Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 19: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Lan

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 19: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Lan

Tác giả

-Phan Bội Châu (1867-1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn Sản.

-Quê ở làng Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An.

-Cuộc đời:

+ Trước 1905: hoạt động trong nước.

+ Từ 1905-1925: hoạt động, bôn ba ở nước ngoài.

+ Từ 1925-1940: bị Pháp bắt giam và mất.

 

pptx 16 trang Trí Tài 03/07/2023 3210
Bạn đang xem tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 19: Lưu biệt khi xuất dương (Xuất dương lưu biệt) - Năm học 2022-2023 - Nguyễn Bảo Lan", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tổ 4 
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG  ( Xuất dương lưu biệt) 
Tìm hiểu chung 
Tìm hiểu văn bản 
Content 
You can describe the topic of the section here 
Analysis 
You can describe the topic of the section here 
01 
03 
02 
04 
Nội dung thuyết trình 
I. Tìm hiểu chung 
Tác giả 
- Phan Bội Châu (1867-1940) tên thuở nhỏ là Phan Văn Sản . 
-Q uê ở làng Đan Nhiễm, nay thuộc thị trấn Nam Đàn, huyện Nam Đàn tỉnh Nghệ An . 
-Cuộc đời : 
+ Trước 1905: hoạt động trong nước. 
+ Từ 1905-1925: hoạt động, bôn ba ở nước ngoài. 
+ Từ 1925-1940: bị Pháp bắt giam và mất. 
-Quan niệm văn chương : “ Văn chương là vũ khí để tuyên truyền yêu nước và Cách mạng” 
 Đặt nền móng cho thể loại trữ tình- chính trị, sử dụng văn chương, tiếng nói để đánh kẻ thù. 
+ Thông minh, học rộng 
+ Là nhà Nho đầu tiên có tư tưởng tìm đường cứu nước 
 -Sự nghiệp văn chương 
+ Khá đồ sộ: Việt Nam vong quốc sử (1905), Hải ngoại huyết thư (1906), Ngục trung thư (1914), Trùng Quang tâm sử, 
-Con người 
Đánh giá chung 
+ Sự nghiệp cứu nước của ông không thành nhưng tấm lòng yêu nước thiết tha, nồng cháy của ông thì còn mãi với muôn đời . 
+ Dù không xem văn chương là mục đích của cuộc đời mình nhưng nhiệm vụ của người chiến sĩ cách mạng lại buộc ông cầm bút sáng tác phục vụ cho đấu tranh cách mạng. 
+ Với tư duy nhạy bén và và không ngừng đổi mới, tài năng sáng tạo đa dạng , phong phú , Phan Bội Châu từng một thời làm rung động biết bao con tim yêu nước bằng những vần thơ sục sôi nhiệt huyết của mình. 
+ Trong vòng mấy chục năm đầu thế kỉ XX, Phan Bội Châu được coi là cây bút xuất sắc nhất của văn thơ cách mạng. 
II. Tìm hiểu văn bản 
 1. Hai câu đề: Quan niệm mới về chí làm trai của tác giả: 
- Nếu đặt trong mạch nguồn của thơ ca trung đại, việc đề cập đến lý tưởng xã hội này là điều rất dễ thấy. Danh tướng đời Trần Phạm Ngũ Lão đã từng đề cập. 
Công danh nam tử còn vương nợ, Luống thẹn tai nghe chuyện Vũ Hầu 
(Tỏ lòng – Phạm Ngũ Lão) 
- Và đến với bài thơ ta lại bắt gặp lại về hình ảnh chí làm trai. 
	 Làm trai phải lạ ở trên đời 
	 Há để càn khôn tự chuyển dời 
