng:
Cộng đồng-xã hội
Cá nhân
-Những từ , ngữ 
Kính thưa, thưa
Má, mẹ, u ,bầm 
Con, xưng tên 
Đi học, về. 
® tài sản chung của xã hội
Lời nói:
- Kính thưa má! con đã về
- Thưa mẹ, con mới về.
- Mẹ! Ti đã về.
- Thưa má, con đi học về.
- Con về rồi me ơi!
- Má ơi! Đói bụng.
® sản phẩm riêng của cá nhân, mang phong cách cá nhân
=> Ngôn ngữ là tài sản chung, là phương tiện giao tiếp chung của cả cộng đồng xã hội; còn lời nói là sản phẩm được cá nhân tạo ra trên cơ sở vận dụng các yếu tố ngôn ngữ chung và tuân thủ các quy tắc chung.
* Hướng dẫn học sinh hình thành lý thuyết bài học:
* Tích hợp giáo dục kỹ năng sống:Học sinh cần suy nghĩ và nêu các nội dung về ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
* Giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận nhóm trong thời gian ba phút:
?. Ngôn ngữ chung là gì? Tác dụng của ngôn ngữ chung?
?. Ngôn ngữ chung gồm những yếu tố nào? Dùng để làm gì?
Định hướng:
 + Yếu tố chung: âm , thanh, tiếng , từ , ngữ cố định.
 + Mọi người tích lũy, sử dụng, thực hiện nhu cầu giao tiếp
 + Nắm vững các quy tắc: kiểu câu, phương thức chuyển nghĩa 
 + Có tính chất phổ biến: buộc mọi người tuân theo.
* Xét ví dụ: trong văn bản nghị luận : Chiếu cầu hiền (Ngô Thì Nhậm):
?. Vua Quang Trung muốn thể hiện điều gì? Ai tiếp nhận? Cách sử dụng ngôn ngữ ở đây ra sao? Vì sao?
* Giáo viên phát vấn học sinh trả lời, giáo viên chốt.
?. Khi nói và viết, có phần chung về sử dụng ngôn ngữ ? Lý do tại sao?
Định hướng: 
+ Âm chuẩn cả nước : ai cũng hiểu ( Âm địa phương: khó hiểu)
 + Các loại từ ( Danh từ, động từ, tính từ )
 + Những thành ngữ ( thay cho khái niệm : cao như núi = rất cao), quán ngữ ( theo thói quen : nói tóm lại)
 + Cấu trúc câu ( C – V)
?. Phạm vi sử dụng của ngôn ngữ chung?
Định hướng:
+ Phạm vi: từ ngữ phải mang tính khách quan (không có cảm xúc riêng, đơn nghĩa, ai cũng hiểu.) 
* Giáo viên nêu câu hỏi và học sinh suy nghĩ trả lời:
?. Theo em, lời nói cá nhân là gì?
?. Lời nói cá nhân được biểu hiện ở những phương diện cụ thể nào?
?. Hãy cho những ví dụ cụ thể để minh họa.
 VD: Hồ Xuân Hương trong bài thơ “Tự tình” của mình đã sử dụng từ ngữ:
Chung
Riêng
Rêu từng đám
Đá mấy hòn
Xiên ngang
( Rêu mạnh mẽ)
Đâm toạc
( đá nhọn)
® Sự bứt phá
 VD: Trình độ , không trình độ, nghề nghiệp, vốn sống, tuổi, khác nhau về lượng từ 
 VD: Trong ngữ cảnh cụ thể ® Sáng tạo:
 + Hồ Xuân Hương dùng :Mảnh: mảnh tình : nhỏ (mảnh áo, mảnh giấy ) ® không có giá trị, ý nghĩa lớn
 + Thạch Lam dùng : Nhật trình ® Báo
 + Nguyễn Công Hoan dùng : Cây lô mếch ® km
* GV giải thích và thí dụ thêm cho học sinh từng chi tiết của lời nói – sản phẩm riêng:
- Giọng nói, vốn từ, sự chuyển đổi khi dùng từ 
- Sáng tạo của cá nhân, mang dấu ấn riêng của mỗi tác giả:
 +Thơ Nguyễn Khuyến: nhẹ nhàng, thâm thúy.
 + Thơ Tú Xương sâu sắc, góc cạnh.
 + Thơ Hồ Chí Minh: kết hợp giữa cổ điển và hiện đại.
 + Thơ Tố Hữu : phong cách trữ tình chính trị.
