Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023

Theo vài nghiên cứu cho biết rằng hình ảnh ngư ông trong 2 câu thơ cuối bài “Thu Điếu” con gợi nhắc đến nhân vật điển cố điển tích được người Trung Quốc kính trọng là Khương Tử Nha với việc sử dụng cần câu không có lưỡi để câu cá cho thấy sự nhàn hạ câu cá qua ngày để chờ thời cơ để phò trợ vùng đất yêu dân Tây Kỳ đứng đầu là Cơ Xương với tấm lòng yêu dân như con được nhân dân kính trọng nên ông đứng dậy lật đổ nhà Thương đứng đầu là Trụ Vương, Nguyễn Khuyến cũng như vậy một lòng với nhưng lại bất lực với thực tại.

 

pptx 27 trang Trí Tài 01/07/2023 2360
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 2: Câu cá mùa thu (Thu điếu) - Năm học 2022-2023", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MÀY LÀ AI? 
NẾU CÁC NGƯỜI THÀNH TÂM MUỐN BIẾT 
NẾU CÁC NGƯỜI THÀNH TÂM MUỐN BIẾT 
THÌ BỌN TA SẼ NHẤT QUYẾT TRẢ LỜI 
THÌ BỌN TA SẼ NHẤT QUYẾT TRẢ LỜI 
NGƯỜI DUY NHẤT NHÌN RA CHÂN TƯỚNG SỰ VIỆC 
NGƯỜI DUY NHẤT NHÌN RA CHÂN TƯỚNG SỰ VIỆC 
TRÍ TUỆ CỦA NGƯỜI LỚN TRONG CƠ THỂ TRẺ CON 
ĐÓ CHÍNH LÀ 
CHÍNH LÀ ANH 
(NHÓM 
(NGÔN 
CỦA 
BẠN) 
(NGÔN 
NHẤT 
TRÌ) 
(NGÔN 
NHẤT 
NGƯỜI CHỒNG ĐOẠN MỆNH CỦA IEM :> 
~ NGUYỄN KHUYẾN ~ 
NỘI DUNG BÀI HỌC 
Quang cảnh mùa thu được khắc họa qua bức tranh thiên nhiên. 
Những biến chuyển của mùa thu. 
Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc Bộ. 
Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Khuyến. 
I. Tìm hiểu chung 
1. Tác giả 
- Nguyễn Khuyến hiệu là Quế Sơ n tên thật là Nguyễn Thắng 
- Sinh ra tại quê ngoại tỉnh Nam Định. 
- Lớn lên và sống chủ yếu ở quê tỉnh Hà Nam. 
- Ông xuất thân trong một gia đình nhà N ho nghèo. 
- Năm 1864, ông đỗ đầu kì thi Hương. Mấy kì sau thi tiếp lại trượt, đến năm 1871, ông đỗ đầu cả thi Hội và thi Đình=> Do đỗ đầu cả ba kì thi nên Nguyễn Khuyến được gọi là Tam Nguyên Yên Đổ 
- Tuy đỗ đạt cao nhưng ông chỉ làm quan hơn mười năm, còn phần lớn cuộc đời là dạy học và sống thanh bạch ở quê nhà. 
- Nguyễn Khuyến là người tài năng, có cốt cách thanh cao, có tấm lòng yêu nước thương dân, từng bày tỏ thái độ kiên quyết không hợp tác với chính quyền thực dân Pháp. 
1835 - 1909 
I. Tìm hiểu chung 
2. Sự nghiệp sáng tác 
a. Tác phẩm chính 
- Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm cả chữ Hán và chữ Nôm với số lượng lớn, hiện còn trên 800 bài gồm thơ, văn, câu đối nhưng chủ yếu là thơ. 
- Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, Bách Liêu thi văn tập, Cẩm Ngữ , cùng nhiều bài ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng. 
- Quế sơn thi tập khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng Chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau. 
- Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuỗm đậm tư tưởng Lão Trang và triết lý Đông Phương. 
- Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình. 
=> Có thể nói cả trên hai lĩnh vực, Nguyễn Khuyến đều rất thành công. 
- Nội dung: thơ Nguyễn Khuyến nói lên tình yêu quê hương đất nước, gia đình, bè bạn; phản ánh cuộc sống của những con người khổ cực, thuần hậu, chất phác; châm biếm, đả kích thực dân xâm lược, tầng lớp thống trị, đồng thời bộc lộ tấm lòng ưu ái đối với dân, với nước. 
b. Tầm ảnh hưởng của tác giả 
- Đóng góp nổi bật của Nguyễn Khuyến cho nền văn học dân tộc là mảng thơ Nôm, thơ viết về làng quê, thơ trào phúng. 
- Xuất xứ , HCST của tác phẩm: bài thơ nằm trong chùm ba bài thơ thu: thu điếu, thu vịnh, thu ẩm. Đây là chùm thơ đặc sắc về mùa thu, đặc trưng cho quê hương làng cảnh Việt Nam. được Nguyễn Khuyến viết vào thời gian sau khi ông đã từ quan về sống ở quê nhà (1884). 
