Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 26: Tôi yêu em - Năm học 2022-2023 - Hoàng Xuân An - Trường THPT Tống Duy Hưng

Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 26: Tôi yêu em - Năm học 2022-2023 - Hoàng Xuân An - Trường THPT Tống Duy Hưng

A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-rích Pu-skin (1799-1837), “Mặt trời của thi ca Nga”

Ông là một thi sĩ lừng danh với hơn 800 bài thơ trữ tình, ngoài ra ông còn đạt nhiều thành tựu ở các thể loại khác

Sáng tác của Pu-skin thể hiện tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu, tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị

 

pptx 29 trang Trí Tài 03/07/2023 2820
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Ngữ văn 11 - Tuần 26: Tôi yêu em - Năm học 2022-2023 - Hoàng Xuân An - Trường THPT Tống Duy Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A.X PU-SKIN 
Tôi yêu em 
KẾT QUẢ CẦN ĐẠT 
Cảm nhận được vẻ đẹp trong sáng của bài thơ cả về nội dung tâm tình lẫn ngôn từ nghệ thuật. 
TÌM HIỂU CHUNG 
I. 
1. Tác giả 
A-lếch-xan-đrơ Xéc-ghê-ê-rích Pu-skin (1799-1837), “Mặt trời của thi ca Nga” 
Ông là một thi sĩ lừng danh với hơn 800 bài thơ trữ tình, ngoài ra ông còn đạt nhiều thành tựu ở các thể loại khác 
Sáng tác của Pu-skin thể hiện tâm hồn nhân dân Nga khao khát tự do và tình yêu, tiếng nói Nga trong sáng, thuần khiết, thể hiện cuộc sống một cách giản dị 
2. Tác phẩm 
Ký họa 1833 
- Sáng tác mùa hè 1829 
- Khơi nguồn từ mối tình đơn phương của nhà thơ với nàng A.A. Ôlênhina. 
Я вас любил : любовь еще, быть может, 
В душе моей угасла не совсем; 
Но пусть она вас больше не тревожит; 
Я не хочу печалить вас ничем. 
Я вас любил безмолвно, безнадежно, 
То робостью, то ревностью томим; 
Я вас любил так искренно, так нежно, 
Как дай вам бог любимой быть другим. 
2. Tác phẩm 
Dịch thơ: 
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể 
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; 
Nhưng không để em bận lòng thêm nữa, 
Hay hồn em phải gợn bóng u hoài. 
Tôi yêu em âm thầm, không hi vọng, 
Lúc rụt rè, khi hậm hực lòng ghen, 
Tôi yêu em chân thành, đằm thắm, 
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em. 
Dịch nghĩa: 
Tôi ( đã) yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ, 
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi; 
Nhưng hãy để nó (tình yêu ấy) không làm phiền em thêm nữa; 
Tôi không muốn làm em buồn vì bất cứ điều gì. 
Tôi ( đã) yêu em lặng thầm, vô vọng 
Bị giày vò khi bởi sự rụt rè, khi bởi nỗi ghen tuông; 
Tôi ( đã) yêu em yêu chân thành như thế đó, dịu dàng như thế đó, 
Cầu Trời cho em được người khác yêu thương (cũng) như thế. 
2. Tác phẩm 
Bố cục 
Những mâu thuẫn trong tâm trạng của nhân vật trữ tình (4 c â u đầu) 
Sự cao thượng chân thành. (2 câ u cuối) 
Nỗi khổ đau của nhân vật trữ tình (2 câ u giữa) 
*Nhan đề: Bài thơ vốn không tên, “Tôi yêu em” do người dịch đặt. 
Я вас любил 
-> TÔI YÊU EM (Thuý Toàn) 
