Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 23: Đây thôn Vĩ Dạ - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A9- Trường THPT Nguyễn Khuyến

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 23: Đây thôn Vĩ Dạ - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A9- Trường THPT Nguyễn Khuyến

- Nhóm 1-5 (chuyên gia): Những nét chính trong cuộc đời-sự nghiệp của Hàn Mặc Tử? So sánh với quan điểm sống của Xuân Diệu trong “Vội vàng”?

Nhóm 2-6 (nghiên cứu): Bức tranh thôn Vĩ đã được nhà thơ thể hiện như thế nào? Các biện pháp tu từ được sử dụng? Phân tích tác dụng của chúng?

Nhóm 3-7 (cảm nhận): Cảnh sông nước đêm trăng được khắc họa ra sao? Các biện pháp tu từ được sử dụng? Phân tích tác dụng của chúng?

Nhóm 4-8 (phê bình): Bức tranh được nhà thơ thể hiện ở khổ thơ cuối? Các biện pháp tu từ được sử dụng? Phân tích tác dụng của chúng?

 

ppt 28 trang Trí Tài 04/07/2023 2100
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 23: Đây thôn Vĩ Dạ - Năm học 2022-2023 - Lớp 11A9- Trường THPT Nguyễn Khuyến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐÂY THÔN VĨ DẠ 
Hµn MÆc Tö 
NỘI DUNG THẢO LUẬN NHÓM 
- Nhóm 1-5 (chuyên gia): Những nét chính trong cuộc đời-sự nghiệp của Hàn Mặc Tử? So sánh với quan điểm sống của Xuân Diệu trong “Vội vàng”? 
Nhóm 2-6 (nghiên cứu): Bức tranh thôn Vĩ đã được nhà thơ thể hiện như thế nào? Các biện pháp tu từ được sử dụng? Phân tích tác dụng của chúng? 
Nhóm 3-7 (cảm nhận): Cảnh sông nước đêm trăng được khắc họa ra sao? Các biện pháp tu từ được sử dụng? Phân tích tác dụng của chúng? 
Nhóm 4-8 (phê bình): Bức tranh được nhà thơ thể hiện ở khổ thơ cuối? Các biện pháp tu từ được sử dụng? Phân tích tác dụng của chúng? 
I.T×m hiÓu tiÓu dÉn 
1. T¸c gi¶ 
Nhóm 1-5 (chuyên gia): Những nét chính trong cuộc đời-sự nghiệp của Hàn Mặc Tử? So sánh với quan điểm sống của Xuân Diệu trong “Vội vàng”? 
- Hàn Mặc Tử (1912-1940), tên thật là Nguyễn Trọng Trí, xuất thân trong một gia đình viên chức nghèo. 
- Là nhà thơ có sức sáng tạo mãnh liệt nhất trong phong trào Thơ Mới với nhiều bút danh. 
- Tác phẩm tiêu biểu: Gái quê, Đau thương, Xuân như ý, Thượng thanh khí, Cẩm châu duyên, Chơi giữ mùa trăng. .. 
Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” sáng tác năm 1938 in trong tập “Thơ Điên” (sau đổi thành “Đau thương”). 
2. Tác phẩm 
a. Xuất xứ 
b. Hoàn cảnh sáng tác 
Bài thơ được gợi cảm hứng từ mối tình của Hàn Mặc Tử với cô gái quê ở Vĩ Dạ. 
1. Khổ 1: Thiên nhiên, con người xứ Huế trong buổi bình minh. 
“Sao anh không về chơi thôn Vĩ? 
Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên 
Vườn ai mướt quá xanh như ngọc 
Lá trúc che ngang mặt chữ điền.” 
1. Khổ 1: Thiên nhiên, con người xứ Huế trong buổi bình minh. 