- Thể loại bài thơ: thể thất ngôn bát cú Đường luật. 
- Bố cục : Đề - Thực – Luận – Kết 
3. Tác phẩm Thu Điếu ` 
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Hai câu đề ( Quang cảnh mùa thu) 
=> Tác giả cảm nhận ao thu của mình bằng xúc giác và thị giác khắc họa thành công sự lạnh lẽo và trong veo của ao thu làm nên bức tranh mùa thu bình dị và tĩnh lặng. 
"Ao thu lạnh lẽo nước trong veo" 
Từ "Ao thu" cho thấy sự liên tưởng đến Thu Vịnh, khác với Thu Vịnh cảnh mùa thu trong Thu Điếu mở ra một không gian hẹp, nhỏ bé và dân dã. 
Đối với "Thu điếu" tác giả khắc họa mùa thu bằng những gam màu lạnh lẽo ảm đạm. 
Nước thu: trong veo, có thể nhìn thấy tận đáy, không một chút vẩn đục như in bóng mây trời. 
= > Cảnh tượng đặc trưng cho mùa thu ở làng quê Việt đặc biệt là nơi đồng bằng Bắc bộ. 
Từ "Trong veo" cho ta thấy được sự tĩnh lặng và trầm ngâm để cảm nhận được độ sâu của ao và trong của mặt nước. 
II. Tìm hiểu văn bản 
1. Hai câu đề ( Quang cảnh mùa thu) 
“Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.” 
Sự cô đơn của con thuyền được thể hiện rõ nhất qua từ “Một” gợi lên cảm giác cô độc => chiếc thuyền câu là vật thể duy nhất trong chiếc ao => tô đậm sự trống vắng và lẻ loi. 
Từ “Bé” kết hợp với từ láy “Tẻo teo” làm bật lên sự cô đơn và nhỏ bé của con thuyền => phác nét lên sự mặc cảm của con người => cảnh ao thu dường như bị giới hạn trong tầm quan sát của tác giả. 
=> Khung cảnh thiên nhiên có dấu hiệu của cuộc sống con người nhưng dường như vẫn là cảnh thu tĩnh lặng, yên bình không có sự tấp nập => điều đặc trưng của vùng quê Việt. 
Có sự liên kết với câu thơ trong tác phẩm Giang Tuyết của tác giả Liễu Tông Nguyên cũng viết là:  
“Cô chu thoa lạp ông 
Độc điếu hàn giang tuyết.” 
“Thuyền trơ trọi, ông già nón lá áo tơi, 
Một mình ngồi thả câu trong tuyết trên sông lạnh.” 
II. Tìm hiểu văn bản 
2. Hai câu thực (Những biến chuyển của mùa thu) 
“Sóng biếc theo làn hơi gợn tí, 
Lá vàng trước gió khẽ đưa vèo.” 
Sắc thu bình dị mà tươi tắn được thể hiện qua: 
 + Màu “xanh biếc” của sóng 
 + Màu “vàng” của lá thu => Màu sắc hài hòa kết hợp với một chút chuyển động “gợn” và “đưa” dường như vẫn không thể làm cho cảnh vật trở nên sống động hơn. 
Cụm từ “H ơ i gợn tí” được khắc họa rõ nét sự vận động mơ hồ của những cơn sóng nước. 
Tác giả dùng từ rất xuất sắc  + Từ “Gợn” đã cho thấy sự chuyển động nhẹ nhàng của mặt nước => được từ “Hơi” và từ “Tí” bổ nghĩa. 
 Sự chuyển động của “sóng” của “lá” đều rất nhẹ nhàng nhưng lại sợ đánh thức sự tĩnh lặng của ao thu => thủ pháp nghệ thuật độc đáo: dùng cái động để tả cãi tĩnh lặng, dùng sự di chuyển của “sóng” của “lá” để điêu khắc thành công sự tĩnh lặng của ao thu trong không gian rộng lớn. 
II.Tìm hiểu văn bản 
3. Hai câu luận (Cảnh mùa thu ở vùng quê Bắc bộ) 
“Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.” 
Không gian được mở rộng qua: + Cao hơn của “Mây” và “Trời”. 
 + Xa hơn của “Ngõ trúc”. 
Từ “Tầng mây” kết hợp với từ láy “Lơ lửng” gợi cảm giác quen thuộc, gần gũi và tĩnh lặng. 
“Trời xanh ngắt” nhìn nhận sắc xanh thuần khiết, một màu diện rộng, bao trùm cả không gian => Đặc trưng của mùa thu. 
Hình ảnh làng quê được điêu khắc qua hai hình ảnh quen thuộc là “Ngõ trúc” và “Khách vắng teo” gợi về khung cảnh tĩnh lặng, thanh vắng và yên ả không bận rộn. 