 + Thơ Chế Lan Viên: thâm trầm, suy tư, triết lí
 + Thơ Xuân Diệu: mượt mà, giàu cảm xúc.
* Tích hợp giáo dục kỹ năng sống:Thảo luận nhóm trong thời gian ba phút: Tìm hiểu về những nét giống và khác nhau của ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân.
* Tìm hiểu một số ví dụ:
1. Bác Dương thôi đã thôi rồi 
 ( Khóc Dương Khuê)
2. Cao Bá Quát hy sinh trong một cuộc khởi nghĩa.
3. Có kẻ chết đuối trên cạn mà không biết .
 ( Chiếu cầu hiền)
* Phân tích:
- Nét nghĩa chung: đề cập đến sự chết chóc (thể xác và tinh thần)
- Nét nghĩa riêng: thôi, chết đuối trên cạn 
* Nhận xét:
- Ngôn ngữ chung: nhiều người dùng, phạm vi rộng, khách quan.
- Lời cá nhân: chỉ là ngôn ngữ của tác giả, dành cho một nhân vật, một sự vật, sự việc nào đó 
I. Ngôn ngữ – Tài sản chung của xã hội:
1. Khái niệm: Là phương tiện giao tiếp, giúp cá nhân biểu hiện nội dung (của chính mình), lĩnh hội nội dung (của người khác) . 
2. Biểu hiện:
 a. Các yếu tố chung:
 *. Âm, thanh, tiếng
 *. Từ , ngữ:
 - Trong từ điển.
 - Trong thành ngữ, quán ngữ.
 b- Các quy tắc và phương thức chung trong để cấu tạo nên các đơn vị ngôn ngữ:
 *. Phương thức chuyển nghĩa từ : chuyển từ nghĩa gốc sang nghĩa phái sinh 
 *. Quy tắc ngữ pháp Việt Nam: Cấu trúc C–V : câu đơn , câu ghép 
3. Phạm vi dùng: trong các văn bản thuộc phong cách ngôn ngữ viết ( nghị luận, khoa học, hành chính, báo chí, )
II. Lời nói cá nhân:
1. Khái niệm: gồm ngôn ngữ chung và sắc thái cá nhân ® mang nét riêng ( phong cách tác giả)
2. Biểu hiện:
 a. Giọng : mỗi người có âm hưởng riêng khi nói 
 b. Vốn từ ngữ cá nhân: tùy nhiều đặc điểm , vốn từ không bằng nhau ( Phụ thuộc vào nhiều yếu tố )
 c. Sự chuyển đổi sáng tạo khi sử dụng những từ ngữ chung quen thuộc:kết hợp từ ngữ, tách, gộp, 
 d.Việc tạo từ mới: tạo ra từ mới từ những chất liệu có sẵn.
 e. Vận dụng linh hoạt sáng tạo các quy tắc, phương thức chung : lựa chọn vị trí cho từ ngữ, tách câu, tỉnh lược từ ngữ, 
 Ví dụ: 
 - Mảnh tình ( Từ của Hồ Xuân Hương dùng trong bài thơ “ Tự tình” của mình)
 - Nhật trình ( cách dùng ngày xưa)
 - Cây lô mếch: Km ( cách dùng của người dân quê) 
3. Phạm vi dùng: 
 - Thơ văn
 - Giao tiếp
Hoạt động 3 – Luyện tập (Thực hành)
* Gọi học sinh đọc yêu cầu của bài tập và hướng dẫn học sinh làm bài tập 2, bài tập 1 và bài tập 3 học sinh tự làm.
Baøi 1: Trong hai câu thơ dưới đây, từ “thôi” in đậm đã được tác giả sử dụng với ý nghĩa như thế nào?
Bác Dương thôi đã thôi rồi,
Nước mây man mác ngậm ngùi lòng ta.
(Nguyễn Khuyến – Khóc Dương Khuê)
Baøi 2: Nhận xét về cách sắp đặt từ ngữ trong hai câu thơ sau. Cách sắp đặt như thế tạo được hiệu quả giao tiếp như thế nào?
Xiên ngang mặt đất, rêu từng đám,
Đâm toạc chân mây đá mấy hòn.
( Hồ Xuân Hương – Tự tình)
Baøi 3: Tìm thêm những ví dụ thể hiện được quan hệ giữa cái chung và cái riêng như mối quan hệ giữa ngôn ngữ chung của xã hội và lời nói riêng của cá nhân.
