Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 13: Chí Phèo (Phần 2) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hà Trang - Trường PTDT Bán trú Tiểu học Sơn La

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 13: Chí Phèo (Phần 2) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hà Trang - Trường PTDT Bán trú Tiểu học Sơn La

Gạch chân tên các tác phẩm của nhà văn Nam Cao xuất hiện trong bài thơ:

Cả đời lão Hạc chuyên cần

Chắt chiu nhặt nhạnh để phần cho con

Ở đời không thể sống mòn

Mà như giăng sáng vuông tròn trước sau

Chí Phèo cuộc sống đớn đau

Bị lưu manh hóa cơ cầu mà chi!

Vợ con cơm áo xá gì?

Đời thừa cơ cực đến khi bạc đầu

Cuộc sống tươi đẹp thấy đâu

Một bữa no khiến ta đau đớn lòng!

Mấy ai dò được lòng sông

Phải có đôi mắt sáng trong nhìn đời.

(Sưu tầm)

 

pptx 35 trang Trí Tài 03/07/2023 4330
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 13: Chí Phèo (Phần 2) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Hà Trang - Trường PTDT Bán trú Tiểu học Sơn La", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Chí Phèo 
(Phần 2) 
Gạch chân tên các tác phẩm của nhà văn Nam Cao xuất hiện trong bài thơ: 
Cả đời lão Hạc chuyên cần 
Chắt chiu nhặt nhạnh để phần cho con 
Ở đời không thể sống mòn 
Mà như giăng sáng vuông tròn trước sau 
Chí Phèo cuộc sống đớn đau 
Bị lưu manh hóa cơ cầu mà chi! 
Vợ con cơm áo xá gì? 
Đời thừa cơ cực đến khi bạc đầu 
Cuộc sống tươi đẹp thấy đâu 
Một bữa no khiến ta đau đớn lòng! 
Mấy ai dò được lòng sông 
Phải có đôi mắt sáng trong nhìn đời. 
(Sưu tầm) 
Nội dung bài học 
I. Tìm hiểu chung 
II. Tìm hiểu chi tiết 
III. Tổng kết 
IV. Luyện tập 
I. Tìm hiểu chung 
1. Xuất xứ 
Truyện được Nam Cao sáng tác năm 1941. 
Tong tập “Luống cày” (1946) 
Nam Cao dựa vào “người thật, việc thật” ở làng Đại Hoàng quê hương ông, rồi hư cấu thêm để viết tác phẩm này. 
I. Tìm hiểu chung 
2. Đề tài 
Người nông dân nghèo ở nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám 
—> Khai thác ở hướng mới : họ bị tàn phá về tâm hồn, bị huỷ diệt cả nhân tính nhưng cuối cùng thức tỉnh. 
I. Tìm hiểu chung 
3. Nhan đề tác phẩm 
Nhan đề đầu tiên của tác phẩm: Cái lò gạch cũ. 
+ Cách gọi này dựa vào hình ảnh cái lò gạch bỏ hoang ở phần đầu và được lặp lại ở câu kết của tác phẩm . 
+ Ý nghĩa : Nhấn mạnh tích chất quy luật của hiện tượng “ Chí Phèo ” ,tố cáo và lên án xã hội đương thời . Tạo nên những ám ảnh trong lòng người đọc về vòng đời quẩn quanh , bế tắc của người nông dân 
I. Tìm hiểu chung 
3. Nhan đề tác phẩm 
Khi in thành sách 1941,NXB Đời mới đổi thành “Đôi lứa xứng đôi” 
+ Cách gọi này dựa vào mối tình giữa Chí Phèo - Thị Nở, nhằm gợi trí tò mò của một số độc giả đương thời 
+ Chưa khái quát được ý nghĩa của tác phẩm vì mối tình Chí Phèo – Thị Nở chỉ có giá trị như một tình huống tạo nên bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Chí Phèo, tạo ra hiểu sai lệch cho nhan đề 
I. Tìm hiểu chung 
3. Nhan đề tác phẩm 
Mãi đến năm 1946, tác giả mới đổi thành “Chí Phèo” khi in trong tập “ Luống cày ” 
