Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 22: Tràng giang - Năm học 2022-2023 - Nhóm 3 - Trường THPT Tây Tiền Hải

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 22: Tràng giang - Năm học 2022-2023 - Nhóm 3 - Trường THPT Tây Tiền Hải

-Trước Cách mạng tháng Tám 1945

  +Nổi tiếng trong làng Thơ mới.

  +Tiếng thơ mang nỗi buồn da diết sâu lắng

 +Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Lửa thiêng (1940),

-Sau Cách mạng tháng Tám

 +Hồn thơ dạt dào

 +Ca ngợi cách mạng, nhân dân và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc

 +Tác phẩm tiêu biểu: Mỗi trời lại sáng(1958),

 Đất nở hoa(1960),

 

pptx 21 trang Trí Tài 03/07/2023 2350
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 22: Tràng giang - Năm học 2022-2023 - Nhóm 3 - Trường THPT Tây Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tràng Giang 
Huy Cận 
- Huy Cận (1919-2005) 
- Tên khai sinh là Cù Huy Cận 
- Quê ở Hương Sơn - Hà Tĩnh 
- Trước Cách mạng tháng Tám 1945 
 +N ổ i tiếng trong làng Thơ mới. 
 + Tiếng thơ mang nỗi buồn da diết sâu lắng 
 +Tác phẩm tiêu biểu: tập thơ Lửa thiêng (1940) , 
-S au Cách mạng tháng Tám 
 +Hồn thơ dạt dào 
 +Ca ngợi cách mạng, nhân dân và công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa miền Bắc 
 +Tác phẩm tiêu biểu: Mỗi trời lại sáng(1958), 
 Đất nở hoa(1960), 
T hơ Huy Cận hàm súc, giàu chất suy tưởng, triết lí . 
I.Tìm hiểu chung: 
 1. Tác giả: 
Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật ( 1996). 
 Huân chương Sao Vàng (2005) 
I.Tìm hiểu chung: 
 1. Tác giả: 
 2. Tác phẩm: 
a. H oàn cảnh ra đời , xuất xứ 
 - Cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sông nước 
 -B ài thơ được sáng tác năm 1939, in trong tập Lửa thiêng . 
b. Nhan đề và lời đề từ 
Lời đề từ: 
* Nhan đề: 
- “Tràng giang: sông dài 
=> Từ Hán Việt, kết hợp với vần “ang” tạo đô ngân vang liên tiếp, gợi ra hình ảnh con sông vừa dài vừa rộng. 
“ Lâng lâng chiều nhẹ ghé muôn tai;Trong bóng chiều như mờ tiếng ai.Thổi lạc hương rừng cơn gió đến -Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. ” 
 (Nhớ hờ -Huy Cận)  
“ Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. ” 
  " Bâng khuâng" miêu tả tâm trạng vô định khắc khoải 
  "Trời rộng", " Sông dài" là hình ảnh thiên nhiên vô cùng rộng lớn 
=> Nỗi buồn và sự cô đơn nhớ nhung quê hương của tác giả trước trời đất vũ trụ bao la. 
 Câu đề cũng là định hướng nội cho toàn bộ bài thơ 
II. Đọc -hiểu văn bản: 
Bâng khuâng trời rộng nhớ sông dài. H.C. 
Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp,Con thuyền xuôi mái nước song song.Thuyền về nước lại, sầu trăm ngả;Củi một cành khô lạc mấy dòng.Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu,Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều.Nắng xuống, trời lên sâu chót vót;Sông dài, trời rộng, bến cô liêu. 
Bèo d ạt về đâu, hàng nối hàng;Mênh mông không một chuyến đò ngang.Không cầu gợi chút niềm thân mật,Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng.Lớp lớp mây cao đùn núi bạc,Chim nghiêng cánh nhỏ: bóng chiều sa.Lòng quê dợn dợn vời con nước,Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà. 