 Không gian của mua thu về ngôi làng thân quen của nước Việt được mở rộng => lên cao hướng thẳng vào chiều sâu, không gian tĩnh lặng và bình dị. 
II. Tìm hiểu văn bản 
4. Hai câu kết ( Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Khuyến ) 
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được,Cá đâu đớp động dưới chân bèo.” 
Động từ “Buông” ý chỉ thả ra hoặc thả lỏng đi câu cá để giải trí và ngắm cảnh mùa thu => nhàn nhã và thảnh thơi. 
Từ “đâu” có thể hiểu theo hai nghĩa: đâu đó (chỉ nơi chốn) hoặc đâu có (chỉ âm thanh), dù hiểu theo nét nghĩa nào thì cũng góp phần khắc họa không gian yên tĩnh và xa vắng. 
=> Bút pháp tả cảnh ngụ tình kết hợp với lấy động tả tĩnh góp phần tô đâm thêm sự tĩnh mịt của vùng quê và nét khắc họa độc đáo về tình yêu thiên nhiên và tình quê hương đất nước. 
Trong thơ ca Trung Đại thường sử dụng bức tranh tứ bình:  + Tùng cúc trúc mai 
 + Xuân hạ thu đông 
 + Long lân quy phụng + Ngư tiều canh mục 
Nhưng trong đó bộ “Ngư tiều canh mục” thường xuất hiện khi các nhà Nho có ý muốn ấn dật lánh đời xa vòng danh lợi, giữ lối sống thanh bạch cốt cách cao quý. Hình ảnh ngư ông trong “Thu điếu” vừa là nhân vật trữ tình vừa là thái độ bộc lộ lo cho dân cho nước nhưng bất lực trước thời cuộc. 
II. Tìm hiểu văn bản 
4. Hai câu kết ( Cảm xúc và tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Khuyến ) 
“Tựa gối buông cần lâu chẳng được,Cá đâu đớp động dưới chân bèo.” 
Theo vài nghiên cứu cho biết rằng hình ảnh ngư ông trong 2 câu thơ cuối bài “Thu Điếu” con gợi nhắc đến nhân vật điển cố điển tích được người Trung Quốc kính trọng là Khương Tử Nha với việc sử dụng cần câu không có lưỡi để câu cá cho thấy sự nhàn hạ câu cá qua ngày để chờ thời cơ để phò trợ vùng đất yêu dân Tây Kỳ đứng đầu là Cơ Xương với tấm lòng yêu dân như con được nhân dân kính trọng nên ông đứng dậy lật đổ nhà Thương đứng đầu là Trụ Vương, Nguyễn Khuyến cũng như vậy một lòng với nhưng lại bất lực với thực tại. 
III. Tổng kết 
1. Nội dung 
Bài thơ “Câu cá mùa thu” miêu tả lại một cách tinh tế sự bức tranh thu của miền quê ĐB Bắc Bộ, đồng thời cũng gửi gắm tình cảm yêu thương, gắn bó với thiên nhiên đất nước, tâm trạng về thời thế . 
 Đồng thời, bài thơ cũng có thấy tình yêu thiên nhiên, đất nước và tâm trạng thời thế của Nguyễn Khuyến: Ông bỏ lại phía sau lưng lối sống mưu cầu danh lợi để trở về quê "buông cần bó gối" ngồi câu cá giữa thiên nhiên đất trời. Lối sống thanh nhàn, ẩn dật ấy cũng là lối sống mà nhiều bậc trí giả đương thời lựa chọn để giữ mình thanh cao giữa dòng đời xô bồ, đen tối . 
III. Tổng kết 
2. Nghệ thuật 
Bài thơ thất ngôn bát cú với cách gieo vần độc đáo vần "eo" đi vào thơ của Nguyễn Khuyến rất tự nhiên, thoải mái chứ không hề bị gò bó, ép buộc hay khiên cưỡng để lại ấn tượng khó quên cho người đọc 
Nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc trưng của văn học trung đại: chỉ bằng vài nét vẽ tinh tế, mùa thu của thiên nhiên đất trời vùng Bắc Bộ đã hiện lên thật đẹp. Đó cũng là cách để Nguyễn Khuyến thể hiện tình yêu của mình với quê hương, đất nước.  Hình ảnh thơ gần gũi, chọn lọc 
Liên tưởng, tả cảnh ngụ tình, lấy động tả tĩnh trong văn học trung đại. 
Ngôn ngữ: tinh tế, cách sử dụng từ láy, điệp vần.... 
Cách gieo vần “eo” độc đáo góp phần diễn tả KG thu nhỏ, khép kín của cảnh thu ở nông thôn, cũng phù hợp với tâ trạng nhiều uẩn khúc của tác giả. 
CẢM ƠN CÔ VÀ CÁC BẠN ĐÃ THEO DÕI LẮNG NGHE!! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_2_cau_ca_mua_thu_thu_dieu_nam_hoc.pptx