=> Ý nghĩa : Với nhan đề này , tác giả muốn tạo sự chú ý của người đọc vào diễn biến cuộc đời và số phận của nhân vật trung tâm . Từ đó , tác giả giúp cho người đọc thấy được giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo lớn lao của tác phẩm 
I. Tìm hiểu chung 
4. Tóm tắt truyện 
Theo nhân vật: Thuở ấu thơ →năm 20 tuổi →sau khi ở tù về →sau khi gặp thị Nở. 
Hãy Tóm tắt “Trí phèo” bằng lời? 
II. Tìm hiểu chi tiết 
H ình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạng Tháng Tám – Làng Vũ Đại 
 Tác phẩm phân tích mối quan hệ xã hội : Đó là sự mâu thuẫn nội bộ cường hào địa chủ, chúng vừa đu lại đàn áp nhân dân, vừa ngấm ngầm hại nhau giữa cac phe cánh ( Đội Tảo, Bá Kiến, Tư Đạm, Bát Tùng.) 
1. LÀNG VŨ ĐẠI - hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạnh tháng Tám 
1. LÀNG VŨ ĐẠI - hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạnh tháng Tám 
Nơi đầy rẫy bọn đâm thuê chém mướn: Năm Thọ đi, Binh Chức về. Binh Chức chết, lại nở ra một Chí Phèo. Chí Phèo chết một Chí Phèo con sẽ ra đời. 
Xã hội đầy rẫy những con người tàn tạ : Một thị Nở dòng giống mả hủi, một Tư Lãng vừa hoạn lợn vừa làm thầy cúng - vợ chết, con chửa hoang. Một bà cô Thị Nở dở hơi. Một Chí Phèo con quỉ dữ của làng Vũ Đại. 
1. LÀNG VŨ ĐẠI - hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam trước Cách mạnh tháng Tám 
 Đại diện cho giai cấp thống trị là Bá Kiến: Nham hiểm, biết cách dùng người thoả mãn sự thống trị, gây bao tang thương cho dân làng. 
Đại diện cho giai cấp bị trị là Chí phèo: Từ một người nông dân hiền lành, chất phác- bị đẩy đi ở tù - biến chất - lưu manh - bị cướp quyền làm người, tước đoạt cả nhân hình và nhân tính - trở thành con quỉ dữ. 
=> Nam Cao tố cáo hiện thực xấu xa, tàn ác của xã hội thực dân phong kiến: mâu thuẫn giai cấp gay gắt, âm thầm, quyết liệt, không khí tối tăm, ngột ngạt. Những cảnh đời dữ dội, những con người đáng sợ, nguồn gốc tội ác và đau thương đã và đang xô đẩy bao con người lương thiện vào con đường đau khổ, tội lỗi, bế tắc. 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
Sự xuất hiện độc đáo của nhân vật 
 Mở đầu tác phẩm là hình ảnh: Chí Phèo vừa đi vừa chửi - tiếng chửi cùng song hành trong cuộc đời Chí- tiếng chửi báo hiệu một Chí Phèo lưu manh, cô độc. 
Chí Phèo chửi 
Chí Phèo nhận được 
Chửi trời 
Trời có của riêng nhà nào 
Chửi đời 
Đời là tất cả nhưng chẳng là ai 
Chửi cả làng Vũ Đại 
Cả làng Vũ Đại tự nhủ chắc nó trừ mình ra 
Chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. 
Nhưng cũng không ai ra điều 
Chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra hắn cho hắn khổ 
Trời không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
Sự xuất hiện độc đáo của nhân vật 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
Sự xuất hiện độc đáo của nhân vật 
 Mở đầu tác phẩm là hình ảnh: Chí Phèo vừa đi vừa chửi - tiếng chửi cùng song hành trong cuộc đời Chí- tiếng chửi báo hiệu một Chí Phèo lưu manh, cô độc. 
