Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 21: Vội vàng - Năm học 2022-2023 - Lưu Thu Anh

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 21: Vội vàng - Năm học 2022-2023 - Lưu Thu Anh

1.Tác giả Xuân Diệu(1916- 1985)

- Là nhà thơ “ mới nhất trong các

nhà thơ mới” ( Hoài Thanh).

- Là nhà thơ của tình yêu, của mùa

xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi

nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết.

- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào,

bền bỉ, có đóng góp lớn trên nhiều

Lĩnh vực đối với nền văn học

Việt Nam hiện đại.

=> Xuân Diệu là một nhà thơ lớn,

 một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá

 lớn của dân tộc.

 

ppt 39 trang Trí Tài 03/07/2023 1880
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 21: Vội vàng - Năm học 2022-2023 - Lưu Thu Anh", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XUÂN DIỆU 
VỘI VÀNG 
I/ TÌM HIỂU CHUNG 
1.Tác giả Xuân Diệu(1916- 1985 ) 
- Là nhà thơ “ mới nhất trong các 
nhà thơ mới” ( Hoài Thanh ). 
- Là nhà thơ của tình yêu, của mùa 
xuân và tuổi trẻ với giọng thơ sôi 
nổi, đắm say, yêu đời thắm thiết. 
- Là cây bút có sức sáng tạo dồi dào, 
bền bỉ, có đóng góp lớn trên nhiều 
Lĩnh vực đối với nền văn học 
Việt Nam hiện đại. 
=> Xuân Diệu là một nhà thơ lớn, 
 một nghệ sĩ lớn, một nhà văn hoá 
 lớn của dân tộc. 
Xuân Diệu và Huy Cận 
Xuân Diệu, Thế Lữ, Nhất Linh, Khái Hưng 
Bạn thơ thăm mộ nhà thơ Xuân Diệu 
2. Xuất xứ, thể loại và bố cục của bài thơ “Vội Vàng”: 
a. Xuất xứ : 
“ Vội vàng ” là một trong những bài thơ tiêu biểu nhất của Xuân Diệu trước cách mạng tháng Tám. Bài thơ được in trong tập “Thơ thơ” của Xuân Diệu - xuất bản năm 1938. 
b. Thể loại : 
Thể thơ trữ tình, tự do ( kết hợp thơ ngũ ngôn và thơ mới tám tiếng, thơ tự do; vần chân liền , cách; vần bằng - vần trắc xen kẽ). 
 c. Bố cục bài thơ có thể chia làm 3 phần: 
- 13 câu đầu : T ình yêu cuộc sống trần thế tha thiết. 
+ 4 câu đầu : Ước muốn của nhà thơ trước cuộc sống. 
+ 7 câu tiếp : Cảm nhận thiên đường mặt đất . 
+ 2 câu tiếp: Tâm trạng của thi nhân 
-16 câu tiếp : B ăn khoăn về sự ngắn ngủi của kiếp người trước quy luật của tạo hoá. 
- Còn lại : Lời giục giã và tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ. 
II. Đọc hiểu văn bản 
1 .Tình yêu cuộc sống trần thế tha thiết của nhà thơ (13 câu đầu): 
 a. 4 Câu đầu : ước muốn của nhà thơ. 
 - Mở đầu bài thơ bằng 4 câu ngũ ngôn, nhà thơ nêu lên hai ước muốn qua đ iệp ngữ “Tôi muốn” nhắc lại 2 lần, nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương. kết hợp điệp từ “cho ”: “tắt nắng; buộc gió”, để cho màu nắng đừng phai và mùi hương đừng lan toả , đi mất. 
 Ước muốn táo bạo, không bao giờ thực hiện được. 
 - Đ ây là ước muốn và mục đích rất thực . Nó xuất phát từ tâm lý : sợ thời gian trôi, muốn níu kéo thời gian, muốn giữ niềm vui và muốn mãi mãi được tận hưởng sắc màu và hương vị cuộc sống. tình yêu cuộc sống mãnh liệt của nhà thơ. Đây cũng chính là sự thể hiện cái “Tôi” cá nhân 
 a. 4 câu đầu 
Nghệ Thuật 
Điệp từ, điệp ngữ, ẩn dụ 
Tạo kiểu câu tương xứng, sóng đôi thể thơ năm tiếng. 
Ước muốn : đoạt quyền tạo hóa 
táo bạo mãnh liệt của thi sĩ: 
Nhà thơ muốn giữ sắc màu, 
 hương vị của cuộc sống 
 Khẳng định cái tôi cá nhân, tình yêu cuộc sống : 
da diết, mãnh liệt, cháy bỏng, đắm say 