- Nhắc lại về chí làm trai: Cái chí của đấng nam nhi ở đây là công, là danh. Họ trông vào đó mà tìm kiếm sự nghiệp, khẳng định bản thân mình trước cuộc đời, trước mọi người. 
Phiên âm 
 Sinh vi nam tử yếu hi kì 
 Khẳng định càn không tự chuyển di. 
Dịch thơ 
 Làm trai phải lạ ở trên đời 
 Há để càn khôn tự chuyển dời 
Câu phá đề: 
- Con người được đặt trong một không gian rộng lớn “càn khôn ” 
 => làm nổi bật hình ảnh con người trước không gian kì vĩ 
-Khẳng định lẽ sống đẹp của nam nhi: Phải lạ ở trên đời- nghĩa là phải biết sống cho phi thường, hiển hách, phải dám mưu đồ việc lớn, kinh thiên động địa . 
Câu thừa đề : triển khai cụ thể ý câu trên bằng câu hỏi tu từ vừa là lời tự vấn, vừa là sự nhắc nhở: 
- Điều lạ ấy chính là việc xoay chuyển càn khôn, xoay chuyển thời thế, không thể buông xuôi cho số phận. 
-Cảm hứng sử thi, lãng mạn đã nâng tầm chí làm trai lên một diện mạo mới. 
-Đặt trong bối cảnh ra đời bài thơ, hình ảnh đấng nam nhi mang tầm vóc vũ trụ ấy đã mở đầu cho một khúc khải hoàn ca đầy hùng tráng, phi thường về ý chí và tinh thần yêu nước. 
=>Tác giả nêu lên quan niệm mới: là đấng nam nhi phải sống với khát vọng, mong muốn làm nên điều kì lạ : “ yếu hi kì”, không cam chịu để cho trời đất xoay chuyển mình. 
⇒ Tư thế, một tâm thế đẹp về chí nam nhi phải tin tưởng ở mức độ và tài năng của mình 
⇒ Tuyên ngôn về chí làm trai. 
2. Hai câu thực : Chí làm trai gắn với ý thức về cái tôi cá nhân. 
Phiên âm 
 Ư bách niên trung tu hữu ngã Khởi thiên tải hậu cánh vô thùy. 
Dịch nghĩa 
 Trong khoảng năm trời cần có tớ, Sau này muôn thuở, há không ai? 
-“ Ngã”: tôi-ta Cái tôi công dân, trách nhiệm 
 + Trách nhiệm trong cuộc đời hiện tại và trong xã hội-lịch sử 
 + Từ ý thức trách nhiệm đó, tác giả thể hiện khát vọng muốn phát huy hết tài năng và chí khí, muốn cống hiến cho đời, lưu danh thiên cổ bằng sự nghiệp cứu nước cứu dân 
=>Phù hợp với hoàn cảnh đất nước bấy giờ. 
- Bản dịch thơ: “tôi” ”tớ” Giọng văn hóm hỉnh, thể hiện sự hào hứng, hồ hởi khi đi tìm đường cứu nước 
-“Thiên tải hậu”: Ngàn năm sau 
-“ thùy”: Tên người có tài khéo đời cổ 
-Câu hỏi tu từ: Lẽ nào ngàn năm sau không ai để lại tên tuổi ?  
 - Khát vọng tìm đường cứu nước mãnh liệt, lẽ sống vinh quang, không cam chịu cúi đầu, tin tưởng vào thế hệ mai sau tiếp nối con đường dựng nước, giữ nước. 
-Trong hoàn cảnh đất nước chịu sự đô hộ của thực dân Pháp, trải qua hàng loạt sự thất bại của các phong trào yêu nước (tiêu biểu là phong trào Cần Vương) Chí sĩ yêu nước trở nên nhạt nhòa, nản lòng-> Bế tắc, không tìm được đường cứu nước 
 Hồi chuông cảnh tỉnh, gửi gắm niềm tin vào thế hệ sau 
 Nhận xét: +Giọng thơ đĩnh đạc, rắn rỏi 
	 + Thể hiện cái tôi trách nhiệm, lòng quyết tâm cứu nước,niềm tin vào tương lai 
3. Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước 
 Phiên âm 
 Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhuế, 
 Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si! 
 Dịch thơ 
 Non sông đã chết, sống thêm nhục , 
 Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài ! 
3. Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước 
- Thể hiện nhận thức của mình về thực trạng đất nước “non sông đã chết ” – đất nước đã mất chủ quyền, đã rơi vào tay kẻ khác, tất cả những gì còn lại chỉ là cái xác không hồn mà thôi. 
- T ác giả đã bộc lộ trực tiếp cảm xúc của mình, cảm xúc của một người dân nô lệ: nỗi nhục mất nước và thể hiện thái độ không cam chịu nỗi nhục ấy. 
- Lẽ sống cao đẹp của thời đại được cô đúc trong lời thề quyết tử : “Thà chết vinh còn hơn sống nhục” 
 Non sông đã chết, sống thêm nhục, 
3. Hai câu luận: Thái độ quyết liệt trước tình cảnh đất nước 
Hiền thánh còn đâu, học cũng hoài ! 
- Nhận ra: sách vở thánh hiền không còn tác dụng gì trong thời cuộc mới của đất nước (nước mất nhà tan) 
- Phủ nhận nền học vấn Nho học (bản thân tác giả chính là con đẻ của nền học vấn này, cho nên việc phủ nhận nền học vấn này chính là một thái độ vừa đau đớn vừa quyết liệt . 
→ Tư tưởng mới mẻ, táo bạo tiến bộ, tiên phong → Thái độ phủ nhận gay gắt quyết liệt 
- Nguyễn Khuyến thế kỉ XIX cũng đã từng băn khoăn, nghi ngờ : 
“ Sách vở ích gì cho buổi ấy 
 Áo xiêm nghĩ thẹn với thân già; 
 Nghĩ mình cũng gớm cho mình nhỉ 
 Thấy cũng bia xanh cũng bảng vàng ”. 
- Công thành danh toại là thế, nhưng khi đất nước gặp ngoại xâm thì tất cả những gì Nguyễn Khuyến có thể làm là cáo quan về ở ẩn, chỉ là nói được vài lời 
“ Đề là mấy chữ trên bia 
Rằng quan nhà Nguyễn cáo về đã lâu ”. 
- Nguyễn Khuyến không tự hào về hành động cáo quan về ở ẩn mà luôn day dứt mình là người bất lực, tự nhận mình là kẻ thua cuộc : 
“Cờ đang dở cuộc đang còn nước 
 Bạc chửa thâu canh đã chạy làng” 
Trong bản nguyên tác câu 6 là: 
“ Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc sĩ!” 
Có nghĩa là: 
“Thánh hiền đã vắng thì có đọc sách cũng ngu thôi !” 
Chưa đến mức phủ nhận tất cả giá lý N ho gia nhưng đã cho thấy một quan điể m rõ ràng rằng sách vở, đạo đức nho gia đã từng là r ường cột cho phong kiến Việt Nam đã không còn có thể giúp ích được cho ta trong buổi nước mất nhà tan . 
Ngược lại, nếu cứ khư khư nệ cũ, chìm đắm trong tư tưởng trung quân thì chỉ làm mình ngu thêm mà thôi. 
Tuy nhiên trong bản dịch thơ tác giả chỉ nêu được rằng “học cũng hoài’ mới chỉ nêu được sự phủ định của Phan Bội Châu với Nho học chứ chưa làm nổi bật lên khí phách ngang tàng, dứt khoát của tác giả . 
⇒ Lời tự bạch về nỗi đau đớn, xót xa, nỗi tủi nhục mất nước nhưng hé mở con đường cách mạng rửa nhục cho đất nước. 
- Phan Bội Châu đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên trước hết. Ông nói bằng tất cả nhiệt huyết và chân thành , nhắc nhở mọi người phải đoạn tuyệt với lối học cử tử, không thể đắm chìm trong vòng hư danh, mà phải hăm hở đi tìm lí tưởng cao cả. 
- Trong bài Bài ca chúc tết thanh ni ê n viết vào dịp Tết năm 1927, cụ thiết tha kêu gọi thanh niên: 
Ai hữu chí từ nay xin gắng gỏi 