=> CP chửi tất cả, rối loạn, tự đặt mình vào thế đối lập với mọi người. Cái mà Chí nhận được chỉ là sự im lặng của mọi người. 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
Sự xuất hiện độc đáo của nhân vật 
Nguyên nhân 
Say chỉ một phần; bởi cái say, cái tỉnh luôn song song tồn tại trong con người Chí. 
Ý nghĩa tiếng chửi 
+ Tiếng chửi là phản ứng của Chí đối với cuộc đời, bộc lộ tâm trạng bất mãn cao độ khi bị làng xóm, xã hội gạt bỏ. 
+ Bộc lộ sự bất lực, tuyệt vọng của một con người cô đơn khủng khiếp muốn giao tiếp với đồng loại nhưng bị đồng loại cự tuyệt. Tiếng chửi của Chí là âm thanh bi thiết của một tâm hồn vừa chống trả, vừa kêu cứu. 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
Sự xuất hiện độc đáo của nhân vật 
Ý nghĩa tiếng chửi 
Nghệ thuật: 
Vừa kể, vừa tả, vừa biểu hiện tâm lí rất đặc sắc; ngôn ngữ nhân vật hòa nhập ngôn ngữ tác giả. 
Nguyên nhân 
Cuộc đời Chí Phèo 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
a. Trước khi đi ở tù. 
Lai lịch, nguồn gốc: 
Xuất thân: mồ côi, bị bỏ rơi ở cái lò gạch cũ 
=> Bị tước đoạt gốc gác. 
Cuộc đời Chí Phèo 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
a. Trước khi đi ở tù. 
Lớn lên 
- Phải đi ở hết nhà này cho nhà khác, sống cuộc sống bơ vơ không nơi nương tựa. 
- Năm 20 tuổi: Làm canh điền cho nhà Bá Kiến. 
Cuộc đời Chí Phèo 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
a. Trước khi đi ở tù. 
Lớn lên 
- Năm 20 tuổi: Làm canh điền cho nhà Bá Kiến. 
+ Cuộc sống: nghèo khổ. 
+ Con người: anh canh điền lương thiện 
+ Một người nông dân khỏe mạnh và “hiền lành như đất” 
+ Là một con người có lòng tự trọng và có ước mơ giản dị về hạnh phúc. 
Cuộc đời Chí Phèo 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
a. Trước khi đi ở tù. 
=> Trước khi đi ở tù: số phận bất hạnh nhưng là người nông dân nghèo, hiền lành, lương thiện. (Mang đầy đủ những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân). 
Cuộc đời Chí Phèo 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
b. Bi kịch tha hoá 
Sự tha hoá từ anh canh điền đến tên lưu manh 
- Nguyên nhân: 
Do ghen tuông vu vơ của Bá Kiến. Nhà tù không những tước mất của Chí quyền tự do mà còn biến Chí trở thành con người khác. 
Cuộc đời Chí Phèo 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
b. Bi kịch tha hoá 
Sự tha hoá từ anh canh điền đến tên lưu manh 
- Nhân hình: 
+ Diện mạo: “cái đầu trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà lại rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm trong gớm chết... Cái ngực phanh đầy những nét chạm trổ rồng phượng với một ông tướng cầm chùy, cả hai cánh tay cũng thế”. 
+ Trang phục:mặc quần nái đen với cái áo tây vàng. 
=> Ngoại hình: Lưu manh 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
Cuộc đời Chí Phèo 
b. Bi kịch tha hoá 
Sự tha hoá từ anh canh điền đến tên lưu manh 
- Nhân tính: 
+ Triền miên trong những cơn say: “Hắn về hôm trước, hôm sau đã thấy ngồi uống rượu với thịt chó suốt từ trưa đến xế chiều”. 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
Cuộc đời Chí Phèo 