b.Cảm xúc trước thiên nhiên và cuộc sống của nhà thơ : 7 câu tiếp 
- Bức tranh thiên nhiên qua cảm nhận của nhà thơ hiện lên bằng một loạt hình ảnh : 
 Ong bướm, hoa đồng nội xanh rì,lá cành tơ phơ phất, yến anh khúc tình si, ánh sáng chớp hàng mi , tháng giêng ngon 
=>Cảnh thiên nhiên- cuộc sống quen thuộc hàng ngày nhưng qua cảm xúc nồng nàn của nhà thơ trở thành cảnh vật và cuộc sống rất đỗi tươi đẹp, rộn ràng như ở chốn thần tiên , thiên đàng ngay trên mặt đất này 
=>Thiên nhiên hiện hữu có đôi có lứa, có tình như mời gọi, như xoắn xuýt 
=> Đặc biệt là cảnh vật và cuộc sống được nhà thơ gợi tả và hình dung như tâm trạng của người đang yêu : đắm say, si mê và tràn trề hạnh phúc. ( tuần tháng mật, khúc tình si, cặp môi gần ) 
=> Cách cảm nhận thiên nhiên và cuộc sống của nhà thơ thật độc đáo và gợi cảm : 
Qua bức tranh này, thể hiện một cái nhìn, một lối diễn tả độc đáo, mới mẻ, tinh tế, bằng một tình yêu cuộc sống vô bờ bến của thi sĩ. 
Chúng ta: cảm nhận thiên nhiên chỉ là thiên nhiên 
Thơ xưa coi những từ: “ này đây, của ” như những từ thừa 
Thơ xưa lấy thiên nhiên làm chuẩn mực cho cái đẹp, cho con người. 
Xuân Diệu: Thiên nhiên hiện lên như một mảnh vườn tình ái, một bữa tiệc trần gian, một người tình đầy quyến rũ. Xuân Diệu hưởng thụ thiên nhiên như hưởng thụ ái tình vậy 
Xuân Diệu: 
sử dụng những điệp từ này để nhấn mạnh những vẻ đẹp hiện thực trần gian đang bày ra trước mắt nhà thơ và chúng ta, đang ở quanh ta vậy. 
Bằng nghệ thuật sáng tạo ngôn từ, sử dụng biện pháp tu từ so sánh độc đáo, Xuân Diệu: lấy con người (người thiếu nữ ở độ tuổi xuân thì) làm chuẩn mực cho cái đẹp, cho thiên nhiên 
- Biện pháp nghệ thuật: Nhịp thơ nhanh, kết hợp với điệp ngữ “này đây” vang lên liên tiếp như vừa giới thiệu, vừa mời gọi mọi người quan sát và thưởng thức vẻ đẹp của cuộc sống. 
+ Điệp từ “của” khiến cho câu thơ có vẻ Tây, mới lạ với cách diễn đạt trong thơ truyền thống. 
+Đảo ngữ, ẩn dụ “tuần tháng mật, nhân hoá, so sánh, liệt kê hàng loạt hình ảnh t ư ơi đẹp của thiên nhiên 
Thiên đường mặt đất 
 Của ong bướm này đây tuần tháng mật Này đây hoa của đồng nội xanh rì;  Này đây lá của cành tơ phơ phất Của yến anh này đây khúc tình si 
-Đặc biệt câu thơ: 
Tháng giêng ngon như một cặp môi gần / Cách so sánh mới mẻ và độc đáo : dùng hình ảnh cụ thể của cơ thể ( cặp môi gần) mà sánh với đơn vị thời gian trừu tượng ( tháng giêng ngon) 
 Gợi sự liên tưởng, tưởng tượng về tình yêu lứa đôi, về hạnh phúc tuổi trẻ ( phù hợp với tháng giêng- tháng đầu tiên của mùa xuân). Có thể nói, đây là một trong những câu thơ hay nhất, mới nhất, táo bạo nhất của Xuân Diệu trước Cách mạng. 
* Tóm lại, đoạn thơ là chuỗi tiếng reo vui hồn nhiên, hân hoan của nhà thơ như đang lạc vào một khu vườn xuân đầy cảnh sắc. 
-Qua đó, đoạn thơ thể hiện tình yêu cuộc sống thiết tha, mãnh liệt với một tâm hồn tràn trề nhựa sống của nhà thơ. 
 b. 7 câu tiếp 
Vui sướng hạnh phúc >< Vội vàng nuối tiếc 
Bức tranh thiên nhiên tràn đầy sức sống, tình yêu. hạnh phúc 
Tình yêu tha thiết cuộc sống trần thế 
Những hình ảnh đẹp: 
Ong bướm - tuần tháng mật 
Hoa của đồng nội xanh rì, 
 Lá của cành tơ phơ phất, 
Ánh sáng chớp hàng mi, 
Tháng giêng ngon - một cặp môi gần 
Những âm thanh đẹp: 
Khúc tình si của chim yến anh. 