Không gian: 
 - Hình ảnh "sóng gợn": gợi lên hình ảnh sóng nước mênh mang, những con sóng gợn lăn tăn vỗ lên mặt sông 
=> Nỗi buồn chập chùng trong lòng người thi sĩ. 
 -Hai từ "tràng giang": là từ Hán Việt, với hai âm "ang" tạo nên tiếng vọng cho câu thơ, vừa gợi lên một dòng sông dài rộng và cổ kính. 
 -Cụm từ "buồn điệp điệp":Nỗi buồn miên man, không nguôi trong lòng tác giả, một nỗi buồn cụ thể. 
Khổ 1 
Hình ảnh con thuyền: 
 +“Con thuyền xuôi mái” gợi sự nổi trôi, phó mặc trước dòng đời 
 +Nghệ thuật đối “thuyền về” >< “nước lại” gợi sự tan tác, phân ly đầy xót xa. 
 +“sầu trăm ngả”: nỗi buồn từ trong lòng người lan rộng ra khắp cảnh vật, đất trời 
Hình ảnh cành củi khô: 
 +Mang đậm chất hiện thực cuộc sống 
 +Ẩn dụ về kiếp người nhỏ bé giữa dòng đời 
Khổ 1 
Khổ 1 khắc họa cảnh sông nước bất tận và tâm trạng buồn bả sầu não của nhân vật trữ tình 
* Hai câu thơ đầu: 
-Cảnh vật: 
 +Từ láy “lơ thơ” gợi sự ít ỏi, thưa thớt nhấn mạnh thêm sự quạnh quẽ của “cồn nhỏ” giữa dòng “tràng giang” mênh mông cảm giác hoang vắng, xác xơ. 
 + Từ láy “đìu hiu” chỉ sự trống trải, tiêu điều cho ta cảm giác rằng những cơn gió như mang theo một nỗi buồn day dứt, hiu hắt. 
-Âm thanh: từ “Đâu” có thể hiểu theo hai hướng: 
  Phủ định: Đâu có tiếng chợ vãng gì đâu. 
  Nghi vấn: Ở đâu có tiếng chợ vãng ? 
 Dù là cách nào thì khung cảnh tràng giang đều hiện lên mênh mông, vắng vẻ, hiu hắt. 
Khổ 2 
Khổ 2 : Càng tô đậm thêm không gian hoang vắng của dòng tràng giang 
* Hai câu thơ cuối: 
-Phép tiểu đối "nắng xuống, trời lên" + sự kết hợp từ ngữ đầy sáng tạo "sâu chót vót" làm cho khung cảnh càng trở nên sâu rộng hơn và trong khung cảnh ấy, sự cô đơn của con người cũng đến cùng cực. 
- Phép tiểu đối "sông dài trời rộng" + cụm từ "bến cô liêu": Tận cùng sự mênh mang của cảnh vật và nỗi cô độc của con người. 
- Hình ảnh bèo : ẩn dụ thân phận của bao kiếp người nổi trôi, lênh đênh, vô định giữa dòng sông cuộc đời rộng lớn. 
- Câu hỏi tu từ "về đâu" khắc khoải, da diết đặt ra cho cuộc đời, cho xã hội và chính bản thân người nghệ sĩ 
- Từ láy "mênh mông", "lặng lẽ" kết hợp với điệp từ "không", cụm từ "không một chuyến đò ngang, không cầu": Khắc họa rõ nét sự hoang vắng của cảnh vật và sự cô đơn, lạc lõng của con người. 
- "Bờ xanh tiếp bãi vàng": Gợi tả khung cảnh mênh mông đến hút tầm mắt, trong khung cảnh ấy, con người hiện lên thật nhỏ bé, cô đơn. 
Khổ 3 không chỉ là nỗi buồn trước thiên nhiên hoang vắng mà còn là nỗi buồn cuộc đời 
Khổ 3 
- Hai câu thơ đầu: Cảnh hoàng hôn . 
+ Hình ảnh thơ cổ điển: "mây", "chim" không chỉ gợi nên không gian mà còn thể hiện rõ nét về thời gian - đó là thời gian và buổi chiều tà 
+Từ láy “lớp lớp” : tạo ấn tượng về từng lớp mây một chất chồng lên nhau, tạo thành một núi mấy cao khổng lồ. 
 Đằng sau nỗi buồn, nỗi sầu trước không gian và vũ trụ là tâm sự yêu nước thầm kín của một trí thức bơ vơ,bế tắc trước cuộc đời 
- Hai câu thơ cuối: Nỗi nhớ nhà, nhớ quê hương đất nước sâu sắc của tác giả. 
+ "Lòng quê" chính là nỗi nhớ quê hương, đất nước. 
+ Từ láy: "dờn dợn" - người đọc có cảm giác dường như, nỗi nhớ ấy của tác giả như tuôn trào, bao trùm khắp cả dòng nước đang chảy trôi kia. 