Baøi 1: 
 Hai câu thơ của Nguyễn Khuyến dùng từ quen thuộc, chỉ có từ “thôi” ý sáng tạo nghiã mới: là kết thúc sự sống thay vì kết thúc hoạt động nào đó để làm giảm nhẹ sự mất mát, đau xót nuối tiếc của tác giả đối với bạn.
Baøi 2: 
- Hai câu thơ của Hồ Xuân Hương dùng từ quen thuộc nhưng sắp xếp trật tự đối lập theo luật thơ Đường và đối từng cặp; động từ – động từ; danh từ – danh từ; tính từ – tính từ . kết hợp với hình thức đảo ngữ. Cách sáng tạo riêng của tác giả tạo âm hưởng mạnh và tô đậm hình tượng thơ 
 -Thể hiện sức sống, sự vươn lên mạnh mẽ của thiên nhiên cũng như sự bứt phá, bất khuất của con người trước nghịch cảnh. Cũng là tâm trạng phẫn uất của nữ sĩ .
Baøi 3: Quan hệ giữa ngôn ngữ chung và lời nói riêng là mối quan hệ khắng khít, hổ tương giữa vật liệu ngôn từ và cách sáng tạo, sử dụng của từng cá nhân mang phong cách riêng khi sử dụng vốn ngôn từ đó.
Ví dụ:
Ngôn ngữ chung
Lời nói riêng
Chết,
 mất,
 hy sinh 
“Bác Dương thôi đã thôi rồi!”
“Vội vàng chi đã mải lên tiên”
( Nguyễn Khuyến)
“Bác đã đi rồi sao Bác ơi!”
( Tố Hữu)
“Gục lên súng mũ bỏ quên đời”.
“Áo bào thay chiếu anh về đất”
( Quang Dũng)
Hoạt động 4 – Vận dụng và mở rộng (có thể làm trên lớp hoặc ở nhà)
* Giáo viên giao nhiệm vụ: Tại sao các từ sau đây được gọi là từ mới:
a. Từ mọn mằn.
b. Từ giỏi giắng. 
c. Từ nội soi. 
* HS thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
a. Từ mọn mằn là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt: 
- Dựa vào các từ có phụ âm đầu là m (chẳng hạn: muộn màng). 
- Dựa vào thanh điệu (thanh huyền). 
- Từ mọn mằn dùng để chỉ một vật nào đó nhỏ bé, ra đời muộn. 
b. Từ giỏi giắng cũng là từ mới được tạo ra nhờ phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt. 
- Dựa vào các từ chỉ sự đảm đang, tháo vát của một người nào đó: giỏi giang, nhanh nhẹn. 
- Dựa vào những từ chỉ hình dáng: nhỏ nhắn. 
c. Từ nội soi là thuật ngữ dùng trong y học mới được tạo ra trong thời gian gần đây nhờ vào phương thức cấu tạo từ mới trong tiếng Việt: 
- Từ nội dùng để chỉ những gì thuộc về bên trong: nội tâm, nội thất 
 - Từ soi dùng để chỉ hoạt động dùng ánh sáng chiếu vào. 
- Nội soi chính là dùng phương pháp đưa một ống nhỏ vào bên trong cơ thể, qua đó có thể quan sát và phát hiện ra bệnh lý của con người.
Hoạt động 5 – Mở rộng, bổ sung, phát triển ý tưởng sáng tạo (có thể làm ở nhà)
* Giáo viên giao nhiệm vụ: Sáng tác một bài thơ lục bát với chủ đề về Mẹ. Chỉ ra ngôn ngữ chung và lời nói cá nhân trong bài thơ đó.
* Học sinh thực hiện nhiệm vụ và báo cáo kết quả.
- Bài thơ đúng chủ đề: Mẹ, thể lục bát.
- Chỉ ra ngôn ngữ chung và ngôn ngữ cá nhân.
* Giáo viên yêu cầu học sinh những việc cụ thể cần thực hiện trong quá trình tự học.
*. Hướng dẫn tự học:
1- Học bài:
- Tìm thêm những biểu hiện của mối quan hệ giữa cái chung và cái riêng trong đời sống.
- Tìm thêm những biến đổi về nghĩa của từ trong lời nói. 
2. Sọan bài:
- Chuẩn bị bài cho tiết học tới: Làm văn: Phân tích đề, lập dàn ý bài văn nghị luận:
 + Soạn bài theo dàn bài trong sách giáo khoa.
 + Thực hành phân tích đề, lập dàn ý cho đề bài cụ thể 

Tài liệu đính kèm:

  • docgiao_an_ngu_van_lop_11_tiet_3_tu_ngon_ngu_chung_den_loi_noi.doc