-Quan niệm mới mẻ về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc: đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu. Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ, mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu. Biết thụ hưởng chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, sống hết mình nhất là những tháng năm tuổi trẻ, đó là một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn. 
c. Câu 12-13: Tâm trạng của thi nhân 
“Tôi sung sướng .Nhưng vội vàng một nửa”/ Cách ngắt câu mới lạ, thể hiện sinh động hai trạng thái cảm xúc của nhà thơ: Niềm vui bỗng chốc tan biến trước hiện thực phũ phàng . Nỗi buồn, lo sợ thời gian trôi nhanh xâm chiếm tâm hồn, nuối tiếc mùa xuân ngay trong những ngày còn đang xuân, “Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân” 
Tâm trạng của nhà thơ trước sự vận động của thời gian, không gian 
( Tôi sung sướng . Nắng hạ mới hoài xuân ) 
Mùa xuân mang đến cái đẹp cho cuộc sống 
Nhà thơ rất vui 
Mùa hạ t ới làm cho cái đẹp tàn phai 
Nhà thơ rất buồn 
Bằng nghệ thuật: 
 Đặt hai câu thơ trên ở cuối đoạn thơ này 
 Đặt dấu chấm câu ở giữa câu 
Tác giả đã nhấn mạnh niềm vui, nỗi buồn của mình trước sự vận động của thời gian, không gian. 
Tâm hồn thi sĩ: Nhạy cảm trước sự vận động của thời gian, không gian: trong niềm vui đã nảy nở nỗi buồn, trong cái còn đã thấy cái mất. Một tình yêu cuộc sống vô bờ bến của Xuân Diệu. 
PhạmThị Thúy Nhài 
26 
2/ 16 câu tiếp theo : Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời. 
*Quan niệm về thời gian“Xuân đương tới ... sợ độ phai tàn sắp sửa” Điệp ngữ, điệp cấu trúc, đối lập “xuân đương tới nghĩa là . ” hiện thực phũ phàng của cuộc đời trước qui luật nghiệt ngã của thời gian 
 Xuân Diệu cảm nhận thời gian trôi mau, không trở lại (mới mẻ).Mỗi giây phút trôi qua là mất đi vĩnh viễn. Giọng thơ tranh luận, biện bác 
PhạmThị Thúy Nhài 
27 
Xuân Diệu không đồng tình với quan niệm: thời gian tuần hoàn (quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh, có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo thời gian) 
*Quan niệm về tuổi trẻ và cuộc đời 
Lòng tôi rộng >< lượng trời cứ chật 
Tuổi trẻ chẳng hai lần >< xuân tuần hoàn 
Chẳng còn tôi >< còn trời đất 
-Nghệ thuật đối lập sự đối kháng giữa thiên nhiên và con người. 
- Gịong thơ hờn dỗi, ngậm ngùi trước qui luật nghiệt ngã của thời gian 
 Tuổi trẻ chỉ đến với con người một lần trong đời. Tâm trạng bất lực của thi nhân khi ý thức được sự hữu hạn của cuộc đời. 
*Tâm trạng của thi nhân 
-Hằn học, trách móc : “Mà xuân hết 
-Nỗi buồn, hờn giận, bi quan, n uối tiếc 
 thời gian, tuổi trẻ, cuộc sống 
 tiếc cả đất trời 
 tháng năm rớm vị chia phôi 
 sông núi than thầm 
 gió xinh hờn vì bay đi 
Chim đứt tiếng reo thi 
=> Tâm trạng hoài nghi, hụt hẫng của nhà thơ vì tuổi xuân qua mau mà đời người thì giới hạn. Nỗi buồn ấy xâm lấn vào cảnh vật, thiên nhiên mang nỗi sầu vì phải chia tay phần đẹp đẽ của đời mình 
Nghệ thuật nhân hoá thiên nhiên như bị triệt tiêu đi tất cả sự vui tự nhiên vốn có , giờ mang nặng một nỗi buồn sầu ai oán 
* Tóm lại, cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu được thể hiện trong đoạn thơ mang ý vị triết lý nhân sinh sâu sắc . 
 Qua tâm trạng băn khoăn của Xuân Diệu trước cuộc đời, ta thấy hiện lên cái đẹp nhất, hấp dẫn nhất trên cõi đời mà nhà thơ khao khát. Đó là tình yêu mùa xuân, yêu tuổi trẻ, yêu cuộc đời tha thiết như muốn sống mãi trong tuổi trẻ, trong mùa xuân của cuộc đời. 