-> TÔI ĐÃ YÊU EM (Nguyễn Đức Quyết, Hoàng Sỹ Bối ) 
*Lưu ý: любил trong tiếng Nga là động từ thời quá khứ, có nghĩa là hành động (ở đây là “yêu”) 
=> Tình yêu còn chưa chấm dứt, vẫn còn kéo dài đến hiện tại. 
2. Tác phẩm 
ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN 
II. 
1. Những mâu thuẫn trong tâm trạng (4 câu đầu) 
lời thú nhận, ngắn gọn, trực tiếp khẳng định tình cảm chân thành 
- “Tôi yêu em” : 
Dịch nghĩa: 
Tôi (đã) yêu em: tình yêu vẫn, có lẽ, 
Chưa tắt hẳn trong tâm hồn tôi; 
Dịch thơ: 
Tôi yêu em: đến nay chừng có thể 
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai; 
- “Tôi đã yêu em , tình yêu vẫn , có lẽ” thể hiện tình yêu này ở quá khứ và có lẽ vẫn tiếp diễn 
- “Tôi yêu em đến nay chừng có thể” chỉ nói đến hiện tại, làm mất đi sự thầm kín, ấp ủ trong thời gian dài của tình yêu tôi dành cho em 
“ N gọn lửa tình chưa hẳn đã tàn phai” 
Ẩn dụ “ngọn lửa tình”: tình yêu cháy bỏng, nồng nhiệt 
“Chưa hẳn” :cách nói phủ định để khẳng định rằng tôi đã, đang và vẫn yêu em . 
- Cách xưng hô “Tôi - em” : 
trang trọng, gợi cảm giác vừa gần vừa xa 
“ Nhưng không để em bận lòng thêm nữa 
Tôi không muốn làm em buồn vì bất kì điều gì ” 
- “Nhưng”: quan hệ tương phản, tạo mâu thuẫn trong tâm trạng, cảm xúc . 
- Quyết tâm dập tắt ngọn lửa tình để mang lại sự thanh thản cho “em”, tự nguyện từ bỏ tình cảm của mình. 
=> Hai câu thơ sau là sự mâu thuẫn giữa lí trí và cảm xúc. 
Cả đoạn thơ đầu tiên là sự mâu thuẫn, giằng xé khi tác giả vẫn còn rất yêu nhưng vì người yêu, “tôi” đành từ bỏ tình yêu. Tác giả cho rằng tình yêu không phải là chiếm hữu mà là người yêu được hạnh phúc. Tình yêu mãnh liệt, chân thành. Thái độ dịu dàng, trân trọng. 
2. Nỗi khổ đau của nhân vật trữ tình (2 câu giữa) 
“ Tôi yêu em âm thầm , không hi vọng, 
Lúc rục rè , khi hậm hực lòng ghen , ” 
Giải bày, khẳng định tình yêu đơn phương 
Sự khó chịu, ích kỉ là điều tất yếu của tình yêu 
N gượng ngùng, e dè nhưng lại có nét đáng yêu, thật thà 
Lặng lẽ, thầm kín trong lòng 
Chủ thể trữ tình quay vào lòng mình để diễn tả những cảm xúc của người đang yêu và cung bậc của tình yêu 
“ Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm 
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em ” 
Khẳng định tình yêu tôi trao em chân thành 
Vượt qua được sự ích kỉ thường tình của tình yêu 
Trân trọng tình yêu đối với người hơn là đối với chính mình 
Tiết điệu nhanh, gấp diễn tả tính chất tươi sáng dạt dào cảm xúc 
Lời từ biệt với tình yêu của tác giả, mong người mình yêu được hạnh phúc nhưng cũng kiêu hãnh vì có lẽ sẽ chẳng có ai yêu em như tôi đã yêu em. 
3. Sự cao thượng chân thành (2 câu cuối) 
TỔNG KẾT 
III. 
Dù trong hoàn cảnh và tình yêu nào, con người phải sống chân thành, mảnh liệt, cao thượng và vị tha. 
- Ngôn ngữ thơ giản dị, trong sáng, hàm súc. 
- Giọng điệu thơ chân thực, sinh động, lúc phân vân, ngập ngừng khi kiên quyết, day dứt 
2. Nội dung 
1. Nghệ thuật 
LUYỆN TẬP 
Iv. 
1. Cái hay, sự hấp dẫn của bài thơ Tôi yêu em là ở chỗ ? 