 Xếp hút nghiên mà tu dưỡng lấy tinh thần 
 Đừng ham chơi, đừng ham mặc, ham ăn 
 Dựng gan óc lên đánh tan sắt lửa 
 Xối máu nóng rửa vết nhơ nô lệ 
Sống như thế là sống đẹp. Sống như thế mới mong làm nên điều lạ ở trên đời, mới tự khẳng định được: Trong khoảng trăm năm cần có tớ. 
4. Hai câu kết: Tư thế và khát vọng buổi lên đường 
Phiên âm: 
 Nguyện trục trường phong Đông hải khứ, 
 Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi. 
Dịch thơ : 
 Muốn vượt bể Đông theo cánh gió 
 Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi 
4. Hai câu kết Tư thế và khát vọng buổi lên đường . 
Muốn vượt bể Đông theo cánh gió : Mong muốn cháy bỏng thực hiện khát vọng giải phóng dân tộc. 
- Hình ảnh “ bể Đông ” -> Không gian thiên nhiên, không gian vũ trụ bao la rộng lớn, con đường đưa Phan Bội Châu thực hiện phong trào Đông Du. 
- Từ “muốn” : mong muốn của tác giả: muốn đuổi theo ngọn gió dài đi qua biển Đông. Mong muốn đạp bằng gian khó để thực hiện được khát vọng giải phóng dân tộc. 
- So sánh bản dịch: Câu dịch thơ chỉ chú trọng đến ý vượt bể Đông mà không chú trọng đến ý thơ . N hà thơ ý thức được gian khó nhưng vẫn khao khát vượt qua, đuổi theo. Do vậy bản dịch làm mất đi đôi chút về can trường, mạnh mẽ, lớn lao của nhân vật trữ tình trong không gian bể Đông rộng lớn. 
 Phiên âm: 
 Nguyện trục trường phong Đông hải khứ , 
 Dịch thơ: 
 Muốn vượt bể Đông theo cánh gió 
4. Hai câu kết Tư thế và khát vọng buổi lên đường . 
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi: Tư thế hiên ngang, hăm hở trong buổi lên đường. 
- Hình ảnh: “thiên trùng”, “bạch lãng”: hình tượng thơ vừa kỳ vĩ, lớn lao vừa lãng mạn, thơ mộng hòa nhập với con người trong tư thế cùng bay lên. 
- Lối nói nhân hóa “muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi”: hình ảnh những con sóng bạc đầu đưa tiễn nhân vật trữ tình trong buổi lên đường. 
- So sánh phiên âm: Bản dịch thơ đã đánh mất cái tư thế trào lên, dâng lên, chỉ tái hiện được không khí êm ả của buổi lên đường. Điều đó không phù hợp với không khí chung của toàn bài, làm mất đi cái kì vĩ, hào sảng, đầy lãng mạn, hùng trángl của người chí sĩ trong buổi lên đường. 
 Phiên âm: 
Thiên trùng bạch lãng nhất tề phi. 
 Dịch thơ: 
Muôn trùng sóng bạc tiễn ra khơi 
 Hình ảnh nhân vật trữ tình trong buổi lên đường thật đẹp, thật hiên ngang, hào hùng giống như hình ảnh Từ Hải trong buổi lên đường: “ Gió mây bằng đã đến kì dặm khơi” (Truyện Kiều- Nguyễn Du) 
 Hình ảnh nhân vật trữ tình mang vẻ đẹp hiên ngang của người chiến sĩ cách mạng ở thời đại thế kỉ 20. 
 Hai câu kết: Hình ảnh thơ kì vĩ, tráng lệ và lãng mạn kết hợp với âm điệu nhịp nhàng, bay bổng rắn rỏi, thể hiện lời nguyện thề dứt khoát, thiêng liêng với chính mình, trước bạn bè, đồng chí và đồng bào. Lời nguyện biến thành hành động, dạt dào niềm lạc quan, phơi phới niềm tin 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_19_luu_biet_khi_xuat_duong_xuat_du.pptx