b. Bi kịch tha hoá 
Sự tha hoá từ anh canh điền đến tên lưu manh 
- Nhân tính: 
+ Sống bằng nghề gây gổ, chửi bới, dọa nạt, rạch mặt ăn vạ: “ Say khướt, hắn xách một cái vỏ chai đến cổng nhà bá Kiến gọi tận tên tục ra mà chửi” , đánh nhau với Lí Cường, “đập cái chai vào cột cổng” “choang một cái” và sau đó “lăn lộn dưới đất, vừa lấy mảnh chai cào vào mặt” vừa kêu làng “Ối làng nước ôi! Cứu tôi với...Ối làng nước ôi! Bố con thằng Kiến nó đâm chết tôi! Thằng lí Cường nó đâm chết tôi rồi, làng nước ôi!...”; lúc đang nằm dưới đất, bá Kiến hỏi hắn “lim dim mắt, rên lên: Tao chỉ liều chết với bố con nhà mày đấy thôi”. 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
Cuộc đời Chí Phèo 
b. Bi kịch tha hoá 
Sự tha hoá từ con lưu manh thành quỷ dữ làng Vũ Đại 
- Biểu hiện 
+ Chí trượt dài trên con đường tha hóa. Hắn chìm trong những cơn say dài mênh mông, vô tận. “Những cơn say . Sai hắn làm” 
+ Bàn tay Chí vấy đầy máu: trở thành một kẻ đâm thuê, chém mướn “Phá bao nhiêu lương thiện” 
+ Khuôn mặt được ví như mặt con vật lạ “vàng vàng, .vết sẹo” 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
Cuộc đời Chí Phèo 
b. Bi kịch tha hoá 
Sự tha hoá từ con lưu manh thành quỷ dữ làng Vũ Đại 
=> Tóm lại: Từ một anh canh điền lương thiện, Chí đã biến thành một “con quỷ dữ của làng Vũ Đại” bị cả xã hội chối bỏ, Chí đã bị cướp đi cả nhân hình lẫn nhân tính. Chí điển hình cho hình ảnh người nông dân lao động bị đè nén đến cùng cực, và cũng là một nhân chứng tố cáo chế độ thực dân phong kiến đã cướp đi quyền làm người của Chí. 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
Cuộc đời Chí Phèo 
c. Sự hồi sinh của Chí Phèo sau khi gặp Thị nở 
Diễn biến tâm trạng của Chí sau gặp khi gặp và được chăm sóc 
- Sự thức tỉnh trong tâm trí: 
+ Tỉnh rượu: Lần đầu tiên sau hơn mười năm Chí Phèo tỉnh rượu, hết say và hoàn toàn tỉnh táo. 
=> Lần đầu tiên sau hơn mười năm sống kiếp của một con quỷ dữ, Chí được hồi sinh lại tâm lí của một con người. 
Cuộc đời Chí Phèo 
c. Sự hồi sinh của Chí Phèo sau khi gặp Thị nở 
Diễn biến tâm trạng của Chí sau gặp khi gặp và được chăm sóc 
Trong Chí sống lại những cảm xúc đầy nhân tình: 
+ Chí cảm nhận được “Mặt trời đã cao, và nắng bên ngoài chắc là rực rỡ”. 
+ Chí nghe thấy, cảm nhận thấy những âm thanh quen thuộc của cuộc sống xung quanh “Tiếng chim hót ..mái chèo đuổi cá” 
+ Chí lại hình dung, phán đoán cảnh “một người đàn bà hỏi một người đàn bà khác đi bán vải ở Nam Ðịnh về” 
→những hình ảnh, âm thanh ấy là tiếng gọi tha thiết của cuộc sống. 
2. Hình tượng nhân vật Chí phèo 
Cuộc đời Chí Phèo 
c. Sự hồi sinh của Chí Phèo sau khi gặp Thị nở 
Diễn biến tâm trạng của Chí sau gặp khi gặp và được chăm sóc 
- Sự thức tỉnh trong tâm trí: 
+ Tỉnh ngộ: Nghĩ về cuộc đời mình 
+ Trước hết, hắn “nao nao buồn” nhớ về những ngày “rất xa xôi” , nhớ một thời hắn đã từng ao ước “có một gia đình nho nhỏ...” , 
Thầy cô cần full bài giảng liên hệ zalo: 0816435825 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_13_chi_pheo_phan_2_nam_hoc_2022_20.pptx