A. Ngôn ngữ giản dị, tự nhiên không gọt đẽo cầu kì 
D.Tất cả đều đúng 
B. Vươn tới cái cao cả trong tâm hồn và tư tưởng 
C. Tôn vinh phẩm giá của con người. 
2. Nhà thơ A.X.Pu-skin được mệnh danh là: 
A.Ông tổ của thơ trữ tình. 
C.Mặt trời của thi ca Nga 
B.Cây sồi già với tán lá xanh ngắt 
D.Ông hoàng của thơ trữ tình. 
3. Trong bốn câu thơ đầu bài Tôi yêu em của Pu-skin, ngoài tình yêu, nhân vật trữ tình còn thể hiện tình cảm nào khác? 
A.Tình thương với người mình yêu. 
C.Sự tôn trọng tình cảm của người mình yêu. 
B.Sự cảm phục với người mình yêu 
D.Sự đồng cảm với người mình yêu. 
4. Những từ “ có thể, chưa hẳn ” trong hai câu đầu (bản dịch nghĩa) bài Tôi yêu em của Pu-skin biểu thị điều gì? 
D.Nhân vật trữ tình còn phân vân, nghi ngờ về tình yêu của mình. 
A.Nhân vật trữ tình ngập ngừng, khó nói ra được tình cảm của mình 
B.Nhân vật trữ tình không hiểu đúng được tình yêu của mình 
C.Nhân vật trữ tình phủ nhận tình yêu của mình 
5. Nội dung của bốn câu thơ đầu bài Tôi yêu em của Pu-skin là: 
A.Nhân vật trữ tình thổ lộ tình yêu với người mình yêu 
D.Nhân vật trữ tình nói với người mình yêu những mâu thuẫn giằng xé trong tình yêu của anh ta. 
B.Nhân vật trữ tình động viên, an ủi người yêu của mình 
C.Nhân vật trữ tình khao khát mang lại niềm hạnh phúc lớn lao cho người mình yêu. 
6. Quan niệm tình yêu nào phù hợp nhất được thể hiện trong bài thơ Tôi yêu em của Pu-skin? 
A.Tình yêu phải có sự khéo léo, tế nhị. 
C.Tình yêu phải có sự chân thành, cao thượng. 
B.Tình yêu phải có sự vị tha, rộng lượng. 
D.Tình yêu phải có sự đắm say, mãnh liệt. 
7. Hai câu kết tác giả muốn nói điều gì? 
“ Tôi yêu em, yêu chân thành, đằm thắm 
Cầu em được người tình như tôi đã yêu em ” 
A.Thể hiện nỗi tuyệt vọng khi không được đón nhận tình cảm. 
C.Thể hiện lòng yêu chân thành và cầu mong cho người con gái mình yêu hạnh phúc. 
B.Là lời oán trách người con gái đã khước từ tình cảm 
chân thành. 
D.Thể hiện lòng ghen tuông, đố kị 
8. Bốn câu thơ đầu bài Tôi yêu em của Pu-skin nói về mâu thuẫn nào trong con người nhân vật trữ tình ? 
A.Mâu thuẫn giữa khát vọng và hoàn cảnh 
B.Mâu thuẫn giữa lí trí và tình cảm. 
C.Mâu thuẫn giữa tình yêu và tình thương 
D.Mâu thuẫn giữa khả năng và hiện thực. 
9. Câu nào không đúng khi nói về bài thơ ‘‘Tôi yêu em” của Pu-skin? 
C.Cảm hứng bài thơ được lấy từ mối tình của tác giả với 
Ô-lê-nhi-na. 
A.Bài thơ được tác giả đề tên là “Tôi yêu em”. 
B.Bài thơ là tình cảm trong sáng, chân thành của tác giả dành cho người mình yêu. 
D.Là một trong những bài thơ nổi tiếng của Pu-skin. 
10.Cách xưng hô “tôi yêu em” gợi lên mối quan hệ như thế nào? 
A.Thân thiết, nồng nàn. 
C.Gợi lên mối quan hệ vừa gần, vừa xa, vừa đằm thắm vừa dang dở của một tình yêu đơn phương. 
B.Gợi lên sự xa xôi cách trở,không hẹn ngày gặp lại. 
D.Lạnh lùng, xa lạ. 
Please keep this slide for attribution 
Thanks! 

Tài liệu đính kèm:

  • pptxbai_giang_ngu_van_11_tuan_26_toi_yeu_em_nam_hoc_2022_2023_ho.pptx