Nhóm 2-6 (nghiên cứu): Bức tranh thôn Vĩ đã được nhà thơ thể hiện như thế nào? Các biện pháp tu từ được sử dụng? Phân tích tác dụng của chúng? 
- “Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” 
Câu hỏi tu từ như một lời mời, lời nhắc nhở, lời trách móc nhẹ nhàng và chân tình. 
 Thôn Vĩ hiện lên trong kí ức, tâm tưởng của nhà thơ. 
+ Điệp từ “nắng”- “nắng hàng cau”: ánh nắng long lanh, mượt mà, tinh khiết tỏa khắp vườn thôn Vĩ. 
- Cảnh vườn tược thôn Vĩ vừa thực vừa kì ảo: 
+ “Mướt”- “xanh như ngọc”: cách so sánh, liên tưởng độc đáo xanh tươi, mơn mởn, ẩm ướt sương đêm. Cả không gian hòa một màu xanh bất tận, sáng chói. 
+ “Lá trúc che ngang”- “mặt chữ điền”: con người xuất hiện với vẻ mặt phúc hậu hiền từ 
 con người hòa quyện cùng thiên nhiên, mang vẻ đẹp kín đáo, mờ ảo. 
- N¾ng 
- V­ên t­îc 
- Con ng­êi 
=> Thôn Vĩ đẹp và thơ mộng trong tâm tưởng của nhà thơ. 
2. Khổ 2: Đêm trăng Vĩ Dạ 
Nhóm 3-7 (cảm nhận): Cảnh sông nước đêm trăng được khắc họa ra sao? Các biện pháp tu từ được sử dụng? Phân tích tác dụng của chúng? 
- “Gió theo lối gió mây đường mây” 
Không tuân theo qui luật thiên nhiên, không một chút gắn bó gợi lên sự chia lìa, xa cách. 
“Dòng nước buồn thiu”- “hoa bắp lay”: 
biện pháp nhân hóa cùng với hình ảnh “hoa bắp” làm tăng lên nỗi buồn, nỗi buồn như lan tỏa vào cảnh vật. 
Em hiểu thế nào về hình ảnh trong câu thơ: “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó”.? 
- “Thuyền ai”- “Bến sông trăng”: hình ảnh thi vị, trôi giữa đôi bờ hư thực. 
“Trăng nằm yên trên cành liễu đợi chờ.” 
“ Gió rít tầng cao trăng ngã ngữa 
Vỡ tan thành những vũng đọng vàng khô”. 
 Hàn Mặc Tử 
- “Có chở trăng về kịp tối nay”: hình ảnh con thuyền chở trăng và động tự “kịp”: niềm mong ước được giao hòa, gắn bó với cuộc đời. 
=> Cảnh được “lạ hóa” khắc họa nỗi đau của thân phận và khát vọng được giao hòa của nhà thơ. 
3. Khổ 3: Tâm trạng băn khoăn-hoài nghi: 
- “Mơ”- “khách đường xa” (điệp từ): gợi lên sự xa xôi, hư ảo. 
- “Áo em trắng quá” : giai nhân xuất hiện với màu áo trắng tinh khôi, trong tâm tưởng. Cô gái Huế thấp thoáng trong sương khói, khó nắm bắt, mơ hồ. 
- “Ở đây”- “sương khói mờ nhân ảnh”: là thế giới của nhà thơ đang tồn tại trong sự vật vã, từng phút giây ngóng vọng thế giới bên ngoài. 
- “Ai biết tình ai có đậm đà”: Đại từ phiếm chỉ “ai” chỉ tình cảm vừa xa vừa gần, gợi lên sự băn khoăn hoài nghi của tác giả trước thiên nhiên, con người. 
Bức tranh phong cảnh Vĩ Dạ và lòng yêu đời, ham sống mãnh liệt mà đầy uẩn khúc của nhà thơ. 
Trí tưởng tượng phong phú. 
Nghệ thuật nhân hóa, so sánh; thủ pháp lấy động gợi tĩnh, sử dụng câu hỏi tu từ. 
- Hình ảnh sáng tạo, có sự hòa quyện giữa thực và ảo. 
III. Tổng kết 
1. Nghệ thuật 
2. Ý nghĩa văn bản 

Tài liệu đính kèm:

  • pptbai_giang_ngu_van_11_tuan_23_day_thon_vi_da_nam_hoc_2022_202.ppt