PhạmThị Thúy Nhài 
31 
Sơ kết : 
Nhà thơ ý thức sâu xa về giá trị của mỗi cá thể sống. Mỗi khoảnh khắc trong đời con người đều vô cùng quý giá vì một khi đã mất đi là mất vĩnh viễn 
 Quan niệm này khiến cho con người biết quý từng giây từng phút của đời mình và biết làm cho từng khoảnh khắc đó tràn đầy ý nghĩa 
 Đây chính là sự tích cực rất đáng trân trọng trong quan niệm sống của XD. 
3.Tình yêu cuộc sống vội vàng của nhà thơ : 
- Hình ảnh thơ tươi mới, trẻ trung, đầy sức sống kết hợp biện pháp liệt kê : sự sống mơn mởn; mây đưa, gió lượn; cánh bướm – tình yêu; cái hôn nhiều; non nước, cỏ cây 
-Nhịp thơ dồn dập, giọng thơ sôi nổi, hối hả gấp gáp,cuồng nhiệt được thể hiện bằng một loạt những câu dài ngắn đan xen . 
- Cách dùng các động từ mạnh kết hợp với nghệ thuật tăng tiến (ôm, riết, say, thâu, chuếnh choáng, đã đầy, no nê cắn) 
- Điệp ngữ “Ta muốn” mang ý nghĩa tình cảm chung, có tính phổ quát ( không chỉ là nhà thơ mà tất cả mọi người) 
PhạmThị Thúy Nhài 
33 
- Ẩn dụ, động từ mạnh ở câu cuối “cắn” cảm giác mãnh liệt, vồ vập, yêu thương. Câu cuối là đỉnh điểm của cảm xúc 
 -> Tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế sống tích cực . 
 Khát vọng sống hăm hở và sôi trào, ước muốn tận hưởng tất cả những gì đẹp đẽ nhất, ngọt ngào nhất của thiên nhiên, cuộc sống tươi đẹp này 
 Đ oạn thơ thể hiện trái tim sôi nổi, rạo rực đến độ vội vàng, gấp gáp của nhà thơ để tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống, tình yêu. 
PhạmThị Thúy Nhài 
35 
 Ba đoạn thơ vận động vừa rất tự nhiên về cảm xúc, vừa rất chặt chẽ về luận lý : thấy cuộc sống là thiên đường trên mặt đất, nhà thơ sung sướng ngây ngất tận hưởng nhưng với một tâm hồn nhạy cảm trước bước đi của thời gian.Vì thế day dứt, thi nhân bỗng chợt buồn rồi băn khoăn, day dứt. Không thể níu giữ thời gian, không thể sống hai lần tuổi trẻ nên thi nhân vội vàng cuống quýt nỗi khát khao giao cảm với đời. Bài thơ kết ở giây phút đỉnh điểm : “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”. 
III/ TỔNG KẾT 
- Bài thơ là một trong những thi phẩm mang đậm dấu ấn tâm hồn Xuân Diệu với những hình ảnh mới lạ, độc đáo; nhịp thơ, giọng thơ thay đổi với nhiều cung bậc thể hiện cảm xúc chân thật của nhà thơ . 
- “Vội vàng” còn được xem là “ tuyên ngôn” về cuộc sống , thể hiện một trái tim yêu đời thiết tha với sự sống và lòng ham sống mãnh liệt của nhà thơ . 
Tóm tắt nội dung và nghệ thuật của “ Vội Vàng” 
Nội dung 
Hai bức tranh thiên nhiên: Đẹp, đầy sức sống ( thiên đường ngay trên mặt đất ) – Buồn, nhuốm màu li biệt 
Tâm hồn khát khao sống, muốn tận hưởng cuộc sống: Tôi muốn Ta muốn 
=> Bài thơ thể hiện lòng yêu đời, yêu người, yêu cảnh, đó là sự ham sống, thèm sống . 
Nghệ thuật 
Cách dùng từ độc đáo, sáng tạo 
Cách cảm về thời gian: Khác thơ xưa – một đi không trở lại – sống vội vàng tận hưởng cuộc sống, sống hết mình để khỏi nuối tiếc 
Hình ảnh mới lạ, đầy cảm giác 
Thể thơ: tự do, câu thơ vắt dòng 
IV/ Luyện tập 
1. Nêu tư tưởng chủ đạo của bài thơ Vội vàng? Liên hệ , so sánh với lối sống thác loạn của một phận thanh niên hiện nay? 
2. Những đặc sắc về nghệ thuật của bài thơ? 
3. Học thuộc lòng bài thơ. 
4. Làm bài tập trong sách giáo khoa ( sau bài học). 
5. Soạn bài thơ Tràng giang ( Huy Cận) 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tuan_21_voi_vang_nam_hoc_2022_2023_luu.ppt