+ Nỗi nhớ nhà, nhớ quê ấy như luôn thường trực trong trái tim, trong nỗi lòng của tác giả bởi lẽ, với tác giả "không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà". 
Khổ 4 
III.TỔNG KẾT 
1.Nghệ thuật 
 -Giao thoa giữa cổ điển và hiện đại 
 -Kết hợp nhuần nhuyễn những nét cổ điển đậm đà phong vị Đường thi 
 -Vận dụng tự nhiên lối đối, hệ thống từ láy dày đặt mang lại hiệu quả biểu đạt cao, cách ngắt nhịp truyền thống 
 2.Nội dung : Bài thơ “Tràng giang” mang vẻ đẹp được kết hợp tinh tế, hài hòa giữa cổ điển và hiện đại, bộc lộ nỗi sầu của một cái tôi cô đơn trước thiên nhiên vũ trụ rộng lớn nhưng cũng thấm đượm tình người, tình đời, lòng yêu nước thầm kín, tha thiết 
Đáp án 
Huy Cận và Xuân Diệu 
Trò chơ i lật hình 
1 
1 
2 
3 
6 
5 
4 
2 
3 
4 
5 
6 
 - Bài tập về nhà: Chỉ ra nét cổ điển và nét hiện đại trong bài thơ Tràng Giang 
 -Học bài 
-Xem bài mới : Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ 
Dặn dò 
Câu 1 : Nội dung nào sau đây đúng khi nói về bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận? 
Bài thơ điển hình cho hệ thống thi pháp trung đại: hoài niệm, cổ kính, hoang sơ đậm chất Đường thi. 
Bài thơ tạo dựng một bức tranh thiên nhiên cổ kính, hoang sơ với tầm vóc mênh mang, vô biên, đậm chất Đường thi; song vẫn có nét quen thuộc, gần gũi. 
Bài thơ mang lại một không gian mênh mông, bao la, vô tận với những hình ảnh thiên nhiên mang tầm vóc vũ trụ lớn lao, to lớn, kì vĩ. 
D. Bài thơ là bức tranh thiên nhiên sông nước Việt Nam quen thuộc, gần gũi, thân thiết, bình dị ở bất kì một làng quê nào, thể hiện nỗi lòng yêu quê hương đất nước Việt Nam. 
Đáp án 
Câu 2 : Dòng nào nói chính xác về sự ra đời bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận? 
Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước. 
B. Bài thơ được viết vào mùa thu năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước. 
C. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1939 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước. 
D. Bài thơ được viết vào mùa hè năm 1938 và cảm xúc được khơi gợi chủ yếu từ cảnh sông Hồng mênh mang sóng nước. 
Đáp án 
Câu 3: Qua bài thơ “Tràng giang”, tác giả muốn gửi gắm điều gì? 
Tình cảm gắn bó với cảnh đẹp quê hương, đất nước 
B. Niềm thương xót cho sự hiu quạnh của một làng quê 
C. Tâm trạng buồn nhớ quê hương và lòng yêu nước thầm kín 
D. Thái độ trân trọng đối với con người quê hương. 
Đáp án 
Câu 4 : Theo Huy Cận, viết câu thơ "Lơ thơ cồn nhỏ gió đìu hiu" trong bài Tràng giang, ông đã học tập từ một câu thơ dịch "Bến Phì gió thổi đìu hiu mấy gò" thuộc tác phẩm nào? 
Chinh phụ ngâm. 
B. Thu hứng. 
C. Cung oán ngâm khúc. 
D. Tì bà hành 
Đáp án 
Câu 5 . Bài thơ “Tràng giang” của Huy Cận được in trong tập thơ: 
A. Vũ trụ ca. 
B. Lửa thiêng. 
C. Đất nở hoa. 
D. Kinh cầu tự. 
Đáp án 
Câu 6 . Trong khổ thơ 1 bài thơ tràng giang của Huy Cận, hình ảnh nào sau đây mang dáng vẻ hiện đại của thơ mới? 
A. "Sóng gợn tràng giang". 
B. "Con thuyền xuôi mái". 
C. "Sóng gợn tràng giang". 
D. "C ủi một cành khô “ . 
Đáp án 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_22_trang_giang_nam_hoc_2022_2023_n.pptx